1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Báo cáo tình hình nuôi xen ghép ở xã phú an huyện phú vang tỉnh thừa thiên huế

43 842 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 761,14 KB

Nội dung

Thấy được những thuận lợi và hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại, hiện nay xa Phú An đã có 317 hộ tham gia nuôi xen ghép các đối tượng, trong đó nuôi xen ghép giữa tôm sú, cá dìa và cu

Trang 2

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

Nghề nuôi tôm ở nước ta đã có từ lâu, trong đó tôm sú là đối tượng được ưa chuộng và phổ biến ở nhiều địa phương Nhưng do quá chú trọng đến nôi tôm sú đã làm cho môi trường ô nhiễm, dịch bệnh bùng phát gây nhiều tổn hại cho người sản xuất

Nuôi trồng thủy sản ở xã Phú An trong những năm gần đây trong những năm gần đây cũng không tránh khỏi tình trạng trên, diện tích nuôi tôm thấp triều xảy ra dịch bệnh đã mang lại nợ nần cho hàng trăm hộ nuôi Nguyên nhân là do vùng nuôi đã qua sử dụng nhiều năm, nuôi nhiều

vụ trong năm làm cho môi trường nước bị ô nhiễm Hơn nữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và điều kiện kinh tế của người nuôi còn hạn chế đã ảnh hưởng đến sự phát triển nuôi trồng thủy sản nơi đây

Trước tình hình đó, UBND xã cùng với sự giúp đỡ của phòng NN&PTNT đã chỉ đạo và động viên bà con nông dân chuyển đổi từ nuôi hạ triều và quảng canh chắn sáo sang mô hình nuôi xen ghép, điển hình là mô hình nuôi xen ghép tôm sú, cá dìa và cua xanh Nuôi xen ghép đang là một giải pháp phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của các hộ nuôi, đặc biệt là những hộ nghèo, cận nghèo Bên cạnh đó, nuôi mô hình xen ghép hạn chế được rủi ro độc canh,

tỷ lệ sống cao, đồng thời không sử dụng nhiều hóa chất góp phần cải thiện vấn đề ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng thủy sản

Thấy được những thuận lợi và hiệu quả kinh tế của mô hình mang lại, hiện nay xa Phú An

đã có 317 hộ tham gia nuôi xen ghép các đối tượng, trong đó nuôi xen ghép giữa tôm sú, cá dìa

và cua xanh chiếm 98% tổng số hộ nuôi với tổng diện tích nuôi là 249 ha, năng suất bình quân đạt 5,44 tạ/ha Tuy nhiên, tình hinh thời tiết ngày càng biến đổi thất thường, nắng hạn kéo dài, nhiệt độ tăng, nguồn giống chưa đảm bảo chất lượng, một số ngư dân không chấp hành lịch thờivụ,… vì vậy mootj số hộ nuôi vẫn chưa có hiệu quả cao

Trước thực tế đó, tôi xin chọn đề tài “ Điều tra tình hình nuôi xen ghép tôm sú (Penaeus monodon), cá dìa (Siganus gustatus), cua xanh (Scylla paramamosain) và hiệu quả kinh tế của

mô hình này tại xã Phú An- huyện Phú Vang- tỉnh Thừa Thiên Huế”

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới và ở nước ta.

2.1.1 Tình hình NTTS trên Thế Giới

Trên thế giới, Châu Á là nơi cho sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất, chiếm 89% tổngsản lượng và 77% tổng giá trị sản phẩm sản nuôi trồng thế giới 2006 Năm 2006, tổng sảnlượng nuôi trồng thủy sản trên thế giới là 51 triệu tấn và sản lương khai thác là 92 triệu tấn.Trong số này, Trung Quốc chiếm 66.7% tổng sản lượng nuôi, các nước Châu Á khác chiếm22,8% và các nước khác còn lại ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc Chiếm 10,5%.[2]

Sự phát triển nhanh chóng của các ngành nghề nuôi thủy sản được bắt đầu từ những năm

1970 của thế kỷ XX Đến nay, nghề nuôi thủy sản vẫn liên tục được phát triển đa dạng lẫn thâmcanh hóa Nếu như năm 1970, tốc độ tăng trưởng hằng năm về sản lượng là 3,9% thì năm 2006,tốc độ tăng trưởng là 36% Sự phát triển nhanh chóng của nghề nuôi đã góp phần tăng tỉ lệ tiêudùng sản phẩm thủy sản nuôi trồng từ 0,7 kg/người/năm vào năm 1970 lên 7,8 kg/người/nămvào năm 2006 Sản phẩm từ nuôi trồng thủy sản chiếm 46% tổng sản phẩm thủy sản tiêu dùnghàng năm Ở Trung Quốc, tỉ lệ này là 90%.[2]

Mười nước đứng đầu thế giới năm 2006 về sản lượng nuôi trồng thủy sản gồm: TrungQuốc, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Bangladesh, Chile, Nhật Bản, Na Uy vàPhilippines Năm 2006, sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam là 1,7 triệu tấn, đứng thứ 5thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Philippines

Nghề nuôi trồng thủy sản nội địa tiếp tục đóng góp chính cho nghề nuôi trồng thủy sản nóichung, với hơn 61% sản lượng và 53% tổng giá trị sản phẩm nuôi trồng Nuôi thủy sản nướcngọt chiếm 58% sản lượng và 48% giá trị, nuôi biển chiếm 34% sản lượng và 36% giá trị.Trong khi đó, nuôi nước lợ với tỉ lệ sản lượng thấp 8% nhưng cho tỉ lệ giá trị đến 16% do nuôichủ yếu các loài tôm có giá trị cao

Cơ cấu nhóm loài nuôi cho thấy năm 2006 cá nước ngọt cho sản lượng cho sản lượng caonhất là 27,8 triệu tấn đạt giá trị 29,5 triệu USD; động vật thân mềm và rong biển cho sản lượng

và giá trị tương đương nhau Trong khi đó, giáp xác có sản lượng chỉ 4,5 triệu tấn nhưng đạt giátrị đến 17,95 triệu USD

Theo một báo cáo đánh giá xuất bản tháng 1/2009 của tạp chí BioScience, ngành sản xuấtthủy hải sản dường như sẽ tiếp tục phát triển mạnh trên toàn thế giới đến năm 2025 Bản đánhgiá do James S Diana thuộc trường đại học Michigan thực hiện, nhận định cho dù có nhữngmối lo ngại về tác động xấu của sản xuất thủy hải sản tới môi trường nhưng những công nghệsản xuất đó, khi mà được áp dụng đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến đa dạng sinhhọc hơn ngành sản xuất thực phẩm

Trang 4

Báo cáo cho biết tổng sản lượng đánh giá bắt thủy sản trong vòng 20 năm qua dường nhưkhông hề thay đổi và có thể suy giảm một chút Tuy nhiên, sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng8,8% mỗi năm từ 1985 chiếm 1/3 tổng sản lượng ngành thủy sản tính theo khối lượng Nhữngloài cá biển, động vật thân mềm và loài giáp xác là những loài chiếm đa số trong nuôi trồng vàxuất khẩu thủy hải sản mang lại nhiều thu nhập cho các quốc gia đang phát triển nhiều hơn cácsản phẩm thịt, cà phê, chè, chuối và gạo cộng lại.

Kim ngạch xuất khẩu toàn cầu tăng 9,5% vào năm 2006, tăng 7% năm 2007, lên đến con số kỉlục 92 tỉ USD Các nước đang phát triển tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong ngành thủysản chiếm 50% sản lượng thương mại thủy sản toàn cầu, chiếm 27% giá trị tương đương 25 tỉ

USD Các nước đang phát triển chiểm 80% tổng nhập khẩu thủy sản toàn cầu

Những năm gần đây việc nuôi nhiều đối tượng thủy sản trong cùng ao nuôi đã mang lạinhiều hiệu quả đáng kể về môi trường sinh thái, cải tạo tài nguyên, kinh tế Cơ sở của việc nuôixen ghép là các đối tượng này có cùng điều kiện môi trường sống và không cạnh tranh thưc ăn.Hình thức nuôi này bắt đầu từ những hình thức truyền thống Hầu hết những nghiên cứu đầutiên được thực hiện ở cá nước ngọt, là sự kết hợp giữa nhiều loại trong họ cá chép Trung Quốc.Hình thức nuôi xen ghép được phát triển ở cá mô hình nước mặn và nước lợ nhưng muộn hơn.Với số lượng loài lớn, có giá trị kinh tế cao dẫn đến sự phát triển mạnh theo hướng độccanh đã làm môi trường nuôi ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, dịch bệnh tăng cao, đặc biệt làtrong các mô hình nuôi tôm (Lệ Thị Thu Hà và ctv, 2004) Sự suy thoái này làm cho việc nuôitôm gặp nhiều khó khăn.[6]

Để giải quyết vấn đề này những năm 90 nhiều nhà khoa học, ngư dân đã nghiên nuôi hỗnhợp các đối tượng có khả năng hỗ trợ nhau trong cùng một ao, nhằm cải tạo chất lượng môitrường, tăng tính hiệu quả sử dụng diện tích mặt nước, tăng tính bền vững trong nuôi trồng thủysản mặn- lợ, giảm dịch bệnh, nâng cao hiệu quả

Việc nuôi xen ghép đag được tiến hành ở nhiều nước như Thái Lan, Việt Nam, Mỹ,Mehico, Ecuado, Pêru và nhiều khu vực khác của Philippin cà hiện đang được nhân rộng trênthế giới

Ở Philippin, việc nuôi xen ghép cá rô phi và tôm đã mang lại hiệu quả kinh tế cáo, giúpngười dân tỉnh Ifugao tìm ra phương án mới tăng thu nhập Người nuôi đã thu được 300kg tômvới kích cỡ 12con/kg từ ao nuôi xen ghép với cá rô phi có diện tích 600m2

Ở Hoa Kỳ, một số ngư dân đã thử nghiệm nuôi tôm Chân trắng với cá da trơn Ông JacksonCurie ở trong bang Arkansas (Mỹ) đã nuôi thành công mô hình này trong hai năm qua ÔngCurie đã nuôi xen ghép tôm Chân trắng với cá da trơn ở Arkansas cách đay ba năm, đến năm

2006 bắt đầu nuôi thương mại mở ra triển vọng mới cho khu vực Đông Nam bang Arkansas

Trang 5

Việc nuôi xen ghép nhiều đối tượng thủy sản đã đươc nhiều nước trên thế giới nghiên cứuvới áp dụng trong nuôi trồng thủy sản rất sớm Mô hình này đã đem lại năng suất cao, tăng hiệuquả kinh tế, cải tạo được môi trường nuôi và hạn chế dịch bệnh.

2.1.2 Tình hình NTTS ở Việt Nam

Viêt Nam là một quốc gia có nhiều thuận lợi cho việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản

-có bờ biển đai 3260 km kéo dài từ Bắc đến Nam, hệ thống sông ngòi phân bố dày, nhiều eovịnh và đầm phá, chính vì vậy mà ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam Ngành nuôi trồngthủy sản đem lại nhiều lợi nhuận, góp phần phát triển kinh tế xã hội

Ngành nuôi trồng thủy sản nước ta phát triển rất năng động Nghề nuôi thủy sản truyềnthống bắt đầu từ thập niên 1960, tuy nhiên trong vòng 10 năm nay, nghề nuôi thủy sản có tốc độphát triển rất nhanh chóng Theo thống kê ở các tỉnh/thành phố năm 2010 cả nước có trên 1triệu ha mặt nước NNTS, tăng 45% so với năm 2001, bình quân giai đoạn từ năm 2001-2010tăng 4,2% năm Về sản lượng, năm 2010 đạt khoảng 2,47 triệu tấn thủy sản các loại tăng286,3% so với năm 2001 Trong đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản nước lợ- mặn là 691,5 nghìntấn, sản lượng nuôi nước ngọt đạt 2 triệu tấn Hiện nay, đối tượng nuôi và mô hình nuôi thủysản ở Việt Nam khá phong phú Tuy nhiên, chủ lực nhất là mô hình nuôi cá tra thâm canh ởvùng nước ngọt và nuôi tôm ở vùng nước lợ ven biển Đặc biệt, năm 2010 sản lượng nuôi cá tra

và basa đạt 1.038.256 tấn và sản lượng tom nuôi đạt 470.314 tấn

Trong báo cáo vừa công bố của Tổng Cục Thống Kê cho biết, sản lượng thủy sản tháng1/2013 ước tính đạt 376.100 tấn tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 281.700tấn tăng 2,1%; tôm đạt 33.200 tấn, tăng 2,5%

Tại cuộc hội thảo quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn

2030 do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 22-6-2012, TS Nguyễn Thanh Tùng, Viện trưởng ViệnKinh tế và Quy hoạch thủy sản cho biết, ngành thủy sản Việt Nam đối mặt với rất nhiều khókhăn như công tác tổ chức sản xuất trên biển còn quá nhiều bất cập, đầu vào và đầu ra sản phẩmcủa ngư dân đều do tư thương quản lí, kể cả nguốn vốn nên tình trạng ép giá thường xuyên xảy

ra Sản lượng khai thác thủy sản (KTTS) giá thấp vẫn chiếm tỉ trọng cao, trên 70% là cá tạp cácloại dùng trong chế biến thức ăn và tiêu dùng nội địa Việc sử dụng các hóa chất bị cấm trongNTTS vẫn xảy ra, dẫn tới những nhiều lô hàng xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại; dịch bệnh liêntiếp xảy ra gây thiệt hại lớn cho người nuôi

Trong cuộc hội thảo nhiều đại biểu tham dự đã cho rằng để quy hoạch tổng thể ngành thủysản cho những năm tiếp theo cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, cần quy hoạch vùngnuôi theo quy mô lớn, tránh nhỏ lẻ, tự phát dẫn tới không kiểm soát dịch bênh Đầu tư cơ sở vậtchất cho NTTS, KTTS, chế biến và xuất khẩu; đổi mới khoa học công nghệ để giảm tổn thát sauthu hoạch xuống còn 10% trong năm 2020

Trang 6

Thứ trưởng Vũ Văn Tám đã nhấn mạnh phát triển NTTS chưa thể hiện rõ sự gắn kết giữacông tác nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn NTTS, chưa đáp ứng yêu cầu củangười nuôi của các lĩnh vực cơ bản như con giống, công nghệ nuôi, quản lí môi trường và dịchbệnh.

Sự phát triển NTTS chưa bền vững đã thể hiện qua tổng sản lượng thủy sản nuôi trồngtháng 1/2013 ước tính đạt 170.600 tấn, giảm 0,8% so với cùng kì năm trước Trong đó, đặc biệtnuôi cá tra vẫn còn gặp khó khăn do cá tra nguyên liệu ở mất giá thấp trong khi giá cả các yếu

tố đầu vào tăng nên sản lượng các tra thu hoạch giảm 0,9% so với cùng kì năm trước

Tỉ trọng trong xuất khẩu thủy sản: Cá tra và cá basa chiếm 50,4% về khối lượng và 32,7%

về giá trị; tốm chiếm 15,9% về khối lượng và 36,9% về giá trị; cá ngừ chiếm 4,4% về khốilượng và 4,0% về giấ trị; mực và bạch tuộc chiếm 6,7% về khối lượng và 6,8% về giá trị, cònlại là các loại thủy sản khác

Năm 2009, tổng số lượng cá tra giống các tình Đồng Bằng Sông Cửu Long đã sản xuấtđược 2.033 triệu con Trong đó, tỉnh Đồng Tháp sản xuất 905 triệu con giống, An Giang sảnxuất 589 triệu con giống và tỉnh Cần Thơ sản xuất 305 triệu con giống Giá bán cá Tra giống cỡ2cm thời điêmt cuối năm 2009 chỉ còn 500-600đ/con, giamr 20-30% so với 2 tháng trước

Ông Võ Văn Vân(2013) KP Đông, phường Vĩnh Phú, TX Thuận An - Bình Dương với môhình nuôi cá tai tượng trong ao đất đã đưa kinh tế gia đình thoát nghèo Thu nhập bình quânhằng năm từ nuôi cá tai tượng của ông khoảng 400 triệu.[15]

Ở Mỹ Thới, địa bàn ngoại thành Long Xuyên với kinh nghiệm của người nông dân nên nơiđây có số hộ nuôi lươn nhiều nhất, với chất liệu ni-lon, diện tích mỗi bồn 40m2 +(4m x 10m), cóthể thả lương giống 40-50/con/m2 (loại 50-60 con/kg), sau 5-6 tháng nuôi trọng lượng 150g-200g/con, sản lượng đạt 150kg-250kg/bồn Bính quân mỗi bồn người nuôi thu được lợi nhuậnkhoảng 13 triệu

Tại xã Nam Thái A thuộc huyện An Biên, tỉnh Kien Giang có khoảng 272 ha diện tích nuôikết tôm- cua- sò huyết tập trung ở Xẻo Quao A, Xẻo Đôi, Bảy Biển và Xẻo Vẹt với 52 hộ nôngdân thực hiện mô hình này Với nguồn vốn đầu tư không cao, người nuôi chỉ tốn tiền muagiống, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao nuôi Mo hình nuôi ghép này đãgóp phần vào cải thiện môi trường nước ao như lọc tảo, xử lí mùn bả hữu cơ, vi sinh vật và đãgiúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định hơn và vươn lên làm giàu

Ngày này, hình thức nuôi đa dạng hơn như nuôi trong ao hồ nhỏ, nuôi trông lồng bè trênsông, nuôi luân xen canh thủy sản- lúa Đặc biệt là khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long vớidiện tích NTTS rông lớn phân bố trên toàn vùng Những mô hình nuôi trồng thủy sản trên cùngnước ngọt tập trung ở vùng ngập lũ tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười và vùng trũngnội địa thuộc bán đảo Cà Mau, chủ yếu ở một số tỉnh thành như: Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh

Trang 7

Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau Các mô hình nuôi thủy sản phổ biến hiện nay

là canh tác lúa- tôm (tôm nước ngọt và tôm càng xanh), canh tác lúa-cá (cá lóc, cá rô, cá sặc, cáchép ), nuôi cá bè trên sông (cá basa, cá tra, cá lóc bông ), nuôi tôm/cá đăng quầng (cá linh,

cá rô, các loại tôm tự nhiên ), nuôi cá lóc trong vèo

Việc nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản trong cùng một ao nuôi ở nước ta xuất khảu khásớm Ban đầu hình thức này chủ yếu được áp dụng trên các đối tượng cá nước ngọt như các môhình: nuôi xen ghéo cá Mè- cá Chép- cá Trắm Cỏ trong cùng một ao, mô hình lúa- cá kết hợp.Nhìn chung các mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với mô hình nuôi đơn

Hình thức nuôi xen ghép đã được nhân rộng trên nhiều đối tượng thủy sản và nhiều môitrường khác nhau

Độc canh tôm Sú gây nhiều rủ ro, làm thiệt hại kinh tế nặng nề cho ngư dân, đồng thời làm

ô nhiễm môi trường Để khắc phục tình trạng trên ngư dân đã nuôi xen ghép nhiều đối tượngthủy sản trong cùng một ao nuôi

Bùi Huy Cộng và ctv, (1997) với mô hình lúa-cá kết hợp tại tại Phú Thinh(Yên Bình, YênBái), Đại Bái (Gia Lương, Bắc Ninh), Yên Chính (Ý Yên, Nam Định) Kết quả cho thấy năngxuất lúa ở mô hình 2 vụ lúa + 1 vụ cá tăng 8,7-12% và năng xuất cá đạt 475-640kg/ha, hiệu quảgấp 5 lần so với cây lúa đon thuần Còn năng xuất lúa ở mô hình 1 vụ lúa + 1 vụ cá tăng 17,3%,năng xuất cá đạt 1173-1377kg/ha, hiệu quả tăng gấp 3 lần so với cây lúa đơn thuần Bên cạnhnhững lợi ích đó thì các mô hình này còn góp phần làm sạch môi trường.[1]

Nguyễn Văn Hiền (2013) ở Ấp 10- Xã Tân Phong- Huyện Giá Rai- Tỉnh Bạc Liêu với môhình quản canh cải tiến, kết hợp với nuôi cá và nuôi cua Kết quả cho thấy bình quân mỗi nămthu nhập từ tôm, cua của ông đạt 200 triệu đồng.[4]

Ở An Giang, nhiều người nuôi xen ghép tôm Sú với cá Kèo, một đối tượng có giá trị kinh tếcao Việc nuôi cá Kèo bắt đầu vào mùa mưa (tháng 4 âm lịch), nên nuôi cá Kèo khi tôm Sú đãlớn, và chọn cá khỏe mạnh thả nuôi Ngoài ra, ở đây còn nuôi cá thát lát Người thực hiện môhình này vừa cho thu hoạch 30.000 con cá thát lát sau gần 6,5 tháng thả nuôi, được trên 14 tấn

cá thương phẩm với giá 37.000 đ/kg thu về lợi nhuận trên 150 triệu đồng.[5]

Tại An Giang, vơi sự chuyển giao kĩ thuật của phòng Kinh tế Tân Châu và Hội Nông Dânthị xã, xã Vĩnh Xương có khoảng 100 hội viên, nông dân tham gia nuôi cá lóc, lươn và ếch TháiLan Trong đó, có việc ương con giống và nuôi ếch thịt được tổ chức khá thành công Còn ở xãLong An, từ tổ hùn vốn Long Thành đã xuất phát nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ chohội viên và nông dân có hoàn cảnh khó khăn

Cá chình là một loài hải sản có giá trị kinh tế cao Ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đã nuôi xen ghép

cá Chình với cá Trắm, cá Mè Mật độ cá Trắm, cá Mè 4000-5000 con/ha

Trang 8

Trên thực tế việc nuôi xen ghép tôm Sú với cá Rô Phi đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế cao,giảm thiểu được nhiều rủi ro, dịch bệnh, cải thiện môi trường nuôi.

2.1.3 Tình hình nuôi xen ghép ở Thừa Thiên Huế

Khu hệ đầm phá Thừa Thiên Huế có nhiều điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.Trong những năm đầu mới đưa con tôm Sú và nuôi trong khu vực đã góp phần thay đổi đáng kểtập quán sản xuất của ngư dân ven phá đồng thời đem lại nguồn thu đáng kể, nhiều hộ đã giàulên nhờ nghề nuôi tôm Tuy nhiên cùng với sự phát triển theo thời gian trên một đối tượng nuôichuyên canh là con tôm Sú đã làm cho môi trường ngầy càng ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh vàhiệu quả mang lại từ việc nuôi độc canh con tôm Sú đã không còn nữa

Từ thực trạng đó, đã nảy sinh suy nghĩ từ phía cán bộ và người dân có liên quan đến nghềsông nước này Việc nghiên cứu các mô hình nuôi xen ghép tôm Sú với một số đối tượng khác(cá Kình, cá Dìa ) là một hướng đi mới, thân thiện với môi trường góp phần cho ngành thủysản phát triển một cách bền vững

Năm 2007, nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Thủy Sản trường Đại học Nông Lâm Huế đã tiếnhành đề tài nghiên cứu tác động của việc nuôi ghép một số loài thủy sản trong cùng một ao nuôitôm Sú đến chất lượng môi trường nước tại khu vực đầm Sam- Chuồn, huyện Phú Vang Kếtquả nghiên cứu cho thấy biến động của các yếu tô môi trường trong các ao thi nghiệm trongphạm vi cho phép, các đối tượng nuôi có tốc độ ăng trưởng khá nhanh chứng tỏ các đối tượngnày có thể nuôi xen ghép trong cùng một ao, sinh khối của Rong câu không tăng chứng tỏ nó đãđược cá Dìa sử dụng làm thức ăn

Trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề nuôi xen ghép ở đầm phá TamGiang- Thừa Thiên Huế:

Công Trình nghiên cứu về nuôi xen ghép, cải tạo môi trường Năm 1998- 1999, dự án quản

lí nguồn lợi sinh học đầm phá Tam Giang- Cầu Hai do IDRC tài trợ đã sử dụng cá Rô phi đơntính để cải thiện môi trường nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao nên chưa được nhân rộng.[3]Năm 2003- 2004, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II Nha Trang đã triển khai mô hìnhnuôi sinh thái Ốc Hương, rong Sụn, rong Câu, cá Dìa, vẹm Xanh tại đàm Lăng Cô Bước đầu đãhạn chế được dịch bệnh cho Ốc Hương

Năm 2004, Tôn Thất Chất và ctv, đã tiến hành cho sinh sản thành công giống tôm Rằn, mộtloài bản địa được người dân nuôi ghép với các đối tượng khác, mô hình này cũng đã đạt đượchiệu quả cao.[9]

Cùng với hướng đi đó, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Thừa Thiên Huế đã nghiên cứu và nhânrộng các mô hình: tôm Sư- cá Dìa, tôm Sú- cá Kình, tôm Sú- cá Kình- cá Dìa tại một số xã vùng

Trang 9

đàm phá và thực tế cho thấy các mô hình trên mang lại hiệu quả tốt, giúp bà con ngư dân yêntâm ổn định sản xuất.[2]

2.1.3.1 Nuôi tôm

Tôm sú (Penaeus monodon) là loài nuôi chính, loài phụ là tôm rảo (Metapenaeus ensis)

như ở Hương Phong và Vinh Hưng cũng có thành công Tôm được nuôi chủ yếu bằng ao trungbình rộng 5.000 m2 Mức độ thâm canh tăng qua các năm và năm 2005 có 53% người nuôi nuôibán thâm canh, 31,6% nuôi quảng canh cải tiến, số còn lại một nửa làm thâm canh một nửa làmquảng canh Những người nuôi không phải là nghề chính thì có xu hướng làm quảng canh cảitiến Mật độ thả đối với tôm sú bây giờ đã quy định nghiêm ngặt (Điều 6.2 Quyết định3014/2005/QĐ-UBND) có lien quan đến vị trí của hồ: (i) Nuôi thấp triều là dưới 10 conPL15/m2, (ii) Nuôi cao triều là 10- 20 con PL15/m2 đối với nuôi bán thâm canh, và 25- 40 conPL15/m2 đối với nuôi thâm canh

Năng suất giao động giữa 0,5 đến 1,3 tấn/ha/vụ Tại một số xã, người nuôi làm hai vụ mộtnăm, từ tháng 1 tháng 2 đến tháng 9, chẳng hạn như ở Lộc Bình và vinh Hưng Tuy nhiên, một

số UBND xã như ở Quảng Công đã cấm nuôi hai vụ một năm vì mức độ rủi ro cao Người dânđược phép nuôi xen tôm, cá hoặc cua, rong biển Ở Vinh Hưng, tôm được nuôi chung với cá dìa

và các loại cá khác để tận dụng nguồi thức ăn (công nghiệp hoặc thức ăn tươi như cá con/tép)

để cải thiện độ sinh trưởng của tôm Hồ tôm chiếm phần lớn diện tích vùng trung triều quanhđầm phá, khoảng 48% hồ nằm vùng thấp triều và chỉ có 23,6% hồ nằm vùng trung triều và caotriều, 21,6% hồ nằm ở các ruộng lúa chuyển đổi và 6,6% hồ ở đất cát

2.1.3.2 Nuôi cá

Nhiều loài cá nước ngọt, nước lợ và biểu hiện được nuôi trên vùng đầm phá Có nhiều hinhthức nuôi: ao đất (rộng trung bình 700m2), ao vây ở phá (rộng trung bình 8.500m2), lồng chìmhoặc nổi, và nuôi cá- lúa (rộng trung bình 4.000m2) Ở các xã Quảng Thái, Quảng Lợi và ĐiềnHải, hình thức nuôi này chủ yếu là nuôi xen canh hơn là tổng hợp, và hiện nay người nuôi đangđược tập huấn để chuyển đổi hình thức nuôi Những loài cá nước mặn nuôi gồm có cá hồng

(Lutjanus sp.), cá mú (Epinephelus sp.), cá dìa (Siganus guttatus) và cá giò đen hay cá bớp (Rachycentron canadum), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá chép (Cyprinus carpio),

cá rô phi (Oreochromis niloticus và O mossambicus), trê phi và lươn (Anguilla anguilla).

Khoảng 65% người nuôi có một cơ sở nuôi và một phần tư (25,6%) có hai hồ Số lượng lồngtrung bình của một người nuôi là hai lồng, 63,9% hồ cá nước ngọt nuôi cá chép và 32,5% nuôi

cá trắm cỏ, mè trắng và cá khác Chỉ có 3,6% nuôi cá nước mặn như cá dìa và cá hồng bằng ao.Nuôi lồng có 55,3% nuôi cá hồng và cá mú Cá trắm cỏ cũng thường nuôi lồng (42,1%) Nuôibằng ao vây chủ yếu ở vùng thấp triều (77,8%) và phần còn lại ở vùng trung triều (22,2%), 95%nuôi lồng đặt ở đầm phá

Trang 10

2.1.3.3 Nuôi cua

Gần đây, cua xanh (Scylla paramamosain) đã được nuôi ở Huế, thường nuôi xen canh với

loài khác, trong đó có tôm Cua xanh là cá thể mang mầm bệnh cho tôm như virus đốm trắng,cho nên có thể là nguồn gây bệnh cho tôm Cua cũng được nuôi trong ao vây (ở Phú Xuân) ỞHuế có một trại giống tôm thử nghiệm nhưng phần lớn cua giống được bắt từ thiên nhiên

2.1.4 Tình hình nuôi trồng thủ sản tại xã Phú An

2.1.4.1 Đặc điểm tình hình nuôi trồng thủy sản

Đầm phá xã Phú An thuộc vùng đầm Sam Chuồn, nằm trong hệ thống đầm phá TamGiang- Cầu Hai có diện tích mặt nước 648 ha, chiếm 57,44% diện tích của xã

Đây là vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm của xã Phú An, chủ yếu là hình thức nuôi xenghép, chắn sáo, hạ triều xen lẫn nò sáo đánh bắt tự nhiên, mật độ tương đối dày đặc, đan xenchồng chéo lên nhau Trước đây, đầm phá xã Phú an nổi tiếng giàu có về nguồn lợi thủy sản,phong phú và đa dạng sinh học Tuy nhiên, do khai thác quá mức đã làm cho nguồn lợi thủy sảnngày càng cạn kiệt, môi trường nước ô nhiễm đến mức báo động dẫn đến việc khai thác và nuôitrồng thủy sản gặp nhiều hạn chế

Năm 2015, UBND xã tăng cường công tác quản lý, tuyên truyền vận động cho ngư dân, tổchức nhiều đợt ra quân tháo dỡ, cưỡng chế các hộ tái lẫn chiếm , mở các đường thủy đạo chính

để thuận tiện đi lại và tạo môi trường thông thoáng Song đó mới chỉ là nhưng biện pháp tạmthời trước mắt, chưa có tính khoa học để phát triển theo hướng lâu dài và bên vững

2.1.4.2 Những thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thường vụ huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự quan tâmgiúp đỡ của phòng NN&PTNT, Trung tâm khuyến nông lâm ngư tỉnh, đặc biệt là sự lãnh đạocủa Đảng ủy, HĐND, UBND xã, sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể cùng với sự nổ lực của

bà con ngư dân

Trình độ của ngư dân từng bước được nâng lên về khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuậtvào nuôi trồng thủy sản, nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường, đa dạng hóa đối tượngnuôi nhằm giảm thiểu rủi ro, từng bước sản xuất theo hướng bền vững, giá cả tương đối ổnđịnh

Khó khăn

Tình hình thời tiết ngày càng biến đổi thất thường, nắng hạn kéo dài, nhiệt độ tăng cao, môitrường đầm phá và các vùng nuôi ngày càng bị ô nhiễm gây thiệt hại cho việc nuôi trông thủy

Trang 11

sản như tôm, cá dìa, cua xanh Đặt biệt, năm nay vào đầu vụ nuôi đã có 3 đợt không khí lạnhlien tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng tôm ương.

Tổ cộng đồng nuôi trồng thủy sản của ngư dân đã được củng cố nhưng hoạt động chưa hiêuquả nên hạn chế trong việc theo dõi, quản lý của ban chỉ đạo nuôi trồng thủy sản

Các đường thủy đạo, đường mương xương cá đã mở rộng theo quy định nhưng vẫn còn một

số hộ nhiều lần tái lấn chiếm làm ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản

2.1.4.3 Công tác chỉ đạo NTTS

Về thời vụ

Căn cứ vào lịch thời vụ của tỉnh, UBND xã đã thông báo rộng rãi trên đài truyền thanh của

xã và cung cấp kịp thời khung lịch thời vụ cho các tổ ngư dân thôn Định Cư Năm 2015, tùytheo điều kiện tự nhiên của từng vùng mà khung lịch thời vụ cũng thay đổi để phù hợp vớinhững điều kiện thời tiết nắng ấm, độ mặn trên 100/00 thì ngư dân có thể thả nuôi dưới sự giámsát của cán bộ chuyên môn Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ không chấp hành thực hiện

Công tác quản lý giống và môi trường

Thực hiện chỉ dạo của UBND huyện, UBND xã tiếp tục triển khai quy chế quản lý cácvùng nuôi tập trung, quy chế quản lý giống từng hộ ngư dân để nâng cao nhận thức cộng đồng

Trong công tác quản lý nuôi trông thủy sản, UBND xã đã phối hợp với phòng NN&PTNThuyện, trung tâm khuyến nông lâm ngư thường xuyên kiểm tra các hộ đưa giống về ương, thảphải có nguồn gốc và phải qua kiểm tra, kiểm dịch Việc kiểm tra, kiểm dịch bằng máy PCRđược thực hiện miễn phí tại trạm thú y nhưng vẫn không có hộ nào mang mẫu đi xét nghiệm

Việc kiểm tra nguồn giống có nhiều bất cập, đặc biệt là những hộ nuôi trồng thủy sản thảtôm PL15, khi vào chính vụ lượng tôm mua về ào ạt từ các xã, huyện và các tỉnh lân cận, chủyếu đưa vào ban đêm hoặc sáng sớm nên khó kiểm tra, không kiểm soát được

Công tác ương giống:

Năm 2016, bà con ngư dân đã ương nuôi 1000 vạn tôm giống P15 vượt 100 vạn so với kếhoạch đề ra Do chủ trương của địa phương là nuôi xen ghép một vụ ăn chắc nên hầu hết bà conngư dân chọn thời điểm thuận lợi và chọn giống tốt tại địa phương nhiều hơn các năm trước

Trang 12

Bước vào vụ NTTS, UBND xã đã kiện toàn và củng cố BCĐ của xã để chỉ đạo việc nuôitrồng kết hợp với phòng NN&NTNT huyện, trung tâm khuyến nông lâm ngư, chi cục nuôi củatỉnh, thường xuyên kiểm tra vận động ngư dân trước khi đưa giống về thả phải rõ nguồn gốc vàphải kiểm tra qua máy PCR để đảm bảo chất lượng.

Công tác khuyến ngư

Được sự hỗ trợ của phòng NN&PTNT huyện, tổ chức tại địa phương 03 lớp tập huấn về

kỹ thuật đo các yếu tố môi trường cho 90 người ở ba thôn Trều Thủy, An Truyền vàĐịnh Cư

Phòng NN&PTNT huyện trình diễn mô hình nuôi xen ghép các đối tượng trong ao nuôitôm (cua, tôm sú, cá dìa) từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới với diện tích là 04 hacủa 04 hộ ở An Truyền và Triều Thủy, lãi từ 27 – 35 triệu đồng sau 04 tháng nuôi

Công tác giải tỏa nò sáo

Trong năm 2016, UBND xã đã kết hợp với các phòng ban liên quan của huyện giải toảcưỡng chế 01 đợt với 07 hộ lấn chiếm và mời 14 hộ lên tuyên truyền tự tháo dở

 Tóm lại, công tác chỉ đạo NTTS năm 2016, tuy gặp nhiều khó khăn do ngư dânthiếu vốn sản xuất, nguồn giống tôm không đảm bảo chất lượng, điều kiện thời tiếtbiến đổi thất thường, ô nhiễm môi trường, nhưng dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng

và điều hành của UBND xã cùng với sự nhiệt tình của ngư dân nên vụ nuôi năm

2016 đạt 99,8% so với kế hoạch đề ra

Trang 13

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Các hộ nuôi xen ghép tôm sú (Penaeus monodon), cá dìa (Siganus gustatus), cua xanh (Scylla serrata): thông tin về người nuôi, con giống, ao hồ, diện tích nuôi, hình thức nuôi, thức

ăn, chăm sóc quản lý, dịch bệnh, thị trường tiêu thụ…

3.1.2 Thời gian nghiên cứu

3.1.3 Địa điểm nghiên cứu

Xã Phú An, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Nội dung nghiên cứu

3.2.1 Tình hình cơ bản của địa phương nghiên cứu

 Các chỉ tiêu gồm có:

- Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, địa hình)

- Tình hình kinh tế- xã hội (dân số, lao động, sử dụng đất đai, hiện trạng cơ sở hạ tầng)

3.2.2 Tình hình nuôi xen ghép tôm sú, cá dìa, cua xanh của xã Phú An

Trang 14

 Các chỉ tiêu gồm có:

- Thông tin về người nuôi (trình độ, số người tham gia, quy mô, diện tích nuôi)

- Đối tượng và cơ cấu giống thả nuôi (đối tượng thả nuôi, nguồn giống, mật độ nuôi, hìnhthức nuôi)

- Chăm sóc, quản lý

- Thức ăn trong mô hình nuôi ghép

- Tình hình dịch bệnh

- Thị trường tiêu thụ sản phẩm

3.2.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi xen ghép

- Thuận lợi của mô hình nuôi xen ghép

- Lợi nhuận thu được sau vụ nuôi

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Tài liệu về tình hình nuôi xen ghép tôm sú, cá dìa, cua xanh được thu thập trên website

- Tài liệu liên quan về NTTS, về tình hình kinh tế- xã hội ở xã Phú An được thu thập tạiphòng nông nghiệp huyện Phú Vang

- Các tài liệu liên quan khác được thu thập qua sách báo, tạp chí, các website

3.3.3 Phương pháp điều tra

3.3.3.1 Phương pháp chọn hộ điều tra

- Số hộ điều tra: 30 hộ

 Tiêu chí chọn hộ:

- Hộ có nuôi xen ghép tôm sú, cá dìa, cua xanh ở xã Phú An

- Chọn hộ ngẫu nhiên: lấy danh sách tên các hộ hiện đang nuôi ghép 3 đối tượng trên docán bộ xã cung cấp, sau đó chọn ngẫu nhiên ra 30 hộ trong danh sách (không phân biệtthôn, giàu nghèo…) để điều tra

3.3.3.2 Thiết kế bảng hỏi

Trang 15

- Thiết kế bảng hỏi: dựa vào những yêu cầu cần điều tra để thiệt kế bảng hỏi Bảng hỏiđược chia làm 7 phần (thông tin chung về hộ được điều tra, con giống, thức ăn, chăm sócquản lý, tình hình dịch bệnh và sử dụng thuốc, hiêu quả kinh tế).

- Điều tra thử: chọn 5 hộ ngẫu nhiên để điều tra thử nhằm tìm ra một số câu hỏi không hợp

lý, một số thuật ngữ trong bảng hỏi người dân không hiểu hoặc khó hiểu

- Hoàn thiện bảng hỏi: chỉnh sửa những chỗ chưa hợp lý phát hiện được qua quá trình điềutra thử , sau đó đi đến hoàn thiện bảng hỏi

3.3.3.3 Tiến hành điều tra

- Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ dân được chọn thông qua bảng hỏi

đã được chuẩn bị sẵn

3.3.4 Phương pháp sử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên xã Phú An

Khí hậu của xã Phú An có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Mùa khô vào các tháng 9,

10, 11, 12 Lượng mưa hằng năm rất lớn, trị số trung bình là 2636mm- 2867mm

Chế độ gió có hai mùa: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông Gió Tây Nam (Gió Lào)khô nóng hoạt động từ tháng 4 đến tháng 8, đây cũng là khoảng thời gian nắng nóng, nhiệt độcao làm bốc hơi nước Gió Tây Nam trùng với mùa nắng nóng nên thường gây nên hạn hán,thiếu nước, độ mặn tăng cao,… ảnh hưởng lớn đến cây trồng vật nuôi, nhất là hoạt động nuôitrồng thủy sản

Bão lũ thường xuyên xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 Bão, mưa lớn, nước dâng, lũ lụt làhiện tượng thường xảy ra vào tháng 9, 10, 11 gây nhiều thiệt hại đến sản xuất của nhân dân xãPhú An

4.2 Kết quả điều tra, phỏng vấn bằng bảng hỏi

Trang 16

Chọn ngẫu nhiên 30 hộ gia đình tham gia nuôi xen ghép các đối tượng tôm sú, cá dìa, cuaxanh để phỏng vấn lấy thông tin Kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ theo thôn như sau:

Bảng 4.1- Số hộ chọn ngẫu nhiên để điều tra

4.3 Thông tin về người nuôi xen ghép ở xã Phú An

4.3.1 Trình độ của người tham gia nuôi và số người tham gia nuôi xen ghép

Trình độ của những người tham gia nuôi xen ghép ở xã Phú An được trình bày qua bảng4.2

Biểu đồ 4.1- Tỷ lệ về trình độ người tham gia nuôi

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy rằng trong 30 hộ được điều tra có tổng số 38 người thamgia vào hoạt động nuôi trồng thủy sản

Hầu hết các hộ dân đều là nông dân có trình độ học vấn không cao, chỉ 3 người (chiếm8%) có trình độ cấp 3, trình độ cấp 2 có 18 người (chiếm 47%), trình độ cấp 1 có 13 người(chiếm 34%) và dưới cấp có 4 người (chiếm 11%)

Với trình độ không đồng đều và còn ở mức trung bình như vậy, người tham gia nuôi sẽ gặpnhiều khó khăn trong việc tập huấn kỹ thuật của cán bộ và tiếp thu kỹ thuật của người tham gianuôi cũng sẽ bị hạn chế

Trong nuôi trồng thủy sản, ngoài những yếu tố tự nhiên tác động, yếu tố con người rất quantrọng trong quá trình sản xuất, con người có khả năng điều chỉnh một số yếu tố bất lợi cho đối

Trang 17

tượng nuôi như: giảm các loại khí độc, điểu chỉnh pH, quản lý nguồn thức ăn,… Nếu có trình

độ nhất định đáp ứng tiếp thu kỹ thuật tốt sẽ là điều kiện thuận lợi để có vụ nuôi thành công Qua quá trình điều tra phỏng vấn, một số người tham gia nuôi, nhất là những người có trình

độ thấp chưa áp dụng quy trình cơ bản như cải tạo ao chưa tốt, cho ăn không đúng phươngpháp, đó đều là những tác động của yếu tố trình độ đến quá trình sản xuất và nuôi trồng thủysản

4.3.2 Độ tuổi của các hộ nuôi

Theo kết quả điều tra hộ nuôi ghép có độ tuổi trẻ nhất là 42 tuổi, lớn nhất là 70 tuổi Độtuổi 45-55 chiếm tỷ lệ cao nhất so với các độ tuổi khác, điều này cho thấy các chủ hộ nuôi đã

có tuổi đời khá cao, là những người có nhiều năm kinh nghiêm nuôi trồng thủy sản Bảng Bảng

Bảng 4.3- Độ tuổi của các hộ nuôi

Biểu đồ 4.2- Độ tuổi những người tham gia nuôi

4.3.3 Nghề nghiệp của các hộ nuôi

Bảng 4.4- Nghề nghiệp của các hộ tham gia nuôi xen ghép

Trang 18

4.3.4 Quy mô và diện tích nuôi

Kết quả điều tra cho thấy 30 hộ tham gia phỏng vấn có tổng diện tích mặt nước nuôi là174000m2, không có ao chứa, ao lắng Các ao nuôi có diện tích từ 5000- 10000m2 trong đó có

19 ao với diện tích 5000m2, 3 ao với diện tích 6000m2, 2 ao với diện tích 7000m2, 4 ao với diệntích 8000m2 và 2 ao diện tích 10000m2 (bảng 4.5)

Trang 19

4.4 Đối tượng và cơ cấu thả giống

4.4.1 Đối tượng thả giống

4.4.1.1 Tôm sú (Penaeus monodon)

Trang 20

Tôm sú sống ở các bờ biển của Úc, Đông Nam Á, Nam Á và Đông Phi Tương tự như tất cảtôm penaeid, chủy cũng phát triển và có răng cưa.

Tùy thuộc vào tầng nước, thức ăn và độ trong, mà màu sắc cơ thể khác nhau từ màu xanh lácây, nâu, đỏ, xám, xanh Lưng xen giữa màu xanh hoặc đen và màu trắng Tôm thành thục có thể đạt đến 33 cm chiều dài và tôm cái thường lớn hơn tôm đực

Phân bố tự nhiên của loài này là khi vực Ấn- Tây- Thái Bình Dương, trải từ bờ đông châu Phi, bán đảo Ả Rập, đến tận Đông Nam Á và biển Nhật Bản Ở Đông Úc cũng có loài này, và một lượng nhỏ tôm sú cũng đi vào Địa Trung Hải qua kênh đào Suez Ngoài ra còn có ở Hawaii

và bờ biển Đại Tây Dương của Mỹ(Florida, Georgia và Nam Carolina)

Khả năng thích nghi với môi trường sống:

• Nền đáy thủy vực:

Nền đáy thủy vực có ảnh hưởng khá lớn đối với sự phân bố của các loài tôm trong tự nhiên.Một số loài thích nên cát, cát bùn, thủy vực nước trong có độ mặn cao như tôm sú, tôm rằn, tôm

he, tôm gậy, tôm chì, các loài này thường có màu sắc đa dạng

Và nhiều vân màu xen kẻ trên thân, trong khi đó có một số loài thích thủy vực rộng, nến đáy bùn, bùn cát, có nồng độ muối thấp như tôm thẻ, tôm đất, tép bạc, các loài này thường có màu không rực rỡ (ngoại trừ một số loài như tôm sắt, tôm giang, )

• Nhiệt độ:

Nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm, khi nhiệt độ trong nước thấp dưới mức nhu cẩu sinh lý của tôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể ( biểu hiện bên ngoài là sự ngừng bắt mồi, ngưng hoạt động nếu kéo dài thời gian có nhiệt độ thấp thì tôm sẽ chết) Khi nhiệt độ quá giới hạn chịu đựng kéo dài thì tôm

bị rối loạn sinh lý và chết (biểu hiện bên ngoài là cong cơ, đục cơ, tôm ít hoạt động, nằm yên, tăng cường hô hấp)

Các loài tôm khác nhau có sự thích ứng với sự biến đổi nhiệt độ khác nhau, khả năng thích ứng này cũng theo các giai đoạn phát triển của tôm trong vòng đời Tôm con có khả năng chịu đựng về nhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành

• Nồng độ muối:

Trong thủy vực tự nhiên, các loài tôm có khả năng chịu đựng về sự biến động nồng độ muối khác nhau Tôm thẻ, tôm bạc có khả năng chịu đựng sự biến động của nồng độ muối thấp hơn so với tôm sú, tôm rằn, tôm đất Nồng độ muối ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn so với nhiệt độ Khi nghiên cứu tỷ lệ sống của tôm, các thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng của nồng độ

Trang 21

muối lên hoạt động sống của tôm là không có, chỉ có ý nghĩa ở mức ảnh hưởng lên sự tăng trưởng của tôm.

• pH:

pH của nước thường biến động theo tính chất của môi trường nước và nên đáy thủy vực, trong tự nhiên tôm thích nghi với pH biến động từ 6.5- 8.5, trên hoặc dưới giới hạn này sẽ không có lợi cho sự phát triển của tôm, pH thích hợp cho hoạt động của tôm là từ 7- 8.5

Dinh dưỡng

Tập tính ăn, cơ chế tiêu hóa thức ăn, cấu trúc và chức năng của cơ quan dinh dưỡng (kể cả

phụ bộ) được nghiên cứu khá nhiều trên tôm thẻ đuôi xanh (Penaeus merguiensis) Nói chung,

họ tôm he ăn tạp thiên về động vật, tập tính ăn và loại thức ăn khác nhau theo từng giai đoạn sinh trưởng

(i) Giai đoạn ấu trùng tôm bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ nên thức ăn phi phù hợp với

cỡ miệng Các loại thức ăn chúng ưu thích là tảo khuê (Skeletonema, Chaetoceros0, luân trùng ( Brachionus plicatilis, Artemia), vật chất hữu cơ có nguồn gốc động và thực vật

(ii) Sang giai đoạn tôm bột, tôm sử dụng các loại thức ăn nhhư giáp xác nhỏ, (ấu trùng

Ostracoda, Copepoda, Mysidacea), các loài nhuyễn thể (Mollucs) và giun nhiều tơ (Polychaeta) Ngoài ra, tôm cũng cps thể sử dụng thức ăn chế biến

(iii) Giai đoạn trưởng thành tôm sử dụng thức ăn như giáp xác sống đáy (Benthic

crustacean), hai mảnh vỏ (Bivalvia), giun nhiều tơ và hậu ấu trùng các loài động vật đáy Hoạt động tìm kiếm thức ăn của tôm liên quan đến điều kiện môi trường

Sinh trưởng

Tôm là loài giáp xác có vỏ kitin bao bọc bên ngoài cơ thể, cho nên sự sinh trưởng của chúng hoàn toàn khác với cá, cá mang tính liên tục do không có vỏ bao bọc, sinh trưởng của tôm mà tính gián đoạn và đặc trưng bởi sự gia tăng đột ngột về kích thước và trọng lượng Tôm muốn gia tăng kích thước (hay sinh trưởng) phải tiến hành lột bỏ lớp bỏ cũ để cơ thể tăng kích thước Quá trình này thường tùy thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước

và giai đoạn phát triển của cá thể

• Chu kỳ lột xác:

Chu kỳ lột xác là thời gian giữa hai lần lột xác liên tiếp nhau, chu kỳ này mang tính đặc trưng riêng biệt cho loài và giai đoạn sinh trưởng của tôm Chu kỳ lột xác sẽ ngắn ở giai đoạn tôm con và kéo dài khi tôm càng lớn

• Sinh học của sự lột xác:

Ngày đăng: 11/05/2017, 07:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w