1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

12 7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 318,02 KB

Nội dung

Trong một thế giới luôn luôn phát sinh những điều mới mẻ một cách nhanh chóng thì trong lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn sinh viên cũng phải cập nhật kiến thức, trau dồi và tự đào tạo cho mình. Xuất phát từ điều đó, chúng tôi xin lựa chọn “phương pháp tự học của sinh viên” trong tiểu luận này. Và chúng tôi cho rằng đây là phương pháp tốt nhất để cho sinh viên có thể học tập tốt ở trường đại học và tạo tiền đề để sau này khi làm việc sinh viên cũng có thể tiếp tục học tập và rèn luyện chuyên môn cho mình thêm vững vàng theo kịp tiến bộ của xã hội. Tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo, là con đường nhanh chóng đưa sự nghiệp giáo dục nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

LÝ LUẬN DẠY HỌC Ở ĐẠI HỌC

ĐỀ TÀI:

PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN

GVHD: PGS.TS Đoàn Văn Điều HVTH: Trần Huỳnh Khương

TP Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 08 năm 2014

Trang 2

Lời nói đầu:

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng thông tin ngày càng gia tăng Theo tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học, thì lượng thông tin tăng gấp đôi cứ sau khoảng 5-6 năm Dưới mái trường đại học, sinh viên được trang bị rất nhiều kiến thức trong lĩnh vực chuyên môn mà mình đã chọn học Dẫu các giảng viên đại học có phương pháp dạy học hay cách mấy, giúp cho các sinh viên tiếp thu bài một cách tốt nhất Và với 4 năm học ở đại học có thể các sinh viên sẽ có được một tấm bằng đại học mà mình mong muốn Nhưng điều có không có nghĩa là các sinh viên sẽ phải gắn bó với nghề của mình suốt cuộc đời một cách thuận lợi và tốt đẹp Trong một thế giới luôn luôn phát sinh những điều mới mẻ một cách nhanh chóng thì trong lĩnh vực nghề nghiệp đã chọn sinh viên cũng phải cập nhật kiến thức, trau dồi và tự đào tạo

cho mình Xuất phát từ điều đó, chúng tôi xin lựa chọn “phương pháp tự học

của sinh viên” trong tiểu luận này Và chúng tôi cho rằng đây là phương pháp

tốt nhất để cho sinh viên có thể học tập tốt ở trường đại học và tạo tiền đề để sau này khi làm việc sinh viên cũng có thể tiếp tục học tập và rèn luyện chuyên môn

cho mình thêm vững vàng theo kịp tiến bộ của xã hội

Tự học là yếu tố quyết định chất lượng học tập, chất lượng đào tạo, là con đường nhanh chóng đưa sự nghiệp giáo dục nước ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới

Tự học được xuất phát từ chính nhu cầu muốn học hỏi, muốn gia tăng sự hiểu biết để làm việc và sống tốt hơn của mỗi người, là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học Thực tế giảng dạy tại các trường đại học cho thấy, nếu sinh viên không chịu khó học tập, đào sâu nghiên cứu, mở rộng thêm kiến thức bằng cách học tập độc lập thì các thầy giáo,

cô giáo có dạy giỏi, có kiến thức sâu rộng và trình độ nghiệp vụ vững vàng đến mấy chất lượng học tập cũng không thể cao

Trang 3

Hiện nay, xã hội đặt ra cho giáo dục và đào tạo ngày càng khắt khe, đòi hỏi các trường đại học không chỉ đào tạo ra nguồn nhân lực thông thạo về lý thuyết mà còn phải biết vận dụng, ứng dụng những kiến thức đó vào thực tiễn đời sống Để đáp ứng yêu cầu đó, các trường đại học đã phát động đổi mới phương pháp học tập Tuy các đội ngũ giảng viên đã tiến hành ứng dụng nhưng chuyển biến về chất lượng trong giờ dạy chưa thật sự có kết quả cao Bởi sinh viên quen với việc thụ động trong việc tiếp nhận, áp đặt Trong bài giảng của thầy giáo, cô giáo đều có phần định hướng, tổ chức tự học cho sinh viên nhưng nhiều khi sinh viên chỉ thực hiện một cách sơ sài, chiếu lệ Như vậy, việc tự học của sinh viên được đặt ra như một nhu cầu bức thiết

Trang 4

I Cơ sở tâm lý học của hoạt động học tập của sinh viên:

Hoạt động học của sinh viên là nột quá trình nhận thức

Mục tiêu của dạy học là thông qua hoạt động học - một hoạt động nhận thức độc đáo mang tính chất nghiên cứu, làm cho sinh viên lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp Hoạt động hay quá trình nhận thức - học tập ở bậc giáo dục nghề nghiệp có những đặc điểm chủ yếu sau: Quá trình nhận thức là quá trình phản ánh các hiện tượng thực tiễn nhưng không phải là phản ánh tất cả mọi hiện tượng mà là phản ánh một cách tích cực và chọn lọc Chỉ những gì liên quan đến nhu cầu, hứng thú, đến hoạt động hiện tại và sự phát triển tương lai nghề nghiệp của sinh viên mới được chọn lọc và phản ánh Quy luật nhận thức của loài người

đã được V I Lênin nêu lên trong công thức nổi tiếng: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn " Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, như vậy bao gồm hai giai đoạn, đó là giai đoạn cảm tính và giai đoạn lý tính Tuy nhiên, trong sự nhận thức - học tập của sinh viên không chỉ là nhận thức những điều mà nhân loại đã biết, tức là những điều mới mẻ chỉ đối với chính bản thân họ mà họ bước đầu khám phá được chân

lý mới cho nhân loại thông qua việc “tập dượt” nghiên cứu khoa học Điều đáng lưu ý ở đây là hoạt động nhận thức của sinh viên không cần phải diễn ra theo như trình tự và thời gian mà loài người và các nhà khoa học đã nhận thức ra chân lý đó Tùy thuộc vào đặc điểm nội dung học tập khả năng và điều kiện học tập thực mà sinh viên có thể thực hiện hoạt động nhận thức - học tập đi từ cụ thể đến trừu tượng hay ngược lại từ trừu tượng đến cụ thể

Những công trình nghiên cứu về tâm lý học đã xác minh rằng sự phát triển của các thao tác tư duy cơ bản được thực hiện theo hai phương hướng: Thứ nhất, khắc phục tính không đồng đều trong sự phát triển phân tích và tổng hợp và xác lập sự tương ứng giữa chúng với nhau Thứ hai, nâng cao trình độ phát triển của mỗi thao tác đó Những hình thức phân tích thô thiển được thay thế bằng những hình thức phân tích phân hóa tinh vi hơn và sự tổng hợp một chiều, từng phần nhường chỗ cho sự tổng hợp nhiều mặt đầy đủ hơn Ở sinh viên những biến đổi

Trang 5

ấy không diễn ra cùng một lúc trên tất cả các mặt học tập các bộ môn trong nhà trường Việc giảng viên đưa đề tài mới mẻ về nội dung và mức độ phức tạp có thể hạ thấp mức độ phân tích và tổng hợp Tuy nhiên, những nghiên cứu cũng cho thấy một xu thế nhất định đó là trình độ hoạt động tư duy phân tích - tổng hợp ở sinh viên các lớp trên được nâng cao hơn Trình độ phân tích và tổng hợp còn bộc lộ ra đặc tính của những khái quát hóa và trừu tượng hóa của sinh viên

mà họ thường gặp trong quá trình tiếp thu kiến thức khi phải hình thành cho họ những khái niệm trong một lĩnh vực khoa học nào đó

Sinh viên chỉ thực sự nắm vững kiến thức trong điều kiện có sự tác động qua lại giữa quá trình cụ thể và trừu tượng của hoạt động tư duy, mà cơ sở sinh lý của hoạt động này là sự tác động qua lại của hai hệ thống tín hiệu Chính vì vậy, để hình thành một khái quát có giá trị đầy đủ về một vấn đề nào đó cho sinh viên không những cần đến những kiến thức lý thuyết mà cần cả đến công tác thực hành Hoạt động học tập ở sinh viên sẽ tiến bộ lên theo hai phương hướng cơ bản và ngược chiều nhau: một mặt, những kiến thức đã tiếp thu sẽ phức tạp hóa lên do chúng mỗi ngày một nhiều thêm lên và do chúng được đưa vào hệ thống những kiến thức mới và được vận dụng để giải quyết những nhiệm vụ ngày càng phức tạp Mặt khác, bản thân quá trình vận dụng kiến thức đơn giản hóa đi do sự

tự động hóa, sự hình thành những kỹ xảo khi thực hiện những động tác nào đó,

mà không cần nhớ đến những quy tắc tương ứng với chúng Khi đề cập đến hiện tượng tự động hóa để hình thành những kỹ năng và kỹ xảo cho sinh viên cần đặc biệt chú ý đến những hành động học tập được thực hiện không cần nhớ đến quy tắc làm cơ sở cho hành động Tác giả P A Sevarep có phân tích loại hành động này, phát hiện ra cơ chế của chúng, gọi chúng là những hành động đúng quy tắc

và chứng minh nguồn gốc khác nhau của chúng Trong một số trường hợp, con người hành động phù hợp với quy tắc mặc dù không biết và cũng không thể diễn

tả quy tắc đó thành lời được Trong những trường hợp khác, con người hành động mà không nhớ đến quy tắc vì đã nhiều lần giải quyết những nhiệm vụ khác nhau dựa vào quy tắc đó Luận điểm này cho thấy rằng kiến thức về quy tắc là

cơ sở để sinh viên giải quyết và kiểm tra vấn đề

Trang 6

II Các hình thức tự học chính của sinh viên:

Các hình thức tự học chủ yếu của sinh viên là:

1) Tự học với tài liệu;

2) Chuẩn bị thảo luận, kiểm tra, thi;

3) Chuẩn bị viết luận văn;

4) Kiến tập, thực tập chuyên đề và thực tập tốt nghiệp;

5) Chuẩn bị các báo cáo cho hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học

Tự học với tài liệu

Kỹ năng tự học với các nguồn tài liệu kinh tế là vô cùng quan trọng Vấn đề đặt ra là thế nào để đọc các tài liệu chuyên ngành như báo chí, sách giáo khoa, sách chuyên khảo,… thu được lợi ích tối đa? có bao nhiêu phần trăm kiến thức đọc được liên quan đến ngành học, phương pháp học?

Kỹ thuật đọc tài liệu bao gồm một số vấn đề cần lưu ý:

1) Lĩnh hội đầy đủ, thấu hiểu nội dung bài đọc, lựa chọn và nắm bắt những nội dung quan trọng;

2) Làm rõ những thuật ngữ, những cụm từ, những khái niệm, những nhân vật chưa rõ;

3) Tập trung chú ý vào những vấn đề được giáo viên cung cấp để thảo luận trong giờ học

Mục đích câu hỏi đưa ra thường được xác định bởi mục tiêu đào tạo Nếu câu hỏi nhằm mục đích nghiên cứu các sự kiện, con số, ý tưởng, nghĩa là bài học đòi hỏi tái hiện những kiến thức chuyên môn, áp dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề, sử dụng làm bằng chứng trong tranh luận Nếu câu hỏi được mong đợi sẽ hướng đến phân tích phê bình, sử dụng kinh nghiệm cá nhân, xây dựng phương pháp đánh giá, …thì phải giải quyết các vấn đề đào tạo ở một cấp độ nhận thức cao hơn

Tự học với tài liệu kinh tế có thể thực hiện hiệu quả bằng cách:

Trang 7

1 Ghi chép tất cả những gì liên quan đến môn học, đặc biệt ghi chép những vấn đề, bài tập mà giáo viên đưa ra trên lớp

2 Để làm việc với nội dung tài liệu có hiệu quả cần phải nắm vững các khái niệm Sinh viên không thể khái quát được bất kỳ mục tiêu nhận thức nào nếu không nắm được các khái niệm Từ hệ thống các khái niệm phát triển thành lý thuyết, quan điểm, kiến thức ứng dụng được chuyển thành hành động cụ thể Sinh viên theo từng người hoặc theo từng nhóm nhỏ được mời để phản ánh những ý chính và mối liên kết quan trọng và phụ thuộc lẫn nhau trong các sơ đồ, bản vẽ, mô hình Một số phần của nội dung được liên kết lại với nhau để khám phá một cách đầy đủ và chính xác nội dung của vấn đề nghiên cứu, của môn học

3 Để làm việc với tài liệu kinh tế, sinh viên có thể sử dụng phương pháp thảo luận phê bình Khi sinh viên đặt câu hỏi về luận điểm của tác giả, có nhiều vấn đề có thể tổ chức thảo luận:

a) Những luận điểm chính nào được tác giả đưa ra và những luận chứng gì tác giả sử dụng để bảo vệ luận điểm của mình?

b) Những mối nghi ngờ nào phát sinh về ý nghĩa của kết quả nghiên cứu? c) Điều gì có thể được cung cấp trong việc bảo vệ lập trường (quan điểm) của tác giả?

d) Những thế mạnh của phản biện là gì?

4 Giáo viên phải là người chốt lại vấn đề Sinh viên được đề nghị lựa một đoạn văn quan trọng nhất từ nguồn tài liệu chuyên ngành và viết ra trên một mặt giấy, mặt còn lại ghi lời bình cho sự lựa chọn của mình

Trong thảo luận về nội dung, sinh viên được mời lần lượt để đọc đoạn trích của mình, sau đó là lời bình và kết luận đánh giá

5 Bằng phương pháp “ghép hình” các sinh viên tham gia thảo luận nhóm

để nghiên cứu tài liệu mới, giáo viên sẽ là người tổng hợp lại Chi tiết về phương pháp thảo luận nhóm có thể tham khảo trong tài liệu [3]

6 Sử dụng phương pháp "trích yếu" (ghi tóm tắt) nội dung bài đọc

Trang 8

Chuẩn bị thảo luận, kiểm tra, thi

Vai trò của giáo viên trong tổ chức chuẩn bị cho sinh viên thảo luận, kiểm tra, thi bao gồm: thứ nhất, ra bài tập cho sinh viên, và thứ hai, hỗ trợ sinh viên trong việc giải bài tập, sửa chữa bài viết của sinh viên

Hỗ trợ về mặt phương pháp cho sinh viên trong việc chuẩn bị kiểm tra, thi, bao gồm tổ chức giải đáp thắc mắc nhằm mục đích tạo điều kiện cho sinh viên thu thập thêm kiến thức, mở rộng giới hạn nghiên cứu ra ngoài môn học

Chuẩn bị viết chuyên đề, Khóa luận tốt nghiệp

Viết chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp nhằm mục đích tăng cường, hệ thống hóa, tổng hợp kiến thức, hiểu biết và kỹ năng của sinh viên Yêu cầu không thể tách rời đối với các công trình kinh tế là đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề chuyên môn, một nhiệm vụ kinh tế cụ thể Đề tài nghiên cứu có thể được đề xuất bởi người hướng dẫn khoa học, cũng có thể là sinh viên Sự hiểu biết lô- gích của các vấn đề tương hỗ trong chuyên đề và khóa luận tốt nghiệp tạo điều kiện đóng góp vào xây dựng sâu sắc hơn và có hệ thống hơn vấn đề nghiên cứu Đặc biệt chú ý đến các phần phân tích, chứa đựng những thông tin quan sát riêng và kết luận của tác giả

Một trong những yêu cầu đối với sinh viên nghiên cứu khoa học là biết sử dụng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, biết đọc những tài liệu khác nhau, biết sử dụng các nguồn số liệu thống kê trong và ngoài nước, biết sử dụng và khai thác tài nguyên từ mạng Internet

Nội dung của công trình cần phải thuyết phục, hợp lý, rõ ràng, có sử dụng các thuật ngữ khoa học, biết sử dụng tài liệu trích dẫn Sinh viên cần phải tự mình trình bày vấn đề, đưa ra kết luận

3 Nhiệm vụ của Bộ môn và giảng viên trong việc nâng cao hiệu quả cho quá trình tự học của sinh viên

Bộ môn cần phải xác định rõ:

1) Các hướng tự học chính, nội dung, hình thức và phương pháp dạy cho sinh viên cách tự học, tạo động lực để sinh viên tiếp thu kiến thức;

Trang 9

2) Xác định nội dung cụ thể, chỉ rõ tài liệu để sinh viên tự nghiên cứu theo từng môn học phù hợp với chương trình đào tạo;

3) Xác định quỹ thời gian tự học cho sinh viên;

4) Lập kế hoạch tự học cho sinh viên;

5) Kiểm tra, đánh giá chất lượng của việc tự học của sinh viên

Nhiệm vụ của giảng viên là:

1) Giúp sinh viên làm quen với các hình thức và phương pháp giảng dạy ở trường đại học, cách thức tổ chức NCKH, phương pháp tự học, các tiêu chuẩn đánh giá việc tự học;

2) Giúp sinh viên hình thành khả năng ra quyết định; kỹ năng nghiên cứu khoa học; kỹ năng đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo; cố vấn về phương pháp tự học; kiểm tra theo dõi kế hoạck tự học của sinh viên, đồng thời phân tích và đánh giá kết quả tự học

Trang 10

III Một số giải pháp nâng cao tính tự học cho sinh viên

1.Sinh viên cần chủ động rèn luyện tính tự học

Tự học có thể hiểu là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức Bước đầu quá trình tự học có thể sinh viên còn có nhiều lúng túng nhưng đó cũng chính là động lực giúp sinh viên tư duy để thoát khỏi những khó khăn, lúng túng đó, nhờ vậy mà thành thạo lên

Trong quá trình tự học của sinh viên, đọc sách được coi là khâu quan trọng đầu tiên giúp sinh viên tiếp thu tri thức và phát triển phương pháp tự học hiệu quả

Để đọc sách hiệu quả thì sinh viên phải có phương pháp đọc, đó là:

- Đọc có suy nghĩ: Khi đọc sách cần phải tập trung tư tưởng Khi đọc chỗ chưa

thông, chưa nắm vững cầm phải ngưng để đọc kỹ, ôn lại Đọc sách để hiểu những điều tác giả nói và cả những điều tác giả không nói, mà người đọc tự suy nghĩ, mở rộng đến những điều liên quan mà sách không đề cập đến

- Đọc có hệ thống: Khi đọc bất kỳ cuốn sách nào, sinh viên nên đọc lướt

nhanh toàn bộ phần tổng quát của sách để nắm sơ bộ nội dung cuốn sách Sau

đó, tuỳ vào mục đích đọc mà đọc kỹ một lần hay nhiều lần Cuối cùng là cần rèn luyện cách đọc nhanh để tập trung được sự chú ý, sự suy nghĩ diễn ra liên

tục và dễ dàng xác lập được mối quan hệ giữa các đoạn với nhau khiến ta dễ nắm được nội dung tài liệu

- Đọc có chọn lọc: Đọc có chọn lọc là đọc để tìm những điểm cốt lõi, chọn ý

tưởng hay nhất, đúng nhất và có ích cho việc học sẽ rèn được tư duy phê phán, làm tiền đề cho năng lực giải quyết vấn đề sau này

- Đọc có ghi nhớ: Đọc sách là học tập tích cực nên cần kèm theo việc ghi chép

để nhớ lâu Đọc sách hoặc tài liệu giáo khoa cần ghi các dàn ý và diễn tiến nội dung Các ý chính cần ghi chép cẩn thận, gạch chân hoặc tô màu vì đó là ý cơ bản mà từ đó có thể suy luận ra các ý khác liên quan Những phần chưa hiểu hoặc chưa nắm vững cũng cần đánh dấu để tiếp tục suy nghĩ, tìm người giải đáp Ngoài đọc sách, sinh viên cũng nên có kỹ năng chọn lọc, sử dụng kiến thức cũ

để học kiến thức mới bằng cách: Khi học các kiến thức mới cần phải tái hiện

Ngày đăng: 25/04/2018, 19:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w