MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Toàn cầu hóa là một từ thông dụng và đối với nhiều người nó liên quan tới nỗi sợ hãi do sự thất nghiệp và mất cân đối ngày càng tăng trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Ngược lại, những người khác nhìn nhận toàn cầu hoá tạo ra cơ hội mang lại sự tiến bộ cho loài người trên toàn thế giới. Như vậy, đánh giá toàn cầu hoá trải rộng trên sự đa dạng tư duy giữa địa ngục và thiên đường. Không thể phủ nhận được rằng toàn cầu hoá trải dài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội. Tất cả các định nghĩa đều có điểm chung là nhấn mạnh sự quốc tế hoá cao độ về kinh tế. Toàn cầu hoá nghĩa là sự phân công lao động ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới, thể hiện qua sự phân chia các quá trình sản xuất thành nhiều bậc tại các địa điểm khác nhau. Điều này thể hiện trước hết trong sự tăng trưởng nhanh chóng của việc kinh doanh hàng hoá quốc tế, đầu tư nước ngoài trực tiếp cũng như trong sự hoà nhập của các thị trường vốn dẫn tới sự phụ thuộc ngày càng tăng của các thị trường và quá trình sản xuất ở các nước khác nhau. Sự lan tỏa của cơn lốc “toàn cầu hóa ” đã không chỉ làm cho nền kinh tế thị trường phát triển sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới đem lại sự cạnh tranh như vũ bão của kinh tế các quốc gia. Đó chính là động lực để làm cho sự phát triển của khoa học công nghệ phát triển không ngừng nhanh chóng tác động trực tiếp tới trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại hóa và xã hội hóa, không những thế nó còn tác động tới việc phân công lao động quốc tế, tạo ra những ranh giới rõ nét giữa các lực lượng lao động có tính chất và trình độ khác nhau. Điều đáng đề cập trong tác động của toàn cầu hóa là sự phát triển của công nghệ thông tin một cách choáng ngợp, phong phú và đa dạng, nó đã làm rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, tăng thêm mới quan hệ hữu nghị và tình đoàn kết các dân tộc với nhau. Để thấy rõ hơn điều này tôi đi vào nghiên cứu vấn đề “ Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa và những vấn để đặt ra với nước ta hiện nay” làm đề tài tiểu luận học phần “các phong trào chính trị xã hội quốc tế”.