Tieu luan cao học môn quản lý nhà nước - TĂNG CƯỜNG HIỆU lực QUẢN lý NHÀ nước về đô THỊ

20 412 3
Tieu luan  cao học môn quản lý nhà nước -   TĂNG CƯỜNG HIỆU lực QUẢN lý NHÀ nước về đô THỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài:Việt Nam là nước có tốc độ đô thị hóa cao trong khu vực và trên thế giới nhưng năng lực quản lý Nhà nước về đô thị giữa các địa phương lại không đồng đều, có nơi chưa theo kịp với tốc độ phát triển. Do vậy, trong quá trình quản lý đô thị, các cấp chính quyền đô thị ở Việt Nam phải luôn đương đầu để giải quyết những khó khăn thường trực như: tình trạng xây dựng hỗn loạn không tuân thủ qui hoạch, vấn đề cấp thoát nước, thiếu cây xanh, tình trạng thiếu nhà ở (nhà ổ chuột), nạn ùn tắc giao thông, đường sá xuống cấp, mạng lưới điện quá tải, ô nhiễm môi trường, thiếu công ăn việc làm, thất nghiệp, nghèo đói, tệ nạn xã hội, gia tăng dân số, trật tự giao thông…Thực trạng đó bắt nguồn từ các nguyên nhân sau đây: hệ thống pháp luật chưa đủ để vận hành nền kinh tế thị trường nên nảy sinh nhiều tiêu cực (đô thị là nơi giáp mặt giữa cung và cầu, nó là hàn thử biểu về tình hình kinh tế, nó rất nhạy cảm với các chính sách kinh tế vĩ mô). Luật pháp về đô thị chưa đủ, chưa đồng bộ, pháp chế chưa nghiêm. Cơ sở hạ tầng của đô thị lạc hậu, không đồng bộ, xuống cấp nghiêm trọng làm phát sinh những hậu quả xấu. Công tác tổ chức và Quản lý Nhà nước về đô thị chưa khoa học, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác qui hoạch đô thị tiến hành chậm, chưa đồng bộ. Chưa phân biệt được quản lý đô thị và quản lý nông thôn (điều này thể hiện trong công tác tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, trình độ cán bộ…).Trước thực trạng như vậy, công tác Quản lý Nhà nước về dô thị đòi hỏi phải có những nét đặc thù riêng: tổ chức quản lý đô thị theo nguyên tắc tập trung thống nhất cao, tránh tình trạng “cắt khúc”, quản lý đô thị nhất thiết phải theo qui hoạch...Những người quản lý đô thị, kể cả hoạch định các chính sách vĩ mô hay các viên chức hành chính trong bộ máy chính quyền các cấp của đô thị phải nắm vững những đặc thù của đô thị để từ đó có những chính sách và những hành động quản lý phù hợp và hữu hiệu. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:Qua nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận về đô thị, về Nhà nước, về Quản lý Nhà nước, về Quản lý Nhà nước về đô thị. Làm rõ nội dung quản lý Nhà nước về đô thị và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đô thị trong giai đoạn hiện nay.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:3.1. Khách thể nghiên cứu của đề tài là Nhà nước CHXHCN Việt Nam.3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động quản lý của Nhà nước về đô thị.4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:4.1. Cơ sở lý luận: đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Quản lý Nhà nước, về đô thị và quản lý Nhà nước về đô thị.4.2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chủ yếu để nghiên cứu thực hiện đề tài là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phân tích, tổng hợp.5. Kết cấu của đề tài:Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Tiểu luận gồm có 3 chương.

Ngày đăng: 21/04/2018, 15:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan