1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn các phong trào chính trị xã hội quốc tế NHỮNG THÁCH THỨC đối với PHONG TRÀO đấu TRANH CHỐNG mặt TRÁI của TOÀN cầu hóa và một số GIẢI PHÁP

28 1,8K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 146 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa như một tất yếu khách quan, phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, làm tăng sự liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nhất là về thương mại, tài chính quốc tế. Toàn cầu hóa làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa và phân công quốc tế; kích thích gia tăng sản xuất trên qui mô toàn thế giới, thúc đẩy sự giao lưu giữa các quốc gia, làm cho con người ở mọi châu lục hiểu biết nhau hơn, nắm được thông tin thế giới một cách nhanh chóng. Toàn cầu hóa là một quá trình vận động phức tạp, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, cả cơ hội và thách thức cho mọi quốc gia, dân tộc. Các nước nghèo, các nước chậm phát triển tham gia quá trình toàn cầu hóa phải gặp nhiều thách thức, rủi ro. Chúng ta phải công nhận rằng những tác động tích cực mà toàn cầu hóa mang lại là vô cùng to lớn, làm thay đổi cả một xã hội cùng với nhiều lĩnh vực trong xã hội ấy. Nhưng chúng ta không thể đắm chìm trong những đổi thay tích cực đó mà quên đi mặt trái của toàn cầu hóa mang lại cho xã hội và cần phải chống lại những mặt trái đó như thế nào mới là vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ khi sinh ra nó đã mang trong mình những hạn chế nhất định và cho đến nay, khi nó càng trở nên lớn mạnh và phát huy tác dụng to lớn thì mặt trái của nó càng ngày càng hiện rõ hơn. Đó là sự lũng đoạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền, kèm theo nó là mâu thuẫn tư bản càng trở nên gay gắt và thành mâu thuẫn mang tính quốc tế hóa, tạo ra một sự cạnh tranh bất công bằng trên thị trường. Thêm vào đó là ranh giới giàu ngèo càng trở nên rộng lớn hơn trong khi sự giàu sang vô độ của những thế lực biết tận dụng toàn cầu hóa thì sự nghèo đói, bần cùng hóa của những người yếu thế càng tăng cao. Về văn hóa thì sự xâm nhập ồ ạt của các dòng văn hóa Mỹ đã làm đầu độc và tổn hại văn hóa dân tộc. Đặc biệt là nguy cơ đe dọa độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia. Thấy rõ mặt trái của toàn cầu hóa như vậy từ những năm 80 của thế kỷ XX Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa đã được hình thành và phát triển.

KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIỂU LUẬN MÔN HỌC: CÁC PHONG TRÀO CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI QUỐC TẾ Hà Nội, tháng 5 năm 2013 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2 3 Mục đích nghiên cứu đề tài 2 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 Ý nghĩa thực tiến 3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH 4 CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA 1.1 Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa 4 1.2 Sự ra đời và phát triển của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA 2.1 Nội dung và hình thức đấu tranh của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa 2.2 Những hoạt động của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA 3.1 Những thách thức đối với phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hoá 3.2 Một số đề xuất cho Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa KẾT LUẬN DANH MỤC THAM KHẢO MỞ ĐẦU 8 13 13 16 20 20 22 24 26 1 Lý do chọn đề tài Quá trình toàn cầu hóa như một tất yếu khách quan, phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, thúc đẩy sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, làm 2 tăng sự liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới, nhất là về thương mại, tài chính quốc tế Toàn cầu hóa làm sâu sắc hơn sự chuyên môn hóa và phân công quốc tế; kích thích gia tăng sản xuất trên qui mô toàn thế giới, thúc đẩy sự giao lưu giữa các quốc gia, làm cho con người ở mọi châu lục hiểu biết nhau hơn, nắm được thông tin thế giới một cách nhanh chóng Toàn cầu hóa là một quá trình vận động phức tạp, chứa đựng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực, cả cơ hội và thách thức cho mọi quốc gia, dân tộc Các nước nghèo, các nước chậm phát triển tham gia quá trình toàn cầu hóa phải gặp nhiều thách thức, rủi ro Chúng ta phải công nhận rằng những tác động tích cực mà toàn cầu hóa mang lại là vô cùng to lớn, làm thay đổi cả một xã hội cùng với nhiều lĩnh vực trong xã hội ấy Nhưng chúng ta không thể đắm chìm trong những đổi thay tích cực đó mà quên đi mặt trái của toàn cầu hóa mang lại cho xã hội và cần phải chống lại những mặt trái đó như thế nào mới là vấn đề cấp thiết hiện nay Từ khi sinh ra nó đã mang trong mình những hạn chế nhất định và cho đến nay, khi nó càng trở nên lớn mạnh và phát huy tác dụng to lớn thì mặt trái của nó càng ngày càng hiện rõ hơn Đó là sự lũng đoạn của chủ nghĩa tư bản độc quyền, kèm theo nó là mâu thuẫn tư bản càng trở nên gay gắt và thành mâu thuẫn mang tính quốc tế hóa, tạo ra một sự cạnh tranh bất công bằng trên thị trường Thêm vào đó là ranh giới giàu ngèo càng trở nên rộng lớn hơn trong khi sự giàu sang vô độ của những thế lực biết tận dụng toàn cầu hóa thì sự nghèo đói, bần cùng hóa của những người yếu thế càng tăng cao Về văn hóa thì sự xâm nhập ồ ạt của các dòng văn hóa Mỹ đã làm đầu độc và tổn hại văn hóa dân tộc Đặc biệt là nguy cơ đe dọa độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia Thấy rõ mặt trái của toàn cầu hóa như vậy từ những năm 80 của thế kỷ XX Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa đã được hình thành và phát triển 2 Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, Việt Nam và một số nước trên thế giới đang tham gia tích cực vào xu thế toàn cầu hóa Nhận thấy toàn cầu hóa vẫn còn mang trong mình rất 3 nhiều hạn chế, phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa đã có rất nhiều hoạt động để xây dựng một thế giới công bằng hơn, giúp giảm sự chi phối của các nước CNTB lớn, góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo, đòi xóa nợ cho các nước nghèo, Vậy nên, đã có rất nhiều học giả quan tâm đến việc nghiên cứu Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Có nhiều sách, báo tài liệu nghiên cứu về vấn đề này Nhưng đây là một vấn đề quan trọng, vậy nên cần tập trung nghiên cứu và phổ biến rộng rãi kiến thức về Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa 3 Mục đích nghiên cứu đề tài Hiện nay, phong trào đã đạt được rất nhiều kết quả đáng khích lệ song còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức Vậy nên, nảy sinh yêu cầu cấp thiết là nghiên cứu về Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa và khó khăn thách thức của Phong trào để đưa ra được những khuyến nghị, giải pháp nhằm xây dựng Phong trào phát triển hơn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Từ đây thấy được các vấn đề đặt ra và triển vọng của phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa Đưa ra một số giải pháp góp phần đưa đến thắng lợi của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa hiện nay Căn cứ vào tình hình thực tế của phong trào toàn cầu hóa mà cụ thể là mặt trái của nó đối với các quốc gia trên thế giới và thực trạng phong trào đấu tranh chống mặt trái toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta thấy cấp thiết phải đẩy mạnh hơn nữa phong trào và có những biện pháp thích hợp để đem lại hiệu quả cao nhất Sớm ý thức được tính khách quan của xu thế toàn cầu hóa và mặt trái của nó Việt Nam ta đã là quốc gia tích cực và chủ động trong phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Để thấy rõ hơn điều này tôi đi vào nghiên cứu vấn đề “ Những thách thức của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa” làm đề tài tiểu luận học phần “các phong trào chính trị - xã hội quốc tế” 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu là Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa hiện nay và những thách thức của Phong trào Phạm vi nghiên cứu là tất cả các tài liệu, tư liệu liên quan đến khái niệm toàn cầu hóa, mặt trái của toàn cầu hóa, quá trình hình thành và phát triển Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa, nội dung, hình thức và những thách thức đối với Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa 5 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp tìm hiểu các thông tin từ tài liệu tham khảo rồi phân tích và biện luận với dẫn chứng và số liệu cụ thể: Tìm hiểu qua sách báo, internet những bài viết về Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa 6 Ý nghĩa thực tiễn Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên và bất cứ cá nhân nào quan tâm về vấn đề này NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA 1.1 Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa 1.1.1 Toàn cầu hóa 1.1.1.1 Khái niệm Thuật ngữ toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 1950, với sự phổ biến các phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại và được 5 chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 Khái niệm này có nhiều điểm tương đồng với khái niệm quốc tế hóa và sử dụng thay cho nhau được, song một số người sử dụng thuật ngữ “toàn cầu hóa” để nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia Toàn cầu hóa được biểu hiện qua sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và cá nhân Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hóa hay xã hội Toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới Đó là sự thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế, trên quy mô toàn cầu Toàn cầu hóa cũng là quá trình phổ biến hóa trên phạm vi toàn cầu những giá trị, hoạt động, mô hình, trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, khoa học – kỹ thuật, công nghệ, Đặc biệt toàn cầu hóa bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế nên cho đến nay nội dung chủ yếu của nó vẫn là toàn cầu hóa kinh tế Vậy nên, toàn cầu hóa hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa nói riêng Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế bao hàm sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt qua mọi biên giới quốc gia, khu vực để vươn tới quy mô toàn cầu Nói cách khác, toàn cầu hóa kinh tế là sự nhất thể hóa về thị trường, vốn, sức lao động, dịch vụ, công nghệ và các quy định pháp chế kinh tế giữa các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác và phân công lao động quốc tế sâu rộng Sản phẩm tạo ra từ quá trình toàn cầu hóa là một nền kinh tế toàn cầu hóa với cơ cấu kinh tế và quan hệ kinh tế phi lãnh thổ hóa, tồn tại ở trên và bao trùm lên 6 các nền kinh tế quốc gia Sự tham gia vào quá trình toàn cầu hóa được gọi là hội nhập 1.1.1.2 Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp các quốc gia, và biểu hiện của nó chính là: Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế, các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau Thứ hai, sự phát triển và những tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia Giá trị trao đổi của các công ti này tương đương 3/4 giá trị thương mại toàn cầu Thứ ba, sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn, nhất là các công ti đa quốc gia nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước Làn sóng sáp nhập này tăng lên nhanh chóng vào những năm cuối thế kỉ XX Thứ tư, sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực (Quỹ tiền tệ quốc tế – IMF, Ngân hàng thế giới – WB, Tổ chức thương mại thế giới – WTO, Liên minh châu Âu – EU, Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ – NAFA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN…) 1.1.2 Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa 1.1.2.1 Mặt trái của toàn cầu hóa Toàn cầu hóa mang lại những tác động tích cực vô cùng to lớn, nhưng cũng mang trong mình hạn chế nhất định Đó chính là mặt trái của toàn cầu hóa Mặt trái của toàn cầu hóa là những hệ quả tiêu cực mà quá trình ra đời và phát triển của toàn cầu hóa mang lại, gây khó khăn, trở ngại và nguy cơ đối với các quốc gia trên thế giới Biểu hiện mặt trái của toàn cầu hóa được thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trên lĩnh vực kinh tế, chủ nghĩa tư bản độc quyền ngày càng chi phối đời sống kinh tế thế giới sau khi toàn cầu hóa diễn ra Các nước lớn với nền kinh tế có tiềm lực mạnh đã ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc đến toàn thế giới, đặc biệt là các nước nhỏ điều này còn gây ảnh hưởng cả trên lĩnh vực chính trị Trong chính trị, nguy cơ xâm phạm độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đang trở nên đáng báo động Trên lĩnh vực xã hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn đối với 7 các quốc gia đang chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu thế toàn cầu hóa, điều này làm cho thế lực tư bản đã giàu ngày càng giàu thêm và người dân nghèo ngày càng có cuộc sống đói kém hơn Điều này xảy ra không chỉ với các quốc gia phát triển mà còn xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển nhưng có tốc độ toàn cầu hóa nhanh chóng, điển hình là Ấn Độ và Trung Quốc, hai nền kinh tế có chỉ số tăng trưởng cao Và trên lĩnh vực văn hóa, sự xâm nhập ồ ạt của văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng không nhỏ tới các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia, khiến các giá trị này bị mai một Văn hóa phương Tây khiến cho giới trẻ ở nhiều quốc gia có cách sống và suy nghĩ và cách sống rất khác Từ đây, nảy sinh ra vấn đề làm sao để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc của mỗi quốc gia, làm sao để “hòa nhập mà không hòa tan” Bên cạnh đó toàn cầu hóa còn có một số mặt trái khác, ảnh hưởng đến môi trường, tài nguyên thiên nhiên, Toàn cầu hóa khiến các quốc gia khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn ngày càng nhanh hơn Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 12/2001 thì một năm sau đó, sản lượng khai thác than của nước này bắt đầu tăng mạnh Trường hợp tương tự cũng diễn ra tại Ấn Độ, tuy ở quy mô nhỏ hơn Điều này ảnh hưởng không chỉ tới hai quốc gia nói trên mà ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên thế giới Mặt khác, toàn cầu hóa làm tăng lượng khí thải dioxide carbon trên thế giới Nếu thế giới đốt than một cách nhanh chóng hơn và không cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch khác, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm biến đổi khí hậu này tiếp tục gia tăng sẽ đe dọa đến môi trường sống con người Thêm vào đó, toàn cầu hóa khiến lãnh đạo các quốc gia gần như không thể dự đoán được những tác động trên phạm vi toàn cầu từ các quyết định chính sách của họ Chẳng hạn, nếu một quốc gia đưa ra quyết định cắt giảm khí thải nhưng lại có thể gián tiếp khuyến khích hoạt động sản xuất, khai thác than ở nước khác 8 Một vấn đề khác là toàn cầu hóa khiến giá dầu thế giới bị đẩy lên cao Trong lịch sử, thế giới đã trải qua hai thời kỳ giá dầu đạt đỉnh Giá dầu tăng cao kéo theo hàng loạt vấn đề Do giá dầu liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người dân, từ lương thực thực phẩm đến giao thông, nên giá dầu tăng dẫn đến tình trạng thắt chặt chi tiêu, một trong những nguy cơ khiến kinh tế suy thoái Không thể phủ nhận những giá trị tích cực mà toàn cầu hóa mang lại nhưng bên cạnh đố cần phải nhìn nhận đúng và có biện pháp ngăn chặn những tiêu cực đang tồn tại và ngày càng phát triển, đây cũng là động lực để phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa ra đời và phát triển 1.1.2.2 Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa không có tên gọi thống nhất “Chống toàn cầu hóa” là thuật ngữ mà báo chí hay dùng nhất Một số nhà hoạt động xã hội cho rằng tên này không có ý nghĩa gì cả vì mục tiêu của phong trào là toàn cầu hóa sự công bằng Trên thực tế, có một tên phổ biến là “phong trào đòi công bằng toàn cầu” Nhiều nhà hoạt động xã hội cũng tập hợp dưới khẩu hiệu “có thể có một thế giới khác Do không thống nhất trong cách gọi và tính chất của phong trài nên tên gọi chính xác hơn cho phong trào này là “Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa” Phong trào này xuất hiện khi quá trình toàn cầu hóa xuất hiện và ngày một lớn mạnh thu hút đông đảo các quốc gia tham gia, ngày nay đã trở thành một hiện tượng mới được dư luận thế giới ủng hộ và chú ý Đó là sự tập hợp các lực lượng để khắc phục những mặt trái của toàn cầu hóa, hạn chế những tiêu cực và bảo vệ sự tồn tại của quốc gia mình 1.2 Sự ra đời và phát triển của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa 1.2.1 Sự ra đời của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, trước những tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đến một bộ phận rất lớn (hàng tỷ) người nghèo trên thế giới, những người tiến bộ, những nhà hoạt động xã hội tích cực, những phong trào dân chủ bắt đầu tập hợp lại với nhau mong tìm ra những phương án khả thi của một toàn 9 cầu hoá khác, trong đó những tiến bộ của khoa học và công nghệ phục vụ cho tất cả mọi người chứ không chỉ cho các nước giàu, các nước phát triển phương Bắc Họ tập hợp với nhau để theo đuổi một mục tiêu chung là chống lại quá trình toàn cầu hoá đang bị giới tư bản độc quyền chi phối, lũng đoạn và lấy khẩu hiệu: “Một thế giới khác là có thể!” Khởi đầu của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hoá là vào tháng 8-1999, tại Hội nghị cấp cao bảy nước công nghiệp phát triển (G7) họp tại Đức, hàng nghìn người đã biểu tình trên đường phố của Đức, Luân Đôn và một số thành phố khác ở châu Âu và Bắc Mỹ Tại Luân Đôn, những người biểu tình đã xung đột với cảnh sát khiến cho 42 người bị thương Nhưng phải đến Hội nghị Thượng đỉnh của tổ chức thương mại thế giới (WTO) diễn ra tại thành phố Seattle (Mỹ) tháng 11 - 1999 nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu của chủ nghĩa tự do cạnh tranh mới, phong trào mới bùng phát dữ dội Đó là vì trong thời gian diễn ra cuộc họp lần này của WTO, đã diễn ra ngững cuộc tuần hành và biểu tình rầm rộ của hơn 500 000 người phản đối chính sách tự do hoá thương mại Chính những cuộc biểu tình, tuần hành rầm rộ với một lực lượng tham gia chưa từng có như vậy nhằm chống lại một toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa đã làm nên cái gọi là “Sự kiện Seattle” trong lịch sử thế gới đương đại Đã mấy thập niên trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, với “Sự kiện Seattle”, Mỹ lại phải đối mặt với sự phản kháng xã hội rộng lớn đến như vậy Có thể nói tại Seattle, lần đầu tiên cộng đồng quốc tế có sự phản ứng một cách quyết liệt, công khai, có tổ chức và trên phạm vi rộng lớn đối vúi trật tự kinh tế- thương mại thế giới do một số ít giới tư bản độc quyền áp đặt lên hàng tỷ người trên trái đất Tại Seattle, hơn 500 người biểu tình đã bị bắt giam, nhưng cĩnh từ đây những cuộc đấu tranh của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hoá bắt đầu nhanh chóng lan toả ra khắp địa cầu Ở các nước tư bản phát triển, nhóm công nhân thành thị hiện đang chiếm số đông tại nhiều nước phát triển được coi là hạt nhân của Phong trào chồng mặt trái của toàn cầu hoá Trong các cuộc xuống đường rầm rộ chống toàn cầu hoá 10 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CỦA PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA 2.1 Nội dung và hình thức đấu tranh của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa 2.1.1 Nội dung của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa đã đạt được những kết quả nhất định Song nội dung đấu tranh của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa trong những năm gần đây đã có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình và hoàn cảnh Nội dung của Phong trào đã được đề ra ở các hội nghị và cuộc họp khác nhau nhưng tập trung ở bốn nội dung chính Một là, Đấu tranh đòi quyền đại diện của công dân toàn cầu trong các đối thoại thương mại đa phương Với xu thế toàn cầu hóa làm tăng vai trò và sức ảnh hưởng của các nước lớn như hiện nay, tất yếu sẽ dẫn đến sự mất đi quyền tự quyết và lợi ích của công dân thế giới và các nước nhỏ Vì vậy, một trong những nội dung đấu tranh của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa là đòi lại vai trò và tiếng nói của công dân toàn cầu trên những diễn đàn thương mại đa phương, nơi mà các nước lớn đưa ra những chính sách về thương mại mà những chính sách này có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân khắp thế giới Hai là, Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa đòi xóa nợ cho các nước nghèo vì theo họ những nước đế quốc chính là những quốc gia có nợ chứ không phải chủ nợ Là do, trong tình hình kinh tế bị ảnh hưởng mạnh mẽ ở xu thế toàn cầu hóa như hiện nay Các nước lớn, các nước đế quốc được lợi rất nhiều từ việc đầu tư sang các nước nghèo Với nguồn vốn lớn và khoa học kỹ thuật, họ thuê nhân công giá rẻ, phá hoại tài nguyên thiên nhiên của các nước đó và lại bán sản phẩm ở chính thị trường những nước đang phát triển Điều này là 14 một nguồn lợi khổng lồ làm cho các nước này ngày càng giàu lên Đây là lý do phong trào đòi các nước lớn xóa nợ cho những nước nghèo, để xây dựng một thế giới toàn cầu hóa công bằng hơn, nơi mà các quốc gia đều tìm kiếm được lợi ích của riêng mình Ba là, lực lượng trong Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa yêu cầu các quốc gia phải tôn trọng chủ quyền kinh tế của các quốc gia khác, tránh sự chi phối và áp đặt của các nước tư bản lớn Sự xâm nhập ồ ạt của toàn cầu hóa đã mang đến một thách thức rất lớn cho các quốc gia, làm thế nào để giữ vững chủ quyền kinh tế của chính quốc gia đó, làm thế nào để đạt được những lợi ích từ quá trình toàn cầu hóa mà không bị sự chi phối của quốc gia khác Nhận thấy vấn đề đó Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa đã kêu gọi, yêu cầu các quốc gia tư bản lớn phải tôn trọng chủ quyền kinh tế của các quốc gia khác, tránh áp đặt, chi phối tới các quốc gia nhỏ Bốn là, xúc tiến phát triển bền vững, ưu tiên cho nhu cầu mỗi quốc gia, lấy nội lực làm chính, xây dựng một thế giới công bằng, hài hòa trên mọi lĩnh vực và khía cạnh Mục tiêu quan trọng của Phong trào đấu tranh chống mặt trái toàn cầu hóa là góp phần xây dựng một thế giới công bằng cho tất cả các quốc gia Vì vậy nội dung đấu tranh của phong trào là xúc tiến sự phát triển bền vững của các quốc gia, nhất là các quốc gia nhỏ, để mỗi quốc gia lấy nội lực của mình vươn lên phát triển bền vững, từ đó xây dựng một thế giới công bằng, hài hòa trên mọi lĩnh vực 2.1.2 Hình thức đấu tranh của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa chủ yếu đấu tranh qua những hình thức hòa bình, không sử dụng vũ lực được cụ thể bằng ba hình thức sau: Một là, các Đảng phái, lực lượng chính trị bày tỏ quan điểm, phương pháp đấu tranh chống mặt trái toàn cầu hóa Trên các diễn đàn khu vực và quốc tế, các cá nhân, tổ chức thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình, nhiều đảng đã lên tiếng vạch rõ bản chất, ý đồ của những 15 chính sách, đạo luật mang nội dung phân biệt đối xử được ngụy biện bằng các luận điều sai trái…kêu gọi thay đổi phương hướng phát triển toàn cầu hóa sao cho đồng đều và công bằng Các Đảng Cộng Sản, đảng công nhân, các đảng cánh tả khác và các lực lượng tiến bộ khác luôn bày tỏ quan điểm chống mặt trái của toàn cầu hóa Hình thức này không phải có thái độ thụ động trước tình hình mà nhằm tránh được sự đàn áp của chính quyền, bảo toàn được lực lượng và đảm bảo mục tiêu đấu tranh Hình thức này thu hút được đông đảo đảng tham gia và đã mang lại nhiều kết quả Đảng Cộng Sản Việt Nam cho rằng, toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh… CNTB hiện đại đang chiếm ưu thế về vồn, khoa học và công nghệ, thị trường, Hai là, Hình thức đấu tranh biểu tình, tuần hành, diễu hành nhân các hội nghị quốc tế, các thiết chế thương mại, tài chính quân sự, Hình thức này tập hợp đông đảo lực lượng tham gia có chung mục đích xuống đường biểu tình đòi lợi ích và tạo sức ép cho CNTB Những hình thức này đã mang lại kết quả to lớn, ảnh hưởng đến những chính sách bất hợp lý của CNTB, nhưng hình thức này vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép và góp phần trong việc định hướng cho phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Có thể kể đến một số ví dụ như sau: Sự kiện Seattle, Mùa thu năm 1999, khi Bộ trưởng các nước từ khắp thế giới họp hội nghị của WTO ở Seattle, 500.000 người chống toàn cầu hóa đã kéo đến đây Năm 2005, biểu tình tại Hội nghị WTO diễn ra ở Hồng Kông cũng thu hút hàng nghìn người đến biểu tình, họ đến bằng nhiều con đường khác nhau, đường bộ, đi tàu, thậm chí là bơi đến để biểu tình, hay tại hội nghị G20 tại Hàn Quốc cũng có hàng ngàn người đã biểu tình chống lại những chính sách bất công cho những quốc gia đang phát triển 16 Ba là, Đấu tranh trên các phương tiện thông tin đại chúng Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin đã trở thành công cụ đắc lực cho phong trào đấu tranh chống mặt trái toàn cầu hóa Đây là phương tiện ngôn luận cho phong trào và là sự liên hệ của những tổ chức cho phong trào Đặc biệt hiện nay sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đã giúp truyền tải các đợt vận động của phong trào Có thể nói đây là hình thức đấu tranh hữu hiệu nhất vừa hợp pháp lại không tốn kém mà vẫn thu hút đông đảo người tham gia, nhanh chóng trong việc vận động tư tưởng 2.2 Những hoạt động của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Về mặt chính trị, Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa là lực lượng tham gia tích cực nhất ảnh hưởng tới đời sống chính trị của nhiều nước và trên trường quốc tế Các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả trên thế giới cũng có mối liên kết với nhau khi tham gia vào phong trào, tất cả đều cho rằng, toàn cầu hoá kinh tế và xu thế khách quan, tất yếu trong sự phát triển của các lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội loài người Toàn cầu hoá kinh tế thu hút sự tham gia của tất cả các quốc gia dân tộc trên hành tinh chúng ta Điều này có nghĩa, giờ đây để phát triển, các quốc gia dân tộc trên thế giới đều buộc phải tham gia toàn cầu hoá, đều phải hành hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu Các đảng này khá thống nhất trong việc đánh giá mặt trái của quá trình toàn cầu hoá, nhấn mạnh tính chất tư bản chủ nghĩa, tác động bất lợi của tiến trình toàn cầu hoá kinh tế diễn ra trong thực tế hiện nay Trong các cuộc gặp mặt giữa các đảng cộng sản ở Aten (Hy Lạp), ở Berlin (Đức) thời gian gần đây, các đảng đều có nhận định rằng, với tư cách một xu thế tất yếu khách quan, giờ đây toàn cầu hoá kinh tế đang bị chính phủ ở các nước tư bản phát triển - đại diện cho lợi ích của các lực lượng tư bản độc quyền, các công ty, các tập đoàn kinh tế, tài chính xuyên quốc gia lợi dụng để phục vụ cho lợi ích, tham vọng của họ Các đảng cộng sản ở Tây Âu đều nhận thấy một thực tế là tình trạng bất công bằng giữa giới chủ và người lao động các nước tư bản 17 chủ nghĩa trong việc tận dụng thành quả của toàn cầu hoá kinh tế mang lại Trong khi giới chủ được lựa chọn, tự do chuyển vốn đến đầu tư ở những nơi mang lại hiệu quả lợi nhuận cao, thì công nhân, người lao động lại bị cản trở, hạn chế rất nhiều trong việc lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc, họ còn bị giới chủ tuỳ tiện cắt giảm hay sa thải Gần đây, các đảng cộng sản, công nhân ở Tây Âu đều lên tiếng vạch rõ bản chất, ý đồ của các chính sách, đạo luật mang nội dung phân biệt đối xử với các cộng đồng người lao động nhập cư được nguỵ biện bằng những luận điệu “về mối đe doạ do người lao động nhập cư gây ra” đối với an ninh, trật tự xã hội và công ăn việc làm của dân chúng các nước này v.v Với những mục tiêu đấu tranh khá tích cực và chủ động phối hợp với các đảng tiến bộ khác, các đảng cộng sản, công nhân và cánh tả trên thế giới đều lên tiếng phản đối toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, đồng thời nhận định rằng cần thay đổi phương hướng phát triển của tiến trình toàn cầu hoá sao cho có sự đồng đều ở mọi nước Đặc biệt, các đảng đều nhấn mạnh mặt trái của toàn cầu hoá kinh tế, ghi nhận đây là một trong những nội dung đấu tranh khá gay gắt trong giai đoạn hiện nay Điều này thể hiện trong các cuộc mít tinh, biểu tình của các đảng này trong thời gian qua tập trung vào việc phản đối tác động tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế đối với cuộc sống của các tầng lớp nhân dân lao động, đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị ở các nước nghèo, kém phát triển và đối với sự phát triển an toàn, bền vững của cả cộng đồng Hình thức đấu tranh này ở các nước tư bản không có nghĩa là các đảng cộng sản và cánh tả thể hiện thái độ thụ động trước chính quyền tư bản chủ nghĩa mà nú nhằm tránh được sự đàn áp từ phía chính quyền, bảo toàn được lực lượng và đảm bảo được mục tiêu đấu tranh của phong trào Là lực lượng mới nên phong trào đã góp phần lên án và ngăn chặn sự bành trướng toàn cầu hóa tư bản chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu vì vậy mà trở thành bạn đồng minh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Cùng với sự gia tăng và phát triển của phong trào sẽ tập hợp được nhiều lực lượng chính trị- xã 18 hội và sẽ trở thành một phong trào có tác động tích cực tới mọi lĩnh vực của đời sống thế giới, sẽ là lực lượng liên minh chiến lược của các Đảng Cộng Sản Về mặt kinh tế, những hoạt động và thành quả mà Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa thu được đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế của toàn thế giới Những hoạt động biểu tình, diễu hành đã ảnh hưởng đến các chính sách về kinh tế của các nước CNTB lớn, các tổ chức kinh tế thế giới và các công ty xuyên quốc gia, góp phần xây dựng một môi trường phát triển kinh tế bền vững và công bằng hơn cho tất cả các quốc gia Phong trào đã làm thất bại nhiều hội nghị quan trọng của WTO, IMF, WB,… và khiến các tổ chức này có thái độ tích cực hơn trong những chính sách và hành động, nhiều nước nghèo đã được xóa nợ một phần nhờ hoạt động của phong trào Phong trào còn tổ chức được nhiều hoạt động và hình thức khác nhau, sử dụng sự phát triển của công nghệ thông tin cho việc đấu tranh của Phong trào Để đạt được mục tiêu đấu tranh cũng như tập hợp lực lượng có hiệu quả hơn nữa, các đảng công nhân và lực lượng cánh tả chống mặt trái của toàn cầu hoá cũng tính cực chủ động sử dụng thành tựu của công nghệ thông tin, mỗi đảng đã xây dựng trang Web của mình, đồng thời thiết lập một mạng thông tin chung để kết nối các Website của tất cả các đảng thành một mạng liên thông Nhờ đó, các đảng có thể trao đổi ý kiến, thông tin cho nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất Những trang Wep riêng của các đảng cộng sản và cánh tả khác nhau cùng nhau truy cập, để nắm tình hình hoạt động chung của phong trào cộng sản, cánh tả cũng như các phong trào phản đối mặt trái của toàn cầu hoá, hoặc cũng có thể đưa tin, trao đổi ý kiến, tài liệu về những vấn đề cùng quan tâm Một số trang Web điển hình được nhiều đảng truy cập nhất hiện nay là: Website Solid.net do Đảng Cộng sản Hy Lạp lập ra, Website Red.net của Đảng Cộng sản Mỹ Ngoài việc liên lạc, trao đổi thông tin với nhau, các đảng cộng sản còn sử dụng hình thức này để liên hệ rộng rói với các phong trào hoà bình tiến bộ, các Đảng Xanh trên thế giới về nội dung đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hoá Thậm chính hình thức đấu tranh, biểu tình thông qua kênh 19 thông tin đại chúng như Internet vừa qua của các đảng này nhân các dịp tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới, trước các hội nghị WB, IMF, WTO, G7, đã làm nghẽn mạng một số website, Về mặt xã hội, bên cạnh lực lượng chính của phong trào còn có sự tham gia khá tích cực của các Đảng Xanh - đại diện của Thuyết “Chính trị Xanh” (Green Politics) Hoạt động của các Đảng Xanh đã làm cho cộng đồng quốc tế phải chú ý đến một trong những vấn đề toàn cầu cấp bách đó là vấn đề môi trường sống bị phá huỷ nghiêm trọng, cần phải quan tâm, điều chỉnh trước khi quá muộn Vì vậy, các Đảng Xanh đã thu hút được một lực lượng khá đông người tham gia Các đảng này có hình thức hoạt động chính là: mít tinh, biểu tình, lấy chữ ký, nếu kiến nghị với chính phủ về những vấn đề môi trường; thành lập các đoàn xe, các đội tàu đến các khu vực thử hạt nhân, vùng giới tuyến để ngăn chặn các cuộc thử hạt nhân, xung đột , lập những hồ sơ, trang Web về những vụ vi phạm môi trường, kêu gọi quần chúng đấu tranh, đấu tranh thông qua nghị trường, tham gia trong liên minh cầm quyền để gây ảnh hưởng đối với những quyết định của chính quyền về các vấn đề môi trường Phong trào đã có nhiều hoạt động trên lĩnh vực xã hội, đã phần nào nâng cao được nhận thức của người dân và tuyên truyền cho phong trào, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hạn chế sự du nhập ồ ạt của văn hóa ngoại lai vào các quốc gia khác CHƯƠNG 3: NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG MẶT TRÁI CỦA TOÀN CẦU HÓA 3.1 Những thách thức đối với phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hoá Hiện nay, phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa tuy đã đạt được một số kết quả nhất định song vẫn còn rất nhiều thách thức Là do phong trào vẫn còn là đại diện cho lợi ích của thiểu số thành viên trong xã hội khiến 20 phong trào chưa nhận được sự hưởng ứng từ toàn xã hội, ngoài ra còn có sự chống phá của các thế lực thù địch khiến cho phong trào gặp nhiều khó khăn Nhìn nhận về Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá, cũng có nhiều quan điểm khác nhau Những người ủng hộ tự do hoá toàn cầu thì cho rằng, đó là một liên minh lỏng lẻo “giữa những kẻ ích kỷ và những kẻ giả dối” Theo họ, “những kẻ ích kỷ” là những người không nhằm vào một lý tưởng nhân đạo nào mà chỉ đòi hỏi giữ nguyên tài trợ nông nghiệp và đóng cửa thị trường quốc gia để ngăn chặn hàng hoá từ các nước chưa mở cửa; còn “những kẻ giả dối” là các lực lượng khuynh tả, trước đây là những lực lượng chủ trương quốc tế hoá theo quan điểm macxit, ngày nay họ chống toàn cầu hoá vì nú là trào lưu toàn cầu hoá theo trường phái tự do Vậy nên, phong trào vẫn còn có sự khác biệt rất lớn về thành phần, lợi ích khi tham gia vào phong trào chống mặt trái của toàn cầu hóa kiến cho phong trào chưa có tổ chức và sự lãnh đạo nhất quán trên toàn thế giới Phong trào còn mang tính tự phát và hoạt động theo mùa Đây là thách thức rất lớn vì nó xuất phát từ chính bên trong phong trào đòi hỏi phải có sự nhất quán về mục tiêu, lợi ích và sự tổ chức cụ thể cho các lực lượng tham gia phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Sự chống phá của những người theo chủ nghĩa ủng hộ cho toàn cầu hóa đã mang lại thách thức cho phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Cũng xuất phát từ sự khác biệt về lực lượng tham gia đấu tranh ở các quốc gia, khu vực khác nhau Một số quốc gia được hưởng lợi từ toàn cầu hóa nên lực lượng đấu tranh ở đây ít điển hình như Trung Quốc và Ấn Độ Ở các khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ nơi xuất phát của toàn cầu hóa và là nơi được hưởng lợi nhiều nhất từ xu thế toàn cầu hóa dẫn đến có nhiều thành viên trong xã hội ủng hộ toàn cầu hóa Và chính sự xã hội hoá thường xuyên tăng lên của phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá đã dẫn những người theo chủ nghĩa toàn cầu đến ý định chống lại phong trào Họ hành động theo một số hướng sau: Làm cho phong trào đó sụp đổ hoặc làm cho nó có hình dáng một phong trào bị đặt ngoài lề; thay đổi cơ cấu sắc tộc nội bộ của những nước phát triển nhất; ủng hộ trực 21 tiếp và gián tiếp các lực lượng dân tộc chủ nghĩa cánh hữu; sử dụng những ý định tốt đẹp của những người chống toàn cầu hoá để phối hợp hành động chặt chẽ hơn; phát triển những tính toán vụ lợi của những kẻ hám danh lợi v.v Lực lượng của yếu của phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa là các tổ chức phi chính phủ (NGO), tuy các tổ chức này có vai trò ngày càng tăng song cũng không thể vượt lên được các chính phủ và các công ty xuyên quốc gia nên khó có thể duy trì phong trào mạnh và lâu dài Hơn thế, một số nhóm cực đoan luôn nổi dậy gây rối bằng bạo lực đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của phong trào Nó làm giảm ý nghĩa tích cực, hình ảnh hòa bình và đấu tranh vì xã hội của phong trào Có thể gọi Phong trào chống mặt trái của toàn cầu hoá là một tập hợp lực lượng chính trị - xã hội rộng rói trên toàn cầu, nó chứa đựng nhiều tiềm năng cách mạng của cuộc đấu tranh chống toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia Tuy nhiên, không ít vấn đề được đặt ra đối với phong trào chống toàn cầu hoá: Một là, đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hoá sao cho không gây trở ngại cho quá trình vận động và phát triển của xu thế toàn cầu hoá - một xu thế khách quan và tất yếu trong sự phát triển của xã hội Hai là, mục tiêu của phong trào phải phản ứng được nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp trong xã hội đang chịu tác động tiêu cực của toàn cầu hoá Ba là, các phương pháp đấu tranh bảo đảm vừa thực hiện được mục tiêu của phong trào đề ra, vừa không vượt quá khuôn khổ thể chế hiện hành của mỗi quốc gia Bốn là, các lực lượng tham gia cuộc đấu tranh vừa phải phối hợp chặt chẽ với nhau vừa phải giữ được những bản sắc riêng của mỗi tổ chức, mỗi lực lượng 3.2 Một số đề xuất cho Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Các quốc gia trên toàn thế giới đang gặp phải những mặt hạn chế mà toàn cầu hóa mang lại như tình trạng khoảng cách giàu nghèo tăng cao, sự xâm lấn của văn hóa phương Tây, Vậy nên, các quốc gia đều xác định phải chủ động 22 hội nhập kinh tế quốc tế, vừa bảo vệ của chính mình vì một trật tự kinh tế quốc tế công bằng, chống lại những áp đặt phi lý của những thế lực cường quyền, các tập đoàn lũng đoạn xuyên quốc gia Nhưng Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa đang gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức Vì vậy, cần đề xuất một số giải pháp cho Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Thứ nhất, Cần phải tích cực tuyên truyền về mục tiêu, tính chất, đặc điểm của phong trào đề các tầng lớp trong xã hội hiểu rõ về Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa, từ đó có cái nhìn đúng đắn và hành động tích cực cổ vũ Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Mục tiêu chung của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa là chống CNTB lợi dụng toàn cầu hóa để áp đặt toàn cấu hóa tiêu cực, phi nhân tính, chống lại sự lũng đoạn của hệ thống tư bản, hướng tới một thế giới dân chủ, công bằng văn minh hơn Mục tiêu này tập trung vào ba điểm: Một là, chống lại sự phân phối bất bình đẳng, khoảng cách giàu nghèo Hai là, chống lại cơ cấu trật tự tài chính – thương mại quốc tế hiện nay Ba là, chống lại CNTB toàn cầu mà đại diện là cơ quan xuyên quốc gia Phải hiểu rõ về phong trào thì mới khiến đông đảo quần chúng nhân dân ý thức được lợi ích của mình và đứng lên đấu tranh vì mục tiêu nhân đạo, công bằng trên toàn thế giới Thứ hai, Hình thức đấu tranh của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa phải đảm bảo phương châm đấu tranh hòa bình Cần kiểm soát các nhóm cực đoan, quá khích không để hành động nông nổi của những nhóm này ảnh hưởng đến uy tín và ý nghĩa của phong trào Lực lượng đấu tranh của phong trào cần sáng tạo, linh hoạt sử dụng các biện pháp hòa bình, nằm trong khuôn khổ luật pháp cho phép để tuyên truyền, đấu tranh cho nội dung phong trào Tuyệt đối không tạo cơ hội cho thế lực thù địch và lực lượng toàn cầu hóa xuyên tác, bôi nhọ hoạt động và ý nghĩa nhân đạo của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Cần kiểm soát thông tin chặt chẽ, tránh gây hiểu lầm và những hành động mang tính chất “nhạy cảm” để đảm bảo uy tín cũng như mục tiêu vì một toàn cầu hóa khác công bằng hơn cho toàn thế giới 23 Thứ ba, các tổ chức phi chính phủ cần thể hiện rõ nét hơn vai trò của mình trên các diễn đàn thế giới và khu vực Hiện nay, vai trò của các NGO- tổ chức phi chính phủ đang ngày một tăng lên Vậy nên, các tổ chức NGO tham gia trong lực lượng Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa cần phát triển hơn nữa, tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế để nói lên quan điểm của mình, cần chuẩn bị cụ thể hơn những hình ảnh, bằng chứng về mặt trái của toàn cầu hóa đang ảnh hưởng như thế nào đến những nước nghèo như vậy thì quan điểm của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa cũng có sức ảnh hưởng lớn hơn, được kiểm chứng bởi thực tế mà mang lại kết quả to lớn hơn Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của phong trào là vô cùng cần thiết Nên tận dụng những thành quả mà khoa học kỹ thuật mang lại để tuyên truyền, vận động tư tưởng công chúng nhanh chóng và hiệu quả hơn Việc liên kết với các tổ chức vì môi trường, vì người nghèo cũng là rất cần thiết để ngày một hệ thống các tổ chức trong phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa KẾT LUẬN Do có nhiều tầng lớp, nhiều bộ phận dân chúng và nhiều dân tộc bị tổn thương trong quá trình toàn cầu hóa, nên trên thế giới đang xuất hiện phong trào “chống toàn cầu hóa” “Chống toàn cầu hóa” còn có tên gọi khác là “phong trào chống chủ nghĩa tư bản mới”, là hình thức mới nhất của sự phản đối quyết liệt chống lại chính sách toàn cầu hóa, chống lại việc thiết lập trật tự kinh tế có lợi cho các nước phát triển do các công ty xuyên quốc gia và liên minh các cường quốc tiến hành Những người theo phong trào chống toàn cầu hóa coi kẻ thù chính trị - tư tưởng chủ yếu của mình là chủ nghĩa tự do mới cùng quan điểm bành trướng nổi bật của nó Theo họ, chính sách cưỡng ép thị trường của chủ nghĩa tự do mới mà những công cụ chủ yếu được sử dụng là các thể chế quốc tế như IMF, WTO, WB có quyền lực hơn cả chính quyền các nước, dẫn tới sự suy thoái của nhiều 24 ngành sản xuất dân tộc, phá hủy các ngành nghề thủ công truyền thống, các nền văn hóa dân tộc, phá hủy chủ quyền về lương thực của các nước Chủ nghĩa toàn cầu hóa và chủ nghĩa tự do mới được xem như là hai quan điểm có liên hệ mật thiết với nhau trong hệ tư tưởng hiện đại của chủ nghĩa tư bản Vì thế phong trào “chống toàn cầu hóa” có mục tiêu chính là hướng tới một trật tự kinh tế thế giới công bằng hơn Việc nghiên cứu Phong trào đấu tranh chống toàn cầu hóa và những thách thức của Phong trào này mang lại kiến thức và cái nhìn tổng quát, hiểu rõ hơn về tính chất, đặc điểm, nội dung, hình thức đấu tranh của Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa Hiểu rõ những thách thức mà Phong trào gặp phải từ đó đề xuất hướng giải quyết góp phần xây dựng phong trào phát triển mạnh mẽ và có tiếng nói hơn trên trường quốc tế Việt Nam đã và đang tham gia vào xu thế toàn cầu hóa một cách hội nhập sâu và rộng Việc hiểu rõ những mặt trái của toàn cầu hóa giúp chúng ta có thể tận dụng được cơ hội mà giảm thiểu phần nào những hạn chế mà nó mang lại Việc nghiên cứu những thách thức của phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa cũng giúp hoạt động của Phong trào ở Việt Nam mạnh mẽ hơn, biết những khó khăn để vượt qua cùng hướng tới mục tiêu xây dựng thế giới công bằng hơn, “một thế giới khác là có thể” 25 DANH MỤC THAM KHẢO Tài liệu cứng: Đề cương bài giảng Các phong trào chính trị xã hội quốc tế - PGS,TS Phạm Minh Sơn Tài liệu mềm: http://tailieuthituyen.com/toan-cau-hoa-la-gi-neu-nhung-bieu-hien-chu-yeu-cua-xu-the-toancau-hoa-trong-nua-sau-the-ki-xx/ http://www.vietnamplus.vn/Home/Mat-trai-cua-toan-cau-hoa-doi-voi-kinh-te-thegioi/20133/187009.vnplus http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/kinh-te/kinh-te-quoc-te/phong-trao-chong-mattrai-cua-toan-cau-hoa.html http://www.baobacgiang.com.vn/228/105849/Nhung_net_noi_bat_cua_the_gioi_duong_dai_.b go 26

Ngày đăng: 25/08/2016, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w