Phương pháp tự học chính là cách thức hoạt động nhận thức của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng , kĩ sảo, cũng như tìm tòi những tri thức mới.. Trong điều 2
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ kiệt xuất, vĩ đại của cách mạng Việt Nam
Cả cuộc đời Người là một tấm gương lớn về tự học, không chỉ soi sáng cho thế hệ hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau
Phương pháp tự học chính là cách thức hoạt động nhận thức của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng , kĩ sảo, cũng như tìm tòi những tri thức mới Tạo ra cho người học khả năng tư duy độc lập, và tư duy cao trong quá trình tiếp nhận tri thức
Hiện nay cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, sinh viên Đại học Sư Phạm Hà Nội đã có chú ý đến vấn đề tự học Nhưng đa số chưa có phương pháp đúng đắn, tích cực nên hiệu quả vẫn chưa cao
Tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khúa X ngày 02/12/1998 Quốc hội nước ta đã thông qua luật giáo dục Trong điều 2 của luật giáo dục ghi rõ: “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, có tính nhân dân, có tính dân tộc, tính khoa học hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”
Nghị quyết Trung ương 2 khúa III cũng nhấn mạnh: Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên, rộng khắp toàn dân, nhất là trong thanh niên
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn: “Tìm hiểu những quan điểm về tự học của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và vân dụng vào việc giáo dục phương pháp tự học trong sinh viên Đại Học Sư Phạm Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu những quan điểm về tự học của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, góp phần làm phong phú thêm những luận điểm trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Trang 2Minh Từ đó liên hệ với thực tiễn tự học trong sinh viên Đại học Sư Phạm
Hà Nội và sự vận dụng phương pháp tự học Hồ Chí Minh vào việc học tập của sinh viên trong trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trước đây và hiện nay có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề tự học, một số đề tài nghiên cứu về một số các quan điểm tự học của Hồ Chí Minh Nhưng trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu một cách hệ thống những quan điểm
về tự học của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và việc vận dụng vàogiáo dục phương pháp
tự học trong sinh viên Đại Học Sư phạm Hà Nội
4 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
a Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu hệ thống quan điểm về tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh Làm rõ thực trạng tự học của sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội
- Vận dụng phương pháp tự học Hồ Chí Minh vào việc học tập của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
b Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống quan điểm về tự học của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
- Tìm hiểu thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Sư Phạm Hà Nội
- Vận dụng những quan điểm về tự học của Hồ Chí Minh vào việc học tập của sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
5 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lờnin
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp
+ Phương pháp phân loại, hệ thống húa, so sánh, thống kê
+ Kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lụgic
6 Đóng góp của đề tài
Trang 3- Hình thành hệ thống quan điểm về tự học của Hồ Chí Minh
-Chỉ rõ sự đúng đắn, sáng tạo trong các quan điểm của Hồ Chí Minh
- Tác động, hình thành phương pháp tự học tích cực, khoa học cho sinh viên trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
- Có thể dùng làm tài liệu cho việc giảng dạy, học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh
7 Bố cục đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, phần danh mục tài liệu tham khảo
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ Lí LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái niệm phương pháp, phương pháp tự học
Trong một thế giới đang biến động từng giây bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, nhà tương lai học Thierry Gaudin đã đưa ra một thông điệp khẩn thiết: Hãy học phương pháp chứ đừng học dữ liệu! Vậy phương pháp là gì?
Thuật ngữ “phương phỏp” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “methodos” có nghĩa
là con đường, cách thức để đi tới chân lý, để đạt tới mục đích
Theo quan điểm điều khiển học, phương pháp được hiểu là cách thức tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức
Theo quan điểm logic, phương pháp là những thủ thuật logic được sử dụng
để giúp chủ thể nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo
Theo quan điểm triết học, có hai định nghĩa đáng quan tâm:
Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong
Trang 4thực tiễn (đây là định nghĩa phổ biến nhất trong các bách khoa toàn thư, từ điển bách khoa)
Phương pháp là “ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung” (định nghĩa của Hờgel trong Bút ký triết học của V.I Lờnin, nhà xuất bản Tiến bộ, Matxcova 1981) – trích dõ̃n
Phương pháp với tư cách là “con đường” là “phương tiện” để thu lượm những kết quả nhất định trong nhận thức và trong thực hành bao gồm hai mặt: Mặt khách quan và mặt chủ quan Các quy luật khách quan chi phối đối tượng mà chủ thể phải ý thức được tạo thành mặt khách quan của phương pháp (ví dụ: Trong giảng dạy của giáo viên, mặt khách quan của phương pháp dạy học là những quy luật tâm lý, lý luận dạy học chi phối quá trình lĩnh hội chi thức của học sinh – đối tượng của phương pháp dạy, mà giáo viên ý thức được) Các thao tác và phương tiện hướng vào đối tượng mà chủ thể phải lựa chọn hợp với những quy luật chi phối đối tượng tạo thành mặt chủ quan của phương pháp
Mặt khách quan và chủ quan của phương pháp luôn tương tác với nhau và tạo nên sự hiệu nghiệm của phương pháp Chính những cách thức và phương tiện được xây dựng nhờ những quy luật khách quan, được dùng để hiểu biết, để cải biến hiện thực, và để thu lượm những kết quả mới tạo thành phương pháp Các quy luật thì tự chúng không tạo thành phương pháp, song thiếu chúng thì không thể có cách thức và phương tiện đúng đắn, không thể có phương pháp khoa học Viện sĩ Tụdo pỏplốp đã viết: “phương pháp khoa học là những quy luật nội tại của sự vận động của tư duy, với tư cách là sự phản ánh chủ quan của thế giới khách quan, hoặc nói cách khác là những quy luật được “chuyển” và “dịch” trong ý thức của con người
và được sử dụng một cách có ý thức, có hệ thống, như là phương tiện để giải thích
và cải biến thế giới”
Phương pháp là phạm trù gắn liền với hoạt động có ý thức của con người, giúp con người nhận thức được hiện thực khách quan, nhận thức được
thực tiễn, mà hiện thực khách quan và thực tiễn được vận động theo những quy luật khách quan của bản thân và chịu sự tác động hợp quy luật của thế giới
Trang 5xung quanh Do đó, phương pháp là một trong những yếu tố quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn của con người Không
có phương pháp, con người sẽ hành động không có kết quả, thậm chí phạm sai lầm, thất bại, đúng như R Đờcỏc – nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII khẳng định: Thiếu phương pháp thì người tài cũng có thể không đạt kết quả, có phương pháp thì người tầm thường cũng làm được việc phi thường
Như vậy khi nói đến phương pháp tức là nói đến cách thức, con đường tác động vào hiện thực theo đúng logic vận động của nội dung nhằm đạt được mục đích nhất định
Trên đây là những cách hiểu về phương pháp, vậy phương pháp tự học là gì?
Tù học là tự tìm tòi học hỏi tức là bạn tự đi tìm tài liệu, tự đọc, tự tìm hiểu đến khi hiểu mà không cần sự trợ giúp của thầy cô hoặc bất kỳ áp lực sức ép từ bất
kỳ phía nào
Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường
Để hiểu rõ hơn về phương pháp tự học ta phải nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề tự học với những đặc điểm, biểu hiện sau:
* Tự học – biểu hiện cụ thể của tính tự lực.
Các nhà tâm lý học trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về tính tự lực
Tự lực là một phẩm chất của ý chí
Tự lực là một thành phần năng lực của con người
Tự lực là một trạng thái tâm lý của nhân cách, là hành vi đứng vững
trong mọi hoàn cảnh
Tự lực là phẩm chất trung tâm của nhân cách
Trang 6Như vậy tự lực là phẩm chất của nhân cách đặc trưng cho thái độ không phụ thuộc, sẵn sàng chịu trách nhiệm và đặt niềm tin vào năng lực của mình, thói quen độc lập, tự giác trong việc đặt mục đích, nhiệm vụ và tự điều khiển bản thân
Trong những đặc trưng tiêu biểu của tính tự lực là khả năng tự học
Năng lực tự học là sự kết hợp chuyển húa của nhiều năng lực trong quá trình học tập (đọc tài liệu, phân tích, đánh giá, khái quát, sáng tạo…), và nghị lực vượt khó của người học
* Quan niệm về tự học nói chung
Tự học là quá trình con người sử dụng toàn bộ năng lực trí tuệ, tâm hồn phẩm chất nhân cách, bản lĩnh văn húa và mục đích sống để tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu những tài liệu, những thông tin để biến tri thức của nhân loại thành tri thức của riêng mình, để tự phát triển trình độ, khả năng hiểu biết của bản thân
* Tự học và tự học suốt đời là một tư tưởng chiến lược của giáo dục hiện đại
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đòi hỏi mỗi con người phải tự khai thác chất xám, phát huy nội lực để tự học, tự hoàn thiện vươn lên
Theo tiêu chuẩn giáo dục của thanh niên thế giới, khi bước vào thế kỷ XXI – phải đạt được mười kỹ năng ứng dụng học vấn vào đời sống, trong đó kỹ năng tự học, tự nâng cao trình độ cá nhân trong mỗi tình huống là có tính chất bao trùm và quan trọng hơn cả Như vậy nếu kỷ nguyên tin học trước hết là kỷ nguyên giáo dục thì kỷ nguyên giáo dục cốt lõi là kỷ nguyên tự học – tự đào tạo
Những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, những cụm từ “tự học”, “tự giáo dục”, “tự nghiên cứu” đã trở thành nguyên lý cơ bản của tư tưởng giáo dục hiện đại, đặc biệt là những nước phát triển
Nước Pháp đề ra nguyên lý dạy học bằng phương tiện hoạt động
Nước Nga đề cao nguyên lý tự mình, coi trọng kinh nghiệm và vốn sống của người học sinh
Ở Mỹ giương cao khẩu hiệu: “mục đích cuối cùng phải đạt được của giáo dục là học sinh biết tự học”
Trang 7Giáo dục hiện đại đã thay đổi định nghĩa dạy học cũ bằng mệnh đề “dạy học
là dạy tự học”, “học là tự học”
* Kỹ năng thực hiện phương pháp tự học
Có hai cách học, một là học với thầy, hai là tự học với sách Lúc nhỏ đến trường thầy giảng sao ta học vậy Học với thầy thì có vẻ dễ dàng vì thầy đã chuẩn
bị sẵn cho ta mọi thứ, giống như một bữa tiệc đã được chuẩn bị sẵn, ta chỉ cần ngồi vào bàn và “ăn”
Còn tự học với sách thì ta phải tự chuẩn bị “thực đơn” đi chợ và tự nấu ăn
Có nghĩa là ta có toàn quyền lựa chọn và học những gỡ mình thực sự cần, bằng cách của mình, thời gian và địa điểm mình thớch… Những kiến thức từ sách là mênh mông nếu ta không biết lựa chọn, không biết xử lý thông tin để biến kiến thức ấy thành tri thức của riêng mình thì ta sẽ vẫn cứ “dốt” dù đọc, học rất nhiều
Tiến sĩ ngữ văn Lê Ngọc Trà cho biết kinh nghiệm học của bản thõn: “Muốn học, muốn hiểu sâu một chủ đề nào, điều quan trọng nhất là phải tự mình chạm tới
nú trước, phải tự mình khơi mở trước trong đầu, như gieo mầm cho việc tiếp thu thẩm thấu của mỡnh…, là không thể thiếu Bản chất của tự học là tự làm việc với chính mình trước, nghiên cứu tài liệu, trao đổi với bạn bè theo cách học với nhóm
và được thầy khơi gợi, hướng dẫn”
Theo tiến sĩ Ngô Văn Long, GS Kinh tế đại học Maine (Mỹ) đang là giảng viên chương trình Fulbright (hợp tác giữa đại học Harvard và đại học kinh tế quốc dân Hà Nội) cho rằng: Sinh viên không biết cách tự học là do thầy giáo không biết cách dạy hay dạy không đúng cách Người thầy cần hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên cứu sau giờ nghe giảng Ông có vài so
sánh: “Sinh viên Việt Nam qua Mỹ hầu hết rất thông minh nhưng thường thua sinh viên Mỹ về khả năng phân tích và trình bày ý kiến của mình (viết và nói) Sinh viên Nhật hơi khác, họ học lười hơn (có lẽ vì bị học “nhồi” quá nhiều hồi trung học) và không giỏi về phân tích so với sinh viên Mỹ, Châu Âu nhưng lại đọc, viết giỏi hơn sinh viên Việt Nam”
* Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học
Trang 8Sinh viên cần nắm vững kiến thức của hệ thống phương pháp tự học tích cực, trong quá trình học tập việc xây dựng mục đích, xây dựng động cơ, lựa chọn phương pháp, hình thức tự học hợp lý là cần thiết Song điều quan trọng là sinh viên phải có hệ thống kỹ năng tự học Điều này có ý nghĩa vụ cùng quan trọng đối với sinh viên, bởi lẽ muốn có kỹ năng nghề nghiệp trước hết phải có kỹ năng làm việc độc lập, trên cơ sở phát huy tính tích cực nhận biết để chiếm lĩnh hệ thống tri thức Vì tri thức là sản phẩm của hoạt động, muốn lắm vững tri thức và có tay nghề thì việc rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học một cách thường xuyên và nghiêm túc phải được chú trọng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường
Như vậy, để hoạt động học tập của sinh viên đạt chất lượng và hiệu quả sinh viên phải có tri thức và kỹ năng tự học Chính kỹ năng tự học là điều kiện vật chất bên trong để sinh viên biến động cơ tự học thành kết quả cụ thể và làm cho sinh viên tự tin vào bản thân mình
Vận dụng các phương pháp tự học nêu trên vào chu trình tự học của sinh viên Đó là một chu trình gồm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu
Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm có tính chất cá nhân
Giai đoạn 2: Tự thể hiện
Người học tự thể hiện mình bằng văn bản, lời nói, tự trình bày bảo vệ kiến thức hay sản phẩm cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự đối
thoại, giao tiếp với các bạn và thầy cô, tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học
Giai đoạn 3: Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy cô, sau khi thầy kết luận, người học tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình,
tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học
1.1.2 Vai trò của phương pháptự học
Trang 9Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, của những tri thức mới, sự tăng lên gấp bội của sáng tạo công nghệ và kỹ thuật, sự mở rộng của các ngành nghề đòi hỏi con người phải có năng lực tự học, tự đào tạo để thích ứng
Trong quá trình học tập ở trường đại học của sinh viên thì tự học, tự nghiên cứu là rất quan trọng và cái ranh giới học tập – nghiên cứu khoa học là gần gũi, khó phân định Nhưng để học tốt, nghiên cứu khoa học có hiệu quả thì sinh viên cần khai thác và quan tâm đúng mức về vai trò “cầu nối” của phương pháp tự học
Thế giới tự nhiên vô cùng phong phú đa dạng, xã hội thì luôn vân động và phát triển không ngừng do vậy tri thức về tự nhiên và xã hội là vô cùng vô tận Và con người nếu muốn nhận thức kho tàng tri thức ấy cần phải có phương pháp đúng đắn và phù hợp trong đó phương pháp tự học đóng vai trò chủ đạo, xuyên suốt trong suốt quá trình tiếp cận nhận thức tri thức của mỗi con người
Phương pháp tự học là kim chỉ nam bó đuốc soi đường, chỉ ra phương pháp nhận thức độc lập tự chủ đúng đắn, khoa học cho mỗi con người trong quá trình nhận thức tri thức- những tri thức phù hợp với ý muốn chủ quan của con người.Phương pháp tự học giúpcon người phát triển tư duy độc lập sáng tạo, tìm tòi sâu sắc cụ thể vấn đề, có thể khắc sâu tri thức trong quá trình tìm hiểu và lĩnh hội Tự học có một vai trò quan trọng trong một xã hôi luôn vận động và phát triển
Sinh ra ở Bình Dương, trong một gia đình không mấy khá giả, từ khi còn
cảnh có thiếu thốn Bác cũng tìm ra phương pháp học tập cho riêng mình:
“trờn chuyến tàu sang Pháp mỗi lúc rảnh rỗi Bác đều tìm đến hai người lính
tiến bộ Đây cũng là thời gian hoạt động cách mạng sôi nổi của Người.Đặc biệt
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định, nhấn mạnh đến một vấn đề có tầm chiến lược, ý nghĩa to lớn với sự phát triển của dân tộc đồng thời thể
Trang 10“Cốt” ở đây, theo chủ tịch Hồ Chí Minh là cái cốt yếu,là cái sườn, cái cốt lõi, cái chủ chốt,là bộ khung, là cái tinh tỳy nhất.Rõ ràng, tự học là yếu tố cốt lõi nhất, cơ bản nhất của hoạt động học tập và công tác, nú là nội lực
tự giác chuẩn bị tốt tri thức bài học, thông qua con đường tự tìm hiểu bằng đọc sách báo, qua truyền hình, tìm kiếm tài liệu Ai có nội lực tự học lớn, chủ đụ ̣ng thì mới có những đóng góp tích cực, hay những cuộc hội thảo,
-Người cách mạng phải nắm được tiếng nói của Lênin.Trích -R Cỏcxen-ỏnh sáng trong rừng sâu - 1957 - bản tiếng Nga tr54
gian học tập ở trường cũng như ở lớp khoa học hợp lý vừa phù hợp với quy chế của bộ giáo dục vừa phù hợp với quá trình nhận thức
Từ nhận thức rằng : học đại học đòi hỏi tự học rất lớn nên nhiều sinh viên có
ý thức tự lập kế hoạch học tập tự giác tìm kiếm, tích lũy tri thức từ rất
Tuy nhiên, bên cạnh những phương pháp học tập đúng đắn mà sinh viên tự đúc rút trong quá trình học tập cũng như học hỏi được thì trong phương pháp học tập của sinh viên hiện nay vẫn còn những hạn chế nhất định và nú đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc lĩnh hội và sáng tạo tri thức trong sinh viên
học chỉ mang tính trống đối, học để lấy điểm Sau khi thi thì kiến thức đọng lại là không nhiều, vì cách học “cấp tốc” ấy khiến cho khả năng khắc sâu ghi nhớ kiến thức rất thấp
3.2 Vận dụng tư tưởng tự học Hồ Chí Minh trong việc giáo dục phương pháp tự học cho sinh viên Đại học Sư phạm Hà Nội
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài với đối tượng là sinh viên trương ĐHSPHN trên cơ sở tính đặc thù và những đặc điểm tích cực , tiêu cực trong phương pháp học tập của sinh viên trường ĐHSP Hà Nội chúng em đưa ra
lượng học tập được nâng lên Yếu tố tâm lí sẽ là cơ sở làm nảy sinh nhu cầu
và thói quen tự học