luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Lúa là cây lương thực quan trọng nhất của nước ta, trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam. Từ rất xa xưa, khi người Việt cổ xưa bắt đầu công việc trồng trọt thì cây lúa đã được quan tâm đầu tiên. Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành, tích lũy và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc ta. Nghề trồng lúa nước là một nghề vừa mang tính chất văn minh vừa chứa đựng cả một quá trình nghiên cứu tích lũy khoa học lâu dài mang tính chất kế thừa và hiện đại qua quá trình lao động cần cù sáng tạo của người Việt Nam. Những tiến bộ của KHKT trong nước và thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy mạnh mẽ ngành trồng lúa nước ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới. Trong những năm vừa qua, nền nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, từ một nước thiếu lương thực, hiện nay không chỉ cung cấp đủ nhu cầu lương thực trong nước mà đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn trên thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một nhà cung cấp gạo quan trọng trên thị trường gạo thế giới. Giai đoạn 1989 - 2008, Việt Nam xuất khẩu bình quân hàng năm trên 3 triệu tấn gạo sang 128 quốc gia, đạt mức đỉnh 5,2 triệu tấn vào năm 2005. Năm 1989, kim nghạch xuất khẩu trên 300 triệu USD, sau 10 năm phá mốc 1 tỷ USD và đạt kỷ lục 2,9 tỷ USD vào năm 2008. Ngành hàng lúa gạo không chỉ tạo nền tảng an ninh lương thực vững chắc để Việt Nam yên tâm đẩy nhanh công nghiệp hóa mà còn trực tiếp đóng góp vào tiến trình này thông qua một lượng thặng dư ngoại tệ cho đất nước nhập khẩu máy móc, trang thiết bị hiện đại hóa cho ngành công nghiệp. Định Bình là một xã đồng bằng nằm ở cuối huyện Yên Định, nền nông nghiệp nơi đây đã có từ lâu đời, cây trồng được sử dụng chủ yếu là cây lúa. Trong những năm gần đây, người dân chú trọng vào đầu tư sản xuất làm cho năng suất và chất lượng lúa ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều giống cũ năng suất chất lượng chưa cao, khả năng áp dụng tiến bộ KHKT còn nhiều hạn chế làm cho hiệu quả kinh tế chưa 1 tương xứng với tiềm năng. Xuất phát từ những lí do đó tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã Định Bình, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa” làm khóa luận tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế. - Điều tra, đánh giá thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất lúa của các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn xã Định Bình - Yên Định - Thanh Hóa. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa trên địa bàn nghiên cứu. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng: Phương pháp này nhằm xây dựng tiền đề lý luận của đề tài, để xem xét các sự vật và hiện tượng, sự vận động và biến đổi của nó trong mối quan hệ phổ biến và liên hệ chặt chẽ với nhau. Từ cách nhìn nhận, xem xét vấn đề để tìm ra bản chất của vấn đề. - Phương pháp điều tra, thu thập, xử lý số liệu + Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên có phân loại Tổng số mẫu điều tra là 90 tương ứng với 90 nông hộ trồng lúa trên địa bàn xã, được phân loại thành 3 nhóm hộ: khá, trung bình, nghèo và được lấy theo tỷ lệ tình hình đời sống thực tế của người dân trong xã. + Thu thập số liệu • Số liệu sơ cấp: được lấy từ 90 phiếu điều tra nông hộ trồng lúa - kết quả của quá trình điều tra hộ tại địa bàn xã. • Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo kinh tế - xã hội, các tài liệu thống kê của UBND xã Định Bình, niên giám thống kê huyện Yên Định, các sách, báo, tài liệu từ các website . + Xử lý số liệu: số liệu được tính toán trên phần mềm Excel. - Phương pháp phân tổ thống kê: căn cứ vào các tiêu thức khác nhau của các hộ điều tra để phân thành các tổ có tính chất khác nhau. 2 - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: để thực hiện đề tài này tôi đã trao đổi, lấy ý kiến của các cán bộ xã, những người dân trồng lúa, qua đó để hiểu rõ thực trạng của địa phương và có được số liệu chính xác, đầy đủ hơn. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: tài liệu được tổng hợp trên cơ sở các số liệu đã được thống kê theo các tiêu thức khác nhau, sau đó được vận dụng các phương pháp số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, phương pháp so sánh để thấy được sự khác biệt giữa các nhóm hộ và giữa các mùa vụ. - Phương pháp hồi quy: dùng công cụ kinh tế lượng, sử dụng phương pháp OLS (bình phương bé nhất) trên phần mềm Eviews 4.0 để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào (giống, phân bón, lao động .) và đầu ra (năng suất). 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu các nông hộ trồng lúa tại địa bàn xã Định Bình. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất lúa năm 2009. - Phạm vi nội dung: Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại địa bàn xã Định Bình. 3 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả và hệu quả kinh tế Hiệu quả là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu. Hiệu quả là chỉ tiêu dùng để phân tích, đánh giá và lựa chọn các phương án hành động. Hiệu quả được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau, vì vậy hình thành nhiều khái niệm khác nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị - xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối, . Hiệu quả kinh tế được hiểu bằng nhiều khái niệm khác nhau. Theo TS. Nguyễn Tiến Mạnh thì “Hiệu quả kinh tế là một phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. GS - TS. Ngô Đình Giao cho rằng “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước”. Theo Farrell (1957) thì “Hiệu quả kinh tế là phạm trù mà trong đó sản xuất đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ”. Hiệu quả kĩ thuật là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kĩ thuật phản ánh trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm trong việc sử dụng các đầu vào để sản xuất nó, phụ thuộc nhiều vào bản chất kĩ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả phân bổ (hay hiệu quả về giá) là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính đến để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng phối 4 hợp các đầu vào một cách hợp lí để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Hiệu quả kinh tế là sản xuất vừa đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ, điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính đến khi xem xét các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Muốn nâng cao được hiệu quả kinh tế phải đồng thời nâng cao được hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân bổ. Nhìn chung, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và kinh tế xã hội nói chung. Nhằm tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có đồng thời thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được xác định dựa trên kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Để xác định hiệu quả kinh tế dựa vào các phương pháp sau: * Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra (dạng thuận) hoặc ngược lại (dạng nghịch). Ta có công thức: Dạng thuận: H = Q/C Công thức này nói lên một đơn vị chi phí sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vị kết quả, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực. Dạng nghịch: H’ = C/Q Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: H, H’: Hiệu quả Q: Kết quả C: Chi phí * Hiệu quả kinh tế được xác định bằng phương pháp cận biên bằng cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và tăng thêm của chi phí bỏ ra. Công thức: 5 Dạng thuận: h = ∆Q/∆C Công thức này có nghĩa cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị kết quả. Dạng nghịch: h’ = ∆C/∆Q Công thức này nói lên để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư bao nhiêu đơn vị chi phí. Trong đó: h, h’: Hiệu quả cận biên. ∆Q: Lượng tăng giảm của kết quả. ∆C: Lượng tăng giảm của chi phí. 1.1.2. Đặc điểm chung về cây lúa 1.1.2.1. Nguồn gốc của cây lúa Cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa L) là cây lương thực lâu đời nhất. Diện tích gieo trồng của lúa đứng thứ hai sau lúa mì, tổng sản lượng lúa đứng thứ ba sau lúa mì và ngô. Lúa được trồng ở khắp các lục địa trừ Antarctica. Sản phẩm thu được từ cây lúa là thóc. Sau khi xát bỏ lớp vỏ ngoài thu được sản phẩm chính là gạo. Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng cho khoảng 2 phần 3 dân số trên thế giới, điều này làm cho nó trở thành loại lương thực được con người tiêu thụ và ưa chuộng nhiều nhất. Theo kết quả của các nhà khảo cổ học, nguồn gốc của cây lúa là vùng Ðông Nam Á và Ðông Dương, những nơi mà có nhiều di tích của cây lúa phát triển khoảng 10,000 năm trước Tây lịch. Sau đó nghề trồng lúa được phát triển vào các nước Á Châu như ngày nay. Lúa hiện tại được chia 2 loại: Japonica và Indica và có những đặc điểm khác biệt. Lúa Japonica sinh trưởng ở điều kiện khí hậu ôn hòa có hạt tròn khó bị gãy hoặc vỡ, khi nấu chín, loại gạo này thường dính và dẻo. Lúa sản xuất ở Nhật Bản hầu hết là Japonica. Lúa Indica thì thường sinh trưởng và phát triển ở vùng khí hậu nóng ẩm, có hạt gạo thường dài và dễ bị vỡ, khi nấu thông thường không bị kết dính. Tất cả các loại gạo có nguồn gốc từ Nam Á, bao gồm Ấn Ðộ, Thái, Việt Nam và Nam Trung Quốc là lúa Indica. 1.1.2.2. Đặc điểm kĩ thuật của cây lúa Nắm được quy luật thay đổi thời gian sinh trưởng của cây lúa là cơ sở chủ yếu để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống, luân canh tăng vụ ở các vùng trồng lúa khác 6 nhau. Trong toàn bộ đời sống cây lúa có thể chia ra hai thời kì sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. - Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ lúc gieo cho đến lúc làm đòng. Là thời kỳ sinh trưởng để hình thành các cơ quan sinh dưỡng như thân, lá, rễ. Thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông. Thời kỳ này biến động rất lớn giữa các nhóm giống và có thể chia thành các thời kỳ nhỏ như: thời kỳ nảy mầm, thời kỳ gieo đến 3- 4 lá, thời kỳ lúa đẻ nhánh. - Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: được tính từ lúc làm đòng đến lúc thu hoạch. Đây là thời kỳ sinh trưởng để hình thành các cơ quan sinh sản như bông, hạt. Thời kỳ này thường kéo dài 55 - 65 ngày và có thể chia ra các thời kỳ nhỏ: thời kỳ làm đòng; thời kỳ trổ bông phơi màu, chín sữa; thời kỳ lúa chín sáp đến chín hoàn toàn. Hiểu được quy luật sinh trưởng, phát triển của cây lúa giúp cho người nông dân chủ động áp dụng các biện pháp kĩ thuật theo hướng có lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển nhằm đạt được năng suất cao. 1.1.2.3. Vai trò, giá trị dinh dưỡng của cây lúa * Giá trị dinh dưỡng Hạt gạo không chỉ nuôi sống con người bao đời nay nhưng cũng là sản phẩm dinh dưỡng có giá trị. Ðầu tiên phải nói tới gạo lức là loại gạo còn giữ lại một phần vỏ cám bên ngoài hạt gạo trong quá trình chế biến. Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) thường nhấn mạnh đến nhóm hạt nguyên chất (whole grains), như gạo lức, là thành phần chủ yếu trong chế độ dinh dưỡng. Gạo lức cung cấp nhiều thành phần carbohydrate, vitamin nhóm B, chất xơ, chất dầu, sắt, kali, kẽm, các yếu tố vi lượng và chất khoáng, được tìm thấy nhiều ở phần bọc ngoài của hạt gạo lức. Chính vì vậy, gạo lức là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng khi so sánh với gạo trắng. Các nghiên cứu cho thấy những thành phần có trong gạo lức giúp cho phòng ngừa những bệnh trong hệ tiêu hóa và tim mạch. Ðể giảm cân có hệ tiêu hóa hoạt động và giảm cholesterol trong máu nhiều người đã chọn gạo lức thay cho gạo trắng. Các khoa học gia Nhật Bản còn phát hiện gạo lức khi ngâm trong nước trước khi nấu sẽ chứa rất nhiều chất bổ dưỡng hơn, do gạo lức ở trạng thái nẩy mầm dẫn tới những enzyme (thành phần quan trọng trong các tiến trình trao đổi chất) trong hạt gạo trở nên 7 hoạt động kết quả tạo ra nhiều các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy: gạo lức đã ngâm nước chứa gấp ba lần chất lysine, một loại amino acid cần thiết cho sự tăng trưởng và bảo trì các mô tế bào cơ thể con người, và chứa mười lần nhiều hơn chất gamma-aminobutyric acid, một chất acid tốt bảo vệ bộ phận thận. Các khoa học gia còn tìm thấy trong mầm gạo lức có chứa một loại enzyme, có tác dụng ngăn chặn prolylendopeptidase và điều hòa các hoạt động ở trung ương não bộ. Một số loại gạo lức từ nguồn gốc từ loại gạo có hàm lượng cao protein, mới đây các khoa học gia Ấn Ðộ và Hoa Kỳ đã tạo ra giống lúa lai có hàm lượng protein lên tới 12,4% trong khi các giống lúa trồng chỉ có hàm lượng protein trung bình là 9,5%. * Giá trị kinh tế Với những đặc điểm về giá trị dinh dưỡng như đã nêu trên, sản phẩm của cây lúa có những vai trò, vị trí rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó được thể hiện rõ ở những mặt sau: - Lúa dùng làm lương thực chủ yếu: khoảng 40% dân số Thế giới coi lúa gạo là thực phẩm chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần thức ăn hàng ngày. - Lúa gạo được dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: + Gạo được dùng làm nguyên liệu sản xuất bia rượu và một số loại dược liệu. + Tấm: sản xuất tinh bột, rượu cồn, vôtka, phấn mịn và thuốc chữa bệnh. + Cám: dùng để sản xuất thức ăn cho gia súc, ép lấy dầu, khô dầu dùng làm nguyên liệu chế sinh tố B1, làm phân bón và thức ăn gia súc, . + Trấu: sản xuất nấm men làm thức ăn gia súc, sản xuất vật liệu lót hàng, dùng để độn chuồng, làm phân bón có SiO 2 cao, dùng làm chất đốt. + Rơm rạ: thành phần chủ yếu là xenlulozo có thể sản xuất thành giấy, đồ gia dụng (mũ, giầy dép), ngoài ra rơm còn được sử dụng để độn chuồng, làm chất đốt. - Gạo là hàng hóa: Theo Tổ Chức Nông Nghiệp và Thực Phẩm (Food and Agriculture Organisation), hàng năm có khoảng trên 20 triệu tấn gạo được dùng làm hàng hóa trao đổi trên toàn thế giới. 8 1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa Với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố đến hiệu quả sản xuất. Chúng ta sẽ đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất lúa để có thể biết được những tác động trực tiếp hay gián tiếp của các nhân tố đó đến hiệu quả kinh tế cây lúa, để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực. 1.1.3.1. Nhân tố tự nhiên - Nhiệt độ: Là nhân tố có sự ảnh hưởng lớn đế sự nảy mầm của hạt giống, sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Lúa sinh trưởng thuận lợi nhất ở nhiệt độ từ 25 - 28 0 C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 17 0 C thì cây lúa sinh trưởng chậm, thấp hơn 13 0 C cây lúa ngừng sinh trưởng. Nhiệt độ cao từ 28 - 35 0 C cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng chất lượng kém. Nhưng trên 40 0 C cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu. Nhiệt độ thích hợp cho cây nảy mầm là 28 - 32 0 C, trổ bông, phơi màu thì nhiệt độ từ 25 - 32 0 C. - Ánh sáng: ảnh hưởng đến cây lúa ở cả hai mặt cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, số giờ chiếu sáng trong ngày ảnh hưởng đến sự ra hoa, kết hạt của lúa sớm hay muộn. - Lượng mưa: lúa yêu cầu nước nhiều hơn các loại cây trồng khác. Một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm 3 nước, giai đoạn đẻ nhánh là giai đoạn cần nhiều nước nhất. - Đất đai: là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, nó vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Độ phì nhiêu của đất có ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đất tốt thì năng suất cây trồng cao hơn. Trong quá trình sản xuất người nông dân nên chú ý đến chế độ canh tác cho phù hợp với vùng đất để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. 1.1.3.2. Nhân tố sinh học - Giống: là nhân tố rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng. Giống tốt sẽ góp phần làm tăng năng suất, chất lượng nâng cao hiệu quả kinh tế. Nếu giống cũ, thoái hóa, phẩm chất kém sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng cây trồng. Giống có ý nghĩa rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt với cây lúa. Ngày nay người nông dân không chỉ chọn các giống có năng suất cao mà bên cạnh 9 đó phải có chất lượng tốt để người nông dân ít phải lo lắng trước biến động của giá cả thị trường, để lúa gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới. - Phân bón: cha ông ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Phân bón là thành phần quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa, là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Năng suất có cao hay không cũng phụ thuộc nhiều vào lượng phân bón. Nhưng phải bón như thế nào cho hợp lí? Nếu bón ít cây lúa sẽ không đủ dinh dưỡng, khả năng đẻ nhánh thấp, khó làm đòng, trổ bông dẫn đến năng suất thấp. Nhưng nếu bón quá nhiều thì sẽ làm cho cây phát triển không bình thường, dễ bị sâu bệnh. Ví dụ như: nếu cây thiếu đạm thì còi cọc, lá vàng, nhánh ít, cây thừa đạm thì có hiện tượng cây to, non, mềm. Hay lân là thành phần cấu tạo tế bào, giữ vai trò cung cấp năng lượng, có tác dụng sinh lí với nhiều hoạt động của cây: quang hợp, hô hấp, trao đổi và hình thành các chất trong cây nên nếu đủ đạm mà thiếu lân thì cây vẫn rối loạn sự hút đạm. Vì vậy, đòi hỏi người dân không đơn thuần chỉ là bón phân mà phải bón một cách hợp lí, khoa học theo nguyên tắc “bón tập trung, bón nặng đầu nhẹ cuối” phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa. - Thuốc bảo vệ thực vật: là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc BVTV giúp loại trừ được các loại cỏ dại, sâu bệnh hại lúa, kích thích cây trồng phát triển góp phần tăng năng suất cây trồng. Nhưng để đảm bảo chất lượng cây lúa, không nên lợi dụng quá nhiều thuốc BVTV. Dùng thuốc BVTV phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc (thuốc có hiệu quả cao với dịch hại cần trừ, ít ảnh hưởng đến con người, môi trường và thiên địch); đúng lúc (khi sâu bệnh mới phát sinh); đúng liều lượng và nồng độ (theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc); đúng cách (pha, trộn và phun đều, chú ý phun những chỗ sâu bệnh tập trung nhiều). 1.1.3.3. Điều kiện kinh tế xã hội - Lao động: là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Lao động chính là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ lao động tác động nên đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng thành của cải vật chất cần thiết cho nhu cầu bản thân và xã hội. Không có lao động thì quá trình sản xuất không được tiến hành, không đầu tư đủ mức lao động thích hợp làm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng sản phẩm. 10 . nhau: hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị - xã hội, hiệu quả trực tiếp, hiệu quả gián tiếp, hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối,... Hiệu. cho hiệu quả kinh tế chưa 1 tương xứng với tiềm năng. Xuất phát từ những lí do đó tôi đã chọn đề tài Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã Định Bình,