1. Tính cấp thiết của đề tài Trào lưu xã hội dân chủ có lịch sử hình thành từ hơn một thế kỷ nay và phát triển qua các giai đoạn với những thăng trầm phức tạp. Từ đầu những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, các đảng dân chủ xã hội ở Tây Âu lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về lý luận và thực tiễn, lần lượt mất chính quyền ở hàng loạt các quốc gia, đứng ở vị trí đảng đối lập suốt một thời gian dài. Chủ nghĩa tự do mới nổi lên chiếm ưu thế và ngự trị ở tất cả các nước tư bản phát triển. Cùng với việc Chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã tuyên bố về sự cáo chung của tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự toàn thẳng của chủ nghĩa tư bản tự do. Đến giữa thập niên 90, tình hình lại thay đổi một cách căn bản. Các đảng xã hội dân chủ ở hầu hết các nước Tây Âu (1315 nước thuộc EU) lại lần lượt thắng cử. Hiện nay, trào lưu xã hội dân chủ có ảnh hưởng mạnh mẽ và các đảng dân chủ xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị ở châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu. Trong số các đảng dân chủ xã hội cầm quyền hoặc liên minh cầm quyền, có Công đảng Anh và Đảng Dân chủ xã hội Đức là hai đảng đạt được những thành công nhất định. Hai đảng này trong thực tiễn cầm quyền đã áp dụng tư tưởng của “con đường thứ ba” vào việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước và thu được những thành tựu khá nổi bật. Trước những biến động mới của tình hình thế giới và những khó khăn trong nội bộ các nước Tây Âu, nhiều vấn đề mới đã xuất hiện và tác động vào trào lưu xã hội dân chủ. Những quan điểm lý luận của trào lưu xã hội dân chủ ở các nước Tây Âu và những thành công trong quá trình cầm quyền của nhiều đảng dân chủ xã hội ở khu vực này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu về trào lưu xã hội dân chủ hiện đại một cách toàn diện và hệ thống hơn. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng “đa phương hóa, đa dạng hóa”, “ sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Đảng và Nhà nước ta chủ trương không những tăng cường quan hệ với các quốc gia, các đối tác kinh tế mà còn đẩy mạnh quan hệ với các chính đảng, trong đó có đảng cầm quyền, đảng xã hội dân chủ ở các nước trên thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu về trào lưu xã hội dân chủ quốc tế có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết vì nó liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu về lý luận thế giới hiện đại, về những thay đổi lớn, xu thế, động thái của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội. Đồng thời chính những vấn đề đó lại có ý nghĩa tham khảo trực tiếp cho việc nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Để góp phần vào việc hoạch định đường lối chính trị cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt, đòi hỏi chúng ta phải bám sát, tổng kết thực tiễn trên cơ sở nhận thức lại đúng đắn bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác, cần nghiên cứu một cách thấu đáo, khách quan, khoa học những kinh nghiệm thực tiễn và những học thuyết ngoài Chủ nghĩa Mac – Lenin. Việc nghiên cứu về trào lưu xã hội dân chủ quốc tế là một đóng góp nhất định trong nỗ lực chung đó. Đồng thời, điều này còn góp phần vào việc cung cấp những luận cứ khoa học nhằm thúc đẩy quan hệ của Đảng và Nhà nước ta với các đảng và nhà nước khác trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế của đất nước ta.
Trang 1MỞ ĐẦU
Trào lưu xã hội dân chủ có lịch sử hình thành từ hơn một thế kỷ nay và phát triển qua các giai đoạn với những thăng trầm phức tạp Từ đầu những năm 80 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, các đảng dân chủ xã hội ở Tây Âu lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng cả về lý luận và thực tiễn, lần lượt mất chính quyền ở hàng loạt các quốc gia, đứng ở vị trí đảng đối lập suốt một thời gian dài Chủ nghĩa tự do mới nổi lên chiếm ưu thế và ngự trị
ở tất cả các nước tư bản phát triển Cùng với việc Chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đã tuyên bố về sự cáo chung của tư tưởng xã hội chủ nghĩa
và sự toàn thẳng của chủ nghĩa tư bản tự do
Đến giữa thập niên 90, tình hình lại thay đổi một cách căn bản Các đảng xã hội dân chủ ở hầu hết các nước Tây Âu (13/15 nước thuộc EU) lại lần lượt thắng cử Hiện nay, trào lưu xã hội dân chủ có ảnh hưởng mạnh mẽ
và các đảng dân chủ xã hội có vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị
ở châu Âu, đặc biệt là các nước Tây Âu Trong số các đảng dân chủ xã hội cầm quyền hoặc liên minh cầm quyền, có Công đảng Anh và Đảng Dân chủ
xã hội Đức là hai đảng đạt được những thành công nhất định Hai đảng này trong thực tiễn cầm quyền đã áp dụng tư tưởng của “con đường thứ ba” vào việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước và thu được những thành tựu khá nổi bật Trước những biến động mới của tình hình thế giới và những khó khăn trong nội bộ các nước Tây Âu, nhiều vấn đề mới đã xuất hiện và tác động vào trào lưu xã hội dân chủ
Trang 2Những quan điểm lý luận của trào lưu xã hội dân chủ ở các nước Tây
Âu và những thành công trong quá trình cầm quyền của nhiều đảng dân chủ
xã hội ở khu vực này đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu về trào lưu xã hội dân chủ hiện đại một cách toàn diện và hệ thống hơn Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước, mở rộng quan
hệ đối ngoại theo hướng “đa phương hóa, đa dạng hóa”, “ sẵn sàng là bạn,
là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” Đảng và Nhà nước ta chủ trương không những tăng cường quan hệ với các quốc gia, các đối tác kinh tế mà còn đẩy mạnh quan hệ với các chính đảng, trong đó có đảng cầm quyền, đảng xã hội dân chủ ở các nước trên thế giới Do vậy, việc nghiên cứu về trào lưu xã hội dân chủ quốc tế có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết vì nó liên quan chặt chẽ với việc nghiên cứu về lý luận thế giới hiện đại, về những thay đổi lớn,
xu thế, động thái của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội Đồng thời chính những vấn đề đó lại có ý nghĩa tham khảo trực tiếp cho việc nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đổi mới chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
Để góp phần vào việc hoạch định đường lối chính trị cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một mặt, đòi hỏi chúng ta phải bám sát, tổng kết thực tiễn trên cơ sở nhận thức lại đúng đắn bản chất cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mac – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mặt khác, cần nghiên cứu một cách thấu đáo, khách quan, khoa học những kinh nghiệm thực tiễn và những học thuyết ngoài Chủ nghĩa Mac – Lenin Việc nghiên cứu về trào lưu xã hội dân chủ quốc tế là một đóng góp nhất định trong nỗ lực chung đó Đồng thời, điều này còn góp phần vào việc cung cấp những luận cứ khoa học nhằm thúc đẩy quan hệ của Đảng và Nhà nước ta
Trang 3với các đảng và nhà nước khác trên thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc
tế của đất nước ta
Trang 4CHƯƠNG I KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRÀO LƯU XÃ
HỘI -DÂN CHỦ QUỐC TẾ
I. Sự ra đời của trào lưu xã hội dân chủ
Giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng mạnh mẽ Qúa trình tích tụ tập trung sản xuất đưa đến sự ra đời các công ty tư bản độc quyền làm gia tăng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đồng thời sự bóc lột trắng trợn của giai cấp tư sản đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
Năm 1848, “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ra đời cùng việc thành lập “ Hội liên hiệp lao động quốc tế” (Quốc tế I) ngày 28/09/1864 đã đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Từ đây, cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản có tác động to lớn đến định hướng vận động và phát triển lịch sử thế giới
Lúc bấy giờ, nội bộ phong trào công nhân luôn tồn tại sự pha tạp về nguồn gốc và tư tưởng Đặc biệt, khuynh hướng xã hội dân chủ luôn đối lập về tư tưởng và chính trị với khuynh hướng cộng sản Đây là một trong những tiền đề làm nảy sinh trào lưu xã hội dân chủ quốc tế - một trong ba trào lưu lý luận chính trị xã hội đương đại
1. Sự ra đời của các Đảng xã hội - dân chủ
Khái niệm “Xã hội dân chủ” xuất hiện lần đầu tiên trong thời kỳ cao trào cách mạng 1848-1849 tại Pháp và Đức, thể hiện tư tưởng xây dựng một xã hội dân chủ cho mọi công dân Trong đó, dân chủ về chính trị và
xã hội gắn liền với công bằng xã hội và nghĩa vụ đóng góp cho mọi người dân
Trong trào lưu xã hội dân chủ bấy giờ, sự ra đời của Đảng Công nhân
xã hội dân chủ Đức (1869) là sự kiện nổi bật nhất Khái niệm “ xã hội dân chủ” xuất hiện ở Đức trong phong trào đấu tranh chống giai cấp
Trang 5phong kiến nhằm mục đích xác lập quyền thống trị của giai cấp tư sản
“Cương lĩnh Aixonac” của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Đức đã nêu
rõ mục tiêu đấu tranh là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng nhà nước nhân dân tự do Cương lĩnh đã khẳng định: “Tự do chính trị là tiền đề đầu tiên để giải phóng giai cấp công nhân về kinh tế”
Sau Công xã Pari (1871), các đảng xã hội dân chủ phát triển mạnh
mẽ, các nhà nước dân chủ được thành lập rộng khắp Năm 1879, Đảng Công nhân Pháp, Đảng Xã hội chủ nghĩa Bỉ ra đời Năm 1894, Đảng Xã hội - dân chủ Hà Lan được thành lập Cũng trong năm 1889, ở hai quốc gia Áo và Thụy Điển, Đảng Công nhân xã hội - dân chủ lần lượt ra đời Ngoài ra, các đảng xã hội dân chủ, đảng công nhân, đảng xã hội chủ nghĩa cũng đã ra đời ở hàng loạt nước khác nhau trong thời gian đó như
ở Bồ Đào Nha, Na Uy, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Bungari, Ba Lan, Nam Tư
…
Các đảng xã hội dân chủ này ra đời trong nửa cuối thế kỷ XIX, xuất phát từ sự phản khảng chống lại ách áp bức bóc lột của giai cấp lao động trong hầu hết các nước lớn ở châu Âu Đến nay, cương lĩnh với những tư tưởng chính trị, đường lối cải cách của các đảng dân chủ xã hội đã trở thành đường lối chính trị chung ở hầu khắp các nước thuộc châu Âu, là những nước đều đã thực thi các hiến pháp có tính chất dân chủ
2. Nguồn gốc của trào lưu xã hội dân chủ
Trào lưu xã hội dân chủ được xây dựng bởi những đại diện của nhiều trào lưu chính trị khác nhau Ba cội nguồn chính của trào lưu này thuộc
về Triết học đạo đức của thời kỳ Khai sáng, đạo Thiên chúa thiên tả và Chủ nghĩa Mác
Trào lưu xã hội dân chủ là một trào lưu tư tưởng chính trị trong phong trào công nhân Ban đầu chịu ảnh hưởng tích cực của chủ nghĩa Mác, song trong quá trình phát triển để thích nghi với những biến đổi, trào lưu xã hội dân chủ đã xa dần mục tiêu đấu tranh của phong trào
Trang 6công nhân, thực hiện những thỏa hiệp chính trị với giai cấp tư sản, rời xa nguồn gốc ban đầu của nó
Tuy được hình thành bởi học thuyết của các nhà lãnh đạo trào lưu chính trị khác nhau, song xét về bản chất các đảng xã hội dân chủ đều có chung mục tiêu, nội dung Thứ nhất, kiên trì học thuyết, nhất là các giá trị cơ bản, bao gồm : tự do, bình đẳng, đoàn kết, dân chủ … Trong đó, dân chủ được xem như mục tiêu của chủ nghĩa xã hội dân chủ Thứ hai, các đảng xã hội dân chủ cần phải thích ứng một cách linh hoạt trước những diễn biến của tình hình quốc tế cũng như trong nước, từng bước thực hiện các giá trị của trào lưu Thứ ba, thừa nhận sự đặc thù của mỗi quốc gia, sự năng động của mỗi đảng trong việc hoạch định chính sách riêng của mình Trào lưu xã hội dân chủ thừa nhận trong trào lưu chung,
có nhiều con đường riêng, có nhiều mô hình xây dựng xã hội dân chủ
II. Sự phát triển của trào lưu xã hội dân chủ
Ra đời và phát triển trong thời kỳ lịch sử đầy biến động của thế giới, khi các cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho giai cấp công nhân diễn ra mạnh mẽ, trong nội bộ phong trào công nhân cũng nảy sinh những mâu thuẫn đối lập về tư tưởng chính trị, trào lưu xã hội dân chủ đã đấu tranh không khoan nhượng cùng với sự vận động và phát triển của lịch sử Mỗi bước đi, mỗi bước phát triển là những khó khăn, thách thức không
hề nhỏ để có những đóng góp to lớn mà lịch sử phải ghi nhận, để tồn tại
và phát triển mạnh mẽ tới tận ngày nay
Có thể phân chia sự phát triển của trào lưu xã hội dân chủ thế giới thành 4 giai đoạn chính Ở mỗi giai đoạn, trào lưu xã hội dân chủ đều có
sự vận động, phát triển khác nhau
1. Giai đoạn từ 1875 - 1923
Thời kỳ đầu, khi đứng trước những sự kiện chính trị nổi bật có sức tác động mạnh mẽ tới lập trường, quan điểm và cuộc đấu tranh của giai
Trang 7cấp công nhân như : sự ra đời của Công xã Pari (1871), Chiến tranh thế giới I, cùng với sự phá sản Quốc tế II, các nhà lãnh đạo macxit vĩ đại là Angghen, Lenin đã ra sức đấu tranh không khoan nhượng chống lại các khuynh hướng cải lương, cơ hội, chống cộng của các phe phái đối lập Tham gia trong phong trào công nhân, phong trào xã hội dân chủ quốc
tế, Lenin đã tập trung phê phán các quan điểm, thái độ sai lầm của nhiều đảng xã hội dân chủ Ông vạch rõ ranh giới giữa những người cách mạng chân chính và bọn cải lương cơ hội trong các đảng xã hội dân chủ
để từ đó loại bỏ ảnh hưởng của họ trong phong trào công nhân
Từ cuộc đấu tranh lý luận và thực tiễn chống chủ nghĩa cơ hội, cải lương của trào lưu xã hội dân chủ đã dẫn tới sự thành lập của Quốc tế Công nhân xã hội chủ nghĩa (05/ 1923) - tổ chức quốc tế đầu tiên của trào lưu xã hội dân chủ quốc tế Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của trào lưu xã hội dân chủ
2. Giai đoạn từ 1923 - 1970
Đứng trước thách thức của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929-1933), trào lưu xã hội dân chủ lâm vào thoái trào Lập trường tư tưởng, con đường và phương pháp hoạt động không còn được kiên định, rõ rệt, bước đầu đã có những thay đổi nhất định Đ iểm đặc biệt nổi bật của trào lưu xã hội dân chủ giai đoạn này là thái độ đối đầu gay gắt với phong trào cộng sản, chống Liên Xô và chủ nghĩa xã hội hiện thực Suốt thời kỳ thế chiến II, trào lưu xã hội dân chủ vẫn hoạt động, gây chia rẽ lớn trong phong trào cộng sản
Sau Chiến tranh thế giới II, Quốc tế Xã hội chủ nghĩa (SI) được thành lập Đó là một tổ chức quốc tế tập hợp các đảng xã hội dân chủ, các đảng xã hội chủ nghĩa và các đảng công nhân đang hoạt động ở nhiều nước tư bản chủ nghĩa và một số nước khác trên thế giới Quốc tế Xã hội chủ nghĩa là hiện thân của trào lưu xã hội dân chủ hiện đại, tự khẳng
Trang 8định sự nghiệp phấn đấu cho những giá trị truyền thống và cố gắng đổi mới để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại
Cũng trong Đại hội, các đảng xã hội dân chủ đã nhất trí thông qua Cương lĩnh Phranphuoc (07/1951) - cương lĩnh mới của trào lưu xã hội dân chủ, tuyên bố từ bỏ Chủ nghĩa Mác và đấu tranh giai cấp, trung lập
về thế giới quan, đề xuất con người được coi là giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội
3. Giai đoạn 1970 đến những năm đầu thập niên 1990
Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu - hệ thống chủ nghĩa xã hội thế giới tan rã đã khiến chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào cộng sản quốc tế lâm vào thoái trào Trong khi đó, Chiến tranh lạnh với cuộc đối đầu Đông - Tây cùng xu thế toàn cầu hóa quốc
tế, khoa học công nghệ nhân loại phát triển đã thúc đẩy trào lưu xã hội dân chủ tiến hành đổi mới, điều chỉnh nhiều mặt, có bước phát triển mạnh mẽ
Nhiều đảng xã hội dân chủ nâng cao được uy tín Các tổ chức quốc tế
xã hội ngày càng được củng cố và mở rộng ảnh hưởng khắp thế giới, trở thành một tổ chức quốc tế của các đảng phái chính trị lớn nhất thế giới
Mô hình xã hội dân chủ có sức hút đặc biệt, nhiều quốc gia đã chuyển hóa lập trường theo chủ nghĩa này
Như vậy, trong giai đoạn này, trào lưu xã hội dân chủ quốc tế có những bước điều chỉnh đáng lưu ý : từ chỗ chống chủ nghĩa xã hội hiện thực và chủ nghĩa cộng sản sang quan hệ thân thiện với các đảng cộng sản, các nước xã hội chủ nghĩa Về hoạt động thực tiễn, trào lưu xã hội dân chủ có thái độ đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh giải quyết những vấn đề toàn cầu, xúc tiến quan hệ Bắc – Nam Với uy tín của mình, nhiều đảng xã hội dân chủ đã trở thành đảng cầm quyền hoặc tham gia chính phủ liên hiệp, hoặc là đảng đối lập lớn trong xã hội
Trang 94.Giai đoạn 1990 đến nay
Sau sự kiện hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa tan rã, phong trào cộng sản quốc tế lâm vào thoái trào, nhiều đảng cộng sản ở khắp các châu lục đã bị giải tán hoặc chuyển thành các đảng xã hội dân chủ Cho đến nay, trên thế giới đã có hơn 130 đảng xã hội dân chủ Riêng ở châu
Âu, các đảng dân chủ xã hội tập hợp trong một số tổ chức có tên gọi Đảng của những người xã hội châu Âu (PES) với 30 thành viên chính thức
Trong giai đoạn này, trào lưu xã hội dân chủ tiếp tục điều chỉnh quan điểm chính trị trên nhiều mặt, củng cố tổ chức và ảnh hưởng trong đời sống quốc tế Các đảng xã hội dân chủ kiên định thực hiện “lý luận con đường thứ ba” Đây là một trong những điểm mới đặc biệt nổi bật của trào lưu xã hội dân chủ hiện đại
CHƯƠNG II
TRÀO LƯU XÃ HỘI DÂN CHỦ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI
I. Thực trạng và hạn chế
1. Thực trạng
Những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều nước tư bản phát triển ở Tây Âu
đã liên tiếp thay đổi chính quyền Đến năm 2010, các đảng xã hội dân chủ vẫn đứng trước khó khăn, bất lợi trước sự gia tăng xu thế chính trị thiên hữu trong chủ nghĩa tư bản đương đại Vậy những nhân tố nào đã tác động làm biến đổi tình hình các trào lưu xã hội dân chủ? Hiện tượng
đó xuất hiện trong hoàn cảnh lịch sử phức tạp nào?
- Sự thay đổi cục diện thế giới sau Chiến tranh lạnh, khi chủ nghĩa xã hội
ở nhiều nước lâm vào khủng hoảng và đi đến sụp đổ, uy tín, lý tưởng xã hội chủ nghĩa giảm sút nghiêm trọng, nhiều người đã nghĩ đến con đường thứ ba – đến chủ nghĩa xã hội dân chủ Chủ nghĩa tự do mới thắng thế, các chính sách kinh tế - xã hội của phần lớn các nước Tây Âu
Trang 10bộc lộ rõ nét chiều hướng thiên hữu, gây phương hại trực tiếp tới người lao động Trước tác động đó, các nước xã hội dân chủ đã thay đổi để thích ứng với tình hình khách quan nhằm thoát khỏi khủng hoảng Lúc này, họ không ngừng cải tổ, sửa đổi các chính sách, mục tiêu, phương thức hoạt động của mình, tin tưởng rằng các đảng dân chủ xã hội có thể
sẽ phục hồi trở lại
- Tại các nước tư bản, do cơ chế cạnh tranh đã khuyến khích nắm bắt, làm chủ và ứng dụng thành công các tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, nền kinh tế và nhiều lĩnh vực khác đã có sự phát triển mạnh mẽ, nâng cao đời sống của đông đảo nhân dân lao động Trong khi đó, ở các nước tư bản, tình thế cách mạng chưa xuất hiện Nhu cầu trực tiếp trong xã hội tư bản hiện nay là dân chủ, tiến bộ, hòa bình, bảo
vệ môi trường sinh thái chứ chưa đòi hỏi về một cuộc cách mạng xã hội
để lật đổ chủ nghĩa tư bản Trước tình hình ấy, những khuynh hướng cải lương, ôn hòa trở nên thực tế và dễ được chấp nhận
- Tại nhiều nước mà các đảng xã hội, đảng xã hội dân chủ cầm quyền hoặc liên minh nắm quyền đã khá thành công trong các mặt đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Điều này đã tạo nên sức hút đối với các nhà lãnh đạo, một bộ phận khá đông những người lao động, nhất là trong bối cánh chủ nghĩa xã hội hiện thực đang gặp khó khăn Trong sự vận động đa chiều và sôi động của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội châu
Âu, quá trình nhất thể hóa châu Âu có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các lực lượng chính trị, đảng phái và các tầng lớp dân cư
- Trong phong trào cộng sản quốc tế những năm gần đây, quan hệ giữa những người cộng sản và những người xã hội dân chủ đã có bước cải thiện đáng kể Hai bên đều đã thừa nhận là cần tiếp xúc, đối thoại và phối hợp với nhau trên nhiều phương diện nhằm giải quyết những vấn