Chi phí sản xuất lúa của các nhóm hộ điều tra.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 41)

Chi phí sản xuất là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, để sản xuất ra được hạt lúa người nông dân đã bỏ ra không biết bao nhiêu chi phí. Để nâng cao hiệu quả sản xuất thì tối thiểu hóa chi phí là một giải pháp cực kì quan trọng. Trong sản xuất lúa, người nông dân bỏ ra rất nhiều loại chi phí, bên cạnh những khoản chi phí do người dân tự làm ra hay nguồn lực sẵn có thì có những khoản chi phí buộc người dân phải thuê hay mua ngoài. Với đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân lấy công làm lãi thì những khoản chi phí tự bỏ ra

là rất khó tính toán. Bảng số liệu bên là tổng hợp các loại chi phí trung gian gồm: giống, phân bón mua ngoài, thuốc BVTV, công tuốt lúa, làm đất, chi phí thuê ngoài trên 1 sào của các nhóm hộ điều tra.

Qua bảng 15 ta thấy, vụ Xuân tổng chi phí trung gian bình quân của mỗi hộ là 481.550 đồng/sào, chi phí đó có sự khác biệt giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ khá đầu tư chi phí nhiều nhất sau đó là nhóm hộ trung bình và cuối cùng là nhóm hộ nghèo. Cụ thể, nhóm hộ khá đầu tư hết 500.900 đồng/sào,hộ trung bình là 472.240 đồng/sào, nhóm hộ nghèo là 441.670 đồng/sào. Sự khác biệt đó là do chi phí đầu tư chênh lệch giữa các khoản về giống, phân bón, lao động thuê ngoài của nhóm hộ khá là cao hơn so với nhóm hộ trung bình và hộ nghèo.

Trong tổng cơ cấu chi phí thì chi phí đầu tư cho phân bón chiếm tỷ trọng lớn nhất, bình quân chung là 242.200 đồng/sào chiếm 50,50%, một phần là do phân bón là yếu tố quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Bên cạnh đó, giá phân bón trên thị trường ngày một tăng. Sau chi phí phân bón là chi phí làm đất, bình quân mỗi hộ đầu tư thuê làm đất hết 70.000 đồng/sào chiếm 14,55% trong cơ cấu tổng chi phí.

Hiện nay chủ yếu người nông dân thuê máy cày bừa cho công đoạn làm đất, chi phí làm đất cho một sào được tính giá chung là 70.000 đồng/sào. Ngay sau chi phí làm đất, chi phí giống chiếm tỷ trọng 13,98%, bình quân chung mỗi hộ đầu tư hết 67.340 đồng/sào.

Giống là một nhân tố được nông hộ khá chú trọng đầu tư vì nó quyết định tới năng suất chất lượng cây trồng. Tiếp đến là chi phí thuê lao động, để kịp thời vụ nông hộ phải thuê thêm lao động cho công việc cấy, làm cỏ, gặt, chi phí đó chiếm 9,15% trong cơ cấu tổng chi phí trung gian, trong đó mức sử dụng lao động thuê ngoài của nhóm hộ khá là cao nhất. Chi phí tuốt lúa chiếm 8,31% trong cơ cấu tổng chi phí, mỗi hộ phải trả 40.000 đồng/sào cho công tuốt lúa.

Bảng 15: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ Xuân của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC

Chi phí (1000 đ) Cơ cấu (%) Chi phí (1000 đ) Cơ cấu (%) Chi phí (1000 đ) Cơ cấu (%) Chi phí (1000 đ) Cơ cấu (%) 1. Giống 54,40 12,32 60,10 12,73 74,90 9,56 67,34 13,98 2. Phân bón 222,85 50,46 239,23 50,66 250,60 50,03 243,20 50,50 - Đạm 66,22 14,10 66,22 14,02 71,26 14,23 68,99 14,33 - Lân 68,07 15,41 78,21 16,56 78,90 15,75 77,17 16,02 - Kali 88,56 20,05 94,80 20,08 100,44 20,05 97,04 20,15 3. Thuốc BVTV 16,62 3,76 16,71 3,54 17,10 3,41 16,91 3,51 4. Làm đất 70,00 15,85 70,00 14,82 70,00 13,97 70,00 14,55 5. Tuốt lúa 40,00 9,06 40,00 8,47 40,00 7,99 40,00 8,31 6. LĐ thuê ngoài 37,80 8,55 46,20 9,78 48,30 9,64 44,10 9,15 Tổng chi phí 441,67 100,00 472,24 100,00 500,90 100,00 481,55 100,00

Trong cơ cấu tổng chi phí trung gian, chi phí cho thuốc BVTV là thấp nhất, giữa các nhóm hộ không có sự khác biệt nhiều, bình quân chung mỗi hộ đầu tư hết 16.910 đồng/sào chiếm 3,51%. Nguyên nhân trong năm 2009 tình hình dịch bệnh không diễn ra phức tạp, đối với thuốc trừ cỏ mỗi nông hộ chỉ phun 1 lần sau khi cấy từ 2- 5 ngày, bình quân chung là 5000 đồng/sào; đối với thuốc trừ sâu, nông hộ phun trừ dịch sâu cuốn lá, sâu đục thân, khi lúa làm đòng thì phun thuốc phòng trừ nấm, đạo ôn. Vì công tác quản lý của cán bộ thôn xã tốt, quan sát phát hiện kịp thời các dịch bệnh để người dân nhanh chóng phòng trừ, làm tốt công tác phòng trừ sâu bệnh góp phần làm giảm đáng kể chi phí và ảnh hưởng xấu tới năng suất, chất lượng cây lúa.

Với vụ Mùa, nông hộ phải đầu tư chi phí ít hơn so với vụ Xuân. Vì vụ Xuân thời tiết giá rét làm cho cây lúa sinh trưởng chậm, vụ Mùa nắng ấm, lượng nưa nhiều làm cây trồng sinh trưởng phát triển nhanh. Trong đó, chi phí về giống cũng thấp hơn so với vụ Xuân, do yêu cầu về số lượng giống của vụ Mùa là thấp hơn; yêu cầu về lượng phân bón đối với cây lúa của vụ Mùa cũng ít hơn làm cho chi phí phân bón của vụ Mùa thấp hơn.

Qua bảng 16 ta thấy bình quân chung mỗi hộ đầu tư hết 412.340 đồng/sào, trong đó cũng có sự khác biệt về chi phí đầu tư giữa các nhóm hộ. Nhóm hộ khá đầu tư nhiều nhất hết 428.480 đồng/sào, sau đó là nhóm hộ trung bình hết 408.380 đồng/sào, thấp nhất là nhóm hộ nghèo 394.580 đồng/sào.

Bảng 16: Chi phí trung gian bình quân 1 sào vụ Mùa của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu Hộ nghèo Hộ trung bình Hộ khá BQC

Chi phí (1000đ) Cơ cấu (%) Chi phí (1000đ) Cơ cấu (%) Chi phí (1000đ) Cơ cấu (%) Chi phí (1000đ) Cơ cấu (%) 1. Giống 46,69 11,83 38,36 9,39 50,45 11,77 46,15 11,19 2. Phân bón 196,39 49,77 216,38 53,00 223,71 52,21 217,47 52,74 - Đạm 56,56 14,33 56,00 13,71 59,43 13,87 57,94 14,05 - Lân 62,31 15,79 73,38 17,97 74,40 17,36 72,33 17,54 - Kali 77,52 19,65 87,00 21,32 89,88 20,98 87,20 21,15 3. Thuốc BVTV 17,00 4,31 17,04 4,17 17,02 3,97 17,02 4,13 4. Làm đất 70,00 17,74 70,00 17,14 70,00 16,34 70,00 16,98 5. Tuốt lúa 40,00 10,14 40,00 9,79 40,00 9,34 40,00 9,70 6. LĐ thuê ngoài 24,50 6,21 26,60 6,51 27,30 6,37 21,70 5,26 Tổng chi phí 394,58 100,00 408,38 100,00 428,48 100,00 412,34 100,00

Cũng tương tự như vụ Xuân, vụ Mùa trong cơ cấu tổng chi phí thì chi phí về phân bón cũng chiếm tỷ trọng cao nhất. Bình quân chung mỗi hộ đầu tư hết 217.470 đồng/sào, chiếm 52,74% trong cơ cấu tổng chi phí. Nhóm hộ khá đầu tư cho phân bón là cao hơn 2 nhóm hộ còn lại. Nhóm hộ khá đầu tư 223.710 đồng/sào chiếm 52,21% trong cơ cấu tổng chi phí trung gian của nhóm hộ này, hộ trung bình đầu tư hết 216.380 đồng/sào chiếm 53%, nhóm hộ nghèo đầu tư 196.390 đồng/sào chiếm 49,77%. Sau phân bón là chi phí làm đất, chi phí này vụ Mùa cũng được tính giá chung là 70.000 đồng/sào chiếm 16,98% trong cơ cấu tổng chi phí trung gian.

Chi phí về giống bình quân chung mỗi hộ đầu tư hết 46.150 đồng/sào chiếm 11,19%. Sau đó là chi phí tuốt lúa, bình quân chung mỗi hộ đầu tư 40.000 đồng/sào chiếm 9,70%. Tiếp đến là chi phí cho lao động thuê ngoài, mỗi hộ đầu tư 21.750 đồng/sào chiếm 5,26%. Vụ Mùa đầu tư về lao động thuê ngoài so với vụ Xuân thấp hơn là do, vụ Xuân khi gieo cấy là thời điểm giáp Tết, hơn nữa lại vừa thu hoạch xong vụ đông nên công việc khá nhiều cần phải làm kịp thời để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán nên lượng lao động thuê ngoài nhiều hơn, khi thu hoạch thì lại giáp với việc làm đất gieo mạ chuẩn bị kịp cho vụ Mùa nên công việc khá bận rộn, trong khi đó vụ Mùa có nhiều thời gian hơn.

Chi phí cho thuốc BVTV cũng thấp nhất trong cơ cấu tổng chi phí trung gian, mỗi hộ đầu tư hết 17.020 đồng/sào chiếm 4,13%.

Qua việc phân tích cơ cấu chi phí trung gian ta thấy chi phí đầu tư cho phân bón là cao nhất để ta biết đầu tư cho cân đối và hợp lý các loại phân bón, thấy rõ cơ cấu từng loại chi phí để đầu tư cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w