ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 58)

Dựa trên thực trạng chung của xã về mọi mặt: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết, đất đai, dân số, lao động, tình trạng kinh tế của người dân. Từ đó, xác định những thuận lợi, khó khăn của quá trình sản xuất, nguyên nhân và đề ra những giải pháp để sản xuất có hiệu quả.

Với đặc điểm là một xã thuần nông, sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân, nguồn thu nhập chủ yếu là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp mà canh tác cây lúa là chính. Từ những đặc điểm chung của địa phương, xã đã đề ra mục tiêu phát triển là:

Về nông nghiệp tiếp tục phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, sản phẩm đa dạng, năng suất, chất lượng cao. Đẩy mạnh và phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. Đảm bảo sản lượng lương thực trong xã, giữ vững mức lương thực bình quân đầu người trong xã là 930 kg/người/năm. Tích cực chuyển đổi cơ cấu vụ mùa, tăng diện tích lúa xuân muộn và mùa sớm, tạo điều kiện để sản xuất vụ đông. Ðưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước sản xuất các giống lúa lai, góp phần đưa năng suất lúa lên mức trên 13 tấn/ha/năm.

Cụ thể, riêng vụ Xuân năm 2010 đảm bảo diện tích gieo cấy là 378,79 ha, năng suất 75 tạ/ha sản lượng 2840,9 tấn, trong đó lúa lai đảm bảo diện tích 190 ha, năng suất đạt 76 tạ/ha. Các giống lúa lai trên vùng lúa thâm canh chất lượng hiệu quả cao phải đảm bảo chất lượng, khử lẫn, độ thủy phần của lúa theo quy định hợp đồng và nhập cho công ty cung ứng giống đầu vào.

Thực hiện theo chính sách của tỉnh, huyện, tiếp tục mở rộng quy hoạch vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao.

3.2. GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Hiệu quả kinh tế canh tác cây lúa tại xã định bình, huyện yên định, tỉnh thanh hóa (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w