Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nhóm hộ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 29)

Tư liệu sản xuất là những điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, là yếu tố quan trọng để tiến hành sản xuất tạo ra của cải vật chất. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ còn tùy thuộc vào khả năng, nguồn lực của mỗi nông hộ. Tình hình trang bị của các nhóm hộ điều tra được thể hiện rõ qua bảng 9.

Qua bảng số liệu cho ta thấy, giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể về tình hình đầu tư trang bị tư liệu sản xuất.

Bình phun thuốc là là vật dụng được các nhóm hộ trang bị đầy đủ nhất. Mỗi hộ bình quân chung có 1 cái, vì đây là vật dụng dễ mua, giá cả cũng hợp lý, giúp cho người dân chủ động trong công tác phòng trừ dịch bệnh.

Bảng 9: Tình hình trang bị TLSX của các nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Hộ

nghèo

Hộ trung

bình Hộ khá BQC

1. Trâu bò cày kéo Con 0,38 0,46 0,63 0,54

2. Cày bừa tay Cái 0,54 0,50 0,41 0,46

3. Máy cày bừa Cái - 0,14 0,39 0,26

4. Bình phun thuốc Cái 1,00 1,00 1,00 1,00

5. Máy tuốt lúa Cái 0,31 0,21 0,47 0,37

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009)

Đối với trâu bò cày kéo, cụ thể nhóm hộ nghèo có 0,38 con/hộ, hộ trung bình có 0,46 con/hộ, hộ khá có 0,63 con/hộ. Trong việc sản xuất nông nghiệp hiện nay, máy móc được đưa nhiều vào quá trình sản xuất dần thay thế sức lao động thủ công, hơn nữa giá một trâu bò cày kéo thấp nhất là 7 triệu đồng, đây là một khoản tiền không nhỏ đối với người nông dân. Vì thế mức trang bị giảm dần từ nhóm hộ khá đến nhóm hộ nghèo. Nhìn chung, bình quân mỗi hộ có 0,54 con trâu bò, số cày bừa tay là 0,46 cái. Số trâu bò chủ yếu được sử dụng vào mỗi đầu vụ, cày ải sau khi thu hoạch vụ mùa, còn chính vụ công việc nhiều làm tập trung trong một thời gian ngắn khiến cho người nông dân phải thuê các dịch vụ làm đất bằng máy nhiều làm chi phí sản xuất tăng.

Với máy cày bừa, bình quân chung mỗi hộ có 0,28 cái. Trong đó, nhóm hộ nghèo không đủ chi phí để đầu tư, nhóm hộ trung bình có 0,14 cái/hộ, nhóm hộ khá có 0,39 cái/hộ. Nhóm hộ khá mạnh dạn đầu tư hơn, máy móc làm việc với công suất cao hơn nhiều so với trâu bò cày kéo. Hơn nữa, ngoài lao động cho gia đình còn phục vụ cho nhu

cầu của những nông hộ khác, trong những lúc nông nhàn nhóm hộ này còn tận dụng làm thêm những công việc: chở đất, chở vật liệu xây dựng,...làm tăng thu nhập cho gia đình mình.

Máy tuốt lúa bình quân chung mỗi hộ có 0,37 cái. Đây là con số nhỏ vì vậy đến mùa màng tình trạng thuê tuốt lúa nhiều. Hầu hết các hộ thuê tuốt máy chứ không sử dụng sức lao động là chính.

Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ chưa cao, điều này làm cho các nông hộ phải thuê các dịch vụ làm đất, tuốt lúa nhiều, làm cho chi phí sản xuất của các nông hộ tăng lên làm cho hiệu quả kinh tế giảm. Vì vậy, để giảm chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất, người nông dân cần mạnh dạn đầu tư máy móc, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w