Tănglãisuấtchưachắckiềmchếđược lạm pháthiện nay
Một số nhà kinh tế cho rằng, những rủi ro về chính trị và nhu cầu về
hàng hóa trên toàn cầu hiện là những nhân tố chính đẩy giá cả tăng
lên. Do vậy, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tănglãisuất chỉ có
tác động ở mức hạn chế.
Đối với tình hình nền kinh tế Mỹ hiện nay, đề tàiđược nhiều quan tâm nhất
là lạmphát và vấn đề đặt ra là liệu việc tănglãisuất có thể kiềmchếđược
lạm phát. Nhiều nhà phân tích cho rằng, trong bối cảnh này, vai trò của FED trở nên mờ nhạt hơn
trong vấn đề kiềm chếlạmphát và việc tănglãisuất của FED không còn hiệu quả như trước
trong việc kiểm soát lạm phát. Thậm chí, họ lo ngại rằng, việc tiếp tục tănglãisuất sẽ làm nền
kinh tế tăng trưởng chậm lại và làm tổn hại đến người tiêu dùng, mà không hề có tác dụng kiềm
chế giá cả.
Lạm pháthiện nay, theo các nhà kinh tế, chủ yếu phụ thuộc vào giá trị các loại hàng hóa và
nguyên liệu cơ bản, như dầu mỏ, đồng, nhôm, thép Các nhà kinh tế lập luận rằng, lạmphát
hàng hóa là kết quả của các nhân tố nằm ngoài phạm vi tănglãisuất của Mỹ. Đó là sự bất ổn về
chính trị tại Trung Đông, việc nhu cầu đối với các nguyên liệutăng mạnh tại các nền kinh tế đang
tăng trưởng nhanh, như Trung Quốc và Ấn Độ. “Phần lớn lạmpháttại Mỹ là lạmphát hàng hóa
và nguyên nhân chính của tình trạng lạmphát này là những căng thẳng trên thế giới và sự tăng
trưởng ở các nước khác. Điều đó nằm ngoài chính sách tiền tệ của Mỹ”, ông David Kelly, nhà
kinh tế cao cấp thuộc Hãng Putnam Investments có trụ sở tại Boston phát biểu.
Việc Trung Quốc công bố nền kinh tế của họ đạt tốc độ tăng trưởng cao bất ngờ 11,3% trong quý
II năm nay cũng đã làm FED thêm bối rối. FED khó có thể làm gì để kiểm soát sự tăng trưởng
của Trung Quốc. Các chuyên gia cho rằng, việc tănglãisuất để kiềmchế nền kinh tế quá nóng
phụ thuộc vào chính Trung Quốc, chứ không phải là FED.
Điều rõ ràng là hàng hóa hiện góp phần quan trọng vào lạm phát. Các hàng hóa cấu thành chỉ số
giá tiêu dùng tại Mỹ trong thời gian gần đây có xu hướng tăng mạnh. “Tôi nghĩ, nước Mỹ không
nên sử dụng chính sách tiền tệ để giải quyết vấn đề này”, ông Kelly nói. Ông lập luận rằng, việc
tăng lãisuất để đối phó với việc giá hàng hóa tăng lên sẽ tạo ra hiệu ứng ngược: làm nền kinh tế
tăng trưởng chậm lại, làm người lao động khó khăn hơn trong việc chi trả tiền xăng dầu và các
sản phẩm khác phụ thuộc vào các nguyên liệu thô. “Vấn đề này không thể được giải quyết tốt
thông qua chính sách tiền tệ”, ông Dean Baker, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính
sách có trụ sở tại Washington phát biểu.
Ông Stephen Roach, nhà kinh tế cao cấp thuộc Hãng Morgan Stanley cho rằng, không chỉ giá
hàng hóa, mà cả giá các sản phẩm chế tạo đã nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Theo ông, “trong
một nền kinh tế toàn cầu hóa, giá các sản phẩm chế tạo được quyết định bởi quy mô toàn cầu,
chứ không phải quy mô quốc gia”.
Khi nền kinh tế ngày càng toàn cầu hóa, các nước khó khăn hơn trong việc điều tiết các điều
kiện kinh tế trong nước. Trung Quốc đã lưỡng lự trong việc cho phép đồng nhân dân tệ tăng giá
trị - một bước đi nhằm giúp giảm nhẹ mức thặng dư mậu dịch quá lớn của nước này với Mỹ. Và
Trung Quốc cũng mới chỉ tănglãisuất có một lần trong năm nay, tức là Trung Quốc chưa đủ nỗ
lực để ngăn ngừa tình trạng kinh tế tăng trưởng quá nóng. Trong khi đó, việc “hạ nhiệt” nền kinh
tế quá nóng của Trung Quốc sẽ làm giảm bớt áp lực đối với giá cả hàng hóa và hàng chế tạo
trên toàn cầu.
Admin (Theo
www.vir.com.vn
)
. Tăng lãi suất chưa chắc kiềm chế được lạm phát hiện nay
Một số nhà kinh tế cho rằng, những rủi ro về chính trị và nhu cầu về
hàng hóa trên toàn cầu hiện. tế Mỹ hiện nay, đề tài được nhiều quan tâm nhất
là lạm phát và vấn đề đặt ra là liệu việc tăng lãi suất có thể kiềm chế được
lạm phát. Nhiều nhà phân tích