7. Bố cục của luận văn
3.2.1. Sơ lược về kinh tế nông hộ của địa phương
Na Hang là một huyện mà ở đó kinh tế hộ nông dân vẫn là hình thức kinh tế phổ biến và chủ yếu nhất trong đời sống kinh tế của địa phương. Với tổng số hộ là 10.131 hộ, trong đó hộ nông nghiệp là 8.848 hộ, chiếm 87,34% tổng số hộ. Nguồn thu nhập của người dân còn gặp nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầu người là 2,074 triệu đồng/ năm. Con số này phản ánh tình trạng thu nhập thực tế của người dân trong huyện.
Theo kết quả thống kê của huyện thì tỷ lệ khá, giàu ở đây đạt 31,2%, tỷ lệ đói nghèo là 14%, còn lại hộ trung bình chiếm 54,8%. Chúng tôi đã tiến hành điều tra 160 hộ, trong đó có 26 hộ khá, chiếm 16,25%, 58 hộ trung bình, chiếm 36,25% và 76 hộ nghèo, chiếm 47,5% tổng số hộ điều tra. Thực tế cho thấy các hộ này tuy có nhiều nguồn thu khác nhau nhưng đều tham gia sản xuất nông nghiệp. Ngoài sản xuất nông nghiệp các hộ còn tham gia sản xuất ngành nghề, buôn bán, dịch vụ tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh của gia đình mà có số lao động, thu nhập khác nhau. Cụ thể tình hình của các nhóm hộ điều tra như sau:
3.2.2.Tình hình nhân khẩu và lao động của các nhóm hộ điều tra
3.2.2.1. Thông tin về chủ hộ
Lao động và nhân khẩu là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của nông hộ. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra được thể hiện trong bảng 3.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Nhóm hộ Chỉ tiêu ĐVT Nghèo T.Bình Khá Tổng số Số hộ điều tra Hộ 76 58 26 160 Tuổi BQ chủ hộ Năm 40,57 42,85 42,31 41,68 Trình độ VH chủ hộ Lớp 7,2 8,8 9,7 8,18 Tỷ lệ chủ hộ là nam % 93,35 94,57 93,82 93,87
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ giữa các nhóm tương đối đồng đều. Cụ thể, nhóm hộ nghèo có độ tuổi bình quân chủ hộ là 40,57 tuổi, nhóm hộ trung bình là 42,85 tuổi và nhóm hộ khá là 43,47 tuổi. Điều đó có nghĩa độ tuổi của chủ hộ không thể hiện xu hướng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và thu nhập của hộ.
Về trình độ học vấn của chủ hộ thể hiện rất rõ sự khác biệt giữa các nhóm. Trình độ học vấn trung bình của nhóm hộ nghèo là 7,2 trong khi đó trình độ học vấn của nhóm hộ trung bình là 8,8 và nhóm hộ khá là 9,7. Như vậy, trình độ học vấn giữa nhóm hộ khá và nhóm hộ nghèo chênh lệch 2,5 lớp, điều này chính tỏ trình độ học vấn đã tác động đến khả năng tạo ra thu nhập của hộ.
3.2.2.2. Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra
Na Hang là huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, cộng đồng các dân tộc huyện Na Hang bao gồm có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó dân tộc Kinh và dân tộc Tày là chiếm tỷ lệ lớn. Qua bảng số liệu tổng hợp trên cho thấy, yếu tố dân tộc cũng ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của hộ.
Bảng 3.4: Tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra năm 2012 Nhóm hộ Chỉ tiêu Nghèo T.Bình Khá Tổng số SL % SL % SL % SL % Số hộ điều tra 76 100 58 100 26 100 160 100 Kinh 12 15,79 24 41,38 15 57,69 51 31,87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tày 25 32,89 18 31,03 6 23,08 49 30,63 Khác 39 51,32 16 27,59 5 19,23 60 37,50
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Trong quá trình điều tra nghiên cứu tại 4 xã, chủ yếu điều tra tại hộ dân tộc Kinh và dân tộc Tày, kết quả cho thấy nhóm dân tộc Kinh có khả năng làm ăn tốt hơn cho nên xu hướng ở các nhóm hộ trung bình và khá cao hơn, trong khi đó nhóm hộ dân tộc Tày và dân tộc khác lại có hướng ngược lại. Cụ thể, nhóm hộ nghèo hộ dân tộc Kinh chiếm 15,79%, còn ở nhóm hộ khá hộ dân tộc Kinh chiếm 57,69%; ở nhóm hộ nghèo hộ dân tộc Tày chiếm 32,89%, còn ở nhóm hộ khá hộ dân tộc Tày chiếm 23,08%; nhóm hộ có dân tộc khác tỷ lệ ở nhóm hộ nghèo là 51,32%, ở nhóm hộ khá tỷ lệ là 19,23%. Điều này được lý giải như sau: hộ dân tộc Kinh đều là những hộ ở dưới xuôi lên nhập cư nên họ có kinh nghiệm làm ăn cũng như ý chí làm giàu và có vốn tốt hơn người bản địa. Tuy nhiên không phải hộ dân tộc Kinh nào cũng đạt ở mức khá và trung bình, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đất đai, trình độ văn hóa, vốn … của chủ hộ.
3.2.2.3. Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2012
Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nông dân có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí cũng như thu nhập của hộ. Qua điều tra tại nhóm hộ nghiên cứu cho thấy tình hình nhân khẩu và lao động được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.5: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra năm 2012 Nhóm hộ
Chỉ tiêu ĐVT Nghèo T.Bình Khá
Tổng số
Nhân khẩu BQ của hộ Người 3,83 4,57 4,27 4,17
Lao động BQ của hộ Lđ 2,60 3,27 3,15 2,94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lao động ngoài độ tuổi Lđ 0,40 0,31 0,30 0,35
Lao động thuê ngoài Ngày 0,58 1,25 2,31 1,10
Tỷ lệ Lđ trong tuổi/nhân khẩu % 57,39 64,90 66,67 61,92
Tổng ngày công Lđ BQ hộ/năm Ngày 850,78 1.096,9 1.153,5 1.073,3
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, quy mô nhân khẩu của nhóm hộ nghèo là thấp nhất với nhân khẩu bình quân là 3,83 nhân khẩu, nhóm hộ trung bình là 4,57 nhân khẩu và nhóm hộ khá là 4,27 nhân khẩu. Từ đó kéo theo lao động bình quân trên hộ của nhóm hộ nghèo cũng thấp nhất với 2,60 lao động, trong khi đó nhóm hộ khá là 3,15 lao động. Điều này được hiểu như sau: Nhóm hộ nghèo thường là những hộ mới lập gia đình và ra ở riêng nên phải đầu tư cho nhà cửa và vật dụng trong gia đình nhiều, trong khi đó con cái còn nhỏ, vốn ít, đất đai và con giống cũng ít dẫn đến thu nhập của nhóm hộ này thấp. Ngược lại nhóm hộ khá và trung bình lại có tỷ lệ lao động cao hơn, số người ăn theo thấp hơn và kinh tế gia đình cơ bản hơn nhóm hộ nghèo nên nhóm hộ này có khả năng tích luỹ cao hơn nhóm hộ nghèo. Điều này chứng tỏ quy mô nhân khẩu và quy mô lao động của hộ có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.
3.2.3.Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra
Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế. Kể từ khi có Nghị quyết 64 CP của chính phủ về chuyển giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng lâu dài. Người sử dụng có quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, thừa kế và được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị thu hồi đất. Cho đến nay Nghị quyết này đã được huyện thực hiện rất tốt, huyện đã triển khai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho 100% số hộ. Điều này đã khuyến khích tính tự giác và năng động của người dân trong huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Na Hang là huyện vùng cao, trong cơ cấu kinh tế có tỷ trọng nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tuy sản xuất nông nghiệp là chính nhưng đất đai sản xuất nông nghiệp của huyện không nhiều, đều này đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân nói riêng và công tác cải thiện thu nhập cho người dân nói chung. Qua điều tra tại nhóm hộ nghiên cứu cho thấy tình hình đất đai của hộ nông dân được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.6: Tình hình đất đai của nhóm hộ điều tra năm 2012
ĐVT: ha Nhóm hộ Chỉ tiêu Nghèo T.Bình Khá Tổng số SL % SL % SL % SL % Tổng diện tích 2,06 100 3,56 100 3,12 100 2,755 100 1. Diện tích đất bằng 0,17 8,25 0,21 5,90 0,24 7,69 0,195 7,09 - Diện tích tưới 1 vụ 0,08 47,05 0,08 38,09 0,07 29,17 0,078 37,10 - Diện tích tưới 2 vụ 0,09 52,95 0,13 61,91 0,17 70,83 0,117 62,90 2. Diện tích đất dốc 0,31 15,05 1,03 28,93 1,42 45,51 0,75 27,22 3. Diện tích đất rừng 1,58 76,70 2,32 65,17 1,46 46,80 1,81 65,69 - Rừng trồng 0,52 32,91 1,09 46,98 0,88 60,27 0,79 42,51 - Rừng tự nhiên 1,06 67,09 1,23 53,02 0,58 39,73 1,04 57,49
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Từ bảng số liệu trên ta thấy diện tích đất của hộ nhiều, tuy nhiên diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này được thế hiện qua phần diện tích đất bằng, diện tích đất phục vụ cho sản xuất lương thực của hộ chiếm tỷ lệ thấp. Diện tích trung bình của nhóm hộ nghèo chỉ là 0,17 ha/hộ chiếm tỷ lệ 8,25%; của nhóm hộ trung bình là 0,21 ha/hộ chiếm tỷ lệ 5,9% tuy nhiên nếu so sánh thì diện tích đất có khả năng tưới tiêu 1 vụ của nhóm hộ này lại bằng nhóm hộ nghèo nhưng diện tích đất có khả năng tưới tiêu 2 vụ của nhóm hộ này lại hơn hẳn so với nhóm hộ nghèo; nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hộ khá có diện tích đất bằng khá cao bình quân 0,24 ha/hộ chiếm tỷ lệ 7,69%, tuy diện tích đất 1 vụ của nhóm hộ này ít hơn 2 nhóm hộ kia nhưng diện tích đất 2 vụ lại cao hơn nhiều. Nhìn chung diện tích đất bằng để sản xuất nông nghiệp của các hộ là rất thấp, tỷ lệ diện tích đất bằng chỉ chiếm 7,09% trong tổng số diện tích đất của hộ. Chiếm tỷ lệ lớn nhất trong diện tích đất của hộ là diện tích đất rừng, qua bảng số liệu trên cho thấy hộ nghèo là hộ có tỷ lệ diện tích đất rừng lớn nhất nhưng tỷ lệ diện tích đất rừng trồng lại thấp nhất, tỷ lệ diện tích đất rừng tự nhiên lại cao nhất. Mặt khác rừng tự nhiên chủ yếu là rừng phòng hộ nên việc khai thác phải tuân thủ theo rất nhiều thủ tục vì vậy hộ sẽ không chủ động trong việc khai thác. Tuy diện tích đất rừng lớn nhưng việc trồng rừng gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu công nghiệp lại không có, các hộ chủ yếu trồng rừng để phục vụ cho xây dựng và làm cây chống hầm lò nên nhu cầu rất ít, điều này cũng là một nguyên nhân kìm hãm nghề trồng rừng phát triển.
Bên cạnh đất bằng và đất rừng, đất dốc cũng chiếm một tỷ lệ lớn của hộ nông dân. Diện tích đất dốc bình quân của nhóm hộ nghèo là thấp nhất chỉ là 0,31 ha/hộ chiếm tỷ lệ 15,05%; hộ trung bình là 1,03 ha/hộ chiếm tỷ lệ 28,93%; hộ khá là 1,42 chiếm tỷ lệ 45,51%. Tuy chiếm tỷ lệ lớn nhưng chất lượng đất dốc của huyện Na Hang lại không được tốt, kết hợp với kinh nghiệm canh tác trên đất dốc của hộ nông dân lại kém nên hiệu quả kinh tế của loại đất này không cao, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của hộ.
Tóm lại, đất đai là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tại huyện Na Hang.
3.2.4.Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra
3.2.4.1. Trình hình trang bị phục vụ sản xuất của các hộ điều tra
Để sản xuất ra sản phẩm thì một yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng đến năng suất, đó chính là trang thiết bị, tài sản phục vụ sản xuất. Tình hình trang bị tài sản phục vụ sản xuất của nhóm hộ điều tra được thể hiện ở bảng 3.7 dưới đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐVT: 1.000 VNĐ Nhóm hộ Chỉ tiêu Nghèo T.Bình Khá Tổng số Mức đầu tƣ % số hộ Mức đầu tƣ % số hộ Mức đầu tƣ % số hộ Mức đầu tƣ % số hộ Máy cày 48.000 6,58 185.000 43,10 169.000 76,92 402.000 31,25 Máy tuốt lúa 24.200 40,79 36.350 68,96 15.590 80,76 76.140 57,50 Máy khác 13.800 10,53 39.150 48,27 69.750 73,08 122.700 34,38 Công cụ 8.980 72,34 16.745 82,75 11.260 96,15 36.985 81,25 Tổng tài sản 94.980 277.245 265.600 638.025
BQ/hộ 1.249 4.780 10.215 3.986
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng số liệu trên ta đi nghiên cứu tình hình trang bị tài sản phục vụ sản xuất của nhóm hộ điều tra. Cụ thể như sau:
Tình hình trang bị máy cày: Số lượng máy cày để phục vụ sản xuất của người dân huyện Na Hang nói chung còn thấp. Đối với nhóm hộ nghèo tổng mức đầu tư trang bị máy cày chỉ đạt 48.000.000 đồng và mới chỉ có 5 hộ trong tổng số 76 hộ thuộc nhóm hộ nghèo được điều tra là có máy cày, đạt tỷ lệ 6,58% số hộ. Nhóm hộ trung bình có tổng mức đầu tư cao nhất là 185.000.000 đồng, tuy nhiên tỷ lệ số hộ trang bị được cũng chỉ đạt 43,1% số hộ. Nhóm hộ khá do có khả năng tích luỹ, cũng như yêu cầu về phát triển sản xuất cao hơn nên mức độ đầu tư cũng cao hơn rất nhiều đạt 169.000.000 đồng, tỷ lệ số hộ có máy cày cũng đạt 76,92%. Như vậy chúng ta thấy khi sản xuất của người dân phát triển, thu nhập của hộ tăng cao thì yêu cầu đầu tư máy móc thiết bị cũng tăng cao do khi đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất đã góp phần giải phóng sức lao động, năng suất lao động cũng tăng theo và hiệu quả của việc sử dụng đất tăng lên rõ rệt.
Máy tuốt lúa: Việc trang bị máy tuốt lúa của hộ nông dân huyện Na Hang cũng tương đối tốt, hầu như các hộ khá đều tự mua máy tuốt lúa, hộ nghèo thì hay chung nhau mua hoặc đi mượn. Do máy tuốt lúa cũng là trang bị sản xuất không tốn kém nhiều nên hộ nghèo cũng có thể mua được, nhóm hộ nghèo có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
mức vốn đầu tư ít nhất 24.200.00 đồng, tỷ lệ số hộ đạt 40,79%; nhóm hộ trung bình tỷ lệ này đạt 68,96%; nhóm hộ khá tỷ lệ hộ trang bị máy tuốt lúa đạt 80,76%.
Tóm lại, khi thu nhập của hộ tăng lên, hộ thường có xu hướng trang bị những máy móc, thiết bị nhằm giúp nâng cao năng suất lao động, giải phóng sức lao động của hộ. Mặt khác khi áp dụng những máy móc thiết bị vào sản xuất lại góp phần tăng hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho hộ. Điều này được thể hiện thông qua tổng mức đầu tư cho tài sản phục vụ sản xuất của hộ như sau: Nhóm hộ nghèo có tổng mức đầu tư là 94.980.000 đồng, bình quân đạt 1.249.000 đồng/hộ; nhóm hộ trung bình có tổng mức đầu tư đạt 277.245.000 đồng, bình quân đạt 4.780.000 đồng/hộ và nhóm hộ khá có tổng mức đầu tư đạt 265.600.000 đồng, bình quân đạt cao nhất là 10.215.000 đồng/hộ. Mức chênh lệch khá lớn thể hiện mức độ đầu tư của các nhóm hộ, cũng như ảnh hưởng của việc trang bị những tài sản phục vụ sản xuất đến hiệu quả sản xuất của hộ. Việc trang bị những máy móc thiết bị cũng là giải pháp góp phần tăng thu nhập cho hộ từ đó giúp hộ thoát nghèo bền vững. Như vậy, việc ít được trang bị những tài sản phục vụ sản xuất cũng là một nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của hộ nông dân. Việc không được trang bị đầy đủ tài sản phục vụ sản xuất và đời sống còn là hệ quả của đói nghèo. Đây là một mắt xích trong vòng luẩn quẩn đói nghèo của hộ mà ta có thể tác động vào nhằm