7. Bố cục của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Nằm ở vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Ngâm. Thị trấn Na Hang cách thành phố Tuyên Quang chừng 110 km, với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng.
- Phía Đông giáp Chợ Đồn (Bắc Kạn). - Phía Tây giáp Bắc Quang (Hà Giang). - Phía Nam giáp Chiêm Hóa.
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Na Hang là một huyện vùng cao, càng về phía Bắc, độ cao càng tăng dần. Núi ở đây phần lớn là núi đá vôi. Sông Gâm và một chi lưu của nó là sông Năng là hai con sông lớn nhất ở huyện. Địa hình ở Na Hang thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Nhà máy thủy điện Tuyên Quang được xây dựng ở đây.
3.1.1.2. Địa hình
Địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, Na Hang được chia thành 3 tiểu vùng.
Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 huyện và 1 thị trấn, so với 2 khu B, C, giao thông ở khu A thuận lợi hơn.
Tiểu vùng khu B, ở phía Bắc của huyện gồm 5 xã, địa hình có nhiều núi đá cao, huyện xa nhất là Xuân Lập, cách trung tâm huyện 51 km.
Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu là núi cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trung Quốc chảy qua núi Đổ huyện Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km; hai sông hợp với nhau tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện 2 km. Ngoài ra 2 con sông Gâm và sông Năng, Na Hang còn có nhiều khe, lạch, suối nhỏ và trung bình.
3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, khô hanh ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ. Nhiệt độ trung bình 26oC, cao nhất 40oC, thấp nhất 0o
C. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình: 85%.
3.1.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện
Nằm ở vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Ngâm, với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng, Nà Hang tự hào với sức cuốn hút kỳ lạ của một vùng sinh thái đa dạng. Nơi đây còn được biết đến bởi nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc.
Na Hang có nhiều ngọn núi, có những cánh rừng nguyên sinh và những con suối. Dòng sông, thác nước tuyệt đẹp là của quý mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Dòng sông Ngâm, sông Năng, những đỉnh núi cao Khuổi Tong, Loong Noòng, Bản Luốc, Pịa, Pắc Tạ... đã từng đi vào thơ, vào nhạc, gắn với các câu chuyện huyền thoại đậm tính nhân văn.
Khu bảo tồn đặc dụng Tác Kẻ - Bản Bung, rộng gần 42 km2, ôm gọn trong lòng cả 5 xã: Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh Yên, Thanh Tương, với hàng nghìn loài thực vật, động vật quý hiếm. Đặc biệt là loài voọc mũi hếch được ghi trong sách đỏ thế giới. Bản làng nơi đây với những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp lá cọ, những lễ hội, mừng lúa mới, lễ cấp sắc... vẫn duy trì. Vào mùa xuân không gian tràn ngập màu sắc của thổ cẩm và tiếng khèn Mèo, tiếng đàn tính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
với tuyến du lịch sinh thái: Thác Pắc Ban (Quang Tốc); khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ; Bản Bung - Đà Vị - hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Cạn). Từ thị xã Tuyên Quang theo đường ôtô, đến Nà Hang rồi đi tiếp 4 km là tới khu du lịch Pắc Ban. Du khách có thể tắm mình trong dòng thác bạc, mơ màng nghe kể chuyện về sự tích cái tên “Quang Tốc” (nai rơi). Hay có thể vào rừng thăm khu bảo tồn thiên nhiên, tận mắt nhìn những loài chim lạ, xem gà lôi, trĩ sao, phượng hoàng. Hoặc có thể dùng thuyền đi câu cá; tham gia cắm trại, trượt nước.