TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VASC

17 205 0
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VASC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VASC

LỜI MỞ ĐẦU: Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước giàu mạnh. Để tận dụng những thời cơ đó ngoài những những nhà khoa học, nhà lãnh đạo tài năng, những công nhân lành nghề… thì không thể thiếu được những doanh nhân có tài kinh bang tế thế. Ý thức được điều này Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã và đang cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào làm giàu chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân cũng như thừa nhận vai trò chỗ đứng của doanh nhân trong xã hội và quá trình phát triển kinh tế. Với một lịch sử hình thành ngắn ngủi, doanh nhân Việt mang nhiều những phẩm chất không còn thích hợp với bối cảnh hiện đại những điều sẽ cản trở họ thành công trong tương lai, cản trở sự lớn mạnh của tầng lớp doanh nhân nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung. Trong bối cảnh đó, văn hóa doanh nhân hay những giá trị căn bản của tầng lớp chủ doanh nghiệp được đặt ra cấp thiết như là một con đường tắt để giúp doanh nhân Việt khỏa lấp những hạn chế của lịch sử để lại. Trong phạm vi tiểu luận “Ứng dụng đạo lý Ngũ Thường trong công tác xây dựng văn hóa doanh nhân” tác giả không có tham vọng xây dựng một hệ thống giá trị văn hóa hoàn chỉnh cho doanh nhân. Đây là một công việc to lớn đòi hỏi sự đóng góp của nhiều giới đặc biệt là từ chính các doanh nhân. Tác giả chỉ mong muốn đem lại một phần luận giải những giá trị của đạo lý Ngũ Thường trong việc xây dựng văn hóa doanh nhân Việt Nam. 1. Văn hóa doanh nhân và vai trò của nó trong công cuộc phát triển đất nước: 1.1 Doanh nhân Việt Nam có từ bao giờ? Đất nước Việt Nam có một lịch sử lâu dài, nhiều nghề truyền thống, nhân dân khéo tay, chăm chỉ, phía Đông là biển lớn thuận tiện giao thương chính là những cơ sở tốt để phát triển kinh tế hàng hóa tuy nhiên dân tộc chúng ta mới chỉ sản sinh ra nhà thơ kiệt xuất như Nguyễn Du, nhà quân sự lớn như Trần Quốc Tuấn, Võ Nguyên Giáp mà lại vắng bóng những thương nhân có tài kinh bang tế thế; những sản vật phương Nam, gốm sứ Bát Tràng… rút cục cũng phải nhờ đến thương nhân Trung Hoa, Xiêm La, Nhật Bản, phương Tây để được biết đến trên thế giới. Đi ngược lại lịch sử dễ thấy rằng nguyên nhân cho sự “muộn mằn” của các doanh nhân đất Việt thực sự đã có những điều không may mắn do những yếu tố của lịch sử - văn hóa. Nguyên nhân đầu tiên, đất nước chúng ta đã liên tục phải trải qua những cuộc chiến chống xâm lược phương Bắc trong suốt chiều dài lịch sử. Do đó mà các hình thức canh tác nông nghiệp không phát triển, thủ công cũng chưa tạo ra được các đồ thực sự tinh xảo có giá trị lớn. Đặc biệt là hệ thống phân phối mới chỉ dừng lại ở mức làng, xã mỗi tháng họp dăm ba lần không thể vươn ra được mức vùng miền. Kinh thành Thăng Long nổi tiếng với 36 phố phường sầm uất cũng chưa kịp sản sinh ra những doanh nhân tài năng mà chỉ dừng lại ở “kẻ chợ” hay những thương cảng lớn ở Việt Nam đều không ghi nhiều dấu ấn của doanh nhân Việt; đô thị Hội An (thế kỷ 16) mang đậm dấu ấn của thương nhân Nhật Bản, Trung Hoa, thương cảng Phố Hiến (thế kỷ 17) - “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì phố Hiến”- là nơi tập trung hàng hóa trung chuyển đến kinh thành Thăng Long của các thương nhân Trung Hoa, Xiêm-La…. Ngoài ra, xã hội Việt Nam trong nhiều thế kỷ vẫn giữ những con mắt hà khắc với tầng lớp thương nhân. “Sĩ, nông, công, thương”- thương nhân luôn đứng cuối cùng trong các hệ thống giai cấp phong kiến. Hạn chế này đã được nhà văn hóa Lương Văn Can nhận ra: “Cổ nhân thường khinh sự buôn là mạt nghệ, bởi vì người đời xưa trọng đạo đức mà khinh công lợi, thấy người buôn tham lợi mà ít nói thực, sợ mất cái lòng đạo đức đi…” Những yếu tố trên đã cản trở nền kinh tế hàng hóa, nền sản xuất lớn phát triển nên đến thế kỷ 18 tầng lớp mà chúng ta gọi là doanh nhân Việt mới chỉ dừng lại ở mức tiểu thương nhỏ lẻ mà chưa tạo được những thế lực cả về kinh tế lẫn chính trị trong xã hội Việt Nam. Đến lúc kinh tế tư bản chủ nghĩa vào nước ta cùng với chế độ thuộc địa, những người cấp tiến thấy được doanh trường là một lợi khí làm giàu cho mình và cho nước. Nước thì đang mất vào tay ngoại bang, doanh trường thì đang trong tay kẻ khác. “Đạo làm giàu” nẩy sinh từ đấy, vừa có cái triết lý cổ điển của nhà nho (tu thân, tề gia, trị quốc , bình thiên hạ) lại vừa có cái hận nghèo hèn của kẻ “vong quốc nô”. Do vậy mà cái “đạo làm giàu” ở lớp người gắn việc công thương với tinh thần Duy tân ở đầu thế kỷ trước đã sớm hình thành như một trào lưu của tinh thần dân tộc. Nhiều người rũ bỏ dần quan điểm cổ điển của các nhà nho coi khinh việc công thương, nhiều ông quan trẻ bỏ công đường sang làm kinh doanh. Đặc điểm chung của tầng lớp thương nhân thời này là xuất phát điểm là những người có điều kiện được làm việc với người nước ngoài như thông ngôn, thư ký, đầu bếp….qua đó học hỏi các kiến thức kinh doanh từ các doanh nhân, hãng buôn (như Bạch Thái Bưởi học nghề từ một hãng buôn người Pháp) biết kết hợp yếu tố kinh doanh với tinh thần yêu nước. Đây thời kỳ vô cùng quan trọng bởi lần đầu tiên thương nhân Việt thoát khỏi bóng tiểu thương, kẻ chợ, họ đã dám kinh doanh với những mô hình hiện đại nhất thời đó (hiệu cầm đồ, ngân hàng, công ty) với những sản phẩm, dịch vụ tiên tiến: vận tải, tài chính, cao su…. Họ cũng trưởng thành trong quan điểm làm giàu, không còn là “vinh thân, phì gia” mà đã trở thành “dân giàu nước mạnh”. Có thể nói bất chấp sự đàn áp, bảo hộ gà nhà của thực dân Pháp, một bộ phận thương nhân Việt đã vươn lên mạnh mẽ, có khả năng cạnh tranh “ngang cơ” cùng thương nhân Pháp, Trung Hoa. Hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ kéo dài hơn 30 năm đã khiến tầng lớp thương nhân Việt Nam ở miền Bắc không có điều kiện phát triển. Trong lúc đó ở miền Nam một tầng lớp tư bản mại bản được hình thành cùng với những buôn bán giao thương với Mỹ và nhiều nước trong khu vực, một điều đáng tiếc là chúng ta không có những chứng liệu lịch sử về sự phát triển của họ cũng như sự ra đi của họ sau sự kiện 30/4/1975. Mãi đến đầu những năm 90 của thế kỷ 20, đất nước chủ trương mở cửa, sự ra đời của Luật Đầu Tư, Luật Doanh Nghiệp mới tạo điều kiện cho tầng lớp doanh nhân phát triển mà nòng cốt chính là những doanh nhân của các công ty Nhà nước, Tổng Công Ty. Họ - những doanh nhân công chức – cùng với thế hệ những giám đốc các công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, liên doanh đang ngày càng lớn mạnh, có vai trò ngày càng lớn trong sự phát triển của đất nước. Từ năm 2004, ngày 13/10 hàng năm được kỷ niệm là ngày Doanh Nhân Việt Nam như là một sự thừa nhận sự tồn tại, phát triển và vị thế của Doanh Nhân Việt trong thế kỷ 21. Việt Nam thực sự đã có tầng lớp doanh nhân. 1.2 Đi tìm định nghĩa về văn hóa doanh nhân: Ở các nước phương Tây, sự ra đời của tầng lớp tư sản, các chủ doanh nghiệp đã có từ hàng trăm năm do đó các giá trị tự thân của giai cấp, tầng lớp này đã hình thành và hoàn thiện cùng với sự đòi hỏi của lịch sử. Những giá trị này có tính bền chặt nhất định và trở thành một “nhân hiệu” cho mỗi doanh nhân của đất nước hay vùng lãnh thổ đó. Ta có thể thấy doanh nhân Nhật Bản là đại diện cho tinh thần làm việc không mệt mỏi, sáng tạo không ngừng, doanh nhân Do Thái nổi tiếng với câu nói: “Làm ăn là làm ăn” (business is a business) thể hiện tinh thần sòng phẳng, dám chơi dám chịu, doanh nhân Mỹ lại luôn được cảm mến bởi sự thẳng thắn và nhạy bén kinh doanh. Như đã trình bày ở phần trên vì nhiều lý do mà vai trò của tầng lớp thương nhân, nhà buôn Việt Nam xuất hiện muộn mằn. Với thời gian tồn tại ngắn ngủi, số lượng chưa đông đảo các doanh nhân Việt Nam chưa xây dựng được cho mình những giá trị văn hóa thống nhất như doanh nhân các nước tư bản. Thời gian gần đây công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân bắt đầu được để ý tới, không phải vì “phú quý sinh lễ nghĩa” mà thực sự vì vai trò thiết thực của nó trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Một khảo sát nhỏ của tác giả bằng công cụ tìm kiếm Google với từ khóa: “văn hóa doanh nhân” đã cho ra hơn 70.000 kết quả với các góc nhìn khác nhau. Dưới đây là một số phát biểu của một số doanh nhân, giáo sư kinh tế, nhà báo về khái niệm văn hóa doanh nhân thu được qua khảo sát: - Theo Michael Porter- GS Kinh tế- Đại học Harvard: “Văn hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân không thể tách rời nhau. Một doanh nghiệp có cả hai loại văn hóa đó hòa quyện vào nhau sẽ làm nên sức mạnh của doanh nghiệp. Một nước có nhiều doanh nghiệp như thế sẽ là nền tảng của một nền kinh tế giàu mạnh. Chính vì thế, muốn mạnh, muốn đủ sức để cạnh tranh với thế giới, các doanh nhân lãnh đạo của Việt Nam không thể không xây dựng những nét văn hóa trên, đi từ những điều bình thường trong gia đình đến những nguyên tắc nghiêm nhặt của một doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì việc xây dựng Văn hóa doanh nhân trở nên quan trọng và đầy ý nghĩa. Trên thế giới, các doanh nhân bên cạnh mục đích lợi nhuận kinh tế, họ vẫn chú ý đến yếu tố bền vững là việc bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội. Trong hội nhập kinh tế thế giới càng nhấn mạnh đến yếu tố Văn hóa trong kinh doanh. Từ Doanh nhân đến Văn hóa doanh nhân đang còn một khoảng cách khá xa mà các doanh nhân cần rất nhiều sự phấn đấu và sàng lọc” - Theo nhà sử học Dương Trung Quốc: “Văn hóa là một cái đạo, một con đường, một phương cách … suy ra thì văn hóa doanh nhân chính là một cái đạo làm giàu” - Giáo sư Hoàng Vinh- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Nhân cách doanh nhân tức là văn hóa cá nhân của doanh nhân có thể hiểu là văn hóa của ông chủ doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nhân là xây dựng nhân cách doanh nhân. Một doanh nhân có văn hóa là người có tri thức làm giàu, khát vọng làm giàu và biết cách ứng xử trong làm giàu. Biết cách làm giàu thực sự mới là vấn đề của văn hóa” - Tiến sỹ Võ Quang Trọng – Viện nghiên cứu văn hóa: “Nói đến văn hóa doanh nhân là đề cập đến cái đẹp, cái đúng, cái tốt, cái lợi. Mục đích kiếm tiền phải hướng tới các giá trị văn hóa. Hay nói cách khác thì ngoài lợi ích kinh tế còn có sự giao tiếp ứng xử giữa con người với con người. Khi nói văn hóa doanh nhân cũng có nghĩa là người kinh doanh có văn hóa. Và bản chất của văn hóa trong kinh doanh gắn với văn hóa đạo đức. Kinh doanh phải trung thực, không chạy theo lợi ích cá nhân để dối trá, lừa đảo, kinh doanh phải có trách nhiệm với xă hội” - Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – TGĐ Công ty cà phê Trung Nguyên: “Văn hóa doanh nhân là một trong những nền tảng của hội nhập, lòng khát khao và ước mơ lớn sẽ định hướng cho cả một dân tộc cùng hướng đến những mục tiêu lớn, khiến cho nhiều thế hệ tiếp tục theo đuổi ước mơ chinh phục để biến những hoài băo lớn thành niềm tự hào của quốc gia. Hoài bão lớn sẽ khiến cho chúng ta không tự măn sớm, không v́ì những điều tư lợi để có thể trở nên vĩ đại hơn. Chưa bao giờ chúng ta có điều kiện thuận lợi như lúc này nhưng chúng ta đang thiếu và thiếu một điều rất quan trọng, đó chính là những hoài băo lớn, những khát vọng lớn. Điều làm bản thân chúng ta suy yếu, thấp bé và làm cho chúng ta luôn là một đất nước “nhỏ” của thế giới rộng lớn chính là những suy nghĩ nhỏ dẫn đến sự tự mãn sớm. Đất nước cần những chiến sỹ thời b́ình, chúng ta đã tự nguyện đưa vai gánh vác thì hành trang đã sẵn sàng. Hăy đi về phía trước với tinh thần dân tộc để ở bất cứ đâu vẫn có quyền tự hào nói rằng “Tôi là người Việt Nam”” - Nhà báo Hữu Thọ: “Tâm hồn, khí phách và bản lĩnh của doanh nhân Việt Nam do văn hóa doanh nhân hòa chung trong dòng chảy mạnh mẽ của văn hóa dân tộc. Tâm hồn của doanh nhân Việt Nam luôn hướng về sự phồn vinh và vị thế của đất nước trong quá trình kinh doanh làm giàu cho mình. Khí phách và bản lĩnh của doanh nhân Việt Nam là không chịu lùi bước trước khó khăn, không chịu số phận thấp kém do xuất phát muộn để vươn lên nhanh chóng và làm rạng rỡ thương hiệu của mình, thương hiệu của Việt Nam. Đó là mong ước của mỗi doanh nhân Việt Nam” Như vậy qua những ý kiến của các chuyên gia của nhiều lĩnh vực có thể thấy văn hóa doanh nhân là một vấn đề mới, phức tạp, chưa có một định nghĩa hoàn chỉnh về nó. Tuy nhiên chúng ta cũng dễ nhận thấy những điểm chung trong những phát biểu trên đó chính là vai trò quan trọng của văn hóa doanh nhân trong thời đại ngày nay, những yếu tố văn hóa-lịch sử, yếu tố thời đại là không thể không tính đến trong công tác xây dựng văn hóa doanh nhân. Dựa trên những ý kiến trên và cùng với sự nghiên cứu trong phần 1.1, tác giả xin đưa ra khái niệm về văn hóa doanh nhân dưới góc nhìn của mình: Văn hóa doanh nhân là một hệ thống giá trị riêng biệt của tầng lớp doanh nhân. Những giá trị này được tích lũy trong quá trình lịch sử, kết hợp với những đặc tính thời đại. Văn hóa doanh nhân đóng vai trò định hướng doanh nhân trong hoạch định và thực thi doanh nghiệp của mình hướng đến những tiêu chí được xã hội thừa nhận. Hình 1: Văn hóa doanh nhân có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố nội tại, lịch sử, văn hóa và thời đại Yếu tố lịch sử Văn hóa doanh nhân Yếu tố văn hóa Yếu tố nội tại Yếu tố môi trường nội tại 1.3 Tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hóa doanh nhân trong thời kỳ mới: Công cuộc Đổi mới mới của Việt Nam mới chỉ bắt đầu, xây dựng văn hoá trong đời sống các doanh nghiệp mà lấy doanh nhân làm trung tâm cũng mới chỉ bắt đầu. Thừa nhận và xây dựng văn hóa doanh nhân chính là thể hiện rõ nhất của sự tôn vinh đạo làm giàu, tính chính đáng của việc làm giàu điều mà từ bao đời nay chúng ta sai lầm phủ nhận, dè bỉu. Văn hóa doanh nhân Việt được tôn vinh sẽ cổ vũ ngày càng nhiều người Việt tự tin làm giàu chính đáng. Lịch sử đã chứng minh Việt Nam không thiếu sản vật, con người không thiếu kỹ nghệ, cái thiếu chính là những doanh nhân dám nghĩ lớn, dám tiến ra phía Đông, phía biển, để tiếp thị những sản phẩm made in Viet Nam ra quốc tế. Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần doanh nhân đó là vô cùng cần thiết. Làm giàu cho bản thân cũng chính là làm giàu cho đất nước. Một lý do nữa khiến công tác xây dựng văn hóa doanh nhân trở thành tất yếu đó là mối quan hệ tương hỗ giữa văn hóa doanh nhân với văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức. Doanh nhân là người lãnh đạo và điều hành doanh nghiệp, họ gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến bộ máy làm việc, người lao động, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, họ chính là trái tim, bộ não của doanh nghiệp. Không khó nhận ra những nét riêng của các tổ chức (văn hóa tổ chức), cách thức kinh doanh (văn hóa kinh doanh) chịu ảnh hưởng sâu sắc từ cá tính, văn hóa của những người sáng lập hay lãnh đạo của chúng; chúng ta có thể thấy sự sự nồng hậu của đại tá Sanders trong mỗi người bán hàng của chuỗi cửa hàng ăn nhanh KFC từ New York đến Thượng Hải hay Hà Nội. Đó chính là một trong những ví dụ điển hình của việc văn hóa của người lãnh đạo, người sáng lập gây ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa của tổ chức hay văn hóa kinh doanh. Nói cách khác ý chí, văn hóa doanh nhân sẽ là yếu tố chi phối lớn lao trong việc xây dựng nên nhữn giá trị của tổ chức, phương thức kinh doanh, cách thức phục vụ, chất lượng sản phẩm. Những doanh nhân đạo đức kém không thể xây dựng nên một công ty vững mạnh, một môi trường tốt cho người lao động, càng khó để tạo nên được những sản phẩm, dịch vụ có giá trị phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Với mối quan hệ đó, tác giả xin mạnh dạn đưa ra mô hình mối quan hệ giữa 3 phạm trù là: văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp (tổ chức) và văn hóa kinh doanh trong đó văn hóa doanh nhân chính là hạt nhân. Hình 2: Văn hóa doanh nhân là cốt lõi Văn hóa Doanh nhân Văn hóa Doanh Nghiệp Văn hóa kinh doanh

Ngày đăng: 05/08/2013, 15:41

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Văn hóa doanh nhân có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố nội tại, lịch sử, văn hóa và thời đại - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VASC

Hình 1.

Văn hóa doanh nhân có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố nội tại, lịch sử, văn hóa và thời đại Xem tại trang 8 của tài liệu.
Với mối quan hệ đó, tác giả xin mạnh dạn đưa ra mô hình mối quan hệ giữa 3 phạm trù là: văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp (tổ chức)  và văn hóa kinh doanh trong đó văn hóa doanh nhân chính là hạt nhân - TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VASC

i.

mối quan hệ đó, tác giả xin mạnh dạn đưa ra mô hình mối quan hệ giữa 3 phạm trù là: văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp (tổ chức) và văn hóa kinh doanh trong đó văn hóa doanh nhân chính là hạt nhân Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan