TIỂU LUẬN CAO học môn nguyên lý quản lý xã hội

25 203 0
TIỂU LUẬN CAO học môn nguyên lý quản lý xã hội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦƯ 1. Lý do lựa chọn đề tài Cách đây 27 năm, vào tháng 121986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt nam đã đi tới một quyết định quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra một bước ngoặt trong sự phát triển của đất nước. Đó là đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, thay đổi mô hình phát triển, thay đổi cơ chế quản lý xã hội đồng thời thực hiện dân chủ hóa toàn diện các lĩnh vực của đời sống nhằm vượt qua các lực cản của phát triển và khai thồng các động lực thúc đẩy phát triển, giải phóng mọi tiềm năng của xã hội hướng tới phát triển. Mục đích trực tiếp, trước mắt của đổi mới là đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kỉnh tế xã hội, ổn định kinh tế xã hội, cải thiện và nâng dần mức sống dân cư, phục hồi và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và sự lãnh đạo của Đảng. Ngày nay, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý xã hội (QLXH) là một trong những yêu cầu khách quan của đất nước ta trong thời kỳ hội nhập, toàn cầu hoá nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Công cuộc đổi mới mà nhân dân ta đang tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đem lại cho nước ta những thay đổi tích cực và quan trọng dưới nhiều lĩnh vực. Nền kinh tế xã hội (KT XH) của Việt Nam đang phát triển theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá (CNH HĐH). Mức sống của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội cần phải được nghiên cứu giải quyết, đó là sự phân cực xã hội, phân hoá giàu nghèo, thất nghiệp, bất bình đẳng giới, các loại tệ nạn xã hội và một bộ phận người dân còn sống trong tình trạng đói nghèo, v.v... Để giải quyết những vấn đề trên, Đảng và Nhà nước ta cần vận dụng linh hoạt các phương pháp quản lý xã hội phù hợp với từng tình huống, giai đoạn, từng vấn đề và đối tượng cụ thể để không những trực tiếp giải quyết những vấn đề xã hội không mong muốn nảy sinh đối với các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội, cộng đồng dân cư, mà còn giảm bớt sự bất bình đẳng và phân tầng xã hội trong quá trình phát triển KT XH; góp phần giữ vững ổn định xã hội, tạo sự đồng thuận và phát triển bền vững vì hạnh phúc của tất cả các thành viên trong xã hội. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương, giải pháp lớn nhằm phát triển KTXH của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Các phương pháp QLXH rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên, trong phạm vi tiểu luận, em xin lựa chọn đề tài “Vận dụng phương pháp gợi mở trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nhằm nâng cao hiệu quả QLXH ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. Việc vận dụng phương pháp gợi mở trong hoạt động QLXH nói chung và việc giải quyết các vấn đề xã hội ở Việt Nam nói riêng chính là vấn đề Nhà nước ta tức chủ thể quản lý Nhà nước và xã hội có sự đổi mới về tư duy, nhận thức và hành động trong việc giải quyết các vấn đề xấ hội bức xúc đang nảy sinh trong đời sống

Ngày đăng: 18/07/2018, 22:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan