KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 63)

1. Kết luận

Định Bình là một xã đồng bằng, đất đai chủ yếu là đất thịt nhẹ và trung bình, lại nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh và mùa hè nóng, điều kiện địa lý khí hậu nơi đây khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp chủ yếu là trồng cây lúa nước. Toàn xã đã được bê tông hóa đường giao thông thuận lợi trong việc lưu thông vận chuyển sản phẩm nông nghiệp, cơ sở vật chất khá đầy đủ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Có hệ thống kênh mương nội đồng phân bố đều trên đồng ruộng chủ động trong việc tưới tiêu. Hơn nữa, địa bàn xã có tuyến đường quốc lộ 45 chạy qua xuyên suốt từ đầu xã, thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu buôn bán với các địa phương khác. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì sản xuất nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng các điều kiện thời tiết khí hậu như rét đậm, nắng, gió lào, lũ lụt...

Sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa tập trung thành vùng sản xuất, sản xuất ra phục vụ nhu cầu gia đình là chủ yếu, khi thừa hoặc khi cần tiền mới bán. Mức đầu tư thâm canh là khá cao nhưng chưa thực sự hợp lý làm hiệu quả kinh tế chưa cao.

Đến nay toàn xã đã thực hiện xong kế hoạch “dồn điền đổi thửa”, hiện nay mỗi hộ có từ 1 - 2 thửa ruộng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tổ chức sản xuất. Năng suất lúa của xã là khá cao so với mặt bằng chung của huyện, năm 2009 năng suất đạt 66,81 tạ/ha, sản lượng lên tới 4952,42 tấn. Hiện nay, xã đang xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tạo cho người dân có cơ hội tiếp cận với giống mới, áp dụng tiến bộ kĩ thuật vào quá trình sản xuất.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w