MỤC LỤC
Chi phí trung gian trên một đơn vị diện tích gồm: chi phí giống/sào, chi phí đầu tư phân bón/sào, chi phí BVTV/sào, chi phí làm đất/sào, chi phí tuốt lúa/sào, chi phí thuê lao động/sào. - Năng suất cây trồng: là sản lượng cây trồng đạt được trên một đơn vị diện tích sau một vụ sản xuất đối với cây hằng năm hay sau một năm đối với cây lâu năm đến tuổi thu hoạch.
Yên Định là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 28 km về phía tây bắc, phía bắc và phía tây giáp huyện Cẩm Thuỷ và huyện Vĩnh Lộc, phía đông giáp huyện Vĩnh Lộc (lấy sông Mã làm ranh giới), phía tây và tây nam giáp huyện Thọ Xuân, phía nam giáp huyện Thiệu Hoá. Trong đó chủ yếu là đất phù sa phân bố tập trung, thuận lợi cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở, áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, tạo vùng chuyên canh cây lương thực phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.
- Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: trên địa bàn xã hiện nay đã mở các lớp học về kĩ thuật thêu ren và mây giang xiên, tạo việc làm cho người dân trong xã trong những lúc mùa vụ nông nhàn, đây là những việc làm thêm, vừa giúp tiết kiệm thời gian rãnh rỗi, vừa tăng thu nhập lại không ảnh hưởng đến công việc đồng áng. - Định Bình là xã đồng bằng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, địa hình tương đối bằng phẳng, hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa lớn từ con sông Cầu Chày, diện tích đất đai rộng lớn khá mầu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Lao động trong vùng chưa thực sự tập trung vào sản xuất nông nghiệp do bị các ngành nghề khác thu hút mà đa số các ngành nghề đó không có tính ổn định và lâu dài như: buôn bán nhỏ lẻ, thu mua phế liệu, phụ công xây dựng,. Tuy gặp không ít khó khăn về thời tiết nhưng với sự lãnh đạo của Đảng, kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành của UBND và chính quyền các cấp, có hướng sản xuất của UBND huyện, người dân có kinh nghiệm trong thâm canh chăm bón, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng các giống lúa mới vào sản xuất góp phần làm cho năng suất tăng dần qua các năm.
Ngoài đất đồng ruộng nhóm hộ khá có phần diện tích đất vườn, ao hồ cao hơn hai nhóm hộ kia, được sử dụng để tăng gia, tạo thêm việc làm lúc nông nhàn, cải thiện bữa ăn cho gia đình và tăng thêm thu nhập. Nhưng diện tích đất trồng lúa bình quân 1 lao động nông nghiệp của nhóm hộ nghèo lại cao hơn nhóm hộ khá là 2,27 m2/lao động, nguyên nhân là do nhóm hộ nghèo có số nhân khẩu cao hơn nhóm hộ khá, nhưng lao động nông nghiệp của 2 nhóm hộ này lại chênh lệch không nhiều.
Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các nông hộ chưa cao, điều này làm cho các nông hộ phải thuê các dịch vụ làm đất, tuốt lúa nhiều, làm cho chi phí sản xuất của các nông hộ tăng lên làm cho hiệu quả kinh tế giảm. Vì vậy, để giảm chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất, người nông dân cần mạnh dạn đầu tư máy móc, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế.
Do nhận thức rừ tầm quan trọng của phõn bún nờn nhóm hộ khá đã mạnh dạn đầu tư, hơn nữa do mức sử dụng giống lúa lai cũng giảm dần từ nhóm hộ khá xuống nhóm hộ nghèo mà yêu cầu phân bón của lúa lai cao hơn so với lúa thuần. Do trong năm 2009 vừa qua tình hình sâu bệnh diễn ra không phức tạp, nhờ việc kiểm tra thăm đồng thường xuyên của cán bộ địa phương và người nông dân nên đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh, giảm được chi phí và năng suất, chất lượng lúa ít bị ảnh hưởng.
Vào thời điểm chính vụ, công việc nhiều lao động gia đình làm không hết nên phải thuê thêm lao động ngoài, giữa các nhóm hộ có sự chênh lệch về chi phí lao động thuê ngoài nhưng không lớn lắm. Chi phí lao động thuê ngoài giảm dần từ nhóm hộ khá xuống nhóm hộ nghèo, điều này cho thấy nhóm hộ khá sử dụng lao động thuê ngoài nhiều còn nhóm hộ trung bình và nghèo chủ yếu sử dụng lao động gia đình.
Nguyên nhân trong năm 2009 tình hình dịch bệnh không diễn ra phức tạp, đối với thuốc trừ cỏ mỗi nông hộ chỉ phun 1 lần sau khi cấy từ 2- 5 ngày, bình quân chung là 5000 đồng/sào; đối với thuốc trừ sâu, nông hộ phun trừ dịch sâu cuốn lá, sâu đục thân, khi lúa làm đòng thì phun thuốc phòng trừ nấm, đạo ôn. Vụ Mùa đầu tư về lao động thuê ngoài so với vụ Xuân thấp hơn là do, vụ Xuân khi gieo cấy là thời điểm giáp Tết, hơn nữa lại vừa thu hoạch xong vụ đông nên công việc khá nhiều cần phải làm kịp thời để chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán nên lượng lao động thuê ngoài nhiều hơn, khi thu hoạch thì lại giáp với việc làm đất gieo mạ chuẩn bị kịp cho vụ Mùa nên công việc khá bận rộn, trong khi đó vụ Mùa có nhiều thời gian hơn.
Qua việc phân tích cơ cấu chi phí trung gian ta thấy chi phí đầu tư cho phân bón là cao nhất để ta biết đầu tư cho cõn đối và hợp lý cỏc loại phõn bún, thấy rừ cơ cấu từng loại chi phí để đầu tư cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất. Qua bảng số liệu ta thấy, đối với vụ Xuân giá trị sản xuất (GO) bình quân của mỗi hộ là 1.516,56 nghìn đồng/sào, giữa các nhóm hộ có sự khác biệt, trong đó nhóm hộ khá có giá trị sản xuất là cao nhất, sau đó là nhóm hộ trung bình, thấp nhất là nhóm hộ nghèo.
Ở vụ Xuân, tổ IIIa với mức đầu tư chi phí trung gian nằm trong khoảng 500 - 550 nghìn đồng/sào thì đạt năng suất và giá trị gia tăng cao nhất nhưng hiệu quả sản xuất của tổ Ia với mức chi phí trung gian nhỏ hơn hoặc bằng 450 nghìn đồng/sào lại đạt được hiệu quả cao nhất. Nhìn chung, mức đầu tư chi trung gian của hộ càng tăng thì năng suất tăng đến mức độ nhất định thì có xu hướng giảm xuống, mức tăng của chi phí lớn hơn múc tăng của năng suất làm cho hiệu quả sản xuất lúa giảm theo mức tăng của chi phí.
Từ đó để ta thấy được cần phải chú trọng vào công tác đầu tư cho quá trình sản xuất nhưng cũng không nên đầu tư một cách không hợp lý, vừa gây lãng phí mà hiệu quả đem lại không cao. Người dân cần phải áp dụng thành tựu tiến bộ KHKT, sử dụng các giống lúa mới đem lại năng suất chất lượng cao đồng thời có một chế độ chăm sóc hợp lý.
Trên thực tế hiện nay, giống lúa mới cho năng suất cao đang được đưa vào trong quá trình sản xuất trên địa bàn, những giống lúa này giá thành khá cao nhưng yêu cầu về lượng giống/đơn vị diện tích lại thấp hơn so với những giống lúa thuần. Năng suất vụ Mùa thường thấp hơn so với vụ Xuân do trong quá trình phát triển thời tiết khá thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng đến thời điểm gần thu hoạch mưa gió nhiều, tình trạng lũ lụt thường xuyên xảy ra làm năng suất giảm đỏng kể so với vụ Xuõn.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
Hiện nay, việc sử dụng quá nhiều các loại thuốc hóa học, phân bón hóa học của người dân làm cho đất bị ô nhiễm, bạc màu,…Do vậy cán bộ chính quyền địa phương kết hợp với cán bộ khuyến nông phải hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học đúng liều lượng, tích cực sử dụng các biện pháp sinh học để bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Công ty cung ứng giống lúa mới như, khang dân đột biến, Q5, nếp cho bà con tập trung làm trên một khu vực đồng, chính quyền và cán bộ kĩ thuật của công ty hướng dẫn kĩ thuật làm lúa cho người dân, sau thu hoạch công ty đứng ra thu mua lúa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, quy định trong hợp đồng.
- Có kênh thu mua ổn định để tránh cho người nông dân bị ép giá, khó tiếp cận với thị trường tiêu thụ.
- Thường xuyờn theo dừi cỏc chương trỡnh truyền hỡnh như: bản tin thời tiết nụng vụ, khuyến nông, nhà nông làm giàu,. - Mạnh dạn đưa giống mới vào sản xuất, tìm hiểu đầy đủ thông tin về kĩ thuật sản xuất, nắm bắt nhu cầu thị trường, giá cả nông sản tránh trường hợp thiếu thị trường, bị động trong quá trình mua bán.