Khái niệm cân đối Ngân sách

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN TỚI . MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY VASC (Trang 37 - 38)

II- THU VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

3.1.1.Khái niệm cân đối Ngân sách

3. Cân đối ngân sách nhà nước

3.1.1.Khái niệm cân đối Ngân sách

Cân đối Ngân sách Nhà nước là quan hệ cân bằng giữa thu và chi Ngân sách trong năm ngân sách của Nhà nước.

Mỗi một Ngân sách được diễn tả như một bảng tổng hợp tất cả các thoả thuận, thông thường những khoản thu dự kiến sẽ không đủ để thực hiện tất cả những khoản chi cần thiết, do vậy những khoản chi phải được tính toán sát với những khoản thu.

Cân đối NSNN nhằm mục đích đảm bảo nguồn tài chính cho các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương đủ điều kiện vật chất để thực hiện các nhiệm vụ mà pháp luật quy định.

Cân đối NSNN phản ánh nguồn lực tài chính Nhà nước có thể chi phối trực tiếp về thực chất thể hiện sự cân đối tài chính trong khuôn khổ tài chính nhà nước, có đặc tính kế

hoạch pháp lệnh. Cân đối NSNN phải được thực hiện ngay khi lập dự toán NSNN, đồng thời phải xác lập cân đối thu chi trong quá trình chấp hành Ngân sách. Các khoản chi chỉ được phép thực hiện khi đã có đủ nguồn thu bù đắp. Chính phủ và Quốc hội luôn luôn cố gắng để đảm bảo cân đối Ngân sách bằng cách đưa ra những quyết định liên quan đến các khoản chi, cắt giảm các khoản chi chưa thực sự cần thiết.

Cân đối NSNN, theo cách hiểu thông thường là sự biểu hiện mối quan hệ tương đương về lượng và sự bằng nhau giữa hai con số tổng thu và tổng chi, tuy nhiên, đó chưa phải là cân đối thực sự. Cân đối còn thể hiện ở việc bố trí cơ cấu và quan hệ số lượng giữa các yếu tố cơ cấu NSNN.

Cũng giống như phát triển của mọi sự vật, cân đối thu chi ngân sách mang tính tương đối chứ không tuyệt đối, luôn ở trạng thái vận động, cân đối và không cân đối chuyển hóa lẫn nhau. Cân đối ngân sách được thực hiện trong suốt quá trình không ngừng phát triển, giải quyết mâu thuẫn giữa thu và chi, do đó việc ít nhiều có số dư, có thâm hụt đều phải được coi là trong phạm vi cân đối cơ bản, đều là hình thức biểu hiện của cân đối ngân sách.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN TỚI . MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY VASC (Trang 37 - 38)