1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng ngoại giao của hồ chí minh và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong giai đoạn hiện nay tt

27 377 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 557,12 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ∞Ω∞ NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

∞Ω∞

NGUYỄN THỊ TƯỜNG DUY

TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ

SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC và CNDVLS

Mã số: 62.22.03.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

- Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Vào lúc giờ, ngày tháng năm

Phản biện độc lập 1:

Phản biện độc lập 2:

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước hết sức hào hùng và oanh liệt Trong lịch sử thế giới, hiếm có dân tộc nào phải nhiều lần chống lại những kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất qua các thời đại như dân tộc Việt Nam Để giữ vững chủ quyền và độc lập dân tộc, chấn hưng và phát triển đất nước, nhân dân Việt Nam đã vận dụng sáng tạo nhiều hình thức đấu tranh trên mọi lĩnh vực Trong đó, đấu tranh ngoại giao luôn được chú trọng và được sử dụng như là một vũ khí đặc biệt

Với vị trí đặc biệt, nền ngoại giao Việt Nam hiện đại dưới

sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trực tiếp là chủ tịch

Hồ Chí Minh từ lâu đã trở thành một mặt trận quan trọng, tích cực và chủ động, phối hợp chặt chẽ với các mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa… tạo thành sức mạnh tổng hợp để quân và dân cả nước viết lên những trang sử sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam và ghi những dấu ấn sâu đậm trong lòng nhân dân tiến bộ trên thế giới

Có thể khẳng định, Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử với tầm vóc của một anh hùng giải phóng dân tộc, một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới, đồng thời Người còn là một nhà ngoại giao tài ba hết sức khéo léo Người đã để lại một di sản vô giá về tư tưởng và phương pháp ngoại giao mãi mãi còn nguyên giá trị, là ngọn đuốc soi đường cho Đảng, nhà nước, và nhân dân ta trong hoạt động đối ngoại hiện nay và cho cả mai sau

Hiện nay, đất nước ta đang thực hiện công cuộc đổi mới trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi nhanh chóng và phức tạp Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang trở thành tất yếu, tạo ra những thời cơ thuận lợi mới nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ khó lường, nhất là đối với các nước có nền kinh tế chưa phát triển, trong

Trang 4

đó có Việt Nam Bởi vậy, đổi mới toàn diện sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là con đường duy nhất để Việt Nam phát triển và chủ động hội nhập nền kinh tế thế giới Để làm được điều đó đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, trong

đó nghiên cứu tư tưởng ngoại giao của Người càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Nghiên cứu tư tưởng ngoại giao của

Hồ Chí Minh là để nhanh chóng hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng, nhà nước và nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay Xuất phát từ

những lý do trên, tác giả quyết định chọn vấn đề: “Tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài

cho luận án tiến sĩ chuyên ngành triết học của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một bộ phận

quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Nhận thức sâu sắc giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng ngoại giao

Hồ Chí Minh, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà giáo dục đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh Cho đến nay đã có nhiều đề tài, công trình khoa học được công bố theo các hướng sau:

Một là, một số tác giả đã nghiên cứu, phân tích, từ đó

hoàn thiện khái niệm tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh Về

cơ bản, các tác giả cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một bộ phận trong tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam; Tư tưởng ngoại giao

Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm về đường lối chiến lược

và sách lược, bao gồm mục tiêu, đối tượng, lực lượng, tổ chức

và phương pháp đối với các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao của Đảng và nhà nước ta Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này là các công trình: “Chủ tịch

Trang 5

Hồ Chí Minh với công tác ngoại giao” (Học viện quan hệ quốc tế, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1990); “Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh” (Nguyễn Khánh Bật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); “Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh” ( Đinh Xuân Lâm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005);

Hai là, nhiều tác giả với nhiều công trình nghiên cứu đã

đề cập đến nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao Các công trình như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại một số nội dung cơ bản” (Đỗ Đức Hinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007); “Sự hình thành

về cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh” (Trần Văn Giàu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997); “Tư tưởng Hồ Chí Minh

về ngoại giao” (Vũ Dương Huân, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000)

Các công trình trên đã khai thác ở nhiều góc độ khác nhau nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao; Đã cung cấp những kiến thức cơ bản về quãng đời thời thơ ấu của Hồ Chí Minh, về ảnh hưởng của chủ nghĩa yêu nước, tinh hoa văn hóa dân tộc, về những yếu tố thực tiễn được Hồ Chí Minh thẩm thấu khi ở phương Tây đóng vai trò quan trọng hình thành nên tư tưởng ngoại giao của Người

Ba là, các học giả và các nhà nghiên cứu đã khai thác sâu

những nội dung cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

ở nhiều khía cạnh như chiến lược, sách lược ngoại giao, mục tiêu ngoại giao, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao Cụ thể: Tác phẩm “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh” (Nguyễn

Dy Niên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002), Tác phẩm

“Tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại - một số nội dung cơ bản” (Đỗ Đức Hinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007)…

2.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao được nghiên

cứu rất sâu và bao quát trên tất cả các lĩnh vực, trong đó sự kế thừa, vận dụng sáng tạo linh hoạt tư tưởng ngoại giao Hồ Chí

Trang 6

Minh thời kỳ hội nhập cũng được các tác giả dày công nghiên cứu Tiêu biểu có các công trình, bài viết như: “Tìm hiểu giá trị tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới” (Nguyễn Phúc Luân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995);

“Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về thời đại” (Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nxb Lao động, Hà Nội, 2000); “Tư tưởng

Hồ Chí Minh về đối ngoại và sự vận dụng của Đảng trong thời kỳ đổi mới” (Đinh Xuân Lý, Nxb Chính Trị Quốc Gia,

Hà Nội, 2005); “Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới” (Nhiều tác giả, Nxb Tổng hợp, Hồ Chí Minh, 2005)

2.3 Vấn đề hội nhập quốc tế, mối quan hệ giữa Việt Nam

với các nước trong khu vực và trên thế giới, cũng như những vấn đề đặt ra cho ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ hội nhập cũng được nhiều tác giả tập trung nghiên cứu Hướng nghiên

cứu này được thể hiện ở những công trình như: “Quá trình hội

nhập khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo đường lối đổi mới của Đảng” (Đinh Xuân Lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003); “Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng trong giai đoạn mới” (Nguyễn

Dy Niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001); “Trí tuệ và bản lĩnh Hồ Chí Minh” (Bùi Đình Phong, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2005); “Việt Nam trong thế kỷ XX” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002);

Nhìn chung, các công trình, bài viết đã tập trung nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh ở những mảng chính như: Trình bày khái quát nội dung cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; khẳng định phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh; nêu bật phương pháp, phương châm, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh; tái hiện sinh động cách ứng xử tinh tế, khéo léo của Hồ Chí Minh trong ngoại giao

Tuy nhiên, phần lớn các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động ngoại giao, hoạt động quốc tế mang tính thực tiễn của Người, hay chỉ tập trung nghiên cứu một

Trang 7

mảng, một khía cạnh nhất định trong tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh Do đó, ở góc độ triết học, tác giả luận án mong muốn góp phần làm rõ, sâu sắc thêm những nội dung của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, đặc điểm cơ bản của tư tưởng

đó, và làm rõ sự vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế đầy sôi động, chứa đựng nhiều biến đổi bất ngờ và phức tạp như hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án:

Luận án phân tích và làm rõ những nội dung, đặc điểm cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ của luận án:

Thứ nhất, phân tích bối cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam và

tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và những tiền đề lý luận ảnh hưởng đến sự hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; Khái quát quá trình hình thành và phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Thứ hai, phân tích những nội dung cơ bản và những đặc

điểm nổi bật của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Thứ ba, phân tích sự vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí

Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu:

Nội dung, đặc điểm cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; Nghiên cứu sự vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu của luận án:

Cơ sở, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng ngoại giao

Hồ Chí Minh; Mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp ngoại giao

Hồ Chí Minh trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc;

Trang 8

Đặc điểm cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh; Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn từ

1986 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận

án

Cơ sở lý luận của luận án:

Luận án dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước ta

về ngoại giao

Phương pháp nghiên cứu của luận án:

Để thực hiện việc nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời kết hợp sử dụng một số phương pháp khác như: khái quát hóa, phương pháp văn bản học, phương pháp phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, logic – lịch sử, so sánh - đối chiếu, lý luận kết hợp với thực tiễn…

6 Cái mới của luận án

Thứ nhất, với việc nghiên cứu các nguồn tư liệu về quá

trình hoạt động cách mạng nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng của Hồ Chí Minh, luận án làm rõ đặc điểm tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Thứ hai, luận án khái quát tình hình Việt Nam và thế giới

trong giai đoạn hiện nay; Làm rõ quá trình vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án

Ý nghĩa khoa học của luận án:

Luận án góp phần nâng cao nhận thức toàn diện và sâu sắc

tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Luận án khẳng định giá trị khoa học và yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; khẳng định tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận và kim

Trang 9

chỉ nam cho hoạt động đối ngoại của Đảng, nhà nước và nhân dân ta

Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, hoặc nghiên cứu chuyên sâu chuyên đề tư tưởng Hồ

Chí Minh về ngoại giao nói riêng

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết

Chương 1 ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

1.1 ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

1.1.1 Điều kiện hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Tình hình thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế giới đã chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền Các nước đế quốc tiến hành các cuộc xâm lược vũ trang nhằm thiết lập hệ thống thuộc địa cho chủ nghĩa đế quốc ở hầu khắp các nước châu Á, châu Phi

và Mỹ La Tinh Chính sự xâm chiếm thuộc địa của chủ nghĩa

đế quốc đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ lịch sử thế giới

có nhiều biến đổi sâu sắc cùng với sự bùng lên mạnh mẽ của các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư bản

Mở đầu thời kỳ này là thắng lợi của cuộc cách mạng tháng

Trang 10

Mười Nga năm 1917, mở ra cho nhân loại một thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới

Năm 1919, Quốc tế III được thành lập có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản và những trào lưu phi mácxit

Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở màn cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu ở Việt Nam Sự nhu nhược của triều Nguyễn đã khiến cho Việt Nam chìm trong đêm tối, nhân dân Việt Nam bị mất độc lập, tự do ngay trên mảnh đất của mình, phải chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội… kể cả về ngoại giao Mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp cùng bè lũ tay sai bán nước Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nhân dân lao động mà chủ yếu là giữa nông dân với địa chủ phong kiến đã từng tồn tại trước khi thực dân Pháp xâm lược không những không mất đi mà trái lại càng trở nên gay gắt hơn Do đó, giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trên là yêu cầu cấp bách và là động lực thôi thúc các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ Nhiều cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đường lối cứu nước đúng đắn, phù hợp

Chứng kiến bao cảnh mất mát, đau thương của dân tộc,

Hồ Chí Minh sớm nhận thức được giá trị của độc lập, tự do Người nung nấu ý chí ra đi tìm đường cứu nước Sự ra đi của Người là bước ngoặt trọng đại không chỉ có ý nghĩa đưa cá nhân Hồ Chí Minh tiếp xúc với thế giới bên ngoài, mà còn đưa dân tộc Việt Nam tiếp cận với thế giới, làm cho thế giới biết hơn, hiểu hơn về dân tộc Việt Nam

Trang 11

1.1.2 Tiền đề hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Truyền thống ngoại giao của dân tộc Việt Nam

Ngoại giao Việt Nam là nền ngoại giao trọng hoà hiếu, trọng nhân nghĩa, giàu lòng khoan dung, độ lượng Truyền thống ngoại giao này của dân tộc đã ăn sâu và thẩm thấu vào con người Hồ Chí Minh

Tinh hoa văn hóa ngoại giao Đông - Tây

Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc những tinh túy trong văn hóa phương Đông, nổi bật là văn hóa Trung Quốc Hồ Chí Minh rất am tường những tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh

Tử, binh pháp Tôn Tử, tư tưởng “tam dân” của Tôn Trung Sơn, tư tưởng của Lương Khải Siêu, của các nhà thơ văn Trung Quốc như Lý Bạch, Đỗ Phủ,…

Hồ Chí Minh còn tiếp nhận và am tường cả những tinh hoa văn hóa phương Tây Trong đó nổi bật là những tư tưởng

tự do, dân chủ, tư tưởng về quyền con người, tư tưởng nhân văn và hòa bình Những tư tưởng tiến bộ của cuộc cách mạng

tư sản Pháp đã thu hút sự chú ý của Hồ Chí Minh Nó trở thành một trong những động lực đầu tiên thôi thúc người ra đi tìm hiểu thế giới, là bước đệm đầu tiên đưa Người đến với văn hóa phương Tây

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới

Vấn đề quan trọng trong học thuyết Mác –Lênin có ảnh hưởng đến tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh chính là: sức mạnh toàn thế giới của giai cấp công nhân trong quá trình đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc Người khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới Khi khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc có mối quan hệ khắng khít với cách mạng vô sản thế giới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tư tưởng về sự liên hiệp, đoàn kết giữa giai cấp vô sản toàn thế giới theo quan niệm của Mác- Lênin Hồ Chí Minh còn tiếp thu và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc, nguyên lý

Trang 12

của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết các vấn đề quốc tế nói chung và mối quan hệ giữa Việt Nam với thế giới nói riêng bằng tất cả sự linh hoạt, nhạy bén trên cơ sở thực tiễn

1.1.3 Nhân tố chủ quan trong việc hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Trải nghiệm thực tiễn chính trị và ngoại giao của Hồ Chí Minh

Từ năm 1912 đến năm 1919, Hồ Chí Minh hoạt động sôi nổi trong các tổ chức mang tầm quốc tế như: tham gia vào Tổ chức UNIT - Hội tin tưởng về cải thiện người da đen thế giới Người được kết nạp là hội viên của Hội những người lao động Trung Quốc ở hải ngoại trên đất Anh, là đảng viên Đảng

xã hội Pháp (1919) Đặc biệt, Nguyễn Ái Quốc còn tham gia thành lập hội những người Việt Nam yêu nước ở Pháp và sớm trở thành nòng cốt trong hoạt động của hội

Tháng 12 năm 1920, Hồ Chí Minh đã bỏ phiếu tán thành quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người đảng viên cộng sản Việt Nam đầu tiên Năm

1935, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII Dấu ấn nổi bật trong hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh được thể hiện rõ trong việc chỉ đạo ký kết Hiệp định Giơnevơ 1954 Hiệp định đánh dấu thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Pháp, thừa nhận nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam

Tóm lại, những trải nghiệm chính trị và hoạt động quốc tế sôi nổi, phong phú nêu trên là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh

Phẩm chất đạo đức và trí tuệ Hồ Chí Minh

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh bắt nguồn từ một trí tuệ uyên thâm, một nhân cách lỗi lạc, tư duy nhạy bén trước những biến đổi của tình hình thế giới Ở Người hội tụ đủ những chuẩn mực chung nhất của đạo đức cách mạng Đó là: Trung với nước, hiếu với dân; Yêu thương con người; Cần

Trang 13

kiệm liêm chính, chí công vô tư; Tinh thần quốc tế trong sáng Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn toả sáng những phẩm chất của một nhà cách mạng kiên cường, Người kiên quyết bảo vệ

lý tưởng đã xác định, luôn trung thành tuyệt đối với con đường đã lựa chọn Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong giải quyết tình huống và nhạy bén trong phương pháp ứng xử cũng là một tư chất đặc biệt riêng có của Hồ Chí Minh

1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

TƯ TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH

1.2.1 Thời kỳ quan sát, trải nghiệm, tích lũy tri thức

và hình thành cơ bản tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh (1890 - 1930)

Quá trình học tập, quan sát thực trạng xã hội Việt Nam và

ra đi tìm đường cứu nước (1890 -1911)

Quá trình tiếp cận thế giới, bước đầu trải nghiệm cách mạng và hoạt động ngoại giao (1911-1920)

Quá trình hoạt động quốc tế sôi nổi và hình thành cơ bản

tư tưởng ngoại giao (1920 - 1930)

1.2.2 Thời kỳ phát triển, hoàn thiện và hiện thực hóa

tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong tiến trình cách mạng Việt Nam (1930 -1969)

Kiên định tinh thần quốc tế trong sáng và khẳng định sự đúng đắn của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh (1930 -1945) Quá trình phát triển và tổ chức thực hiện tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt Nam (1945 -1969)

Kết luận chương 1

Tư tưởng của cá nhân bao giờ cũng chịu sự chi phối của điều kiện lịch sử và hoàn cảnh sống của cá nhân đó Hơn nữa, mỗi cá nhân không thể tự mình thâu tóm toàn bộ kiến thức cũng như phát minh ra toàn bộ tri thức, mà bao giờ cũng có

sự nghiên cứu, kế thừa tư tưởng của những thế hệ trước đó, của những cá nhân kiệt xuất trước đó Tư tưởng Hồ Chí Minh

Ngày đăng: 30/11/2017, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w