Khoản thu từ vay nợ của Chính phủ

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN TỚI . MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY VASC (Trang 25 - 26)

II- THU VÀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Thu Ngân sách nhà nước

1.2.3. Khoản thu từ vay nợ của Chính phủ

Để bù đắp thiếu hụt NSNN và đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, Nhà nước còn thực hiện huy động vốn bằng việc vay nợ trong và ngoài nước. Vay nợ chính phủ phản ánh việc vận dụng tín dụng Nhà nước. Tín dụng Nhà nước là một hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính-tiền tệ, gắn liền với hoạt động của NSNN, nó phản ánh quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người trực tiếp vay vốn từ trong và ngoài nước để đảm bảo các khoản chi tiêu của Nhà nước.

a) Vay nợ trong nước

Vay nợ trong nước được thực hiện bằng cách phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ. Đó là những chứng chỉ nhận nợ của Nhà nước, là một loại trái phiếu do Nhà nước phát hành để vay dân cư, các tổ chức kinh tế, ngân hàng.

Ở Việt Nam, Chính phủ uỷ nhiệm cho Kho bạc Nhà nước phát hành trái phiếu Chính phủ dưới ba hình thức:

- Tín phiếu Kho bạc: là trái phiếu Chính phủ ngắn hạn, thời hạn dưới 1 năm, được phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết mất cân đối tạm thời của NSNN trong năm tài chính.

- Trái phiếu Kho bạc: là trái phiếu Chính phủ trung và dài hạn, thời hạn trên một năm được phát hành để huy động vốn nhằm giải quyết bội chi NSNN đã được quốc hội phê chuẩn.

- Trái phiếu đầu tư: là trái phiếu Chính phủ trung và dài hạn, thời hạn trên một năm, được phát hành để huy động vốn cho các công trình cụ thể và cho Quỹ hỗ trợ phát triển theo kế hoạch đầu tư đã được duyệt của Nhà nước.

b) Vay nợ nước ngoài

Cùng với việc huy động nguồn vốn trong nước, vay nợ nước ngoài là một phương thức, một biện pháp quan trọng của tín dụng Nhà nước để đáp ứng nhu cầu chi tiêu phát triển kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo. Vay nợ nước ngoài của chính phủ thường biểu hiện dưới ba hình thức:

- Hiệp định vay mượn (viện trợ có hoàn lại) giữa hai chính phủ: Thông thường hiệp định vay nợ (viện trợ có hoàn lại) được gắn liền trong các hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, văn hoá xã hội.v.v. trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Việc vay mượn giữa hai chính phủ không đơn thuần về kinh tế và những điều khoản của tín dụng nói chung mà còn có những ràng buộc về chính trị, về các điều khoản hợp tác thương mại quốc tế, đầu tư, ràng buộc về mục đích sử dụng vốn thông qua các chương trình, các dự án đầu tư phát triển. Vì vậy, Chính phủ cần hết sức thận trọng khi sử dụng hình thức này.

- Hiệp định vay mượn giữa chính phủ với các tổ chức tài chính tiền tệ thế giới. - Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ TRONG THỜI GIAN TỚI . MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH . PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP CỦA CÔNG TY VASC (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w