1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Mặt trái của vòng xoáy tăng lãi suất

2 317 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 89,5 KB

Nội dung

Mặt trái của vòng xoáy tăng lãi suất

Mặt trái của vòng xoáy tăng lãi suấtTình trạng lãi suất ngân hàng liên tiếp tăng cao đã và đang khiến các doanh nghiệp và các nhà đầu tư khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ giữa năm 2004 đến nay, cùng với xu thế tăng lãi suất của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ và xu thế kiềm chế lạm phát, lãi suất của các ngân hàng trong nước không ngừng tăng cao. Từ năm 2005 đến nay, Ngân hàng Nhà nước 3 lần tăng một số lãi suất chủ đạo là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, hai lần tăng lãi suất cơ bản đồng Việt Nam.Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2005, lãi suất huy động VND tăng 0,6-1,2%/năm, lãi suất cho vay VND tăng 0,6%/năm, lãi suất huy động bằng USD tăng 1,2-2,5%/năm và lãi suất cho vay bằng USD tăng 0,7- 1,5%/năm so với cuối năm 2004.Trong những tháng đầu năm 2006, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND của dân cư kỳ hạn 12 tháng lên tới 8,5-8,5% đối với các ngân hàng thương mại và trên 9% ở các NHCP. Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng USD cũng tăng mạnh và đạt mức xấp xỉ 5%/năm.Tác động bất lợi đối với ngân hàngCó thể nói, làn sóng tăng lãi suất của hệ thống ngân hàng thời gian qua đã và đang có rất nhiều tác động đa chiều, cụ thể là: Đối với hệ thống ngân hàng, làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là tăng lãi suất huy động đối với đồng ngoại tệ trong bối cảnh giá vàng tăng và thị trường bất động sản đóng băng đã giúp các ngân hàng thuận lợi hơn trong huy động vốn.Cùng với làn sóng tăng lãi suất cơ bản của FED, lãi suất USD của các ngân hàng liên tiếp tăng cao và giúp các ngân hàng thu hút được một lượng khá lớn vốn huy động bằng USD.Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, tốc độ huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn trong quý I/2006 tăng trên 6,7% so với cuối năm 2005, tăng nhiều nhất là USD.Tuy nhiên, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng cao đã và đang khiến cho lãi suất cho vay cũng phải tăng theo. Hiện nay lãi suất cho vay thời hạn 1 năm của các ngân hàng đã lên mức xấp xỉ 12%. Lãi suất cho vay tăng cao đã khiến hoạt động cho vay trở nên khó khăn, đặc biệt là cho vay bằng ngoại tệ. Trong 3 tháng đầu năm, lượng tiền cho vay của các ngân hàng chỉ tăng khoảng 1,5%, thấp hơn so với tốc độ huy động.Như vậy, hiện nay trong hệ thống ngân hàng xuất hiện tình trạng dư vốn nhưng lại "tắc" các kênh dẫn vốn. Thị trường bất động sản vẫn tiếp tục đóng băng nên dù có vốn các ngân hàng cũng không dám mạo hiểm cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản vay vốn.Đối với các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, do lãi suất quá cao thậm chí còn vượt cả mức 10% tỷ lệ lợi nhuận/vốn bình quân của các doanh nghiệp nên dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp thay vì gõ cửa vay ngân hàng đã tìm cách huy động vốn thông qua các kênh khác, trong đó có thị trường chứng khoán.Nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ giảm lợi nhuận, tăng rủi ro - bởi lẽ khả năng cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng trong nước còn rất yếu nên hoạt động tín dụng vẫn là kênh chủ yếu đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng.Lợi nhuận giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tăng vốn và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng đặc biệt trong bối cảnh hội nhập ngân hàng tài chính đang ngày càng sâu sắc.Các mốc điều chỉnh lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị: 5/năm) Doanh nghiệp và nhà đầu tư "vãn hồi" hoạt độngTình trạng lãi suất ngân hàng liên tiếp tăng cao đã khiến các doanh nghiệp và các nhà đầu tư co cụm hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay, nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, nên lợi nhuận/vốn của các doanh nghiệp không cao, do đó khi lãi suất tăng thì chi phí đầu vào cũng tăng cao, giá thành sản xuất ngày càng cao trong khi việc tăng giá bán trong bối cảnh lạm phát cao là rất khó khăn nên điều tất yếu là các doanh nghiệp sẽ không muốn mở rộng sản xuất kinh doanh.Trong khi đó các kênh đầu tư khác như thị trường bất động sản lại đang đóng băng, vàng đang trong cơn bão giá và đồng USD không ổn định đã khiến các nhà đầu tư chuyển hướng sang kinh doanh chứng khoán để kỳ vọng vào mức lợi nhuận cao hơn. Có thể nói, lãi suất cho vay tăng quá cao trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đang tắc cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp khiến thị trường chứng khoán "sốt mạnh" trong thời gian qua.Đối với người gửi tiền, lãi suất tăng trong bối cảnh giá cả không ngừng leo thang khiến cho người gửi tiền trên thực tế cũng không được lợi. Mặc dù lãi suất huy động vốn bằng VND tăng cao trong thời gian qua và lên tới xấp xỉ 9%, song do lạm phát cũng đã lên đến 8,4% năm 2005 và tiếp tục chiều hướng tăng cao trong năm 2006, do một số mặt hàng như điện, xăng dầu, vật liệu xây dựng v.v . đều tiềm ẩn nguy cơ tăng giá nên lãi suất thực (lãi suất danh nghĩa trừ đi mức lạm phát) mà người gửi tiền nhận được hiện rất thấp, chỉ chưa đầy 1%/năm.Nếu như lãi suất tiếp tục tăng và giá cả không được kiềm chế thì nhiều khả năng, người dân sẽ rút tiền gửi bằng VND để chuyển sang gửi bằng USD để bảo toàn vốn hoặc đầu tư vào chứng khoán.Theo số liệu tại một số ngân hàng thương mại, trong năm qua, ước tính tỷ lệ người gửi tiền bằng VND vẫn chiếm 50%, gửi USD chỉ chiếm 35% (chủ yếu là các doanh nghiệp), còn lại là gửi bằng vàng hoặc các ngoại tệ khác. Nhưng sau một năm tổng kết lại lợi nhuận từ các hoạt động tiết kiệm, kinh doanh, không chỉ các doanh nghiệp mà khá nhiều cá nhân cũng đang ngả sang xu hướng lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm bằng USD để an toàn vốn.Đối với nền kinh tế, lãi suất tăng cao đã khiến cho chi phí đầu vào của toàn nền kinh tế tăng cao và hệ quả gián tiếp là giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên, về ngắn hạn, sẽ khiến giá thành sản phẩm tăng và giảm khả năng cạnh tranh của toàn nền kinh tế. Về dài hạn, lãi suất tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng "vãn hồi đầu tư" trong toàn nền kinh tế do các doanh nghiệp và các nhà đầu tư thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.Như vậy, xét về dài hạn, lãi suất tăng có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng theo hướng bền vững của cả nước. Bởi lẽ, thay vì đầu tư vào sản xuất kinh doanh, vào máy móc thiết bị để nâng cao khả năng cạnh tranh, do lãi suất cho vay cao khiến các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đang có xu hướng co cụm sản xuất hoặc chuyển hướng sang các hoạt động mang tính đầu cơ vào thị trường chứng khoán, gây ra tình trạng "sốt ảo" trên thị trường, làm gia tăng rủi ro cho hệ thống tài chính và khiến cho mục tiêu tăng trưởng bền vững trở nên khó thực hiện. Admin (Theo www.vneconomy.com.vn . Mặt trái của vòng xoáy tăng lãi suấtTình trạng lãi suất ngân hàng liên tiếp tăng cao đã và đang khiến các doanh nghiệp. nước 3 lần tăng một số lãi suất chủ đạo là lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu, hai lần tăng lãi suất cơ bản đồng Việt Nam.Theo số liệu của Ngân

Ngày đăng: 02/11/2012, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w