25/12/2010 Mặttráicủa các thiên tài Newton, Einstein, Mendeleev Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật! . Newton ngừng nghiên cứu khoa học Mặc dù Newton có thành tựu lớn lao trong nghiên cứu khoa học nhưng ông luôn gặp khó khăn về kinh tế. Năm 1692, bị cuộc sống vật chất giàu có hấp dẫn, Newton quyết định từ bỏ con đường nghiên cứu khoa học gian khổ để tìm kiếm công việc có thể cho thu nhập cao. Tin truyền đi, rất nhiều người giới thiệu việc làm cho ông. Đầu tiên là chức hiệu trưởng một trường công lập ở London, nhưng ông từ chối vì đồng lương chưa thoả đáng. Tiếp đó là chức giám đốc nhà máy đúc tiền hoàng gia nước Anh với đãi ngộ rất khả quan. Newton đồng ý và chuyển đến sống ở London. Từ đó ông say sưa dùng bộ óc vĩ đại của mình vào công việc đúc tiền. Nỗ lực của ông được hoàng gia đánh giá cao, còn bổ nhiệm ông làm Cục trưởng Cục đúc tiền. Cương vị này đem lại cho Newton mức thu nhập hằng năm lên tới 2.000 bảng Anh, rất cao lúc bấy giờ. Nói như vậy bởi hồi đó kinh phí xây dựng Đài thiên văn London chỉ hết 500 bảng. Công việc mới khiến ông luôn bận rộn. Kết quả là ông không có thời gian tiếp tục nghiên cứu giảng dạy ở Đại học Cambridge. Đến năm 1701, ông đành từ bỏ chức giáo sư đại học. Sự kiện này gây ra những thay đổi to lớn trong nửa sau cuộc đời ông: Từ nghèo túng trở nên giàu có, từ một học giả sống yên tĩnh trong trường đại học trở thành nhân vật tương đối có ảnh hưởng trong chốn quan trường London, có quan hệ ngày càng thân thiết với Hoàng gia. Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của ngài Isaac! Thợ đúc tiền! Vĩ đại thật! Sự phủ định của Einstein Trong nhiều thành tựu khoa học lớn của Einstein, quan trọng nhất là thuyết tương đối và phát triển thuyết lượng tử do Max Planck nêu ra. Tuy nhiên, điều khiến người đời đáng tiếc nhất là mặc dù trong buổi đầu của ngành lượng tử học, Einstein là nhà khoa học lớn đầu tiên đứng ra ủng hộ và phát triển, nhưng về sau ông đã thay đổi thái độ đối với lượng tử học. Kết quả là trong khi rất nhiều nhà khoa học dưới sự hướng dẫn của ông đã đi sâu nghiên cứu lĩnh vực này và thu được hàng loạt thành tựu mới, thì Einstein, trái lại, từ năm 1925 bắt đầu đi ngược con đường của mình, trở thành người phản đối ngoan cố lượng tử lực học. Năm 1927, nhà vật lý học người Đức Werner Heisenberg trên cơ sở thành tựu của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực lượng tử học đã tìm ra "Nguyên lý bất định", phản ánh sự thực về tính hai mặtcủa hạt sóng lượng tử. Nguyên lý này cho thấy: đối với hạt vi mô, muốn xác định đúng vị trí thì không thể xác định đúng vận tốc của nó. Ngược lại, muốn xác định đúng vận tốc của nó thì không thể xác định đúng vị trí. Đây là căn cứ lý luận quan trọng để người sau nhận thức hạt vi mô. Nhưng Einstein đã phủ định nguyên lý này, nói lượng tử học không có căn cứ lý luận, chỉ là giả thuyết ngẫu nhiên không hoàn chỉnh. Ông không chỉ phê phán lý luận lượng tử mà thực tế còn ngừng nghiên cứu lĩnh vực này, tập trung hoàn toàn vào thuyết tương đối. Về sau, Einstein không hề có thành quả nghiên cứu lượng tử lực học. Sai lầm dẫn tới sự thụt lùi đáng tiếc. Nhiều người lúc đó cho rằng đây là bi kịch, vì từ đó Einstein mày mò tiến lên trong cô đơn, còn loài người mất đi một ngọn cờ, một vị thủ lĩnh của khoa học. Sự bảo thủ của Mendeleev Định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học của Mendeleev là phát hiện có tính cách mạng trong lĩnh vực hoá học. Sau đó, Mendeleev cũng từng dự định tiếp tục nghiên cứu làm rõ nguyên nhân sự biến hoá có tính tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố theo nguyên tử lượng. Nhưng ông không thoát khỏi ảnh hưởng của những quan niệm truyền thống - nguyên tố không thể chuyển hoá, không thể phân chia. Vì thế đến cuối thế kỷ 19, khi người ta phát hiện sự tồn tại của nguyên tố phóng xạ và điện tử, đưa ra những chứng cứ thực nghiệm mới, chỉ ra sự biến đổi từ lượng sang chất của nguyên tử thì Mendeleev không lợi dụng thành quả mới này tiếp tục phát triển định luật tuần hoàn của mình, ngược lại ra sức phủ định tính phức tạp của nguyên tử và sự tồn tại khách quan của điện tử. Việc phát hiện ra nguyên tố phóng xạ rõ ràng chứng tỏ nguyên tố có thể chuyển hoá, nhưng ông lại nói: "Chúng ta không nên tin tính chất phức tạp của đơn chất mà chúng ta đã biết". Ông còn tuyên bố: "Khái niệm nguyên tố không thể chuyển hoá là hết sức quan trọng, là cơ sở của cả thế giới quan". Tuy vậy, trên cơ sở những phát hiện vĩ đại về nguyên tố phóng xạ và điện tử, các nhà khoa học đã từng bước vạch ra bản chất của định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Họ dựa vào những nội dung hợp lý trong định luật tuần hoàn Mendeleev để đưa ra định luật tuần hoàn mới, khoa học hơn so với lý luận của ông. Định luật này chỉ ra các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo hoá trị của nguyên tử, nguyên tử số tăng thì hoá trị của nguyên tử cũng tăng, số lượng neutron cũng sẽ tăng. Số hoá trị và số neutron kết hợp lại thể hiện gia tăng của nguyên tử lượng. Nhưng thực tiễn chứng minh không phải có bao nhiêu nguyên tố là có bấy nhiêu loại nguyên tử. Trong một loại nguyên tố có đồng vị tố chứa nhiều neutron, cũng có đồng vị tố chứa ít neutron. Nguyên tử lượng của nguyên tố là số bình quân của đồng vị tố. Hoá trị đây chính là số lượng điện tử bên ngoài nhân nguyên tử, cũng chính là điện tích của nhân nguyên tử, tức nguyên tử số. Từ đó giải quyết được vấn đề mà Mendeleev còn bỏ ngỏ. Tính bảo thủ đã khiến một nhà khoa học lớn như Mendeleev thụt lùi trên con đường nghiên cứu bí ẩn của định luật tuần hoàn, mất đi cơ hội phát triển định luật này. . 25/12/2010 Mặt trái của các thiên tài Newton, Einstein, Mendeleev Sự thay đổi nhanh chóng trong cuộc sống và sự nghiệp của Newton đương nhiên. nghiệp của Newton đương nhiên trở thành chủ đề đàm tiếu của người đương thời. Nhân vật anh hề trong một vở kịch đương thời đã nói: Ai chẳng biết đại danh của