0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG. (Trang 28 -28 )

7. Bố cục của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Tình trạng thu nhập hiện nay của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu như thế nào?

Nguồn lực của nông hộ (lao động, vốn, sở hữu đất đai, trình độ học vấn...) có phải là nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập không?

Nông hộ huyện Na Hang gặp những khó khăn, thuận lợi gì trong việc nâng cao thu nhập?

Nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trên địa bàn nghiên cứu là gì?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài sử dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận, qua đó có thể đánh giá các hiện tượng, sự vật nghiên cứu một cách khách quan khoa học nhất. Cụ thể ở đây là đánh giá kinh tế hộ và vấn đề nghèo đói của các hộ nông dân ở địa phương.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho ta phương pháp nhìn sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng với nhau.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

a. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để nghiên cứu một cách cụ thể đề tài này, tác giả tiến hành xây dựng phiếu điều tra, và điều tra 160 hộ nông dân nghèo trên địa bàn các xã thuộc huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

b. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.

Số liệu thứ cấp được thu thập thông tin qua các tài liệu, các báo cáo của các phòng ban thuộc địa phương như: Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và phát triển nông thôn, Phòng Lao động - thương binh….Ngoài ra một số thông tin được thu thập qua các nghiên cứu trước đây đã được công nhận, qua các bài báo đăng tải trên website chính thức của Tỉnh Tuyên Quang.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

a. Đối với thông tin sơ cấp

Phiếu điều tra sau khi được hoàn thành sẽ được kiểm tra và tiến hành nhập vào phần mềm excel để xử lý, tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết cho qua trình nghiên cứu.

b. Đối với thông tin thứ cấp

Sau khi thu thập được các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì phải lập trên bảng biểu.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu về điều kiện phát triển kinh tế đem lại thu nhập cho hộ nông dân nhập cho hộ nông dân

+ Chỉ tiêu diện tích đất đai, năng suất, sản lượng các loại cây trồng. + Số lượng các vật nuôi (gia sóc, gia cầm...) giá trị sản lượng.

+ Mét số chỉ tiêu bình quân như: Diện tích đất canh tác bình quân/ hộ, Diện tích đất canh tác bình quân/ khẩu(một lao động).

+ Lao động bình quân/ hộ .

+ Chỉ tiêu về phát triển nguồn lực lao động (trình độ dân trí)

2.3.2.Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân

Để thể hiện kết quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân, tôi dùng một số chỉ tiêu sau đây:

Tổng giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), thu nhập hỗn hợp (MI), giá trị gia tăng (VA)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tài khoản quốc gia SNA (System of Nation Account) Tổng giá trị sản xuất (GO)

Tổng giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ của từng ngành của đơn vị sản xuất nào đó bao gồm :

- Giá trị sản phẩm (TTR) = Đơn giá (P) x số lượng sản phẩm (Q) - Giá trị dịch vụ

- Giá trị các sản phẩm dở dang Chi phí trung gian (IC)

Chi phí trung gian bao gồm toàn bộ chi phí vật chất của nguyên nhiên vật liệu và dịch vụ cho sản xuất (trừ khấu hao tài sản cố định, theo SNA khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất là thu nhập tài chính).

Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng sau khi đã trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh. Giá trị gia tăng được tính theo công thức sau:

VA=GO-IC

Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích hoặc chỉ tiêu con nào đó.

Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức:

MI = GO - IC - (A + T) - Tiền công lao động thuê ngoài (nếu có). Trong đó:

A là: Khấu hao TSCĐ.

T là: Các khoản thuế phải nép.

Một số chỉ tiêu bình quân như: Thu nhập hỗn hợp bình quân/1đồng chi phí trung gian hoặc1lao động, 1 nhân khẩu.

- Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp - Giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tổng đàn gia súc, gia cầm...

- Năng suất, sản lượng cây trồng, sản lượng nuôi trồng, khai thác, sản lượng thịt hơi xuất chuồng...

- Thu nhập = Tổng thu – tổng chi + Trong trồng trọt:

Tổng thu trên 1 đơn vị diện tích = sản lượng trên 1 đơn vị diện tích x Đơn giá (thực tế)

Tổng chi trên 1 đơn vị diện tích bao gồm chi phí mua giống cây, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, chi phí khác...

+ Đối với chăn nuôi:

Tổng thu (tính cho 1 loại vật nuôi) = sản lượng hơi xuất chuồng x đơn giá thực tế

Tổng chi bao gồm chi phí mua giống con, chi phí mua thức ăn, chi phí về thú y, chi phí chuồng trại, công lao động...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nằm ở vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Ngâm. Thị trấn Na Hang cách thành phố Tuyên Quang chừng 110 km, với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng.

- Phía Đông giáp Chợ Đồn (Bắc Kạn). - Phía Tây giáp Bắc Quang (Hà Giang). - Phía Nam giáp Chiêm Hóa.

- Phía Bắc giáp huyện Bắc Mê (Hà Giang) và Bảo Lạc (Cao Bằng). Na Hang là một huyện vùng cao, càng về phía Bắc, độ cao càng tăng dần. Núi ở đây phần lớn là núi đá vôi. Sông Gâm và một chi lưu của nó là sông Năng là hai con sông lớn nhất ở huyện. Địa hình ở Na Hang thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Nhà máy thủy điện Tuyên Quang được xây dựng ở đây.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình đồi núi thuộc cánh cung Sông Gâm, có nhiều núi đá vôi, tập trung ở phía Nam và phía Bắc, độ cao thấp dần từ Bắc xuống Nam, Na Hang được chia thành 3 tiểu vùng.

Tiểu vùng khu A, ở phía Nam của huyện gồm 3 huyện và 1 thị trấn, so với 2 khu B, C, giao thông ở khu A thuận lợi hơn.

Tiểu vùng khu B, ở phía Bắc của huyện gồm 5 xã, địa hình có nhiều núi đá cao, huyện xa nhất là Xuân Lập, cách trung tâm huyện 51 km.

Tiểu vùng khu C, ở phía Đông và Bắc của huyện gồm 8 xã, địa hình chủ yếu là núi cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trung Quốc chảy qua núi Đổ huyện Thượng Tân huyện Bắc Mê vào địa phận Na Hang với chiều dài 53 km, hướng sông chảy từ Bắc xuống Nam; Sông Năng bắt nguồn từ tỉnh Cao Bằng xuống hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy qua Thác Đầu Đẳng vào địa bàn huyện Na Hang với chiều dài 25 km; hai sông hợp với nhau tại chân núi Pắc Tạ cách thượng lưu đập thuỷ điện 2 km. Ngoài ra 2 con sông Gâm và sông Năng, Na Hang còn có nhiều khe, lạch, suối nhỏ và trung bình.

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, khô hanh ít mưa, có nhiều sương muối cục bộ. Nhiệt độ trung bình 26oC, cao nhất 40oC, thấp nhất 0o

C. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800 mm. Độ ẩm không khí trung bình: 85%.

3.1.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện

Nằm ở vùng cao phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trên vòng cung sông Ngâm, với hơn 83% diện tích tự nhiên là rừng, Nà Hang tự hào với sức cuốn hút kỳ lạ của một vùng sinh thái đa dạng. Nơi đây còn được biết đến bởi nét văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc.

Na Hang có nhiều ngọn núi, có những cánh rừng nguyên sinh và những con suối. Dòng sông, thác nước tuyệt đẹp là của quý mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng. Dòng sông Ngâm, sông Năng, những đỉnh núi cao Khuổi Tong, Loong Noòng, Bản Luốc, Pịa, Pắc Tạ... đã từng đi vào thơ, vào nhạc, gắn với các câu chuyện huyền thoại đậm tính nhân văn.

Khu bảo tồn đặc dụng Tác Kẻ - Bản Bung, rộng gần 42 km2, ôm gọn trong lòng cả 5 xã: Côn Lôn, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh Yên, Thanh Tương, với hàng nghìn loài thực vật, động vật quý hiếm. Đặc biệt là loài voọc mũi hếch được ghi trong sách đỏ thế giới. Bản làng nơi đây với những nếp nhà sàn bằng gỗ, mái lợp lá cọ, những lễ hội, mừng lúa mới, lễ cấp sắc... vẫn duy trì. Vào mùa xuân không gian tràn ngập màu sắc của thổ cẩm và tiếng khèn Mèo, tiếng đàn tính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

với tuyến du lịch sinh thái: Thác Pắc Ban (Quang Tốc); khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ; Bản Bung - Đà Vị - hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Cạn). Từ thị xã Tuyên Quang theo đường ôtô, đến Nà Hang rồi đi tiếp 4 km là tới khu du lịch Pắc Ban. Du khách có thể tắm mình trong dòng thác bạc, mơ màng nghe kể chuyện về sự tích cái tên “Quang Tốc” (nai rơi). Hay có thể vào rừng thăm khu bảo tồn thiên nhiên, tận mắt nhìn những loài chim lạ, xem gà lôi, trĩ sao, phượng hoàng. Hoặc có thể dùng thuyền đi câu cá; tham gia cắm trại, trượt nước.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện

3.1.2.1. Tình hình đất đai của huyện Na Hang

Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu chính và đặc biệt không thể thiếu được. Đất đai cùng với trí lực và sức lực của con người đã tạo ra những sản phẩm nuôi sống huyện hội loài người. Trong sản xuất nông nghiệp, đất là chỗ đứng của người lao động, là thức ăn, môi trường sống của cây trồng. Nó có một vai trò hết sức to lớn, do vậy mà ngày nay vấn đề giải quyết đất đai cho người lao động là một vấn đề đặt lên hàng đầu trước sức ép của sự tăng dân số quá nhanh của huyện hội.

Bảng 3.1: Tình hình sử dụng quỹ đất của huyện Na Hang năm 2012

Đơn vị tính: héc ta (ha)

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 86.353,73 100,00

I Đất nông nghiệp 79.843,21 92,46

1 Đất sản xuất nông nghiệp 4.670,28 5,41

2 Đất lâm nghiệp 75.149,03 87,02

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 21,90 0,03

4 Đất nông nghiệp khác 2,00 0,00

II Đất phi nông nghiệp 5.477,24 6,34

1 Đất ở 290,26 0,34

2 Đất chuyên dùng 4.140,49 4,79

3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 36,00 0,04

4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.010,18 1,17

III Đất chưa sử dụng 1.033,28 1,2

1 Đất bằng chưa sử dụng 101,09 0,12

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 610,33 0,71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (Nguồn: Phòng Tài nguyên - môi trường huyện Na Hang)

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Na Hang qua 3 năm (2010 - 2012) thay đổi mạnh kéo theo đó là sự thay đổi của các hình thức sử dụng đất. Để thấy rõ được điều này, chúng ta tập trung nghiên cứu trên bảng 3.1 để thấy rõ được quá trình sử dụng đất đai của huyện năm 2012.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2012 là 86.353,73 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 79.843,21 ha, chiếm 92,46% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất lầm nghiệp,diện tích lên đến 75.149,03 ha. Đất sản xuất nông nghiệp chỉ đạt 4.670,28 ha tức là chỉ chiếm 5,41% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp là 5.477,24 ha chiếm 6,34% và đất chưa sử dụng là 1.033,28 ha chiếm 1,2% tổng diện tích đất tự nhiên.

Theo số liệu của niêm giám thống kê tỉnh Tuyên Quang, diện tích đất tự nhiên của huyện Na Hang năm 2011 là 147.834,69 ha. Đến năm 2012, diện tích này giảm xuống chỉ còn 86.353,73 và giữ ổn định ở năm 2013. Như ta đã biết, đất là chỗ đứng của người lao động, là thức ăn của cây trồng trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì điều này càng thấy rõ tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề ruộng đất của các nhà quản lý. Với bình quân đất nông nghiệp và đất canh tác trên hộ nông nghiệp còn thấp không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông hộ.

3.1.2.2.Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Na Hang

Tình hình dân số và lao động biến động sẽ gây ảnh hưởng lớn tới đời sống kinh tế và sản xuất của huyện hội nói chung và kinh tế nông hộ nói riêng. Đặc biệt là sự tăng dân số quá nhanh, nó sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, môi trường của con người.Vấn đề này, không chỉ được riêng Đảng và Nhà nước ta mà được cả thế giới quan tâm.

Để tập trung nghiên cứu vấn đề này tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi đã thâu tóm lại toàn bộ sự biến động dân số và lao động của huyện qua ba năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2: Nhân khẩu và lao động của huyện Na Hang năm 2012

Chỉ tiêu

Số hộ Nhân khẩu Lao động

Số lƣợng (Hộ) Cơ cấu (%) Số lƣợng (Khẩu) Cơ cấu (%) Số lƣợng (LĐ) Cơ cấu (%) Toàn huyện 10.131 100 42.751 100 25.750 100

1. Chia theo khu vực 10.131 100 42.751 100 25.750 100

- Khu vực thị trấn 1.773 17,50 6.481 15,16 4.795 18,62 - Khu vực nông thôn 8.358 82,50 36.270 84,84 20.955 81,38

2. Chia theo ngành 10.131 100 42.751 100 25.750 100

- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 8.848 87,34 37.338 87,34 22.132 85,95 - Công nghiệp, xây dựng 249 2,46 1.052 2,46 621 2,41 - Thương nghiệp, dịch vụ 1.034 10,21 4.361 10,20 2.997,00 11,64

(Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Na Hang)

Huyện Na Hang có 16 xã và 1 thị trấn, tại thời điểm năm 2012, dân số huyện Na Hang là 42.751 người, mật độ dân số trung bình 49 người/km2

. Tổng số hộ toàn huyện là 10.131 hộ. Bình quân mỗi hộ có 4,21 nhân khẩu.

Khu vực nông thôn có 36.270 nhân khẩu, chiếm 84,84% tổng số nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 20.955 lao động, chiếm 81,38% tổng số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành nông nghiệp 22132 lao động, chiếm 85,95% số lao động trong toàn huyện. Số lao động trong ngành công nghiệp chiếm 2,41% và ngành dịch vụ chiếm 11,64% tổng số lao động trong toàn huyện. Điều đó cho chúng ta thấy số lao động trong nông thôn chủ yếu là lao động trong ngành nông nghiệp thuần tuý, số lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ lại chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn. Vì vậy đã gây khó khăn trong việc phát triển kinh tế và công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Tóm lại vấn đề dân số và lao động là một vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế huyện cũng như kinh tế nông hộ. Nó tác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình phát triển kinh tế nông hộ cũng như chất lượng lao động. Đây là một vấn đề nan giải cho sự phát triển kinh tế nông hộ theo hướng đa dạng hoá cũng như ổn định kinh tế lâu dài.

Như vậy qua bảng 3.2 ta thấy Na Hang là huyện sống bằng nông nghiệp

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở HUYỆN NA HANG, TỈNH TUYÊN QUANG. (Trang 28 -28 )

×