LỜI MỞ ĐẦUNhững thành tựu trong công cuộc đổi mới của nước ta trong thời gian qua đã tạo ra thế và lực mới. Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã được tạo ra. Quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới mở rộng hơn bao giờ hết. Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh với trình độ ngay càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Tuy nhiên ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường thuộc các nước phát triển, khiến cho những nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thử thách to lớn. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thử thách to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của chúng ta quá thấp, lại đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt. Trước tình hình đó, cùng với xu thế phát triển của thời đại, Đảng và nhà nước ta cần liên tục tiến hành và đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới kinh tế đóng vai trò then chốt và chủ đạo. Đồng thời đổi mới về chính trị cũng mang tính cấp bách bởi giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời. Chính vì vậy, tìm hiểu mối quan hệ giữ vật chất và ý thức sẽ cho phép ta vận dụng nó vào mối quan hệ giữ kinh tế và chính trị của đất nước, giúp cho công cuộc xây dựng nền kinh tế nước ta ngày càng giàu mạnh. Sau một thời gian nghiên cứu và học tập, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, em đã chọn đề tài:Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất ý thức và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế. Do thời gian có hạn và kiến thức của bản thân em còn nhiều hạn chế do đó bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót, vậy em kính mong sự chân thành góp ý của thầy giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Những thành tựu trong công cuộc đổi mới của nước ta trong thời gian qua
đã tạo ra thế và lực mới Nhiều tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã được tạo ra Quan hệ của nước ta với các nước trên thế giới mở rộng hơn bao giờ hết Cách mạng khoa học và công nghệ phát triển nhanh với trình độ ngay càng cao, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội Tuy nhiên ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường thuộc các nước phát triển, khiến cho những nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thử thách to lớn Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực vẫn là thử thách to lớn và gay gắt do điểm xuất phát của chúng ta quá thấp, lại đi lên trong môi trường cạnh tranh quyết liệt
Trước tình hình đó, cùng với xu thế phát triển của thời đại, Đảng và nhà nước ta cần liên tục tiến hành và đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới kinh tế đóng vai trò then chốt và chủ đạo Đồng thời đổi mới về chính trị cũng mang tính cấp bách bởi giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời Chính vì vậy, tìm hiểu mối quan hệ giữ vật chất và ý thức sẽ cho phép ta vận dụng nó vào mối quan hệ giữ kinh tế và chính trị của đất nước, giúp cho công cuộc xây dựng nền kinh tế nước ta ngày càng giàu mạnh
Sau một thời gian nghiên cứu và học tập, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình
của thầy giáo, em đã chọn đề tài:"Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất ý thức
và sự vận dụng của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế" Do thời gian có hạn và kiến thức của bản thân em còn nhiều hạn chế do đó
bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót, vậy em kính mong sự chân thành góp ý của thầy giáo và các bạn
Em xin chân thành cảm ơn
Trang 3PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
1 KHÁI NIỆM VẬT CHẤT
Vật chất là phạm trù rất phức tạp và có rất nhiều quan niệm khác nhau về vật chất đứng trên các giác độ khác nhau Nhưng theo Lênin định nghĩa: “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”
Lênin cho rằng vật chất vốn tự nó có không do ai sinh ra, không thể tiêu diệt được, nó tồn tại bên ngoài và không lệ thuộc vào cảm giác, ý thức con người, vật chất là một thực tại khách quan Phạm trù vật chất là kết quả của sự khái quát các sự vật, hiện tượng có thật, hiện thực, và do đó các đối tượng vật chất có thật, hiện thực đó có khả năng tác động vào giác quan để gây ra cảm giác, và nhờ đó mà ta có thể biết được, hiểu được, nắm bắt được đố tượng này
2 KHÁI NIỆM Ý THỨC
Cũng như vật chất, có rất nhiều quan niệm về ý thức theo các trường phái khác nhau Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là đặc tính và là sản phẩm của vật chất, ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc của con người thông qua lao động và ngôn ngữ Mác nhấn mạnh rằng tinh thần, ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được di chuyển vào trong
bộ óc của con người và được cải biến đi trong nó
Ý thức là một tâm lý xã hội có kết cấu phức tạp bao gồm tự ý thức, tri thức, tình cảm, ý trí, trong đó tri thức là quan trọng nhất là phương thức tồn tại của ý thức
Trang 4Quan niệm triết học Mác Lênin, ý thức không phải là hiện tượng thần bí ở con người, trái lại chính là sự phản ánh sáng tạo về thế giới khách quan Sự sáng tạo được thể hiện ở chỗ là trong sự phản ánh của ý thức nó bao hàm các nhân tố tới trí thức (đó là sự hiểu biết của con người) Thực chất nói về ý thức là nói về tri thức của con người Theo Mac tri thức là nhân tố quan trọng nhất nó là phương thức tồn tại của ý thức, bởi vì sự phản ánh sáng tạo của con người phân biệt với mọi sự phản ánh khác, đó chính là nhờ vào nhân tố tri thức
3 MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT Ý THỨC
Vật chất và ý thức có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau thông qua hoạt động thực tiễn của con người trong đó vật chất giữ vai trò quyết định, ý thức giữ vai trò tác động trở lại đối với vật chất
Lê-nin đã chỉ ra rằng, sự đối lập giữa vật chất và ý thức có ý nghĩa tuyệt đối trong phạm vi hết sức hạn chế, trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là cái có trước cái gì là cái có sau Ngoài giới hạn đó thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó chỉ là tương đối Như vậy, để phân ranh giới chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, để xác định bản tính và sự thống nhất của thế giới, cần có sự đối lập tuyệt đối giữa vật chất và ý thức trong khi trả lời câu hỏi cái nào có trước, cái nào quyết định Không như vậy sẽ lẫn lộn hai đường lỗi cơ bản trong triết học, lẫn lộn vật chất
và ý thức và cuối cùng sẽ là quan điểm duy vật Song sự đối lập giữa vật chất và
ý thức chỉ là tương đối nếu như chúng ta chỉ xét chúng như là những nhân tó những mặt không thể thiếu được trong hoạt động của con người, đặc biệt là hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới của con người Bởi vì, ý thức tự nó không thể cải biến được sự vật, không có khả năng tự biến thành hiện thực, nhưng thông qua hoạt động thực tiễn của con người, ý thức có thể cải biến được tự nhiên, thâm nhập vào sự vật, hiên thực hoá những mục đích mà nó đề ra cho hoạt động của mình Điều này bắt nguồn từ chính ngay bản tính phản ánh, sáng tạo và xã hội của ý thức và chính nhờ bản tính đó mà chỉ có con người có ý thức mới có khả
Trang 5năng cải biến và thống trị tự nhiên, biến tự nhiên xa lạ, hoang rã thành tự nhiên trù phú và sinh động, tự nhiên của con người Vì vậy tính tương đối trong sự đối lập giữa vật chất và ý thức thể hiện tính độc lập tương đối tính năng động của ý thức Mặt khác đời sống con người là sự thống nhất không thể tách rời giữa đời sống vật chất và đời sóng tinh thần trong đó ngững nhu cầu tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng, những nhu cầu vật chất cũng bị nhu cầu tinh thần hoá Khanửg định tính tương đối của sự đối lập giữa vật chất và ý thức không có nghĩa là khẳng định rằng cả hai nhân tố có vai trò như nhau trong đời sống và hoạt động của con người Trái lại triết học Mác-Lênin khẳng định rằng trong hoạt động của con người những nhân tố vật chất và ý thức có tác động qua lại song sự tác động diễn ra trên cơ sở tính thứ nhất của nhân tố vật chất so với tính thứ hai của nhân tố ý thức
4 VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Trong hoạt động của con người, nhân tố vật chất giữ vai trò cơ sở, quyết định Điều đó trước hết thể hiện ở chỗ, hoạt động của con người bao giờ cũng phải dựa trên cơ sở các phương tiện vật chất hiện có Con người không thể dùng
ý thức trực tiếp tác động vào các đối tượng vật chất để đạt được kết quả mong muốn
Trong hoạt động của con người, những nhu cầu vật chất xét đến cùng bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động bởi vì con người trước hết phải ăn, ở, mặc rồi mới nghĩ đến vui chơi, giải trí Hoạt động nhận thức của con người trước hết hướng tới mục tiêu cải biến tự nhiên nhằm thoả mãn nhu cầu sống
Vai trò cơ sở và quyết định của vật chất còn thể hiện ở chỗ nó quy định khả năng các nhân tố tinh thần có thể tham gia vào hoạt động của con người Nó tạo điều kiện cho nhân tố tinh thần này hoặc nhân tố tinh thần khác biến thành hiện thực và qua đó quy định mục đích, chủ trương, biện pháp mà con người đề ra
Trang 6cho hoạt động của mình bằng cách chọn lọc, sửa chữa, bổ sung, cụ thể hoá các mục đích, chủ trương biện pháp đó Hoàn cảnh vật chất, phương tiện vật chất cùng các quy luật khách quan của chúng luông luôn giữ vai trò chi phối, quyết định nội dung và hình thức của các nhân tố tinh thần tham gia vào hoạt động cải tạo thế giới
Khẳng định vai trò cơ sở, quyết định trực tiếp của nhân tố vật chất, triết học Mác - Lênin đồng thời không coi nhẹ vai trò của nhân tố tinh thần, của tính năng động chủ quan
Vai trò của ý thức thể hiện ở vai trò của tri thức, trí tuệ, tình cảm và ý chí
Nó không những là kim chỉ namcho hoạt động thực tiễn mà còn là động lực của thực tiễn Không có sự thúc đẩy của tình cảm, ý chí, hoạt động thực tiễn sẽ diễn
ra một cách chậm chạp, thậm chí không thể diễn ra được Nhờ ý chí và tình cảm,
ý thức quy định tốc độ và bản sắc của hoạt động thực tiễn Tinh thần dũng cảm, dám nghĩ dám làm, lòng nhiệt tình, chí quyết tâm, tình yêu, niềm say mê đối với công việc, khả năng sáng tạo và vượt qua khó khăn nhằm đạt tới mục tiêu xác định đều có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động thực tiễn, làm cho nó diễn ra nhanh hay chậm, quy định tính đặc thù và bản sắc riêng của những hoạt động cụ thể xác định Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, vai trò của ý chí, tình cảm chỉ là động lực mà không thể là định hướng, kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn Sự thành công hay thất bại của hoạt động thực tiễn, tác dụng tích cực hay tiêu cực của ý thức đối với sự phát triển của tự nhiên, xã hội chủ yếu phụ thuộc vào vai trò chỉ của ý thức Do đó, nếu vai trò chỉ đạo mà sai lầm thì tinh thần dũng cảm, lòng nhiệt tình, chí quyết tâm chỉ có tác dụng dẫn hoạt động thực tiễn đến thất bại nhanh hơn Chính vì vậy, tình cảm, ý chí phải gắn liền với trí thức, trí tuệ, khoa học Như vậy, nhân tố ý thức có tác dụng trở lại quan trọng đối với nhân tố vật chất
Song, cũng cần thấy rõ ràng, xét đến cùng tác dụng của ý thức cũng chỉ là tương đối, có điều kiện Vai trò tích hay tiêu cực của ý thức chỉ được trong một
Trang 7thời gian nhất định và điều kiện cụ thể Thế giới vẫn tồn tại khách quan và vận động theo quy luật khách quan đòi hỏi ý thức phải biến đổi phù hợp với nó; và như vậy, nếu là tiêu cực, ý thức có thể kìm hãm sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong thời gian và không gian xác định nhưng bản thân yêu cầu khách quan của tiến trình vận động chung sớm muộn sẽ đào thải ý thức lạc hậu Mặt khác, xét về bản chất, ý thức là cái có sau, là cái phản ánh; hơn nữa, vai trò của
nó còn tuỳ thuộc vào mức độ chính xác trong quá trình phản ánh hiện thực, do vậy, xét về toàn cụ, ý thức vẫn là nhân tố thứ hai, bị quyết định
5 Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Nguyên lý triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có
ý nghĩa phương pháp luận quan trọng Nó đòi hỏi chúng ta phải xuất phát từ thực tế khách quan nhưng đồng thời cũng phải phát huy tính năng động chủ quan
Tính khách quan đặt ra hai yêu cầu Thứ nhất, phải xem xét sự vật như chính nó đang tồn tại, phải xuất phát từ thực tế, từ điều kiện, hoàn cảnh vật chất hiện có, chống thái độ xuyên tạc, bóp méo sự vật, chống tác phong quan liêu, qua loa, đại khái, xem xét sự vật một cách chung chung, trừu tượng Yêu cầu này không những đòi hỏi chủ thể nhận thức và hành động phải trung thực, thật
sự cầu thị, cụ thể, tỉ mỉ mà còn phải có tri thức khoa học vì nếu không hiểu biết
sự vật thì không có khả năng phản ánh sự vật như chính nó đang tồn tại Thứ hai, phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, không thể tuỳ tiện, bất chấp quy luật, chống chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí Yêu cầu này đòi hỏi chủ yếu nhận thức và hành động phải tích luỹ kinh nghiệm, phải học tập phương pháp, phải nghiên cứu khoa học để có tri thức ngày càng chính xác hơn, đầy đủ hơn về hệ thống các quy luật khách quan
Tính khách quan cũng đòi hỏi đấu tranh chống chủ nghĩa chủ quan Đấu tranh chống chủ nghĩa chủ quan không chỉ có ý nghĩa khẳng định và giữ vững
Trang 8thế giới quan duy vật mà còn có ý nghĩa giúp chúng ta tránh khỏi thất bại trong hành động thực tế vì chủ nghĩa chủ quan dẫn tới bệnh duy ý chí, tư tưởng nóng vội, phiên lưu, mạo hiểm, bất chấp quy luật khách quan, đôi khi hành động mù quáng, kết quả thường thất bại
Phát huy vai trò năng động sáng tạo của ý thức có cơ sở lý luận ở bản chất phản ánh sáng tạo và bản tính xã hội của ý thức, ở tính độc lập tương đối, ở vai trò chỉ đạo hoạt động thực tiễn của nó, ở vai trò của lý luận, ý chí, của nhân tố chủ quan, ở tính tự giác của hoạt động người trong trong quá trình xây dựng xã hội
Phát huy vai trò năng động sáng tạo của ý thức thể hiện ở sự hình thành một lý thức đúng đắn với sự vật, ở việc phát huy nhiệt tình và ý chí hành động, ở tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, ở sáng kiến trong hành động Nó đối lập với thái độ tiêu cực, thụ động, trông chờ vào hoàn cảnh cũng như thái độ đổ lỗi cho điều kiện khách quan thái độ đầu hàng chịu bó tay trước khó khăn của hoàn cảnh
PHẦN II
SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG
CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI NỀN KINH TẾ
1 VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC VÀO MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ:
Như chúng ta đã biết vật chất và ý thức có quan hệ biện chứng với nhau Nhân tố vật chất giữ vai trò cơ sở quyết định, còn nhân tố ý thức có tác dụng trở lại đối với nhân tố vật chất Vai trò tích cực hay tiêu cực của ý thức chỉ được trong một thời gian nhất định và điều kiện cụ thể vì thế giới vẫn tồn tại khách
Trang 9quan và vận động theo quy luật khách quan đòi hỏi ý thức phải biến đổi phù hợp với nó, nếu là tiêu cực ý thức sớm muộn cụng bị đào thải Mặt khác ý thức là cái
có sau, là cái phản ánh hơn nữa vai trò cảu nó còn tuỳ thuộc vào mức độ chính xác trong phản ánh hiện thực Do vậy xét tàon cục ý thức vẫn là nhân tố thứ hai
bị quyết định, cần chú ý rằng vai trò của ý thức chỉ có được nếu nó thâm nhập vào quần chúng và tổ chức xã hội Nếu như chúng ta đưa nó vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể thì chúng ta có thể thấy rằng giữa kinh tế (biểu hiện của vật chất) và chính trị(biểu hiện của ý thức) cũng có mối quan hệ dàng buộc lẫn nhau Bởi vì chúng ta thấy rằng tình hình kinh tế của một nước là cơ bản quyết định còn chính trị là cơ bản Nếu kinh tế của một nước mà giàu mạnh nhưng chính trị thì luôn bất ổn: đấu tranh giai cấp, tôn giáo, giữa các đảng phái khác nhau của một quốc gia thì cũng không thể tồn tại lâu dài được, cuộc sống của nhân dân sung túc, đầy đủ nhưng luôn phải sống trong lo âu sợ hãi vì chiến tranh
và chết chóc Do đó chính trị của một nước mà ổn định, tuy nhiều đảng khác nhau nhưng vẫn quy về một chính đảng thống nhất đất nước và đảng này vẫn đem lại sự yên ấm cho nhân dân, đất nước đó giàu mạnh cuộc sống nhân dân ấm
lo hạnh phúc, ngược lại nếu như đất nước đó nghèo cho dù chính trị ổn định đến đâu thì cuộc sống của nhân dân cũng trở lên khó khăn và ắt sẽ dẫn đến đảo chính sụp đổ chính quyền để thay thể một chính quyền mới đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân hơn
Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị thay đổi theo từng hình thái kinh tế chính trị xã hội Trình độ tổ chức quản lý và tính chất hiện đại của nền sản xuất
sẽ là nhân tố quy định trình độ hiện đại và mức sống của xã hội Sản xuất vật chất còn nền tảng hình thành tất cả các quan hệ xã hội và đời sống tinh thần xã hội Hiện thức lịch sử đã chỉ ra răng mọi quan hệ của đời sống xã hội bao gồm: quan hệ chính trị, nhà nước pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật tôn giáo, đều hình thành và biến đổi và phát triển gắn liền với cơ sở kinh tế và sản xuất nhất định Trong xã hội đó theo Mác quan hệ giữa người với người trong
Trang 10quá trính sản xuất (quan hệ kinh tế)là quan hệ cơ bản nhất quyết định tất các quan hệ cơ bản khác Một khi sản xuất phát triển cách thức sản xuất của con người thay đổi, năng suất lao động tăng, mức sống được năng cao thì các mối quan hệ và mọi mặt của đời sống cũng được thay đổi theo Sản xuất vật chất hay kinh tế là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất tham gia vào quá trình phân hoá và hoàn thiện chức năng của con người, thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội
Sự phong phú và đa dạng của những quan hệ vật chất, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học ký thuật và đời sống tinh thần trong quá trình sản xuất vật chất là
cơ sở nảy sinh sự phong phú và đa dạng trong sự phát triển thể chất năng lực và tinh thần của con người
Nguyên lý triết học Mác-Lênin là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và
ý thức đòi hỏi chúng ta phải xem xét tình hình các sự vật ( ở đây là nên kinh tế)
từ thực tế khách quan, tránh chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, đồng thời phát huy vai trò năng động sáng tạo của ý thức, phát huy nỗ lực hoạt động chủ quan trong hoạt động của con người (như trong hoạt động kinh tế của nước ta, trong công cuộc đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng đã rất chú trọng trong việc đề cao yếu tố của con người, làm cho ý thức thay đổi mới thâm nhập vào cơ
sơ kinh tế, và động viên quần chúng)
2 SỰ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ VẤT CHẤT VÀ Ý THỨC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Như chúng ta đã biết, sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, nền kinh tế Việt Nam còn nhiều nhược điểm Cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém,
cơ cấu kinh tế nhiều mặt mất cân đối, năng xuất lao động thấp, sản xuất chưa đảm bảo nhu cầu đời sống, sản xuất nông nghiệp chưa cung cấp đủ thực phẩm cho nhân dân, nguyên liệu cho công nghiệp, hàng hoá cho xuất khẩu
Trước tình hình đó, Đại hội Đảng lần thứ IV lại đề ra những chỉ tiêu kế hoạch năm 1976-1980 quá cao và phát triển sản xuất vượt quá khả năng của nền