Tăng cường đầu tư thâm canh

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)

- Đối với giống lúa

Trên địa bàn xã đang xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao, cần tiếp tục nhân rộng mô hình này, đưa những giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, như các giống lúa cho năng suất khá cao đang được sử dụng: D.ưu 527, Syn6, nhị ưu 838,....

Trong khâu làm mạ, tốt nhất là tổ chức gieo mạ tập trung, dễ kiểm soát về thời vụ, kỹ thuật, sâu bệnh, tuổi mạ khi cấy và tiết kiệm chi phí, đặc biệt đối với vụ Xuân, lúc gieo mạ thời tiết giá rét 100% diện tích mạ xuân phải có khung giàn che phủ nilon chống rét đảm bảo tỷ lệ sống cao cho mạ. Thực hiện đúng các quy trình ngâm, ủ mạ, gieo cấy, mật độ gieo cấy theo quy định như: đối với lúa lai vụ mùa cấy 45 - 50 khóm/m2, cấy 1 dảnh/khóm; vụ xuân cấy 50 - 55 khóm/m2, cấy 1 - 2 dảnh/khóm; đối với lúa thuần vụ mùa cấy 50 - 55 khóm/m2, cấy 1 - 2 dảnh/khóm; vụ xuân cấy 55 - 60 khóm/m2, cấy 2 - 3 dảnh/khóm. Hơn nữa cần phải quan tâm quản lý và phòng trừ các loại sâu bệnh ngay từ đầu vụ để ngăn ngừa lan truyền sâu bệnh ở lúa trên diện rộng. - Đối với phân bón

Phân bón là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lúa, vì vậy phải bón phân như thế nào cho hợp lý để đảm bảo nâng cao năng suất lúa. Người dân bón phân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cho nên nhiều khi không đủ liều lượng nhưng cũng có lúc lại dư thừa vừa lãng phí lại không có tác động tốt tới cây lúa. Vì vậy để bón phân có hiệu quả người dân cần hiểu rõ đặc điểm sinh lý của cây lúa để bón đúng các yếu tố dinh dưỡng cây lúa cần vào thời điểm thích hợp, bón cân đối các yếu tố, bón đủ về lượng. Phương châm sử dụng phân bón là “Bón tập trung, bón nặng đầu, nhẹ cuối”, khi bón lưu ý “Nhìn trời, nhìn cây”. Khi bón thúc cho lúa nếu trời mưa hay trời rét dưới 150C phải dừng bón phân, trời nắng nóng, gió lào thổi mạnh thì nên bón phân vào buổi chiều tối, tiến hành sục bùn ngay sau khi bón để hạn chế mất đạm. Quan sát kỹ cây lúa xem cây tốt hay xấu, xanh hay vàng, khỏe mạnh hay sâu bệnh qua đó để biết được cây đang cần loại phân bón gì mà bón cho đúng và đủ đảm bảo cây phát triển tốt.

Dịch bệnh hại lúa là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lúa, phát hiện sâu bệnh kịp thời để phòng trừ có ý nghĩa rất quan trọng. Để trừ sâu bệnh có hiệu quả cần dùng thuốc BVTV đảm bảo yêu cầu 4 đúng (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách). Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc BVTV, các cơ quan quản lý cần kiểm tra để tránh tình trạng bán thuốc giả, chính quyền địa phương chỉ ra đúng loại thuốc nào cần trừ dịch bệnh nào, người dân mua thuốc tại các địa điểm có uy tín, đảm bảo đúng chất lượng. Khi sử dụng, người dân phải chú ý phun đủ lượng nước pha để thuốc được phân bổ đều, không gây ảnh hưởng đến cây trồng, cần từ 2- 3 bình bơm (loại 8 lít) cho 1 sào lúa. Không phun thuốc lúc trời nắng gắt hay có gió lớn hoặc sắp mưa, không phun khi lúa sắp chín trở đi, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc theo chỉ dẫn ghi ở nhãn mác, bao bì.

- Đối với công chăm sóc, làm cỏ

Như ta đã biết công chăm sóc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng, ông cha ta từng nói “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, khi đã đầu tư tất cả các yếu tố mà không có công lao động thì làm sao tạo được sản phẩm có năng suất cao. Qua việc phân tích hồi qui phần trước, ta thấy công lao động có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, trong đó là những công về chăm sóc, làm cỏ, cấy, gặt. Những hộ có cùng điều kiện sản xuất thì khi hộ nào đầu tư nhiều công chăm sóc thường cho năng suất cao hơn. Thường xuyên chăm bón làm cỏ giúp cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, phát hiện kịp thời sâu bệnh, dịch hại để hạn chế những tác hại đối với cây lúa.

- Bố trí mùa vụ

Bố trí mùa vụ hợp lí là biện pháp vừa mang tính khoa học và thực tiễn hạn chế tác động của thời tiết, sâu bệnh phá hoại mang tính thống nhất trong khung thời vụ đảm bảo năng suất ổn định tránh được rủi ro bất lợi cho cây trồng.

Kết quả phân tích ở trên cho ta thấy mùa vụ có ảnh hưởng không nhỏ tói năng suất lúa. Chính quyền địa phương và người dân theo dõi diễn biến của thời tiết để có sự điều chỉnh mùa vụ cho hợp lý, đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển trong điều kiện thuận lợi nhất. Các địa phương cần chỉ đạo gieo cấy đúng khung thời vụ tốt nhất. Bố trí gieo cấy để các trà lúa xuân trỗ an toàn tốt nhất là sau tiết Cốc vũ (20/4), vụ Mùa bố trí thời gian thu hoạch trước mưa lũ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w