1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng tư tưởng đổi mới của hồ chí minh vào công cuộc đổi mới hiện nay cần phải chú trọng vận dụng những gì và vận dụng như thế nào

18 414 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 104,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦUChủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người đã đặt nền móng cho con đường phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại trong thế kỷ này – con đường từ độc lập dân tộc tới chủ nghĩa xã hội, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới mà Người đã phát hiện ra từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, gắn liền với bước ngoặt hành trình tư tưởng của Người: từ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin, trở thành một người cộng sản, phấn đấu cho sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Người đã mở ra thời đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử nước ta.Không chỉ là một nhà tư tưởng, nhà mácxít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh còn là nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc Việt Nam. Người là sự kết tinh và tỏa sáng những gì ưu tú, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam, tiêu biểu cho sự cao quý của tâm hồn, tình cảm con người Việt Nam, là người thể hiện chân thực và sinh động nhất những giá trị thuộc về tinh hoa và bản sắc văn hóa Việt Nam. Và cho đến hôm nay, tư tưởng của Người là đang là ngọn đuốc sáng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, như Đảng ta đã nhận định: Đảng lấy Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng.Ngày nay, trước yêu cầu phát triển của đất nước, hội nhập và phát triển, cùng với những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, còn không ít khó khăn và thách thức, đòi hỏi Đảng không ngừng nâng cao năng lực, tinh thần và trí tuệ để đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng. Đòi hỏi chúng ta trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, trở lại với tư tưởng đổi mới của Người, làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Với lý do đấy, tác giả chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới hiện nay cần phải chú trọng vận dụng những gì? Và vận dụng như thế nào?” làm tiểu luận kết thúc môn học này.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Người đã đặt nền móng cho con đường phát triển của xã hội Việt Nam hiện đại trong thế kỷ này – con đường từ độc lập dân tộc tới chủ nghĩa

xã hội, gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội Đó là quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới mà Người đã phát hiện ra từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, gắn liền với bước ngoặt hành trình tư tưởng của Người: từ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, Người đã đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin, trở thành một người cộng sản, phấn đấu cho sự toàn thắng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Người đã mở ra thời đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử nước ta

Không chỉ là một nhà tư tưởng, nhà mácxít sáng tạo lớn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh còn là nhà chính trị lỗi lạc của dân tộc Việt Nam Người là sự kết tinh và tỏa sáng những gì ưu tú, tốt đẹp nhất của trí tuệ và đạo đức Việt Nam, tiêu biểu cho sự cao quý của tâm hồn, tình cảm con người Việt Nam, là người thể hiện chân thực và sinh động nhất những giá trị thuộc về tinh hoa và bản sắc văn hóa Việt Nam Và cho đến hôm nay, tư tưởng của Người là đang là ngọn đuốc sáng dẫn đường cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, như Đảng ta đã nhận định: Đảng lấy Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng

Ngày nay, trước yêu cầu phát triển của đất nước, hội nhập và phát triển, cùng với những thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, còn không ít khó khăn và thách thức, đòi hỏi Đảng không ngừng nâng cao năng lực, tinh thần và trí tuệ

để đưa sự nghiệp đổi mới đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng Đòi hỏi chúng

ta trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh, trở lại với tư tưởng đổi mới của Người, làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng Với lý do đấy, tác

giả chọn vấn đề: “Vận dụng tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh vào công cuộc đổi mới hiện nay cần phải chú trọng vận dụng những gì? Và vận dụng như thế nào?” làm tiểu luận kết thúc môn học này.

Trang 2

NỘI DUNG

I Quan niệm Hồ Chí Minh về đổi mới

1.1 Xung quanh khái niệm Hồ Chí Minh về đổi mới

Đổi mới là 1 khái niệm xuất hiện mới ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ XX khi chúng ta bàn đến vấn đề đổi mới, xây dựng đất nước tại Đại hội VI của Đảng năm 1986 Và Đại hội VI cũng là Đại hội đánh dấu bước ngoặt của sự nghiệp đổi mới đất nước, từ đây, đổi mới trở thành nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân, là mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước Cũng từ đây, đổi mới trở thành một khái niệm trung tâm của các khoa học chính trị ở Việt Nam

Đổi mới là khái niệm có rất sớm trong tư tưởng Hồ Chí Minh Ngay từ những tác phẩm cách mạng đầu tiên của mình, Người đã đề cập một cách giả dị

dễ hiểu trong tác phẩm Đường Kách Mệnh đổi mới là “phá cái cũ, đổi ra cái mới” Theo Hồ Chí Minh, đổi mới là sự biến đổi theo chiều hướng tích cực

Đó chính là sự thay thế cái cũ (lạc hậu, lỗi thời, thậm chí phản động, cản trở

sự phát triển) bằng cái mới (tiến bộ, lành mạnh, phục vụ cho sự phát triển chứ

ko phải cái mới bất kỳ) Đổi mới là sự biến đổi về chất có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng Tức là sự thay đổi căn bản, toàn diện, sâu sắc, có tính triệt để

Các nhà kinh điển cho rằng: cách mạng là sự nhảy vọt của lịch sử, là phương thức tất yếu của lịch sử để thay kiểu này bằng kiểu khác Còn Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, đổi mới chính là một cuộc cách mạng, giải phóng những cái

cũ đó là lạc hậu, lỗi thời, để tiến lên cái mới là tốt đẹp, tiến bộ, phát triển

Hồ Chí Minh cho rằng, trong đổi mới nó diễn ra như 1 cuộc đấu tranh, đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, gian khổ Vì nó động chạm đến tâm lý con người, thói quen, tổ chức và bộ máy Người nhận xét: trong thực tế

có những cái cũ tuy lỗi thời, lạc hậu, tuy là xấu nhưng vì người ta đã quá quen nên người ta cho là bình thường

Theo Hồ Chí Minh, đổi mới đòi hỏi phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, tức

là thay đổi cách nghĩ để rồi thay đổi cách làm, để vượt qua những thói quen

Trang 3

xấu và xây dựng những thói quen tốt, làm cho đổi mới hướng tới sự phát triển, đổi mới có một liên hệ mật thiết thiết với văn hóa Trên thực tế, đổi mới

là cả một quá trình xây dựng văn hóa, gồm cả trí tuệ, khoa học, đạo đức và

văn hóa Và tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" là tác phẩm đầu tiên về đổi mới

trong điều kiện Đảng cầm quyền Đó không chỉ là khoa học mà còn là đạo đức, không chỉ là chính trị mà còn là văn hóa, không chỉ nâng cao cao Đảng, làm cho một Đảng thực sự là một Đảng chân chính và cách mạng mà còn tăng cường nhà nước - tăng cường sức mạnh quyền lực của nhân dân, không chỉ đề cao trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên mà còn đề cao trách nhiệm của dân, vai trò, vị trí của dân Tác phẩm đã đặt ra những vấn đề mấu chốt, cốt lõi cho tư tưởng đổi mới trong toàn Đảng mang ý nghĩ lý luận sâu sắc khi bàn về khai niệm đổi mới

1.2 Những cơ sở hình thành tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh

Tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh được xuất hiện ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, khi Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước Người không chọn con đường của Phan Bội Châu hay Phan Chu Trinh, cũng không đi theo con đường của các sĩ phu yêu nước mà lựa chọn ra nước ngoài, sang Pháp đã

là một sự đổi mới Sự lựa chọn đó được bắt nguồn từ những nhân tố khách quan và cá nhân Hồ Chí Minh, góp phần hình thành tư tưởng đổi mới của Người

Gia đình, quê hướng xứ sở là yếu tố đầu tiên góp phần định hướng trong tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh.

Sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống yêu nước, hiếu học của đã vun đắp cho Hồ Chí Minh một tinh thần hiếu học, không ngừng học hỏi và tìm hiểu để đổi mới mình Ngay từ khi tham gia học trường tiểu học Pháp - Việt ở Vinh, Người đã tiếp cận với những từ: tự do - bình đẳng - bác

ai Chính điều đó trở thành động lực thôi thúc Người ra đi nước ngoài, tìm hiểu những gì ẩn đằng sau những chữ ấy

Trang 4

Trong bối cảnh đất nước lầm than, nộ lê một cổ hai tròng, Người đã chứng kiến cuộc sống cực khổ của nhân dân ta, sự hèn nhát của triều đình nhà Nguyễn can tâm bán nước đã trở thành sự căm giận đối với mỗi người con yêu nước Các phong trào yêu nước không ngừng nổ ra mạnh mẽ, khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta, đồng thời thể hiện nhiệt huyết của những người con yêu nước Và Hồ Chí Minh cũng vậy, Người tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ và các cuộc biểu tình của nhân dân đã bị thực dân Pháp khủng bố một cách trắng trợn Từ trong các phong trào yêu nước ấy, tạo cho Người giác quan chính trị, sự nhạy bén để nhận biết và tiếp thu tinh thần yêu nước của nhân dân

Sự thất bại của các phong trào yêu nước của nhân dân ta vào những năm đầu thế kỷ XX cho thấy sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo dẫn đến

sự bế tắc Tại thời điểm này, Hồ Chí Minh không chọn con đường Đông Du của Phan Bội Châu, hay con đường cải lương của Phan Chu Trinh, Người cũng không tán thành con đường cứu nước theo khuynh hướng phong kiến của Hoàng Hoa Thám, của phong trào Cần Vương Cái Người lựa chọn là con đường ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, mà đó chính là nước Pháp Người muốn trở lại với chính nơi đã đề ra tự do - bình đẳng - bác ai để xem những gì ẩn đằng sau các chữ ấy Đấy cũng chính là sự đổi mới, sự tiến bộ khi Người dám vượt qua sự lựa chọn của các sĩ phu yêu nước, các nhà lãnh đạo cách mạng để tìm cho mình một hướng đi riêng Và chính sự lựa chọn đó đánh dấu sự ra đời của con đường cứu nước giải phóng dân tộc, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh: gắn độc lập dân tộc với Chủ nghĩa xã hội, mang ấm no, hạnh phúc đến cho nhân dân

Những phẩm chất chính trị cá nhân Hồ Chí Minh:

Hồ Chí Minh là Người sớm có bản lĩnh chính trị, sự nhảy cảm rất sớm

về chính trị Ngay từ khi 13 tuổi Người đã bộc lộ chính kiến của mình về những gì ẩn sau tự do - bình đẳng - bác ai Với một năng lực tư duy phê phán tinh tường, Người luôn đặt cho mình những câu hỏi để đi tìm sự thật, bản

Trang 5

chất, chân lý Chính tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của mình giúp Người sáng suốt trong sự lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc

Tư duy độc lập tự chủ giúp Người vượt qua những giáo điều, những con đường mòn để tự mình khai phá một cách nghĩ, làm mới Người đã tìm cho mình con đường ra nước ngoài để tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, thể hiện một bản lĩnh chính trị phi thường của Hồ Chí Minh Bởi lúc này các nhà yêu nước vẫn đang bị bao vây trong tư tưởng phong kiến, tư sản thì

Hồ Chí Minh dám cho mình một con đường mới, một lựa chọn mới mẻ và đầy thử thách

Cũng như nhiều người đến với Chủ nghĩa Mác Lênin nhưng tại sao Hồ Chí Minh lại tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc Chính tư duy sáng tạo, độc lập, tự chủ, bản lĩnh chính trị vừng vàng mà Hồ Chí Minh đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin, tiếp thu cái cốt ấy để vận dụng vào thực tiễn Người dạy: Chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là khoa học mà còn là đạo đức Đọc hàng trăm hàng nghìn quyển sách Mác - Lênin mà ăn ở với nhau ko có tình nghĩa thì làm sao gọi là Mác - Lênin được Học chủ nghĩa Mác - Lênin cốt để áp dụng vào công việc thực tế cho nó đúng, cho nên ko phải thuộc lòng từng câu từng chữ như một con vẹt (Lênin gọi là con mọt sách) mà phải nắm lấy tinh thần, phương pháp của Mác – Lênin để ứng xử với con người và công việc cho đúng Và chính chủ nghĩa Mác - Lênin đã giúp Người tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc mình

2.3 Những giai đoạn và bước ngoặt trong sự hình thành tư tưởng đổi mới

của Hồ Chí Minh

Tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh được hình thành từ chặng đường dài của lịch sử, gắn với quá trình Người ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc Ngay từ nhỏ, Người trực tiếp chứng kiến tình cảnh người dân lao động ở quê hương sống lam lũ, cực khổ, bị đè nén dưới ách thống trị thực dân, phong kiến Thời kỳ Người học tiểu học ở Vinh, quan sát công nhân đi làm ở nhà máy diêm, xe lửa sau buổi đi làm về trông lam lũ, rách rưới, kiệt sức Khi

Trang 6

Người tham gia cuộc biểu tình chống thuế ở Trung Kỳ đã chứng kiến bọn đế quốc, thực dân đàn áp, bắn giết dã man Chính những điều đó đã thôi thúc Người đi tìm bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thực dân, tìm con đường cứu nước giải phóng dân tộc, đánh dấu một sự tiến bộ trong tư tưởng của các nhà yêu nước đương thời

Ngày 5/6/11, Người một thân một mình bước chân xuống tàu biển ra đi tìm đường cứu nước Người làm những công việc nặng nhọc: đốt lò, rửa chảo, rửa rau, gọt măng tây… Người dành dụm từng ly cà phê cho người thủy thủ nước ngoài để họ dạy tiếng Pháp, và dạy họ tiếng Việt Người học dưới ánh trăng hoặc dưới bóng đèn vàng vọt để tích trữ kiến thức cho mình Và chính

sự học hỏi này làm nên nhà văn hóa Hồ Chí Minh, nhà ngoại ngữ, nhà chính trị của cách mạng Việt Nam

Có thể nói, Hồ Chí Minh chính là một cuộc đời học tập gắn liền lao động gắn liền tranh đấu Tư tưởng đổi mới nảy sinh chính từ trường học thực tiễn này Cái mới và tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh ở giai đoạn này thể hiện:

Trước hết, Người vượt qua những đường mòn lối cũ để ra đi tìm đường cứu nước mới Dù rất kính trọng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nhưng ko đi

theo những chỉ dẫn của các ông Phan Bộ Châu chọn Hồ Chí Minh là lứa đầu tiên để đưa sang Nhật nhưng Người không đi Phan Chu Trinh sau này thốt lên: thế hệ chúng tôi bất cập mất rồi, cách mạng phải chông trờ vào thế hệ các anh như cây đang xanh, như nụ đang chồi

Thứ hai: Hồ Chí Minh có phương thức hoạt động để tìm ra chân lý rất độc đáo: đi từ thực tiễn đến với lý luận và từ lý luận quay trở về thực tiễn.

Thực tiễn gắn liền với lao động (bồi bàn, sửa ảnh, viết báo, dịch sách, vẽ tranh…) Chính từ thực tiễn đó mà Người đã làm nên bản lĩnh của một nhà cách mạng, không ngại gian khổ, khó khăn, vượt lên tất cả

Giai đoạn 1911- 1920, Hồ Chí Minh mất 10 năm để đi tìm chân lý.

Người khảo nghiệm rất nhiều lý thuyết (đọc Rút xô, Xanhximông, Sác lơ

Trang 7

Phurie…), cuối cùng chọn chủ nghĩa Mác - Lênin, hiểu được cách mạng tháng Mười Nga, đặc biệt là tiếp thu Luận cương của Lênin, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp Hồ Chí Minh là người dân thuộc địa mà cuối cùng trở thành người sáng lập ra đảng cộng sản ở chính quốc là một điều độc đáo Đây là giai đoạn tìm đường (đang cân nhắc) và nhận đường (nhận ra chân lý) Gắn với bước ngoặt từ chiến sĩ yêu nước trở thành người cộng sản, từ tinh thần yêu nước dân tộc đến với tinh thần quốc tế Người rút ra những kết luận quan trọng:

Ở đâu thì nhân dân lao động cũng tốt, dù khác màu da, tiếng nói nhưng chung cảnh ngộ nô lệ thì phải đoàn kết với nhau Ở đâu trên thế giới này đế quốc, thực dân cũng là kẻ xấu, lũ ác quỷ đều phải đánh đổ Trên thế giới chỉ

có hai loại người: tốt, xấu Ở đâu cũng chỉ có một tình hữu ái mà thôi – hữu ái

vô sản Người ví chủ nghĩa thực dân như con đỉa hai vòi, muốn tiêu diệt nó thì phải cắt bỏ cả hai vòi, và Người chủ trương làm cách mạng triệt để, cách mạng đến nơi, để dân không còn phải cực khổ nữa

Người cũng chỉ ra rằng: cách mạng phải như con chim hai cánh, một cánh vỗ ở thuộc địa, một cánh vỗ ở chính quốc, Vì vậy đoàn kết quốc tế, đoàn kết các dân tộc bị áp bức là một điều tất yếu làm nên sức mạnh của cách mạng

Giai đoạn 1920 - 1930: Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin và giải quyết thành công về mặt lý luận vấn đề giải phóng dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân Sau này phát triển thành độc lập dân

tộc - chủ nghĩa xã hội, đây là phát kiến vĩ đại nhất của Hồ Chí Minh về mặt chính trị, giờ nó trở thành quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam Bởi trong mệnh đề này đã bao hàm tư tưởng: bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Và chính Hồ Chí Minh là người mác xít đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam, sáng lập nên Đảng cộng sản Việt Nam, tác giả của chính cương, sách lược vắn tắt, điều lệ Đảng, đặt nền móng cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trang 8

Giai đoạn 1930 - 1945: giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc.

Người sáng lập ra nền dân chủ cộng hòa, khai sinh ra một thời đại mới cho Việt Nam, Đảng ta đánh giá đó chính là thời đại Hồ Chí Minh Người xây dựng chế độ dân chủ, nhất là tư tưởng dân chủ trong Hiến pháp 46 – bản hiến pháp mẫu mực nhất, đỉnh cao của các bản hiến pháp Việt Nam, bây giờ chưa vượt qua được

Giai đoạn 1946 - 1969: Hồ Chí Minh tiếp tục cách mạng giải phóng dân tộc và thể hiện tư tưởng đổi mới qua một số tác phẩm tiêu biểu Trong

giai đoạn này, một mặt Người vừa lãnh đạo cách mạng Việt Nam vừa là Người đi đầu trong xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng Trong các tác

phẩm của mình "Đời sống mới", "Sửa đổi lối làm việc", “Di Chúc” Người đã

đề cập đến vấn đề đổi mới, chỉnh đốn trong Đảng Thiên tài của Hồ Chí Minh

là Người dự báo thắng lợi của chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: đế quốc Mỹ nhất định thua, nhân dân Việt Nam nhất định thắng; đế quốc Mỹ chỉ chấp nhận thua khi chúng thua trên bầu trời Hà Nội Và tác

phẩm "Di Chúc" của Người có giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc Người đã

chỉ ra hai điều quan trọng Một là, định nghĩa về đổi mới: Người viết và sửa năm 1968: Đây là một cuộc chiến đấu khổng lồ giữa cái tốt tươi, mới mẻ với cái xấu xa, hư hỏng Hai là, Người đưa ra quan niệm mới về chủ nghĩa xã hội

mà không dùng một từ nào về chủ nghĩa xã hội: Điều mong muốn cuối cùng của tôi là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh Và đây là tác phẩm cuối cùng mà Người viết về đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc nhất, có ý nghĩa lịch sử to lớn đối vận dụng vào công cuộc đổi mới hiện nay của Đảng ta

II Những nội dung cơ bản khi vận dụng tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh vào thực tiễn hiện nay.

2.1 Một số nguyên tắc quán triệt trong việc vận dụng tư tưởng đổi mới Hồ Chí Minh vào thực tiễn hiện nay

Trang 9

Thứ nhất: phải xuất phát từ thực tiễn (đổi mới hiện nay) và có quan điểm lịch sử - cụ thể để xem xét, nghiên cứu và tìm tòi những sự vận dụng cho đúng đắn Khi chúng ta tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh là tiếp cận tư tưởng

của một vĩ nhân Toàn bộ những gì thuộc về tư tưởng Hồ Chí Minh bắt đầu từ 1911và kết thúc 1969 Phải nhấn mạnh điều này để tránh vào một khuynh hướng sai lầm là hiện đại hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh, lấy nhận thức của ngày hôm nay để áp vào tư tưởng của các vĩ nhân trong quá khứ Hồ Chí Minh là sản phẩm của lịch sử, mà sản phẩm của lịch sử bao giờ cũng chịu tác động của thời cuộc, hoàn cảnh Thời Hồ Chí Minh chưa có việc một đảng mác xít lãnh đạo xây dựng nền kinh tế thị trường Do đó, nhiều tư tưởng của Người rất mới mẻ, hiện đại nhưng vẫn phải xem xét trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể

Thứ hai: phải thấm nhuần, lĩnh hội đầy đủ và sâu sắc một quan điểm rất quan trọng của Hồ Chí Minh, trở thành sợi chỉ đỏ trong việc vận dụng.

Đó là sự thống nhất giữa tư tưởng – phương pháp – phong cách Tư tưởng là lý luận, học thuyết Phương pháp là cách thể hiện và cách thể hiện của Hồ Chí Minh là ở trên tầm tư tưởng Phong cách là bản sắc độc đáo của

Hồ Chí Minh, là cái chúng ta nhìn thấy ở Người, dấu ấn trong từng bài nói, bài viết, trong phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo của Người

Đó là sự thống nhất giữa lời nói và việc làm, nói ít làm nhiều, chủ yếu

là hành động Có nhiều khi Người không nói, chỉ làm, lấy việc làm tự nó nói lên tư tưởng của mình Trong quá trình xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Người chú trọng nhiều đến vấn đề đạo đức của Người cách mạng: cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Chính bản thân Người là tấm gương mẫu mực về đạo đức của Người cán bộ cách mạng, suốt đời vì nước vì dân

Đó là sự thống nhất làm một giữa lý luận với thực tiễn Nhà lý luận Hồ Chí Minh có nhiều tư tưởng, quan điểm Nhà hoạt động thực tiễn Hồ Chí Minh có biết bao gương sáng trong thực tiễn Ở Hồ Chí Minh đạt đến một công thức: lý luận hóa thực tiễn và thực tiễn hóa lý luận Lý luận hóa thực tiễn là tổng kết thực tiễn để nâng lên thành lý luận Thực tiễn hóa lý luận là

Trang 10

đưa lý luận vào cuộc sống, làm cho lý luận trở thành thực tiễn, gọi là hiệu quả thực tiễn

Đó là sự thống nhất giữa chính trị với khoa học với đạo đức với văn hóa Người tự nhận mình là một nhà chính trị chuyên nghiệp Các hồ sơ, thẻ

đi dự Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva đều ghi là hoạt động chính trị Một nhà chính trị chuyên nghiệp 60 năm hoạt động như Người mà cuối cùng trên ngực không có một tấm huân chương nào

Hồ Chí Minh còn là biểu tượng tốt đẹp nhất về sự hài hòa Trong sự hài hòa của Hồ Chí Minh ta thấy rất toàn diện, Người không bỏ một mặt nào Trong đời sống xã hội có bốn lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa Trong ứng xử Hồ Chí Minh cũng rất hài hòa, phải thấu tình đạt lý, phê bình công việc chứ không xúc phạm con người Hài hòa dân tộc – quốc tế, đề cao dân tộc mình nhưng không xem nhẹ quốc tế, rất chú trọng truyền thống nhưng không xem nhẹ hiện đại, chú trọng các công việc thực tế hàng ngày mà không rơi vào thiển cận, thực dụng Vì sự hài hòa đó nên Người là một nhà biện chứng, tư duy uyển chuyển, không cứng nhắc, giáo điều

Thứ ba: chú trọng nhận thức (về Hồ Chí Minh) nhưng cái đích tiến tới phải là thực hành, hành động Chính vì vậy mà Đảng ta phát động cuộc vận

động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, không tách rời giữa học và hành, trong học có hành, trong hành cũng tiếp tục học Chỉ khi hành mới đạt đến mục đích của vận dụng Thước đo của nó là làm cho con người phát triển hoàn thiện hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội phát triển lành mạnh hơn Làm cho cái hay, tốt ngày càng nảy nở như hoa mùa xuân Cái xấu, dở ngày càng hạn chế và mất dần đi

2.2 Nội dung vận dụng tư tưởng đổi mới của Hồ Chí Minh vào sự nghiệp đổi mới hiện nay

Điểm quan trọng đầu tiên có tính chất tiền đề là phải đổi mới tư duy, ý thức, nhận thức Thay đổi cách nghĩ để thay đổi cách làm Cách nghĩ mới thì cách làm sẽ mới Người đổi mới là người năng động, sáng tạo Con người ko

Ngày đăng: 05/08/2017, 09:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. Hoàng Chí Bảo (2011), Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phương pháp Hồ Chí Minh
Tác giả: GS. Hoàng Chí Bảo
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
2. GS. Đặng Xuân Kỳ (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp và phong cách Hồ ChíMinh
Tác giả: GS. Đặng Xuân Kỳ
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2004
3. Hồ Chí Minh (2000) Toàn tập (12 tập). Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
4. GS. Phạm Xuân Nam chủ biên (2005-2009), Triết lý phát triển ở Việt Nam - mấy vấn đề cốt yếu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Triết lý phát triển ởViệt Nam - mấy vấn đề cốt yếu
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
5. GS. Trần Nhâm (2009), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài, Nxb.Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh nhà tư tưởng thiên tài
Tác giả: GS. Trần Nhâm
Nhà XB: Nxb.Chính trị Quốc Gia
Năm: 2009
8. GS. Song Thành, (2005), Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc
Tác giả: GS. Song Thành
Nhà XB: Nxb Lýluận Chính trị
Năm: 2005
6. Nhiều tác giả (1979), Thế giới ca ngợi và thương tiếc Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Sự Thật, Hà Nội Khác
7. Nhiều tác giả (2000), Danh nhân Hồ Chí Minh, Nxb Lao động, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w