Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 44)

Hiệu quả kinh tế là tiền đề để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở cho việc lựa chọn phương án tối ưu tronng sản xuất. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó phản ánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng đạt được và phần hao phí vật chất, lao động bỏ ra trong suốt quá trình hoạt động kinh tế. Qua bảng dưới là 1 số chỉ tiêu phản ánh kết quả (GO, IC,VA), và chỉ tiêu hiệu quả (GO/IC, VA/IC).

Bảng 17: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa bình quân 1 sào vụ Xuân

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC

GO (1000 đ) 1391,17 1524,77 1531,53 1516,56

IC (1000 đ) 441,67 472,24 500,90 481,78

VA (1000 đ) 949,50 1052,53 1030,63 1034,77

GO/IC (lần) 3,15 3,23 3,06 3,15

VA/IC (lần) 2,15 2,23 2,06 2,15

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Qua bảng số liệu ta thấy, đối với vụ Xuân giá trị sản xuất (GO) bình quân của mỗi hộ là 1.516,56 nghìn đồng/sào, giữa các nhóm hộ có sự khác biệt, trong đó nhóm hộ khá có giá trị sản xuất là cao nhất, sau đó là nhóm hộ trung bình, thấp nhất là nhóm hộ nghèo. Cụ thể, nhóm hộ nghèo có giá trị sản xuất đạt 1.391,17 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình là 1.524,77 nghìn đồng/sào, nhóm hộ khá đạt 1.531,53 nghìn đồng/sào. Điều này là do năng suất của các nhóm hộ cũng tăng dần từ nhóm hộ nghèo lên nhóm hộ khá. Hơn nữa do giá bán lúa của các loại lúa khác nhau là khác nhau, thời điểm bán khác nhau cũng dẫn đến giá cả khác nhau. Vào thời điểm sau thu hoạch vụ Xuân, giá 1 số loại lúa như sau: lúa Q5 giá 3.800 đồng/kg, lúa Syn6 giá 4.200 đồng/kg, D.ưu, Nhị ưu giá 4.000 đồng/kg; sau thời điểm thu hoạch một thời gian thì giá lúa tăng lên, đa số nhóm hộ nghèo bán lúa ngay sau khi thu hoạch.

Chỉ tiêu chi phí trung gian (IC) như đã phân tích từ phần trước, bình quân mỗi hộ đầu tư hết 481,78 nghìn đồng/sào, giảm dần từ nhóm hộ khá xuống nhóm hộ nghèo. Cụ thể, nhóm hộ nghèo là 441,67 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình là 472,24 nghìn đồng/sào, nhóm hộ khá là 500,90 nghìn đồng/sào.

Giá trị sản xuất, chi phí đầu tư giữa các nhóm hộ là khác nhau làm cho giá trị gia tăng (VA) mà các nhóm hộ thu được cũng khác nhau. Bình quân chung mỗi hộ thu được 1.034,77 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình thu được giá trị gia tăng cao nhất với 1.052,53 nghìn đồng/sào, nhóm hộ khá là 1.030,63 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo là 949,5 nghìn đồng/sào.

Chỉ tiêu GO/IC cho biết cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian đầu tư vào quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này bình quân của các nhóm hộ đạt 3,15 lần, mỗi nông hộ cứ bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì thu được 3,15 đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu này cao nhất ở nhóm hộ trung bình đạt 3,23 lần, nhóm hộ

nghèo là 3,15 lần, thấp nhất là nhóm hộ khá 3,06 lần do nhóm hộ khá có mức đầu tư chi phí cao nhất.

Chỉ tiêu VA/IC bình quân của các nhóm hộ là 2,15 lần cho biết cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì thu được 2,15 đồng giá trị gia tăng. Chỉ tiêu này cao nhất ở nhóm hộ trung bình, sau đó là nhóm hộ nghèo và nhóm hộ khá. Cụ thể nhóm hộ trung bình đạt 2,23 lần, nhóm hộ nghèo là 2,15 lần, nhóm hộ khá là 2,06 lần. Nhóm hộ khá có giá trị sản xuất cao nhất nhưng giá trị gia tăng lại thấp hơn so với nhóm hộ trung bình và có chi phí trung gian cao nên hiệu quả mang lại thấp hơn so với nhóm hộ trung bình.

Đối với vụ Mùa, các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nhóm hộ cũng có sự khác biệt. Nhìn chung kết quả sản xuất của vụ Mùa không cao bằng vụ Xuân nhưng hiệu quả mang lại khá cao.

Bảng 18: Kết quả và hiệu quả sản xuất lúa bình quân 1 sào vụ Mùa

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung

bình Hộ khá BQC GO (1000 đ) 1284,38 1385,86 1419,79 1398,88 IC (1000 đ) 394,58 408,38 428,48 412,42 VA (1000 đ) 889,80 977,48 991,31 986,45 GO/IC (lần) 3,26 3,39 3,31 3,39 VA/IC (lần) 2,26 2,39 2,31 2,39

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Cụ thể, qua bảng số liệu ta thấy 1 đồng chi phí trung gian của vụ Mùa tạo ra 3,39 đồng giá trị sản xuất và 2,39 đồng giá trị gia tăng. Trong khi đó, 1 đồng chi phí trung gian vụ Xuân đem lại 3,15 đồng giá trị sản xuất và 2,15 đồng giá trị gia tăng.

Tuy vụ Mùa năng suất không cao bằng vụ Xuân (năng suất bình quân vụ Mùa: 313,44 kg/sào, vụ Xuân: 358,78 kg/sào) nhưng chi phí đầu tư cho vụ Mùa lại thấp hơn so với vụ Xuân (vụ Mùa đầu tư hết 412,42 nghìn đồng/sào, vụ Xuân hết 481,78 nghìn đồng/sào) hơn nữa giá lúa sau thu hoạch vụ Mùa cao hơn so với vụ Xuân, tại thời điểm sau thu hoạch giá lúa dao động giữa các giống lúa từ 4.000 - 5.000 đồng/kg có thời điểm lên tới 5.500 đồng/kg.

Giá trị sản xuất (GO) bình quân của các nhóm hộ là 1.398,88 nghìn đồng/sào. Trong đó cao nhất là hộ khá với 1.419,79 nghìn đồng/sào, sau đó là nhóm hộ trung bình 1.385,86 nghìn đồng/sào, thấp nhất là nhóm hộ nghèo 1.284,38 nghìn đồng/sào.

Chi phí trung gian (IC) bình quân của các nhóm hộ là 412,42 nghìn đồng/sào, nhóm hộ khá đầu tư 428,48 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình đầu tư 408,38 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo đầu tư hết 394,58 nghìn đồng/sào.

Giá trị gia tăng bình quân của các nhóm hộ là 986,45 nghìn đồng/sào. Cụ thể nhóm hộ khá là 991,31 nghìn đồng/sào, nhóm hộ trung bình là 977,48 nghìn đồng/sào, nhóm hộ nghèo là 889,8 nghìn đồng/sào.

Sự khác biệt về chỉ tiêu kết quả dẫn đến sự khác biệt về chỉ tiêu hiệu quả. Cụ thể nhóm hộ trung bình, chỉ tiêu GO/IC đạt 3,26 lần, VA/IC đạt 2,26 lần, có nghĩa bình quân cứ đầu tư 1 đồng chi phí trung gian nhóm hộ này tạo ra 3,26 đồng giá trị sản xuất và đạt được 2,26 đồng giá trị gia tăng. Hai chỉ tiêu GO/IC và VA/IC của nhóm hộ khá lần lượt là 3,31 lần và 2,31 lần cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian tạo ra được 3,31 đồng giá trị sản xuất và 2,31 đồng giá trị gia tăng. Cao nhất là nhóm hộ trung bình có GO/IC là 3,39 lần; VA/IC là 2,39 lần nhóm hộ này cứ bỏ ra 1 đồng chi phí trung gian thì tạo ra 3,39 đồng giá trị sản xuất và đạt được 2,39 đồng giá trị gia tăng.

Qua 2 bảng số liệu trên ta thấy được hiệu quả sản xuất của nhóm hộ khá là khá cao nhưng hiệu quả sản xuất của nhóm hộ trung bình lại cao hơn. Nguyên nhân do sự khác nhau giữa chi phí đầu tư, đầu tư nhiều nhưng chưa hợp lý, từ đó để ta đầu tư chi phí làm sao cho hợp lý vừa không lãng phí vừa tạo ra hiệu quả kinh tế là cao nhất.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w