Nền văn hóa xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý vì tâm lý người chỉ nảy sinh, hình thành và phát triển trong một môi trường nhất định trong đó nền văn hóa xã hội là rất quan trọng và cần thiết. Toàn bộ nền văn hóa xã hội của nhân loại được lĩnh hội ít nhất hai lần, lần thứ nhất, khi nó được sáng tạo ra trong quá trình nhận thức và cải tạo hiện thực, lần thứ hai là do quá trình dạy học. Dạy và học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm mà xã hội đã tích lũy được, nhằm biến kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân. Thế hệ này truyền đạt lại cho thê hệ sau tất cả tiềm năng của nền văn hóa của họ nữa. Nhưng không phải truyền đạt ngay tức khắc, mà là dần dần, và cũng không phải truyền đạt tất cả cho mọi người, mà là theo sự phân công lao động trong xã hội. Nền văn hóa đã tích lũy được càng phong phú bao nhiêu, thì sự phân công lao động và các chức năng xã hội càng rõ rệt hơn bấy nhiêu.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM
ĐỀ TÀI:
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Lý Minh Tiên
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Trần Huỳnh Khương
TP.Hồ Chí Minh ngày 8 tháng 1 năm 2012
Trang 2_
Lời dẫn nhập
Sự phát triển tâm lý trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào nội dung và phương pháp các
em lĩnh hội nền văn hóa xã hội do loài người sáng tạo ra Nội dung và phương
pháp lĩnh hội lại luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào trình độ phát triển của khoa
học nói chung, nhất là của khoa học giáo dục Chúng ta đều biết, mãi đến những
năm 50 của thế kỉ này, nhờ ánh sáng của lí thuyết hoạt động, tâm lý học mới
phát hiện ra cơ chế tâm lý của việc hình thành một khái niệm, mở ra khả năng
kiểm soát chặt chẽ quá trình trẻ em lĩnh hội nền văn hóa xã hội Nói cách khác,
từ nay loài người (những người lớn) có thể nghĩ đến việc chủ động tạo ra (điều
khiển) một cách có kế hoạch, sự phát triển tâm lý trẻ em thong qua việc kiểm
soát triệt để quá trình trẻ em lĩnh hội nền văn hóa xã hội Tuy nhiên, trên con
đường biến khả năng này thành hiện thực (thực tiễn giáo dục nói chung và dạy
học nói riêng) khoa học giáo dục mới chỉ đi những bước đầu tiên, nhưng đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ
Trang 3Mục lục
A Tri thức khoa học, nền văn hóa là phương tiện của hoạt động dạy học của thầy:
1 Tri thức khoa học là gì ? Nền văn hóa là gì ?
2 Tri thức khoa học - Nền văn hóa có vai trò gì trong hoạt động dạy học ?
3 Hoạt động dạy là gì ?
4 Mục đích của hoạt động dạy
5 Cách để đạt được mục đích đó ?
6 Giải thích vì sao “Tri thức khoa học, nền văn hóa là phương tiện của hoạt động dạy học của thầy”
B Tri thức khoa học, nền văn hóa là mục đích của hoạt động học của trò:
1 Hoạt động học là gì ?
2 Bản chất hoạt động học ?
3 Mục đích hoạt động học ?
4 Tại sao tri thức khoa học, nền văn hóa lại là mục đích của hoạt động học ?
C Kết luận:
D Tài Liệu Tham Khảo
Trang 4_
A Tri thức khoa học, nền văn hóa là phương tiện của hoạt động dạy học của thầy:
1 Tri thức khoa học là gì ? Nền văn hóa là gì ?
Tri thức khoa học là gì ?
Khoa học được hiểu là một hệ thống tri thức về tự nhiên xã hội và tư duy về những qui luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy Nó giải thích một cách đúng đắn nguồn gốc của những sự kiện ấy, phát hiện ra những mối liên hệ của các hiện tượng, trang bị cho con người những tri thức về qui luật khách quan của thế giới hiện thực để con người áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống
Khoa học cũng là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp
Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội Phân biệt ra 2 hệ
thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học
Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày
trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên Quá trình nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học
Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động
nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội,
Trang 5trong tự nhiên Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
Nền văn hóa là gì ?
Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”
Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển
Ở đây chúng ta cũng cần phải nói thêm về một đặc trưng của văn hóa đó là chức năng giáo dục Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người) Từ chức năng giáo dục, văn hóa
có chức năng phát sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử: Nó là một thứ "gien" xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau
2 Tri thức khoa học - Nền văn hóa có vai trò gì trong hoạt động dạy học ?
Tri thức khoa học có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học
Hoạt động học là quá trình chúng ta lĩnh hội nền tri thức khoa học- nền văn hóa đó là những cái đúng đắn đã được khoa học chứng minh, những nét văn hóa đẹp đã trải qua hàng nghìn năm và đã được con người tích lũy lại
Trang 6_
Những điều thực tế trong khoa học đã chứng minh như: Khoa học tự nhiên, những nét văn hóa trong nhân văn xã hội
Tri thức khoa học có chức năng cung cấp cho người học như: Lĩnh vực đời sống, toán học, vật lý, văn học, sức khỏe, khí hậu giúp chúng ta biết được cái đúng đắn và dự đinh cho tương lai, làm cho con người hiểu biết được nhiều, tích lũy tri thức, trao dồi khả năng hiểu biết
Ví dụ: trong toán học người ta đã chứng minh được những định lý, những công thức hình học để tính thể tích của sự vật…
Trong lĩnh vực sức khỏe ăn nhiều chất có chứa vitamin A sẽ giúp sáng mắt, mất ngủ sẽ giảm tuổi thọ…
Trong văn hóa cung cấp những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc đã trải qua hàng ngàn năm và được chọn lọc theo thời gian điều đó giúp chúng ta hiểu biết hơn phát huy tốt hơn
Hoạt động học giúp con người ta lĩnh hội được nhiều tri thức trên nhiều lĩnh vực khác nhau với mong muốn để sống và tồn tại với những điều kiện xã hội quy định
Thí dụ: muốn có công ăn việc làm ổn định thì phải đậu đại học để sau này ra trường dễ tìm việc Nhưng muốn đậu đại học thì phải học giỏi
3 Hoạt động dạy là gì ?
Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ
chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp
chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội 1, tạo ra sự phát
triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng
Để hiểu thực chất của hoạt động dạy, chúng ta
cần làm sáng tỏ những nội dung sau: hoạt động dạy
nhằm mục đích gì? bằng cách nào để đạt mục đích
đó ?
4 Mục đích của hoạt động dạy
1
Nền văn hóa xã hội bao hàm cả tri thức khoa học và nền văn hóa
Trang 7Mục đích của hoạt động dạy là giúp trẻ lĩnh hội nền văn hoá xã hội, phát triển tâm lý, hình thành nhân cách
Sự lớn lên về mặt tinh thần của đứa trẻ diễn ra đồng thời với quá trình xã hội hóa Trong quá trình đó, trẻ một mặt nhập vào các quan hệ xã hội, mặt khác lĩnh hội nền văn hóa xã hội biến những năng lực của loài người thành năng lực của mình, tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cách của bản thân mình
Làm sao để đạt mục đích đó ? Riêng bản thân trẻ không thể tự mình biến năng lực của loài người thành năng lực của bản thân, nhất thiết trẻ ở những mức độ khác nhau phải dựa vào
sự giúp đỡ của người lớn Như vậy trẻ lĩnh hội nền văn hóa xã hội một cách gián tiếp thông qua người lớn Sự giúp đỡ của người lớn để trẻ lĩnh hội nền văn hóa xã hội, thúc đẩy, sự phát triển tâm lý tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cách của trẻ là mục đích của hoạt động dạy
5 Bằng cách nào để đạt mục đích đó ?
a Trước hết cần phân biệt dạy trong đời sống hàng ngày với hoạt động dạy do thầy giáo thực hiện (theo phương thức nhà trường) "Dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở" trong cuộc sống đời thường cũng đem lại cho trẻ một số hiểu biết Những hiểu biết đó mang tính chất kinh nghiệm, không đủ để bé thích nghi với cuộc sống ngày càng phát triển Còn việc dạy cho trẻ những tri thức khoa học, những năng lực người ở trình độ cao thì xã hội đã giao cho thầy giáo (những người được dào lạo để dạy, với tư cách là một nghề) tiến hành theo một phương thức chuyên biệt (ta gọi phương thức đó là phương thức nhà trường) Do đó, từ đây khi nói đến hoạt động dạy thì ta sẽ hiểu đó là dạy theo phương thức nhà trường
Để đạt mục đích trên phải thông qua hoạt động dạy của thầy giáo Ở đây, thầy giáo là chủ thể của hoạt động dạy Chức năng của thầy trong hoạt động này không làm nhiệm vụ sáng tạo
ra tri thức mới (vì các tri thức này đã được nhân loại sáng tạo ra), cũng không làm nhiệm vụ tái tạo tri thức cũ, mà nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ đặc trưng là tổ chức quá trình tái tạo ở trẻ (chính nó là chủ thể của hoạt động học - ta sẽ bàn ở sau) Dù rằng không có chức năng sáng tạo ra tri thức mới, cũng không có nhiệm vụ tái tạo tri thức cũ cho bản thân mình, những người
dạy phải sử dụng tri thức đó như là những phương tiện, vật liệu để tổ chức và điểu khiển
Trang 8_ người học “sản xuất” những tri thức ấy lần thứ hai (lần thứ nhất được sản xuất trong lịch sử văn hoá loài người) cho bản thân mình, thông qua đó tạo ra sự phát triển tâm lý của các em Như vậy, khi tiến hành hoạt động dạy, thầy giáo không nhằm phát triển chính mình, mà nhằm
tổ chức tái tạo nền văn hoá xã hội, nhằm tạo ra cái mới trong tâm lý học sinh
b Muốn làm được điều đó, cái cốt lõi trong hoạt động dạy là làm sao tạo ra được tính tích cực trong hoạt động học của học sinh, làm cho các em vừa ý thức được đối tượng cần lĩnh hội, vừa biết cách chiếm lĩnh cái lĩnh hội đó Tính tích cực này của học sinh trong hoạt động học quyết định chất lượng học tập Cũng vì thế trong lý luận dạy học, người ta khẳng định rằng chất lượng học tập phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều kiện điều khiển hoạt động của thầy Như vậy, hai hoạt động dạy và học được tiến hành do hai chủ thể (thầy - trò) khác nhau, thực hiện hai chức năng (tổ chức và lĩnh hội) khác nhau, nhưng chúng gắn bó chặt chẽ với nhau Vì hoạt động dạy diễn ra để tổ chức và điều khiển hoạt động học và hoạt động học chỉ có đầy đủ
ý nghĩa của nó khi nó được diễn ra dưới sự tổ chức và điều khiển của hoạt động dạy Với ý nghĩa đó, hoạt động dạy và hoạt động học hợp thành hoạt động dạy học, trong đó người dạy (thầy) thực hiện chức năng tổ chức và điều khiển hoạt động học, người học (trò) có chức năng hành động tích cực để lĩnh hội kinh nghiệm mà xã hội đã tích lũy được, biến kinh nghiệm xã hội thành kinh nghiệm cá nhân, tạo ra sự phát triển tâm lý của chính mình
học của thầy”
Lĩnh hội nền tri thức khoa học, nền văn hóa là mục đích của hoạt động dạy học như vừa phân tích ở trên Đồng thời tri thức khoa học - nền văn hoá cũng là phương tiện của hoạt động dạy học của thầy giáo Điều này đúng, bởi vì:
Con người là chủ thể của thế giới khách quan có khả năng cải tạo thế giới khách quan Những tri thức khoa học - nền văn hóa cũng chính là những gì con người sáng tạo, phát minh
ra để phục vụ cho mục đích tồn tại của mình ở thế giới, theo tiến trình lịch sử qua nhiều giai đoạn mà con người đã tích lũy được Những sáng tạo đó có thể là: công cụ lao động, phương thức sản xuất, cách đắp đê chống lụt lội…như đã nói ở phần đầu Nhưng có một yếu tố cần phải nhấn mạnh, trong tri thức khoa học - nền văn hóa nó cũng bao hàm luôn cả cách, phương
Trang 9pháp, phương tiện con người đã tìm ra và cũng để lĩnh hội, tiếp thu nền tri thức khoa học - nền văn hóa đó
Thí dụ:
Thời bầy người nguyên thủy, con người còn “ăn lông ở lỗ” trong quá trình sống con người sáng tạo ra rìu đá, sau đó là giáo rồi cung tên…mục đích là săn bắt những con thú để làm thức ăn Rồi đến giai đoạn sau nữa, khi đã có được cung tên và rìu thì con người của những giai đoạn tiếp theo cần phải biết cách sử dụng, học cách sử dụng nó thì mới bắt được thú làm thức ăn và mới phục vụ cho hoạt động sống của mình
Trong thời hiện đại ngày nay, khi con người phát minh ra máy vi tính để phục cho lợi ích của mình thì con người cũng phải học cách sử dụng máy vi tính để con người mới biết và sử dụng hết được công năng của máy tính được
Quay lại vấn đề hoạt động dạy học của thầy giáo, thầy giáo lĩnh hội những kinh nghiệm
xã hội đã có (là tri thức khoa học, nền văn hóa), trong đó cũng có luôn cả những phương pháp dạy mang tính khoa học và thực tiễn cao (đó cũng là những tri thức khoa học của hoạt động
nghiên cứu tâm lý, của khoa học giáo dục mà ra) rồi đem ra áp dụng những phương pháp đó
cho học sinh để cải thiện chất lượng học tập của chúng Thì đó cũng chính là tri thức khoa học, nền văn hóa nó đã trở thành phương tiện dạy học của thầy
Máy vi tính, máy chiếu, ti-vi, internet,…là những thành quả của công việc sáng tạo, nghiên cứu của loài người, cũng là thành quả của nền văn hóa xã hội loài người, nay lại được con người sử dụng trở thành phương tiện dạy học của nhà giáo Vì nó có những tiện ích giúp cho công việc giáo dục thuận lợi hơn
Trang 10_
B Tri thức khoa học, nền văn hóa là mục đích của hoạt động học của trò:
1 Hoạt động học là gì ?
Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kỹ năng 2, kỹ xảo 3 tương ứng với nó
Có thể nói, cái đích mà hoạt động học hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của xã hội thông qua sự tái tạo của cá nhân Việc tái tạo này sẽ không thể thực hiện được, nếu người học chỉ là khách thể bị động của những tác động sư phạm, nếu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chỉ được truyền cho người học theo cơ chế "máy phát" (người dạy) - "máy nhận" (người học) Muốn học có kết quả, người học phải tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng chính ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân mình
Hoạt động học tập là hoạt động hướng vào làm
thay đổi chính mình Thông thường, các hoạt động
khác hướng vào làm thay đổi khách thể (đối tượng
của hoạt động) Trong khi đó hoạt động học lại làm
cho chính chủ thể của hoạt động học này thay đổi và
phát triển Như vừa nói ở trên, tri thức mà loài người
đã tích luỹ được là đối tượng của hoạt động học Nội
dung của đối tượng này không hề thay đổi sau khi nó bị chủ thể hoạt động chiếm lĩnh Chính nhờ sự chiếm lĩnh này mà tâm lý của chủ thể mới được thay đổi và phát triển Người học càng được giác ngộ sâu sắc mục đích này bao nhiêu thì sức mạnh vật chất và tinh thần cua họ ngày càng được huy động bấy nhiêu trong học tập và như vậy sự thay đổi và phát triển tâm lý của chính họ càng lớn lao và mạnh mẽ Dĩ nhiên hoạt động học cũng có thể làm thay đổi khách thể Tuy nhiên, việc làm thay đổi khách thể như thể không phải là mục đích tự thân của hoạt động học, mà chính là phương diện không thể thiếu của hoạt động này nhằm đạt được mục đích làm thay đổi chính chủ thể hoạt động Chỉ có thông qua đó người học mới dành được điều kiện khách quan để ngày càng là hoàn thiện mình
2 Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp ) để giải quyết một nhiệm vụ mới
3Kĩ xảo là hành động đã được củng cố và tự động hoá nhờ luyện tập