NĂM NGÂN SÁCH VÀ CHU TRÌNH NSNN

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN TỚI . MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY VASC (Trang 49 - 53)

1. Năm ngân sách

Cũng như hầu hết các nước trên thế giới, NSNN ở nước ta là một bảng dự toán thu, chi bằng tiền của Nhà nước trong mộtkhoảng thời gian nhất định, được xác định cho từng năm. ở nước ta, năm ngân sách trùng với năm dương lịch; thời điểm bắt đầu năm ngân sách là ngày 01 tháng 01 và thời điểm kết thúc là ngày 15 tháng 12 hàng năm. Giữa các nước, mốc tính năm ngân sách là không giống nhau, song nói chung Năm ngân sách vẫn là 12 tháng.

2. Chu trình NSNN

Dự toán ngân sách gắn với năm ngân sách, khi năm ngân sách này kết thúc thì lại bắt đầu năm ngân sách mới nên hoạt động ngân sách có tính chu kỳ, hình thành nên chu trình ngân sách liên tục.

Chu trình ngân sách là toàn bộ các hoạt động từ khâu lập dự toán ngân sách đến khâu chấp hành và cuối cùng là quyết toán NSNN.

Như vậy, một chu trình NSNN có ba khâu nối tiếp nhau là: Lập ngân sách - Chấp hành ngân sách - Quyết toán ngân sách.

- Trong chu trình ngân sách, lập ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách. Lập ngân sách thực chất là dự toán các khoản thu, chi của ngân sách trong một năm ngân sách. Việc dự toán thu, chi đúng đắn, có cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện ngân sách nói riêng.

Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của ngân sách nhà nước, trong thực tiễn, khi lập ngân sách phải đáp ứng các yêu cầu nhất định và dựa vào những căn cứ nhất định với những phương pháp và trình tự khoa học và thực tiễn.

Có thể tóm tắt phương pháp và trình tự lập theo sơ đồ:

50

Bằng phương pháp dựa vào các

chỉ tiêu cân đối lớn

Dự toán thu chi NSNN

Dự toán thu chi NSNN So sánh Chênh lệch Các biện Bằng phương pháp tổng hợp từ cơ sở Chu trình Quyết toán NSNN Lập NSNN Chấp hành NSNN

Lập ngân sách là công việc quan trọng, song việc hình thành ngân sách còn phải thực hiện xét duyệt, phê chuẩn và thông báo ngân sách. Quá trình đó được thực hiện theo trình tự sau:

Để có dự toán NSNN khi năm ngân sách bắt đầu thì khâu lập NSNN phải được thực hiện trước khi năm ngân sách bắt đầu. Ở nước ta, thời gian lập dự toán ở cơ sở là từ tháng 6, Bộ Tài chính tổng hợp trình Chính phủ trong tháng 10 và Quốc hội quyết định dự toán ngân sách trước ngày 31/12 năm trước.

- Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc thực hiện khâu

chấp hành Ngân sách nhà nước

Nội dung của quá trình này là: + Tổ chức thu ngân sách nhà nước;

+ Bố trí cấp kinh phí của NSNN cho các nhu cầu đã được phê chuẩn.

Việc chấp hành NSNN là trách nhiệm của tất cả các pháp nhân và thể nhân dưới sự điều hành của Chính phủ, trong đó Bộ Tài chính có vị trí quan trọng.

- Khi kết thúc năm ngân sách phải thực hiện quyết toán ngân sách nhà nước. Đây là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý ngân sách nhà nước.

Thông qua quyết toán ngân sách sẽ cho thấy được kết quả toàn diện về hoạt động kinh tế - xã hội của Nhà nước, hoạt động ngân sách nhà nước với tư cách là công cụ vĩ mô của Nhà nước trong thời gian qua, từ đó rút ra kinh nghiệm cần thiết trong điều hành Ngân sách nhà

Nguyên thủ quốc gia Quốc hội Chính phủ Bộ tài chính Các bộ, cơ quan nhà nước Chính phủ Bộ tài chính Các bộ, cơ quan nhà nước Quá trình thông báo Quá trình phê chuẩn Quá trình lập

nước. Do đó, yêu cầu của quyết toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo chính xác, trung thực và kịp thời.

Như vậy, trong một năm ngân sách, đồng thời có cả ba khâu đó là: chấp hành ngân sách của chu trình hiện tại, quyết toán ngân sách của chu trình trước và lập ngân sách của chu trình sau.

Để có một chu trình ngân sách hợp lý, phản ánh đầy đủ quá trình hoạt động của ngân sách nhà nước cán phải coi trọng và không ngừng cải tiến các khâu trong chu trình đó, nhằm làm cho hoạt động của ngân sách nhà nước ngày càng lành mạnh./.

---

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Tại sao nói việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN luôn gắn với quyền lực Nhà nước? 2. Quỹ NSNN giống và khác các quỹ tiền tệ khác như thế nào?

3. Tính không hoàn trả trực tiếp của NSNN được thể hiện như thế nào? 4. Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Thu NSNN chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố nào? trong đó nhân tố nào là quan trọng nhất?

6. Phân biệt sự khác nhau giữa thuế và phí, lệ phí.

7. Các biện pháp cơ bản để tăng thu NSNN? biện pháp nào mang tính đột phá, quyết định?

8. Đặc điểm nào của chi NSNN cho phép phân biệt khoản chi NSNN với các khoản tín dụng?

9. Chi NSNN chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?

10. Giữa nhóm chi đầu tư và chi thường xuyên có mối liên hệ như thế nào trong chính sách phân bổ nguồn lực tài chính của Nhà nước?

11. Để xử lý bội chi NSNN có thể thực hiện những giải pháp nào? trong đó giải pháp nào là cơ bản nhất?

12. Tại sao để quản lý NSNN cần phải thực hiện phân cấp quản lý NSNN? việc phân cấp đó phải tuân theo những nguyên tắc nào?

13. Năm NS và chu trình quản lý NSNN là gì?

14. Mối quan hệ giữa các khâu trongchu trình quản lý NSNN?

TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO A- Tài liệu bắt buộc:

1.Giáo trình Lý thuyết tài chính của Học viện Tài chính, Nhà XB Tài chính, năm 2003. 2. Giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền tệ của Trường đại học KTQD, Nhà XB Thống kê, năm 2002.

3. Giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền tệ của Trường đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, Nhà XB Thống kê, năm 2004.

4. Luật Ngân sách Nhà nước, ban hành năm 1996, năm 2002

B- Tài liệu tham khảo:

5. Giáo trình Quản lý tài chính Nhà nước của Học viện Tài chính, Nhà XB Tài chính, năm 1999.

6. P.A Samuelson và W.D. Nordhall: Kinh tế học (Sách dịch-Tái bản lần thứ nhất- NXB Thống kê, năm 2002);

7. Doãn văn Kính, Quách Nhan Cương và Uông Tổ Đỉnh (là các nhà kinh tế Trung Quốc): Kinh tế các nguồn lực Tài chính, (Sách dịch ra tiếng Việt), Nhà XB Tài chính, năm 1996;

8. Tài liệu bài giảng của Dự án Tài chính Việt Nam-Canađa: Tài chính công, Nhà XB Tài chính, năm 2001;

9. Giáo trình thuế của Học viện Tài chính, năm 2002

10. Roberto Porcher-E'ric SZIJ: E'conomie Politique, Fe'vrier 1994 11.Gilbert Orsoni: L'interventionnisme fiscal, Mars, 1995.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN TỚI . MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY VASC (Trang 49 - 53)