1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN TỚI . MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY VASC

54 759 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 329,5 KB

Nội dung

PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN TỚI . MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY VASC 18

Trang 1

Mục lục

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1

I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 2

1 Khái niệm Ngân sách nhà nước 2

2 Đặc điểm của Ngân sách nhà nước 5

3 Vai trò của NSNN 7

II- THU VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 12

1 Thu Ngân sách nhà nước 12

1.1.Những vấn đề chung về thu NSNN 12

1.1.1 Khái niệm thu NSNN 12

1.2 Một số khoản thu chủ yếu của NSNN 16

1.2.1 Thuế - Khoản thu chủ yếu của NSNN 16

1.2.2 Nguồn thu từ phí và lệ phí 23

1.2.3 Khoản thu từ vay nợ của Chính phủ 25

1.2.4 Viện trợ quốc tế 26

1.3 Giải pháp nhằm bồi dưỡng nguồn thu Ngân sách nhà nước 27

2 Chi Ngân sách nhà nước 28

2.1 Những vấn đề chung về chi NSNN 28

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm chi NSNN 28

2.1.2 Phân loại các khoản chi NSNN 30

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN 36

2.2 Những nguyên tắc tổ chức chi NSNN 36

3 Cân đối ngân sách nhà nước 38

3.1 Nhận thức cơ bản về cân đối Ngân sách 38

3.1.1 Khái niệm cân đối Ngân sách 38

3.1.2 Các quan điểm về cân đối Ngân sách Nhà nước 38

3.2 Thâm hụt ngân sách Nhà nước 42

III TỔ CHỨC HỆ THỐNG NSNN VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NSNN CỦA VIỆT NAM 45

1 Tổ chức hệ thống NSNN 45

2 Phân cấp quản lý NSNN 47

IV- NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NSNN 50

1 Năm ngân sách 50

2 Chu trình NSNN 50

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP 52

TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO 53

Trang 2

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Trong chương này cần làm rõ các vấn đề sau:

- Ngân sách là gì? Vai trò của nó?

- Quá trình tạo lập NSNN

- Nhà nước sử dụng NSNN như thế nào?

- Nhà nước quản lý NSNN ra sao?

I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1 Khái niệm Ngân sách nhà nước

a) Vài nét sơ lược về nguồn gốc ra đời và phát triển của Ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước (NSNN) là phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, Ngân sách nhà nước rađời là một tất yếu khách quan, gắn liền với sự ra đời, tồn tại của Nhà nước và nền kinh tế hànghoá- tiền tệ

Trong tác phẩm "Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước",

Ăng-ghen đã chỉ ra rằng: Nhà nước ra đời trong cuộc đấu tranh của xã hội có giai cấp, nó là sản

phẩm của đấu tranh giai cấp Nhà nước xuất hiện với tư cách là cơ quan có quyền lực công cộng để duy trì và phát triển xã hội Để thực hiện chức năng đó, Nhà nước phải có nguồn lực tài chính Bằng quyền lực công cộng, Nhà nước đã ấn định các thứ thuế, bắt công dân phải đóng góp lập ra quỹ tiền tệ riêng có - quỹ NSNN - để chi tiêu cho bộ máy nhà nước, quân đội, cảnh sát Nhưng dần dần những tham vọng về lãnh thổ, về chủ quyền đưa đến những cuộc chiến tranh xâm lược làm cho bộ máy thống trị, quân đội ngày một lớn Thuế không đảm bảo được nhu cầu chi tiêu buộc Nhà nước phải vay nợ bằng cách phát hành công trái để bù đắp

sự thiếu hụt của NSNN.

Như vậy, qua việc phân tích nói trên của Ăng- ghen chúng ta có thể thấy rằng: sự ra

đời của NSNN luôn gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước Bản chất của Nhà nước

quyết định bản chất giai cấp của NSNN

- Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, nguồn thu của NSNN chủ yếudựa trên sự đóng góp bắt buộc của dân chúng để hình thành quỹ NSNN và quỹ này dùng đểchi tiêu cho nhà vua, quân đội, bộ máy công quyền cai trị xã hội Người dân được hưởng rất ítcác phúc lợi công cộng từ NSNN

Trang 3

- Khi giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, giai đoạn đầu họ chủ trương xây dựng mộtNhà nước không can thiệp vào hoạt động của các lực lượng kinh tế trên thị trường Nhà nướcchỉ đơn thuần đảm nhận nhiệm vụ giữ gìn an ninh, quốc phòng NSNN lúc này chỉ đóng vaitrò là một quỹ tiền tệ của nhà nước để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

Bước vào những năm 1929-1933, nền kinh tế của các nước tư bản lâm vào khủng hoảngnghiêm trọng Để đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, Nhà nước phải can thiệp vào nền kinh

tế bằng cách lập ra các chương trình chi tiêu lớn và thực hiện tái phân phối lại thu nhập xã hộithông qua các công cụ tài chính Trong số các công cụ đó thì NSNN là công cụ quan trọng, sắcbén để nhà nước thực hiện điều chỉnh nền kinh tế và nâng cao phúc lợi công cộng cho người dân

- Đối với Nhà nước trong thời đại hội nhập quốc tế hiện nay, có những vấn đề mangtính toàn cầu mà khu vực tư nhân không thể giải quyết được (chẳng hạn vấn đề bảo vệ môitrường, sinh thái, thiên tai, việc chống khủng bố, ) do vậy nhà nước phải đứng ra giải quyếtcác vấn đề đó Trong thời kỳ này NSNN có thêm nhiệm vụ đảm bảo nguồn tài chính chonhững hoạt động đối ngoại nói trên của nhà nước

Như vậy cùng với việc mở rộng các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước và sự pháttriển của các quan hệ hàng hoá- tiền tệ, các hình thức thu, chi của NSNN ngày càng phát triểnphong phú hơn và NSNN đã trở thành một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc đảmbảo chi tiêu cho nhà nước và tác động đến đời sống xã hội cho đất nước

Vậy thực chất NSNN là gì?

b) Khái niệm NSNN

Cho đến nay, thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sốngkinh tế, xã hội ở mọi quốc gia Thế nhưng người ta vẫn chưa có sự nhất trí về NSNN là gì? Cónhiều ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN, tuỳ theo quan điểm của người định nghĩa thuộccác trường phái kinh tế khác nhau, hoặc tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau

- Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển, thì: Ngân sách nhà nước làmột văn kiện tài chính, mô tả các khoản thu, chi của Chính phủ, được thiết lập hàng năm

- Các nhà kinh tế học hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về NSNN.Chẳng hạn:

+ Theo các nhà kinh tế phương Tây, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, là

kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước

+ Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng, NSNN là kế hoạch thu, chi tài chính hàngnăm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp luật quy định

+ Các nhà kinh tế Nga cũng cho rằng, NSNN là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằngtiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước

Trang 4

Chúng ta có thể thấy, quan điểm của các nhà kinh tế Nga và Trung Quốc khá gần gũivới quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển.

- Luật Ngân sách nhà nước đã được Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Khoá

IX, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20/3/1996 cũng có ghi: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các

khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước

Các ý kiến trên xuất phát từ cách tiếp cận vấn đề khác nhau và có nhân tố hợp lýsong chưa đầy đủ Bởi chúng mới chỉ mô tả hình thức biểu hiện bên ngoài của NSNN, màchưa phản ánh được nội dung kinh tế bên trong- mặt bản chất của NSNN

Khái niệm NSNN là một khái niệm trừu tượng, nhưng nếu xem xét ở giác độ hoạt động tài chính thì NSNN lại là một hoạt động tài chính cụ thể của Nhà nước Do vậy, khái

niệm NSNN phải thể hiện được mặt bản chất, tức là nội dung kinh tế - xã hội chứa đựng bêntrong của NSNN, muốn vậy NSNN phải được xem xét trên các giác độ khác nhau:

- Xét về hình thức: NSNN là một bản dự toán thu và chi do Chính phủ lập ra, đệ trìnhQuốc hội phê chuẩn và giao cho Chính phủ tổ chức thực hiện

- Xét về thực thể: NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể vàđược định lượng Các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ - quỹ NSNN - và cáckhoản chi đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy

Thu và chi quỹ này có quan hệ ràng buộc với nhau gọi là cân đối cân đối thu- chiNSNN, đó là một cân đối lớn trong nền kinh tế thị trường và được Nhà nước quan tâm đặc

biệt Vì lẽ đó có thể khẳng định NSNN là một quỹ tiền tệ lớn của Nhà nước.

- Xét trong tổng thể một hệ thống tài chính thống nhất: NSNN là khâu chủ đạo trong

hệ thống tài chính quốc gia

- Xét về các nội dung kinh tế chứa đựng trong NSNN: Quan sát các hoạt động ngânsách ta thấy: các khoản thu - luồng nhập quỹ NSNN, các khoản chi - xuất quỹ NSNN chính là

quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước Trong quá trình đó xuất hiện hàng

loạt các quan hệ tài chính giữa một bên là Nhà nước với một bên là các chủ thể phân phốitrong quá trình phân phối các nguồn tài chính Cụ thể:

Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với dân cư, thể hiện: dân cư nộp các thứ thuế chonhà nước và nhà nước chi các khoản hỗ trợ cho dân cư như các khoản trợ cấp xã hội, y tế,giáo dục, trợ cấp xoá đói giảm nghèo.v.v

Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với khu vực doanh nghiệp, thể hiện: doanh nghiệpnộp thuế cho nhà nước và nhà nước chi hỗ trợ vốn đầu tư, trợ cấp xuất khẩu cho doanhnghiệp

Trang 5

Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các tổ chức xã hội, thể hiện nhà nước chi hỗ trợcho hoạt động của các tổ chức xã hội được khuyến khích.

Quan hệ tài chính giữa Nhà nước với các Nhà nước khác và với các tổ chức quốc tế,thể hiện: ở quan hệ vay nợ, viện trợ, hợp tác kinh tế giữa các nhà nước với nhau hoặc giữanhà nước với các tổ chức phi chính phủ.v.v

Như vậy, đằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của NSNN là một quỹ tiền tệ củaNhà nước với các khoản thu, chi của nó thì NSNN lại phản ánh các quan hệ kinh tế gắn vớimột chủ thể đặc biệt đó là Nhà nước trong quá trình phân phối các nguồn tài chính quốc gianhằm tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để giải quyết các nhiệm vụ kinh

tế, xã hội Những quan hệ thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là những quan hệ được xácđịnh trước, được định lượng và Nhà nước sử dụng chúng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Từ sự phân tích trên, ta có thể đưa ra khái niệm NSNN như sau:

NSNN là một khâu của hệ thống tài chính quốc gia, nó phản ánh quan hệ kinh tế

phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.

2 Đặc điểm của Ngân sách nhà nước

Từ việc phân tích nguồn gốc ra đời và khái niệm của NSNN, chúng ta rút ra một sốđặc điểm cơ bản của NSNN:

Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực của Nhà nước và

được Nhà nước tiến hành trên cơ sở luật định.

Đặc điểm này thể hiện tính pháp lý tối cao của NSNN Việc ban hành, sửa đổi, bổ sung haybãi bỏ một khoản thu, chi nào của NSNN cũng chỉ có một cơ quan quyền lực cao nhất của Nhànước - Quốc hội quyết định Mặt khác tính quyền lực của Nhà nước đối với NSNN còn thể hiện ởchỗ Chính phủ không thể thực hiện thu, chi NS một cách tuỳ tiện mà phải dựa trên cơ sở pháp lý

đã được xác định trong các văn bản pháp luật do cơ quan quyền lực của Nhà nước ban hành

Bởi vì:

- Quá trình tạo lập quỹ NSNN (thu NSNN) chính là quá trình phân phối lại lợi ích kinh

tế giữa Nhà nước và các chủ thể tham gia phân phối, trong đó Nhà nước điều tiết một phần lợiích kinh tế từ các chủ thể tham gia phân phối là các tổ chức và cá nhân trong xã hội Tuynhiên, trong thực tế không phải tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội đều sẵn sàng chia sẻlợi ích của mình cho Nhà nước Do vậy, để điều tiết được một phần thu nhập của xã hội nhằmtạo lập được quỹ NSNN thì Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để buộc các tổ chức, cánhân trong xã hội đóng góp

Trang 6

- Quá trình sử dụng quỹ NSNN (chi NSNN) cũng chính là quá trình phân phối lợi ích

nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước Quá trình này tác động đến lợi íchkinh tế của các chủ thể ở mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội do vậy để đảm bảo tính thống nhất, kỷcương trong đời sống kinh tế xã hội để Nhà nước hoàn thành chức năng của mình thì cáckhoản chi NSNN phải được thể hiện bằng quyền lực của Nhà nước tức là luật pháp

Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng

của Nhà nước, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng

Như phần trên đã phân tích, hoạt động NSNN được biểu hiện cụ thể bằng các hoạtđộng thu và chi, trong đó:

- Thu NSNN chính là quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ đặc biệt- quỹ này thuộc

sở hữu của Nhà nước

- Chi NSNN, chính là việc sử dụng quỹ này chi tiêu cho những hoạt động của bộ máyquản lý hành chính, quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, cácvấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp xã hội trước mắt và lâu dài Tất cả những khoản

chi nói trên nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước

Kết quả của các khoản chi nói trên không ngoài mục đích đảm bảo cho một xã hội ổnđịnh, nền kinh tế tăng trưởng bền vững và phúc lợi công cộng được nâng cao Do vậy hoạt

động của NSNN luôn chứa đựng lợi ích công cộng, lợi ích chung toàn xã hội

Thứ ba, hoạt động thu, chi NSNN được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực

tiếp là chủ yếu.

Tính chất không hoàn trả trực tiếp của hoạt động thu, chi NSNN được thể hiện trêncác khía cạnh sau:

Một là: Sự chuyển giao thu nhập của xã hội vào quỹ NSNN chủ yếu thông qua hình

thức thuế Đó là hình thức thu- nộp bắt buộc, không mang tính hoàn trả trực tiếp Có nghĩa là

mức thu nhập mà người nộp chuyển giao cho Nhà nước không hoàn toàn dựa trên mức độ lợiích mà người nộp thuế thừa hưởng từ những dịch vụ và hàng hoá công cộng do Nhà nướccung cấp Ngược lại, người nộp thuế cũng không có quyền đòi hỏi Nhà nước cung cấp hànghoá, dịch vụ công cộng trực tiếp cho mình mới nộp thuế cho Nhà nước;

Hai là: Mọi người dân sẽ nhận được một phần các hàng hoá, dịch vụ công cộng mà

Nhà nước đã cung cấp cho cả cộng đồng Phần giá trị mà người đó được hưởng thụ khôngnhất thiết tương đồng với khoản đóng góp mà họ đã nộp vào NSNN

Ngoài ba đặc điểm nêu trên, NSNN cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác

(thể hiện tính mục đích và tính vận động thường xuyên) Tuy nhiên, nét riêng biệt của NSNNvới tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước là nó được chia thành nhiều quỹ nhỏ, có

Trang 7

tác dụng riêng và chỉ sau đó NSNN mới được chi dùng cho những mục đích nhất định đã địnhtrước.

Nghiên cứu những đặc điểm của NSNN không những cho phép tìm được phương thức

và phương pháp quản lý NSNN hiệu quả hơn, mà còn giúp ta nhận thức và phát huy tốt hơnvai trò của Ngân sách nhà nước

3 Vai trò của NSNN

NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốcphòng và đối ngoại của đất nước Tuy nhiên, vai trò của NSNN bao giờ cũng gắn liền với vaitrò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của NSNN có thể xem xét trên một số mặt sauđây:

3.1 NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy nhà nước.

Sự hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội luôn đòi hỏiphải có các nguồn tài chính để chi tiêu cho những mục đích xác định Các nhu cầu chi tiêu củanhà nước được thỏa mãn từ các nguồn thu bằng hình thức thuế và thu ngoài thuế Đây là vaitrò lịch sử của NSNN, được xuất phát từ tính nội tại của phạm trù tài chính mà trong bất kỳchế độ xã hội và cơ chế kinh tế nào, NSNN đều phải thực hiện và phát huy

Để phát huy vai trò của NSNN trong quá trình phân phối, huy động các nguồn tàichính của xã hội cho nhà nước cần thiết phải xác định:

- Mức động viên các nguồn tài chính từ đơn vị cơ sớ để hình thành nguồn thu của nhànước

- Các công cụ kinh tế được sử dụng tạo nguồn thu cho nhà nước và thực hiện cáckhoản chi của nhà nước

- Tỷ lệ động viên (tỷ suất thu) của nhà nước trên GDP

[Theo thống kê của thế giới, mức động viên GDP vào NSNN ở các nước phát triển thườngkhoảng trên 30%, và ở các nước đang phát triển khoảng từ 14% đến 17% (không tính tới cáckhoản không phải là thuế, phí, lệ phí như các nguồn thu từ bán tài nguyên thiên nhiên đặc biệt

là dầu thôlà thứ không tái tạo lại được trong tương lai)

Tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách quyết định qui mô quỹ NSNN

Ở 30 nước của nền kinh tế phát triển (nguồn kinh tế tài chính thế giới 1970-2000 của Việnnghiên cứu tài chính), tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách chính quyền trung ương bình quântrong giai đoạn 1971-2000 là 29.92 %GDP

Cũng cùng giai đoạn trên, đối với 13 nước của nền kinh tế khu vực EURO là 32,23%GDP ;của nhóm G7 là 25,74%GDP (trong đó duy chỉ có Nhật là dưới 15% GDP do nước này phân

Trang 8

cấp mạnh ngân sách cho chính quyền địa phương);

Nhóm 33 nước xuất khẩu dầi khí giai đoạn 2000-2005 là 37,45 % GDP ( Viet Nam 23,72%GDP) Các nước ASEAN giai đoạn 1971-2000 (trừ tài trợ) là 18,93% GDP (Việt Nam 20,25

% GDP) !

Vậy tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách ở Việt Nam bao nhiêu sẽ là hợp lý ?

Việt Nam là nước có GDP thấp với nền kinh tế và thu ngân sách phụ thuộc một phần quantrọng vào khai thác xuất khẩu dầu thô và tài nguyên khoáng sản thô, hơn thế nữa lại là nướcvay nợ thuần với tỷ lệ nợ Chính phủ tương đối cao

Tổng thu và viện trợ của VN qua các năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 26,7% GDP; 25,9%GDP; 24,5% GDP trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn (hơn8%GDP) tiếp đến là thuế VAT Trong khi thu NSTW (trừ viện trợ) tương ứng năm là 17,4%GDP ; 16,9% GDP; 16% GDP ( nguồn IMF tháng 11 năm 2006)

Qua phân tích và nhận định của các chuyên gia, tỷ lệ động viên hợp lý GDP vào ngân sáchchính quyền TW của Việt Nam hiện nay ở mức 16% GDP là hoàn toàn hợp lý

Bên cạnh đó tỷ lệ động viên GDP và NSNN nói chung ở mức 24% GDP hiện nay cũng hợp lý(theo đó tỷ trọng thu NSTW chiếm 2/3 NSNN như mức độ phân cấp thu NSNN hiện nay).Muốn duy trì mức độ phân cấp như hiện nay với tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách chínhquyền TW của VN ở mức 18% GDP thì cần 27% GDP cho NSNN - mức này bất hợp lý sovới trình độ và nguồn lực phát triển kinh tế VN hiện nay và trong tương lai gần Phần giảmthu từ dầu khí và thuế XNK của NSTW được bù đắp bằng thuế trực thu, đặc biệt là từ thuếTNDN,…

(Câu hỏi thêm: trong khi mức thu từ dầu thô vẫn được tính chung là tổng thu của NSNN phục

vụ cho chi tiêu chung của Chính phủ, nếu tách riêng ra thành một quỹ riêng thi mức động viêncủa Việt Nam trong tương lai tới đây sẽ phải được bù vào bởi khoản thu nào để thế cho khoảnthu từ dầu thô đã được bóc tách riêng Và với mục tiêu phát triển bền vững thì trong trườnghợp bóc tách ấy bạn có ý kiến sử dụng quỹ thu từ dầu thô vào việc gì?)

3.2 NSNN là công cụ thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững.

Thông qua các khoản chi kinh tế và chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạtầng kinh tế, phát triển những ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường;

đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu , Chính phủ có thể tạo điều

kiện và hướng nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào những lĩnh vực, những vùngcần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế mới cũng như tạo ra môi trường thuận lợi cho sảnxuất kinh doanh Các khoản chi này của NSNN không thu hồi trực tiếp, nhưng hiệu quảcủa nó lại được tính bằng sự tăng trưởng của GDP, sự phân bố chung hợp lý của nềnkinh tế hoặc bằng các chỉ tiêu khác như tạo ra khả năng tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá

và dịch vụ

Trang 9

Thông qua thu ngân sách mà chủ yếu là thuế cũng góp phần định hướng phát triển sản

xuất Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định miễn, giảm thuế có tác

dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hútđược doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết, ngược lại, một chính sách thuế khắt khe

sẽ giảm bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh

Rõ ràng là chính sách thu, chính sách chi ngân sách gắn liền với chính sách phát triển kinh

tế - xã hội và phục vụ trực tiếp cho chính sách này của Nhà nước

3.3 NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu chi phối đến giá cả thị trường rất mạnh

mẽ Mọi sự biến động của giá cả trên thị trường đều có nguyên nhân từ sự mất cân đối giữa

cung và cầu Để ổn định giá cả, chính phủ có thể thông qua công cụ NSNN để tác động vàocung hoặc cầu hàng hoá trên thị trường Sự tác động này có thể được thực hiện theo haihướng: thu và chi NSNN Cụ thể:

(i) Thông qua điều chỉnh chính sách thu NSNN:

Bằng việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống thuế, thuế suất, chính sách miễn giảm thuế hợplý.v.v Chính phủ cũng có thể tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu để góp phần ổn định giá

cả trên thị trường

Ví dụ: khi giá cả hàng hoá lên cao, có nguy cơ trở thành lạm phát, nhà nước có thểđiều chỉnh tăng thuế thu nhập cá nhân để giảm cầu, miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp sảnxuất.v.v để nâng đỡ cung từ đó thúc đẩy cân bằng cung cầu, ổn định giá cả, hạn chế lạm phátxảy ra

(ii) Thông qua chính sách chi tiêu của Nhà nước (chi NSNN)

Bằng nguồn cấp phát của chi tiêu NS hàng năm các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng

tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hoá, vật tư chiến lược ) được hình thành Thông qua các

quỹ này, Chính phủ thực hiện điều tiết thị trường bình ổn giá cả Một cách tổng quát, cơ chếđiều tiết là:

+ Khi giá cả của một loại hàng hoá nào đó lên cao, để kìm hãm và chống đầu cơ,Chính phủ đưa dự trữ hàng hoá đó ra thị trường để tăng cung, trên cơ sở đó sẽ bình ổn đượcgiá cả và hạn chế khả năng tăng giá đồng loạt, gây nguy cơ lạm phát chung cho nền kinh tế

+ Còn khi giá cả một loại hàng hoá nào đó bị giảm mạnh, có khả năng gây thiệt hạicho người sản xuất và tạo ra xu hướng di chuyển vốn sang lĩnh vực khác, Chính phủ sẽ bỏtiền để mua các hàng hoá đó theo một giá nhất định đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất

Trang 10

- Trong trường hợp xảy ra lạm phát, Chính phủ cũng có thể sử dụng NSNN để khốngchế và đẩy lùi lạm phát một cách hiệu quả bằng các biện pháp nhằm nâng đỡ cung và giảmbớt cầu, đó là:

+ Thắt chặt chi tiêu của NSNN, nhất là các khoản chi cho tiêu dùng;

+ Tăng thuế tiêu dùng, giảm thuế thu nhập

3.4 Ngân sách là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

Một mâu thuẫn gay gắt đang nảy sinh trong thời đại hiện nay là mâu thuẫn giữa tính

nhân đạo xã hội mà mỗi nhà nước và mỗi cá nhân cần vươn tới và quy luật khắt khe của nền

kinh tế thị trường xung quanh vấn đề thu nhập, đó là sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữangười giàu và người nghèo Vấn đề đặt ra là phải có một chính sách phân phối hợp lý thunhập của toàn xã hội Chính sách đó phải vừa khuyến khích sự tăng trưởng, lại vừa đảm bảotính công bằng xã hội một cách hợp lý

Bằng việc sử dụng công cụ NSNN, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi tiêungân sách, Chính phủ đã làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập giữa người giàu vàngười nghèo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước Hay nóicách khác, vai trò quan trọng của NSNN trong điều chỉnh phân phối thu nhập được thể hiệntrên phạm vi rộng lớn ở cả hai mặt hoạt động thu và chi NSNN Cụ thể:

(i) Sử dụng công cụ thuế

- Thông qua thuế thu nhập cá nhân, Nhà nước thực hiện việc điều tiết một phần thu

nhập của những người giàu, để đảm bảo mức tiêu dùng hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, hạnchế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới đảm bảo công bằng xã hội về thu nhập

- Với việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt, đánh thuế giá trị gia tăng với thuế suất cao đốivới các mặt hàng xa xỉ, các loại dịch vụ cao cấp, Nhà nước có thể để điều tiết một phần thunhập của những người giàu có- đối tượng chủ yếu sử dụng các loại hàng hoá cao cấp này

(ii) Sử dụng chính sách chi tiêu ngân sách

Thông qua các khoản chi an sinh xã hội, chi cho các chương trình giải quyết việc làm,xoá đói giảm nghèo, chi trợ cấp trợ giá các mặt hàng thiết yếu (lương thực, điện, nước), chi

phí cho việc cung cấp hàng hoá khuyến dụng, hàng hoá công cộng.v.v thì NSNN như một

trung tâm phân phối lại thu nhập, nhằm chuyển bớt một phần thu nhập từ các tầng lớp giàu

có sang tầng lớp những người nghèo

Thông thường ở các quốc gia trên thế giới, các khoản chi phí cho mục tiêu phúc lợi xã

hội, mục tiêu trợ cấp cho người nghèo được bố trí theo chiều hướng tăng lên theo một tỷ lệnhất định so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

Trang 11

* Lưu ý:

- Việc sử dụng công cụ NSNN làm công cụ điều chỉnh đảm bảo công bằng xã hội làmột việc không đơn giản Chẳng hạn:

+ Trong việc sử dụng công cụ thuế, quan điểm cơ bản nhất cần phải quán triệt là: kích

thích sản xuất và điều hoà thu nhập Thuế không thể thu quá cao đến mức làm nhụt khát vọng

làm giàu của nhà kinh doanh và làm giảm khả năng tăng trưởng của nền kinh tế Thuế cũngkhông thể thu quá thấp, bởi lẽ nó không chỉ làm giảm nguồn thu của NSNN, nguồn cơ bản đểgiải quyết các vấn đề xã hội, mà ở mức độ nhất định, nó còn hạn chế cạnh tranh để phát triển

sản xuất Vì thế, mức thuế và thuế suất phải được nghiên cứu thận trọng ở cả hai cực: kích

thích và hạn chế

+ Đối với nước ta hiện nay, nhu cầu chi tiêu của Chính phủ ngày càng tăng, nhất là cáckhoản chi tiêu dùng xã hội, trong khi đó nguồn thu NSNN còn hạn hẹp Để giải quyết mâuthuẫn nói trên, trong thời điểm hiện nay thì trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cần thiếtphải quán triệt quan điểm "Nhà nước và nhân dân cùng làm"

- Vấn đề điều chỉnh thu nhập, tái phân phối thu nhập qua NSNN không chỉ hiểu đơngiản là điều tiết phần thu nhập quá cao, mà còn bao hàm cả việc điều chỉnh mức thu nhập quáthấp đến mức thu nhập trung bình, đủ để người lao động thực hiện tái sản xuất giản đơn sứclao động và có thể dự trữ một phần thu nhập để thực hiện các khoản chi khác trong sinh hoạtgia đình

Thực tế thì theo nghiên cứu của một số nhà kinh tế trên thế giới cho thấy rằng nhữngngười nghèo phải chịu nhiều tiền thuế hơn là người giàu bởi họ tiêu dùng nhiều hơn số hàngnhập khẩu như quần, áo, Trong khi số người giàu và dân thành thị dùng hàng hoá côngnhiều hơn lớp nghèo ở nông thôn do vậy thuế suất thực của nhóm người nghèo phải chịu caohơn nhóm giàu

Ở Việt Nam hiện nay đang cải cách thuế theo hướng tăng thuế trực thuế và giảm thuếgián thu nhằm đảm bảo hợp lý hoá công bằng cho người nghèo , tuy nhiên ở một số nước pháttriển như Nhật và Canada thì lại ngược lại ( tăng thuế gián thu và giảm thuế trực thu ) tại saovậy ?

Các doanh nghiệp cũng không thể suốt đời phục vụ cho mục đích tăng trưởng kinh tếnếu thu nhập của họ bị chia xẻ một cách vô lý Đây là mâu thuẩn cơ bản trong nền kinh tế thịtrường mà chính sách thuế của chính phủ phải giải quyết

Các nhà kinh doanh sẵn sàng đóng góp một phần thu nhập cho xã hội mà không làmsuy giảm sự tăng trưởng của họ Nói cách khác là nhà kinh doanh có thể không quan tâmnhiều tới thuế suất của Việt Nam áp dụng là 28% hay tới đây có thể là 25%, mà họ quan tâm

Trang 12

tới tổng số thuế họ phải nộp chiếm bao nhiêu % so với tổng lợi nhuận trước thuế mà họ cóđược và việc nộp một lượng thuế như vậy có làm cho họ bị hạn chế trong tái sản xuất mở rộnghay không? Việc giảm thuế suất tuy ban đầu có thể giảm thu NSNN nhưng nó sẽ có tác độngkích thích sản xuất, và hệ quả trong tương lai gần thu NSNN sẽ tăng lên từ nguồn thu từdoanh nghiệp.

Sau đây chúng ta xem xét các hoạt động thu, chi NSNN

II- THU VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1 Thu Ngân sách nhà nước

1.1.Những vấn đề chung về thu NSNN

1.1.1 Khái niệm thu NSNN

Để có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu, Nhà nước thường sử dụng ba hìnhthức động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền lực Nhà nước bắt buộcdân phải đóng góp Trong đó hình thức quyên góp tiền và tài sản của dân và hình thức vay củadân là những hình thức không mang tính ổn định và lâu dài, thường được Nhà nước sử dụng

có giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu thường xuyên, Nhànước dùng quyền lực chính trị của mình ban hành các luật thuế để bắt buộc dân phải đóng gópmột phần thu nhập của mình cho Ngân sách Nhà nước Đây chính là hình thức cơ bản nhất đểhuy động tập trung nguồn tài chính cho Nhà nước Vậy ta có thể nói rằng:

Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Từ khái niệm nói trên về thu NSNN, chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản sauđây:

- Nguồn tài chính được tập trung vào NSNN chính là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư được chuyển giao cho nhà nước

Do vậy, thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chiacác nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội Việc xác định cáckhoản thu phải trên cơ sở giải quyết hài hoà giữa lợi ích Nhà nước với lợi ích của các tổ chức,

cá nhân trong xã hội

- Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia là kết quả do lao động sản xuất

trong nước tạo ra được thể hiện dưới hình thức tiền tệ (GDP).

Như vậy, thu NSNN trước hết và chủ yếu gắn liền với các hoạt động kinh tế trong xãhội Mức độ phát triển kinh tế, tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề và là yếu tố khách

Trang 13

quan hình thành nên các khoản thu NSNN và quyết định mức độ động viên các khoản thu củaNSNN

- Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị

nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốcgia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước

1.1.2 Phân loại thu NSNN

Việc phân loại các khoản thu NSNN có ý nghĩa thiết thực trong việc phân tích, đánhgiá và quản lý các nguồn thu NSNN

Có 3 cách phân loại phổ biến là:

a) Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN được chia làm hai nhóm là thu

trong nước và thu ngoài nước Cụ thể:

- Các khoản thu trong nước bao gồm:

+ Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là lĩnh vực tạo ra đại bộ phận tổng sảnphẩm xã hội và cũng là nơi tạo ra số thu chủ yếu cho NSNN

+ Thu từ hoạt động dịch vụ (là những hoạt động phục vụ cho sản xuất kinh doanh vàđời sống xã hội) bao gồm cả thu sự nghiệp và thu từ các dịch vụ tài chính Số thu từ lĩnh vựcnày có xu hướng ngày càng tăng

+ Thu từ các hoạt động khác như thu về bán và cho thuê tài sản quốc gia, nguồn tàinguyên, vay nợ trong nước dưới các hình thức.v.v

- Các khoản thu ngoài nước bao gồm:

+ Thu từ các hoạt động xuất khẩu lao động và hợp tác chuyên gia với nước ngoài;+ Thu từ viện trợ của nước ngoài

+ Thu từ vay nợ nước ngoài, kể cả vay các tổ chức tài chính quốc tế

* Ý nghĩa của cách phân loại này: các phân loại này phản ánh cơ cấu của nền kinh tế,

thông qua đó có thể đánh giá tính hiệu quả, tính hợp lý của nền kinh tế

b) Căn cứ vào tính chất phát sinh và nội dung kinh tế, các khoản thu được chia làm hai

loại:

- Các khoản thu thường xuyên: là các khoản thu phát sinh tương đối đều đặn, ổn định

về mặt thời gian và số lượng gồm thuế, phí, lệ phí

- Các khoản thu không thường xuyên: là những khoản thu không ổn định về mặt thờigian phát sinh cũng như số lượng tiền thu được, bao gồm các khoản thu từ hoạt động kinh tế

Trang 14

của Nhà nước, thu từ hoạt động sự nghiệp, thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhànước, thu từ viện trợ nước ngoài, từ vay trong nước và ngoài nước và các khoản thu khác.

* Ý nghĩa của cách phân loại này: Việc phân loại các khoản thu NSNN dựa trên sự

kết hợp giữa hai tiêu chí: theo nội dung kinh tế và tính chất phát sinh của nguồn thu là cần

thiết, bởi qua cách phân loại này để thấy rõ sự phát triển của nền kinh tế, tính hiệu quả củanền kinh tế và mức độ ổn định vững chắc của nguồn thu NS

c) Phân loại theo yêu cầu động viên vốn vào NSNN:

Có thể chia các khoản thu NSNN thành:

- Thu trong cân đối NSNN:

Bao gồm các khoản thu:

+ Thuế, phí, lệ phí

+ Thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước, bao gồm: thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền

cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi)

+ Thu từ hoạt động sự nghiệp

+ Thu tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước

+ Các khoản thu khác theo luật định

Trong các khoản thu nói trên thì thuế là nguồn thu chủ yếu, chiếm một tỷ trọng lớn

trong tổng thu của NSNN

- Thu bù đắp thiếu hụt NSNN: khi số thu NSNN không đáp ứng được nhu cầu chi tiêu

và Nhà nước phải đi vay, bao gồm vay trong nước từ các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế

- xã hội, vay từ nước ngoài.v.v

* Ý nghĩa của cách phân loại này: Cách phân loại này cho phép đánh giá sự lành

mạnh của NSNN và rất có ý nghĩa trong tổ chức điều hành NSNN

1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN

Một vấn đề hết sức quan trọng trong thu NSNN là việc xác định mức động viên vàlĩnh vực động viên một cách đúng đắn, hợp lý Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến số thuNSNN, mà còn tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội Mức động viên vàlĩnh vực động viên lại chịu tác động của nhiều nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia.Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN cần phải kể đến là:

a) Thu nhập GDP bình quân đầu người

Trang 15

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia, phảnánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của một nước Thu nhập GDP bình quân đầungười là nhân tố quyết định đến mức động viên của NSNN Nếu không tính đến chỉ tiêu nàykhi xác định mức động viên của ngân sách sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề tiết kiệm,tiêu dùng và đầu tư của các tổ chức kinh tế, của các tầng lớp dân cư Thông thường mức độngviên vào NSNN ở các nước khoảng từ 17%- 21% GDP là hợp lý.

* Lưu ý:

Hiện nay, có một nghịch lý ở các nước đang phát triển Đó là ở các nước này, khảnăng thu là rất hạn chế (do GDP bình quân đầu người thấp) trong khi nhu cầu chi cho pháttriển kinh tế và các vấn đề xã hội lại rất lớn nên tỷ lệ động viên của các nước này thường rấtcao (thường trên 23%) do vậy đã gây ra hiệu ứng tiêu cực là kìm hãm sản xuất, gây thất thutrong tương lai

b) Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế

Tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế Tỷsuất lợi nhuận càng lớn, nguồn tài chính càng lớn Đây là nhân tố quyết định đến việc nângcao tỷ lệ động viên của NSNN

Dựa vào tỷ suất lợi nhuận trong nền kinh tế để xác định tỷ suất thu NSNN sẽ tránhđược việc động viên vào NSNN gây khó khăn về tài chính cho hoạt động kinh tế Hiện nay, tỷsuất lợi nhuận trong nền kinh tế nước ta đạt thấp, trong khi chi phí tiền lương ngày càng tăng,nên tỷ lệ động viên của NSNN không thể cao được

c) Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên

Đối với các nước đang phát triển và nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú thì nhân

tố này có ảnh hưởng lớn đến số thu NSNN

Ở nước ta hiện nay, tỷ trọng thu từ dầu thô chiếm khoảng 74% trong tổng thuNSNN(1) Trong tương lai, việc xuất khẩu dầu mỏ và khoáng sản chiếm tỷ trọng lớn trong kimngạch xuất khẩu Đó là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng to lớn đến việc nâng cao tỷ lệ độngviên của NSNN

d) Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà nước

Nhân tố này phụ thuộc vào:

+ Quy mô tổ chức của bộ máy nhà nước và hiệu quả hoạt động của nó

+ Những nhiệm vụ kinh tế- xã hội mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ

+ Chính sách sử dụng kinh phí của Nhà nước

(1) Nguồn Bộ Tài chính, số liệu năm 2007

Trang 16

Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí Nhà nước không có khả năng tănglên, việc tăng mức độ chi phí của Nhà nước sẽ dẫn đến áp lực thu NSNN phải tăng lên.

* Lưu ý:

Ở hầu hết các nước đang phát triển, Nhà nước đều có tham vọng đẩy nhanh sự tăngtrưởng kinh tế bằng việc đầu tư vào các công trình lớn Để có nguồn vốn đầu tư phải tăng thu.Nhưng trong thực tế tăng thu quá mức lại làm cho tốc độ tăng trưởng chậm lại Để giải quyếtvấn đề nan giải đó, Nhà nước phải có một chương trình phát triển kinh tế, xã hội thận trọngtrên cơ sở khoa học và thực tiễn để đạt hiệu quả cao, từ đó xác lập một chính sách chi tiêu cóhiệu quả và tiết kiệm Có như vậy mới giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa thu và chi củaNSNN

Sau đây là một số khoản thu chủ yếu:

1.2 Một số khoản thu chủ yếu của NSNN

1.2.1 Thuế - Khoản thu chủ yếu của NSNN 1.2.1.1 Khái niệm thuế

Cho đến nay, trong giới các học giả và trên các sách báo kinh tế thế giới vẫn chưa cóquan điểm thống nhất về khái niệm thuế Nhìn chung các quan điểm của các nhà kinh tế khiđưa ra khái niệm về thuế mới chỉ nhìn nhận từ những khía cạnh khác nhau của thuế, chưaphản ánh đầy đủ bản chất chung của phạm trù thuế

- Theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm rất đơn giản: "Để duy trì quyền lực

công cộng, cần phải có những sự đóng góp của những người công dân của Nhà nước đó là thuế khoá " (Mác - Ăng Ghen TT.T2- NXB Sự thật - Hà Nội- 1962 Tr.522)

- Theo Paul.A Samulson thì: thuế có thể coi là một loại “giá” mà chúng ta phải trả

cho các hàng hoá công cộng (1)

- Một khái niệm khác về thuế tương đối hoàn thiện được nêu lên trong cuốn sách

(1) Theo tác phẩm “Kinh tế học” của Paul.A Samulson và Wiliam D Nordhalls, Tập I, NXB Thống kê, năm 2002.

Trang 17

"Economics" của hai nhà kinh tế Mỹ là Makkollhell và Bruy như sau: "thuế là một khoản

chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc chuyển giao bằng hàng hoá, dịch vụ) của các công ty

và các hộ gia đình cho chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được trực tiếp hàng hoá, dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà toà án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật" (Economic Makkollhell and Bruy - M.1993.- tr.14- Tiếng Nga).

Ở nước ta, theo cuốn "Từ điển tiếng Việt" (do Trung tâm từ điển học xuất bản năm

1998), thì: thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ

theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp v.v buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định

Qua các định nghĩa nói trên, ta thấy có nhiều cách hiểu khác nhau về thuế nhưngchúng đều toát lên những nội dung chính của thuế là:

- Xét về giác độ nhà nước: thuế là biện pháp động viên nguồn thu vào NSNN mangtính bắt buộc, gắn với quyền lực nhà nước

- Đối với người nộp thuế: thuế là khoản đóng góp bắt buộc vào NSNN mà khôngmang tính hoàn trả trực tiếp

Người nộp thuế chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quyđịnh

- Xét về nội dung kinh tế: thuế được đặc trưng bởi các quan hệ phân phối giữa Nhànước với các pháp nhân và các thể nhân, nhằm động viên một phần thu nhập của xã hội vàoNSNN

Từ việc phân tích những quan niệm về thuế của thế giới và của nước ta nêu trên,chúng ta có thể đưa ra một định nghĩa tổng quát về thuế như sau:

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

1.2.1.2 Hệ thống thuế nước ta và phân loại thuế

a) Hệ thống thuế của nước ta

Hệ thống thuế bao gồm nhiều sắc thuế mà Nhà nước sử dụng, nó tạo lập nguồn thucho NSNN và thực hiện những mục tiêu nhất định trong quản lý kinh tế - xã hội

Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh

tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, hệ thống thuế nước ta đãđược cải cách căn bản bằng việc ban hành các luật thuế, pháp lệnh thuế áp dụng chung chomọi thành viên trong cả nước

Hệ thống thuế hiện hành ở nước ta bao gồm:

Trang 18

- Thuế giá trị gia tăng

- Thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tiêu thụ đặc biệt

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Thuế nhà đất

- Thuế tài nguyên

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

- Thuế môn bài

Ngoài ra, còn có một số loại thu khác có tính chất thuế như: lệ phí trước bạ, lệ phí chứng thư, lệ phí hải quan, phí giao thông, phí cầu phà, phí đường, phí bay qua bầu trời.v.v.

b) Phân loại thuế

Bất cứ hệ thống thuế của quốc gia nào cũng đều được phân loại để quản lý Có nhiềucách phân loại khác nhau, nhưng thông thường có các cách phân loại phổ biến sau:

b.1) Phân loại theo tính chất chuyển giao của thuế: Chuyển giao thuế là việc xác định

ai là người nộp thuế, ai là người thực sự phải gánh chịu thuế Theo tiêu thức này thuế đượcchia thành hai loại là thuế trực thu và thuế gián thu

- Thuế trực thu: là các thứ thuế trực tiếp huy động một phần thu nhập của người làm

nghĩa vụ Đặc điểm cơ bản của thuế trực thu là người nộp thuế và người chịu thuế là một Nóđánh trực tiếp vào người nộp thuế, tức là người có thu nhập chịu thuế làm giảm phần thu nhậpcủa họ ở đây không có hiện tượng chuyển giao gánh nặng thuế cho người khác chịu

Ở nước ta, thuế trực thu đó là các thứ thuế như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thunhập cá nhân, thuế sử dụng đất nông nghiệp

- Thuế gián thu: là các thứ thuế mà người nộp thuế gián tiếp nộp thuế cho người tiêu

dùng, họ không phải là người chịu thuế Đặc điểm cơ bản của thuế gián thu là được cấu thànhtrong giá cả hàng hoá, dịch vụ để bán ra ở đây có sự chuyển giao gánh nặng thuế từ ngườinộp thuế theo luật định sang người tiêu dùng qua cơ chế giá cả Ở nước ta, đó là các thứ thuế

giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

*Lưu ý:

+ Thuế trực thu có thể trực tiếp điều tiết bớt thu nhập của các doanh nghiệp và cá nhânnên người ta thường sử dụng thuế suất lũy tiến để điều tiết những thu nhập cao

Trang 19

+ Thuế gián thu lại có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu hàng hoá, mở rộnghoặc thu hẹp sự lưu thông hàng hoá nên người ta thường sử dụng thuế suất tỷ lệ cao thấp khácnhau nhằm khuyến khích hay hạn chế chúng.

Cách phân loại này cho thấy được vai trò của từng loại thuế trong phân phối và điềutiết thu nhập của các chủ thể trong xã hội Đồng thời nó cũng có ý nghĩa trong việc hệ thốnghoá một cách khoa học các sắc thuế phục vụ công việc nghiên cứu và thiết kế các chính sáchthuế

b.2) Phân loại theo đối tượng đánh thuế

Dựa vào đối tượng đánh thuế, nghĩa là thuế đánh trên cái gì, thuế được chia thành:

- Thuế thu nhập như thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế tài sản như thuế sử dụng tài sản nhà nước (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế

tài nguyên ), thuế chuyển nhượng tài sản (thuế chuyển giao quyền sử dụng đất, thuế mua, bán các tài sản như nhà, xe cộ ).

- Thuế tiêu dùng đánh vào hàng hoá, dịch vụ lưu thông trên thị trường trong nước và

xuất nhập khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu

Cách phân loại này giúp cho việc tìm các giải pháp để quản lý, khai thác, bồi dưỡngtừng nguồn thuế, đồng thời còn giúp cho việc xem xét thuế với việc đảm bảo quản lý đượccác hoạt động khác nhau, các nguồn thu nhập khác nhau để có thể mở rộng và phát triển hệthống thuế

1.2.1.3 Các yếu tố cấu thành một sắc thuế

Một luật thuế thông thường có các yếu tố cấu thành sau:

a) Tên gọi của thuế

Bất kỳ một loại thuế nào cũng có tên gọi Tên gọi của thuế xác định nội dung kinh tếcủa thuế Thông thường người ta dựa vào đối tượng đánh thuế để đặt tên cho một sắc thuế, vídụ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu.v.v

Khi đặt tên cho một sắc thuế cần ngắn gọn, dễ hiểu, từ dùng mang tính phổ thông vàphản ánh được mục tiêu của thuế

b) Đối tượng nộp thuế:

Người nộp thuế là chủ thể của một luật thuế, là một pháp nhân hay thể nhân có nghĩa

vụ phải nộp khoản thuế do luật thuế quy định Trong tất cả các luật thuế, người nộp thuế luônđược quy định rõ ràng

c) Đối tượng chịu thuế:

Trang 20

Người chịu thuế là người trích một phần thu nhập của mình để gánh chịu khoản thuế

của Nhà nước Nói cách khác, người chịu thuế là người gánh vác sau cùng khoản thuế phải

nộp vào NSNN

Tuy nhiên, trong các luật thuế, không bao giờ quy định yếu tố này Nhưng khi nghiêncứu và ban hành luật thuế lại phải luôn tính tới nó Bởi lẽ không xem xét tới sự gánh chịu saucùng khoản thuế phải nộp, sẽ không biết được thuế tác động như thế nào đến tích lũy của cácdoanh nghiệp, đến mức sống của dân cư

* Lưu ý:

Trong nhiều sắc thuế (thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế NK.v.v.) người nộp thuế khôngbắt buộc là người cuối cùng chịu thuế, tuy nhiên trong một số sắc thuế người nộp thuế cũngchính là người chịu thuế, ví dụ: thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp.v.v

d) Đối tượng đánh thuế

Đối tượng đánh thuế là các khách thể của một luật thuế, là những thu nhập hoặc tài

sản, hàng hoá mà một luật thuế nhất định tác động vào, điều tiết nó Hay nói cách khác đốitượng đánh thuế là mục tiêu tác động của thuế

Đối tượng đánh thuế có thể là thu nhập, tài sản, hàng hoá đem bán thuộc sở hữu củangười nộp thuế được luật thuế quy định Xác định đối tượng của thuế là xác định nguồn vật

chất mà người ta tính toán trên đó số tiền thuế phải nộp

e) Căn cứ tính thuế:

Căn cứ tính thuế là những yếu tố mà người thu thuế dựa vào đó để tính số thuế phải

nộp Các loại thuế khác nhau thì căn cứ tính thuế cũng khác nhau Chẳng hạn, thuế giá trị giatăng có căn cứ tính thuế là giá tính thuế và thuế suất; căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

là thu nhập chịu thuế và thuế suất; căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu lại bao gồm số lượng,chủng loại hàng hoá xuất nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất.v.v

Như khi xem xét căn cứ tính thuế thì cần phải xem xét các yếu tố:

- Thuế suất: là phần thuế phải nộp trên mỗi đơn vị tính của đối tượng đánh thuế.

Trong các yếu tố cấu thành của một luật thuế, thuế suất có vị trí quan trọng nhất.Người ta ví nó như linh hồn" của một sắc thuế Thuế suất phản ánh mức nộp thuế cao haythấp, nặng hay nhẹ, đồng thời liên quan đến số thuế Nhà nước thu được bao nhiêu vào NSNN

Do vậy, việc thiết kế thuế suất là một vấn đề phải được xem xét cẩn trọng, phải quán triệtquan điểm vừa coi trọng lợi ích quốc gia, vừa chú ý đến lợi ích thích đáng của người nộp

thuế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tập trung và tích tụ trong việc sử dụng công cụ thuế (có

thể giải thích vấn đề này bằng đường cong Laffer).

Trang 21

Có nhiều cách quy định thuế suất khác nhau cho từng đối tượng đánh thuế khác nhautrong các luật thuế, đó là:

+ Thuế suất tỷ lệ: là thuế suất được quy định theo tỷ lệ % trên đối tượng đánh thuế

+ Thuế suất lũy tiến: là thuế suất tăng dần lên theo độ lớn của đối tượng đánh thuế.Thuế suất lũy tiến có hai loại:

Thuế suất lũy tiến từng phần là thuế suất tăng dần theo từng nấc của đối tượng đánhthuế

Thuế suất lũy tiến toàn phần là thuế suất tăng lên theo toàn bộ mức tăng của đốitượng đánh thuế

+ Thuế suất tuyệt đối: là mức thuế được quy định bằng một lượng tuyệt đối trên đốitượng đánh thuế mà không tính tới độ lớn của đối tượng đánh thuế

- Đơn vị tính thuế: là đơn vị được sử dụng làm phương tiện tính toán của đối tượng

đánh thuế Ví dụ: đơn vị tính thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp là đồng Việt Nam (VNĐ);đơn vị tính thuế sử dụng đất nông nghiệp là kg thóc tính theo hạng đất

- Giá tính thuế: là trị giá của đối tượng đánh thuế Ví dụ: thuế đánh vào tài sản

chuyển nhượng nên phải định giá tài sản theo một giá cả nào đó để tính thuế, nó có thể là giá

thị trường, có thể là giá do cơ quan thuế ấn định Giá tính thuế liên quan mật thiết đến mức

thuế phải nộp Một khối lượng hàng hoá như nhau, giá tính thuế khác nhau sẽ dẫn đến mứcthuế phải nộp khác nhau

- Khởi điểm đánh thuế: là mức thu nhập bắt đầu phải đánh thuế, thu nhập dưới mức đó

không phải nộp thuế Khi thiết kế khởi điểm đánh thuế phải tính đến diện người nộp thuế Khởiđiểm đánh thuế càng cao, diện người nộp thuế càng hẹp và ngược lại, khởi điểm đánh thuế càngthấp, diện người nộp thuế càng rộng

Sốthuthuế

2

Trang 22

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khởi điểm đánh thuế không phải là yếu tố phổ biến trong tất

cả các luật thuế, thường chỉ quy định trong một số luật thuế, chẳng hạn Luật thuế thu nhập cánhân

g) Miễn, giảm thuế

Một số sắc thuế có quy định cho phép người nộp thuế không phải thực hiện nghĩa vụnộp toàn bộ số tiền thuế mà người đó phải nộp cho Nhà nước (gọi là miễn thuế) hoặc chỉ nộpmột phần số tiền thuế đó (gọi là giảm thuế) Miễn thuế, giảm thuế chỉ là yếu tố ngoại lệ đượcquy định trong một số sắc thuế

Thông thường, những lý do để người nộp thuế được Nhà nước cho phép miễn thuế,giảm thuế quy định trong các sắc thuế là:

- Do nguyên nhân khách quan mà người nộp thuế gặp khó khăn trong hoạt động sảnxuất kinh doanh hoặc bị giảm sút thu nhập

- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế của Nhà nước như: khuyến khíchxuất khẩu, khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề trọng điểm, địa bàn có điều kiện kinh tế

xã hội khó khăn

Tuy nhiên thực hiện việc miễn giảm thuế cũng có tính hai mặt, nó chứa đựng nhữngyếu tố tích cực, tạo điều kiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, nhưngcũng chứa đựng các yếu tố tiêu cực, có thể làm méo mó những ý tưởng ban đầu khi thiết lậpcác sắc thuế, không phù hợp với những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế hiện đại

h) Thưởng phạt

Thưởng là hình thức Nhà nước khuyến khích người có thành tích trong thực hiện các luật

thuế Còn phạt là hình thức kỷ luật đối với người vi phạm luật thuế

i) Thủ tục về thuế

Đó là những quy định về những giấy tờ và trình tự thu nộp mang tính hành chính để

thi hành luật thuế (như thủ tục kê khai, tính thuế và nộp thuê)

Ngoài các yếu tố trên đây, trong luật thuế bao giờ cũng quy định rõ trách nhiệm vàquyền hạn của Chính phủ, của UBND các cấp, của Bộ Tài chính, cơ quan thuế ở Trung ương

và ở các địa phương, nghĩa vụ của người nộp thuế

1.2.1.4 Các tiêu thức xây dựng hệ thống thuế hiện đại

a) Tính công bằng (theo chiều dọc và chiều ngang)

b) Tính hiệu quả (đối với công tác thu thuế và với nền kinh tế)

c) Tính trung lập

d) Tính rõ ràng minh bạch

Trang 23

e) Tính thuận tiện

f) Tính ổn định

1.2.2 Nguồn thu từ phí và lệ phí a) Khái niệm của phí và lệ phí

Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người đều nhận được rất nhiều hàng hoá, dịch vụ tưnhân và các hàng hoá dịch vụ công cộng do xã hội cung cấp Trong số các hàng hoá, dịch vụnày có một phần không nhỏ là hàng hoá, dịch vụ công cộng (ví dụ: đường giao thông, các khuvui chơi giải trí.v.v.) Khác với hàng hoá, dịch vụ thông thường, hàng hoá, dịch vụ công cộng

có tính chất đặc biệt là khó phân chia và nhiều người cùng sử dụng một lúc, nhưng khó xácđịnh được mức độ tiêu dùng của từng người hưởng thụ

Việc sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng đòi hỏi chi phí lớn, thời gianthu hồi vốn dài, tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận nên khu vực kinh tế tư nhânkhông sẵn sàng cung cấp các hàng hoá và dịch vụ công cộng Do vậy, đại đa số hàng hoá,dịch vụ công cộng do Nhà nước sản xuất và cung cấp Tuy nhiên, trong thực tế những đốitượng thụ hưởng hàng hoá, dịch vụ công cộng lại không tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởngcác hàng hoá này Để bù đắp chi phí bỏ ra nhằm tái tạo và phát triển hơn nữa hàng hoá, dịch

vụ công cộng, Nhà nước phải tìm ra một phương thức thích hợp, đó là hình thức thu phí và lệ

Xuất phát từ bản chất của phí như vậy, Điều 2 Pháp lệnh về phí và lệ phí hiện hành đã

đưa ra khái niệm về phí như sau:

“Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác

cung cấp dịch vụ (được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh) ”.

Tuỳ thuộc vào tính chất đặc thù của dịch vụ được phép thu phí và chủ thể đầu tư vốncung cấp dịch vụ là Nhà nước hay tư nhân mà phí có thể là khoản thu của Ngân sách Nhànước hoặc là khoản thu của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ được pháp luật cho phép thuphí

Phí thu được từ các dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc từ các dịch vụ thuộc đặc quyền của Nhà nước, là khoản thu của Ngân sách Nhà nước.

Trang 24

Phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư, hoặc do Nhà nước đầu tưnhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tàichính không phải là khoản thu của NSNN mà là doanh thu của tổ chức, cá nhân thực hiệncung cấp dịch vụ được phép thu phí Tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quyđịnh hiện hành của Nhà nước trên kết quả thu phí.

- Khái niệm lệ phí:

Khác với phí, lệ phí thường gắn với một số cơ quan Nhà nước cung cấp các dịch vụhành chính pháp lý cụ thể cho dân chúng Người dân thụ hưởng các dịch vụ này phải trả mộtkhoản tiền Tuy nhiên, việc thu khoản tiền này hoàn toàn không có nghĩa là thu hồi chi phí đã

bỏ ra mà việc thu này chủ yếu để hỗ trợ một phần chi phí quản lý Nhà nước và nhằm đảm bảo

sự công bằng theo nguyên tắc: ai được hưởng lợi phải trả tiền Xuất phát từ bản chất nói trên

của lệ phí, Điều 3 Pháp lệnh về phí và lệ phí hiện hành đã đưa ra khái niệm về lệ phí như sau:

“Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc

tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước (được quy định trong Danh mục

lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh) ”.

Như vậy, chỉ có các dịch vụ gắn với chức năng quản lý của Nhà nước mới được thu lệ

phí

*) Phân biệt lệ phí, phí thuộc NSNN với thuế và giá dịch vụ:

(i) Phân biệt lệ phí, phí thuộc NSNN (gọi tắt là phí và lệ phí) với thuế:

Xét ở ý nghĩa tạo nguồn thu cho Nhà nước thì lệ phí, phí và thuế đều là khoản thu củaNSNN và do Nhà nước quy định Tuy nhiên, về bản chất thì giữa lệ phí, phí và thuế có sựkhác nhau:

- Thuế là khoản thu bắt buộc mang tính nghĩa vụ, không hoàn trả trực tiếp cho ngườinộp thuế Việc chuyển giao thu nhập từ người nộp thuế cho Nhà nước dưới hình thức thuế

không gắn liền với lợi ích cụ thể nào của đối tượng nộp thuế Phí, lệ phí là những khoản thu mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp Người nộp phí, lệ phí được Nhà nước hoàn trả bằng một dịch vụ hoặc công việc quản lý Nhà nước tương ứng.

- Nhà nước sử dụng thuế để điều tiết thu nhập của những người thu nhập cao so vớimặt bằng của xã hội, tái phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội Về khía cạnh xã

hội của thuế thì phí và lệ phí không thực hiện được bởi phí, lệ phí mới chỉ đảm bảo công bằng

trong việc sử dụng dịch vụ.

(ii) Phân biệt lệ phí, phí thuộc NSNN (gọi tắt là phí và lệ phí) với phí (giá) dịch vụ thông thường:

Trang 25

Mặc dù, phí, lệ phí thuộc NSNN và phí (giá) dịch vụ đều là những khoản thu mangtính chất hoàn trả trực tiếp cho người nộp (được Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân hoàn trảbằng một dịch vụ tương ứng), nhưng giữa chúng có sự khác nhau cơ bản:

- Phí nói chung là giá của dịch vụ công cộng do Nhà nước cung cấp hoặc uỷ quyềncho tổ chức, cá nhân cung cấp, còn lệ phí không phải là giá của dịch vụ mà người nộp đượchưởng Lệ phí vừa có tính chất của thuế từ phía Nhà nước, lại vừa có tính chất của phí từ phíangười nộp

- Phí, lệ phí thuộc NSNN là khoản thu của NSNN, không phải chịu thuế theo quy định

của pháp luật thuế, còn phí (giá) dịch vụ là khoản thu (doanh thu) của đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ là thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật thuế.

b) Vai trò của phí và lệ phí

(i) Phí và lệ phí làm tăng thu cho NSNN

Trong tổng số thu về thuế, phí và lệ phí của NSNN, khoản thu về phí và lệ phí trongNSNN chiếm tỷ trọng không lớn, tuy nhiên, đây vẫn là những khoản thu đáng kể và quantrọng của NSNN Phí và lệ phí đảm bảo hỗ trợ một phần chi phí về sản xuất hàng hoá, dịch vụcông cộng của Nhà nước, góp phần giảm bớt gánh nặng cho NSNN

Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch

vụ công cộng ngày càng tăng lên sẽ kéo theo số thu phí và lệ phí cũng ngày càng gia tăng Sựtăng lên của các khoản thu từ phí và lệ phí cho phép Nhà nước tăng chi đầu tư cho nền kinh tếquốc dân, tăng các phúc lợi công cộng, phục vụ tốt hơn đời sống nhân dân

Ở nước ta số thu về phí và lệ phí chiếm tỷ trọng 3-5% trong tổng số thu về thuế và phí,

lệ phí hàng năm của NSNN

(ii) Phí và lệ phí góp phần thực hiện công bằng xã hội trong hưởng thụ các hàng hoá, dịch vụ công cộng, nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng của các tầng lớp dân cư.

Việc thu phí và lệ phí là dựa trên cơ sở những lợi ích được thụ hưởng của các thể nhân

và pháp nhân do việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cộng của Nhà nước Với nguyên tắc:

"Ai được hưởng lợi ích thì phải trả chi phí" là thể hiện sự công bằng về mặt kinh tế trong phânphối thu nhập thông qua phí và lệ phí

Mặt khác việc thu phí, lệ phí còn giúp cho người dân có ý thức tôn trọng các giá trị vậtchất và tinh thần của cộng đồng, của xã hội, khuyến khích họ có trách nhiệm hơn trong việcgiữ gìn, sử dụng và thụ hưởng các hàng hoá, dịch vụ công cộng

1.2.3 Khoản thu từ vay nợ của Chính phủ

Để bù đắp thiếu hụt NSNN và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, Nhà nướccòn thực hiện huy động vốn bằng việc vay nợ trong và ngoài nước Vay nợ chính phủ phản

Trang 26

ánh việc vận dụng tín dụng Nhà nước Tín dụng Nhà nước là một hoạt động thuộc lĩnh vực tàichính-tiền tệ, gắn liền với hoạt động của NSNN, nó phản ánh quan hệ tín dụng trong đó Nhànước là người trực tiếp vay vốn từ trong và ngoài nước để đảm bảo các khoản chi tiêu củaNhà nước.

a) Vay nợ trong nước

Vay nợ trong nước được thực hiện bằng cách phát hành công trái, trái phiếu Chínhphủ Đó là những chứng chỉ nhận nợ của Nhà nước, là một loại trái phiếu do Nhà nước pháthành để vay dân cư, các tổ chức kinh tế, ngân hàng

Ở Việt Nam, Chính phủ uỷ nhiệm cho Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính

phủ dưới ba hình thức:

- Tín phiếu Kho bạc: là trái phiếu Chính phủ ngắn hạn, thời hạn dưới 1 năm, được phát

hành để huy động vốn nhằm giải quyết mất cân đối tạm thời của NSNN trong năm tài chính

- Trái phiếu Kho bạc: là trái phiếu Chính phủ trung và dài hạn, thời hạn trên một năm

được phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết bội chi NSNN đã được quốc hội phê chuẩn

- Trái phiếu đầu tư: là trái phiếu Chính phủ trung và dài hạn, thời hạn trên một năm,

được phát hành để huy động vốn cho các công trình cụ thể và cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo

kế hoạch đầu tư đã được duyệt của Nhà nước

b) Vay nợ nước ngoài

Cùng với việc huy động nguồn vốn trong nước, vay nợ nước ngoài là một phươngthức, một biện pháp quan trọng của tín dụng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu phát triểnkinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo Vay nợ nước ngoài của

chính phủ thường biểu hiện dưới ba hình thức:

- Hiệp định vay mượn (viện trợ có hoàn lại) giữa hai chính phủ: Thông thường hiệp

định vay nợ (viện trợ có hoàn lại) được gắn liền trong các hiệp định về hợp tác kinh tế,thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội.v.v trên cơ sở hai bên cùng có lợi Việc vaymượn giữa hai chính phủ không đơn thuần về kinh tế và những điều khoản của tín dụng nóichung mà còn có những ràng buộc về chính trị, về các điều khoản hợp tác thương mại quốc tế,đầu tư, ràng buộc về mục đích sử dụng vốn thông qua các chương trình, các dự án đầu tư pháttriển Vì vậy, Chính phủ cần hết sức thận trọng khi sử dụng hình thức này

- Hiệp định vay mượn giữa chính phủ với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới.

- Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài.

1.2.4 Viện trợ quốc tế

Trang 27

Viện trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ, các tổ chức liên chínhphủ, các tổ chức quốc tế cấp cho chính phủ một nước (thường là những nước đang phát triển

và những nước nghèo) nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội

Viện trợ nước ngoài hiểu theo nghĩa rộng bao gồm:

- Viện trợ không hoàn lại

- Viện trợ hoàn lại dưới hình thức các khoản tài trợ phát triển chính thức (ODA).Thông thường trong nguồn vốn ODA có khoảng 25% là viện trợ không hoàn lại, số còn lại làkhoản viện trợ có hoàn lại với mức lãi suất ưu đãi

Nguồn viện trợ không hoàn lại thường do chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế (nhưUNDP, UNICEF, PAM, OMS) cung cấp, nó có thể được thực hiện dưới hình thức các hiệpđịnh song phương hay đa phương, được sử dụng cho mục đích kinh tế hay mục đích xã hội.Năm 2004, Việt Nam nhận được lượng vốn viện trợ là 0,4% GDP; năm 2005 và 2006 đềunhận được 0,3% GDP

Nhìn chung, nguồn vốn từ viện trợ quốc tế, là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho kênhhuy động vốn trong nước Chính vì vậy đòi hỏi Nhà nước cần tranh thủ và khai thác nguồnvốn này từ chính phủ các nước và các tổ chức liên chính phủ

1.3 Giải pháp nhằm bồi dưỡng nguồn thu Ngân sách nhà nước

Muốn tăng trưởng nền kinh tế phải có số vốn lớn và phải huy động tối đa các nguồntài chính để dùng vào đầu tư phát triển kinh tế Song vấn đề không chỉ ở mục tiêu tăng trưởngtrước mắt mà phải chăm lo đến tăng trưởng bền vững Bồi dưỡng nguồn thu NSNN có tầmquan trọng quyết định

1.3.1 Những quan điểm định hướng:

- Phải chú trọng kết hợp tốt việc khai thác, huy động các nguồn tài chính vào ngânsách nhà nước với việc bồi dưỡng phát triển các nguồn tài chính Không nhấn mạnh một chiềuviệc huy động vốn mà làm thui chột các động lực nuôi dưỡng nguồn tài chính, nguồn thu củaNgân sách nhà nước

- Phải coi nâng cao năng suất lao động xã hội, năng suất lao động của từng doanhnghiệp và tiết kiệm là con đường cơ bản để tạo vốn, để tăng thu Ngân sách nhà nước

- Phải thực hiện toàn dân tạo vốn: Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và dân

cư cùng tạo vốn nhằm tăng trưởng kinh tế Không chỉ dựa vào nguồn vốn Ngân sách nhànước mà còn phải dựa vào vốn của doanh nghiệp, vốn tiết kiệm trong dân cư

1.3.2 Các giải pháp để bồi dưỡng nguồn thu Ngân sách nhà nước.

Ngày đăng: 05/08/2013, 15:41

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Lập ngân sách là công việc quan trọng, song việc hình thành ngân sách còn phải thực hiện xét duyệt, phê chuẩn và thông báo ngân sách - PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN TỚI . MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY VASC
p ngân sách là công việc quan trọng, song việc hình thành ngân sách còn phải thực hiện xét duyệt, phê chuẩn và thông báo ngân sách (Trang 51)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w