Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của h
Trang 1
Tiểu luận triết học: Thực trạng thi cử của
SV hiện nay
Trang 2MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Phần nội dung 4
Chương I: “Thi được mở sách”, phải chăng đó là sự đổi mới tư duy rất mạnh mẽ? 4
1 Thực trạng việc thi cử ở nước ta hiện nay 4
2 Mối quan hệ giữa cách học và cách thi Nhìn từ cặp phạm trù: Nội dung và hình thức 5
3 Cải cách cách dạy, cách học và cách thi hiện nay 7
Chương II: Một số biện pháp để thay đổi cách học và cách thi trong nhà trường .11
1 Áp dụng phương pháp dạy học tích cực 11
2 Tổ chức song song các hình thức thi 12
3 Một số biện pháp khác 14
Phần kết luận 15
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Trong một lần gặp mặt hiệu trưởng các trường đại học ngày 28 tháng 8 năm 2007, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo đã đề cập đến
“Sứ mạng và những bài toán của giáo dục đại học Việt Nam” Ông đã phát biểu:
“Sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm không ai cấm chúng ta mở sách để thiết kế một cái máy hay giải một bài toán kinh tế Vậy tại sao ở bậc đại học, chúng ta lại cấm mở sách khi thi? Hãy đào tạo như một môi trường đi làm”
Vấn đề được đề cập lần đầu tiên bởi chính người đứng đầu trong việc hoạch định những quốc sách cho nền giáo dục Việt Nam Vậy ta thấy được tầm quan trọng của vấn đề này Từ trước đến giờ việc mở sách, tài liệu trong lúc thi hay làm bài kiểm tra mặc nhiên bị coi là gian lận và được gọi chung bằng một từ
là “quay cóp” Hiện tượng này đã thành một vấn nạn lan tràn trong giới học sinh, sinh viên Việt Nam Tác hại của vấn đề này hiển nhiên ai cũng rõ: đấy là
sự bất công trong thi cử, sự đối phó, rèn luyện học sinh, sinh viên thành người gian lận và quen với sự gian lận
Trong phạm vi tiểu luận này, em xin phép đề cập đến thực trạng thi cử của chúng ta hiện nay, mối quan hệ giữa cách học, cách dạy và cách thi, bàn luận vấn đề “Thi được mở sách” – Phải chăng đó là sự đổi mới tư duy rất mạnh mẽ?
Trang 4Phần nội dung
Chương I: “Thi được mở sách”, phải chăng đó là sự đổi mới tư duy rất mạnh mẽ?
1 Thực trạng việc thi cử ở nước ta hiện nay
Việc dạy và học của chúng ta hiện nay chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử Học để thi Dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất Do đó việc giảng dạy ở đây chủ yếu là truyền thụ các kiến thức, luyện các kỹ năng làm bài kiểm tra và bài thi mà ít để ý đến việc thông qua dạy kiến thức để dạy học sinh cách suy luận khoa học, rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh, ít khuyến khích các tìm tòi khám phá Nói chung việc giảng dạy hiện nay chủ yếu là dạy kiến thức mà ít dạy cho học sinh cách học, cách suy nghĩ, cách giải quyết các vấn đề một cách thông minh, độc lập và sáng tạo
Để đánh giá một quá trình dạy và học, tất nhiên phải có kiểm tra, thi cử Thế nhưng do cách kiểm tra, thi cử hiện nay ở nước ta quá lạc hậu (từ cách thức đến nội dung) nên dẫn tới việc dạy và học mang tính đối phó như đã nói trên Bên cạnh vấn đề thi cử thì nội dung chương trình, sau nhiều lần cải tiến, xem ra vẫn quá nặng nề, ôm đồm tạo khó khăn cho việc dạy và học một cách khoa học Vậy thì chúng ta phải thay đổi theo hướng nào?
Thi và kiểm tra là để nhận biết đối tượng đã lĩnh hội kiến thức như thế nào cũng như khả năng của họ Mặt khác, thi và kiểm tra học sinh đồng thời cũng là để người truyền đạt có dịp nhận thức lại năng lực của chính mình, để từ
đó tự điều chỉnh đó là hai mặt của một vấn đề thi và vì bấy lâu nay ngành giáo dục xem nhẹ một mặt nên các nguy cơ về giáo dục đã và sẽ xuất hiện
Tôi đã phải chịu đựng thảm cảnh “thầy đọc, trò chép” triền miên nhiều khi thấy bức bối vô cùng mà không làm thế nào thay đổi được Lối đào tạo như thế bóp chết tính sáng tạo của người học mà chỉ sản sinh ra một thế hệ sinh viên thụ động và chỉ biết tuân thủ mệnh lệnh Nên chăng, huỷ bỏ cách giảng dạy đọc
Trang 5chép nhàm chán hiện nay và thay thế bằng các phương pháp giảng dạy hiện đại như thầy hướng dẫn trò, trọ tự học và nâng cao các buổi thảo luận, đối thoại, đi thực tế…
Tuy nhiên, vấn đề này không thể giải quyết một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có sự quyết tâm của chính phủ, sự đồng thuận của toàn xã hội và hơn thế nữa là trái tim, khối óc của những nhà giáo Việt Nam
Thực tế đã chứng minh, trong xã hội hôm nay những ý tưởng, chủ trương đúng đắn phù hợp với thời cuộc luôn được dư luận xã hội đón nhận và cổ vũ những đổi mới mang tính cách mạng trong giáo dục có ý nghĩa hết sức to lớn cho sự phát triển và hội nhập của nước ta
Hãy tin tưởng vào cách làm mới này mặc dù có nhiều khó khăn Khó khăn
vì đây là sự đổi mới tư duy rất lớn, một sự chuyển đổi từ triết lý giáo dục Nho giáo Khổng tử sang một triết lý mới, một tư duy mới
2 Mối quan hệ giữa cách học và cách thi Nhìn từ cặp phạm trù: Nội dung
và hình thức
Đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong qúa trình giáo dục Đánh giá thường nằm ở giai đoạn cuối cùng của một giai đoạn giáo dục và sẽ trở thành khởi điểm của một giai đoạn giáo dục tiếp theo với yêu cầu cao hơn, chất lượng mới hơn trong cả một qúa trình giáo dục
Đánh giá kết quả học tập là qúa trình thu thập và xử lý thông tin về trình
độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường cho bản thân học sinh để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn
Đổi mới phương pháp dạy học được chú trọng để đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu nên việc kiểm tra, đánh giá phải chuyển biến mạnh theo hướng phát triển trí thông minh sáng tạo của học sinh, khuyến khích vận dụng linh hoạt các kiến thức kĩ năng đã học vào những tình huống thực tế, làm bộc lộ những cảm
Trang 6xúc, thái độ của học sinh trước những vấn đề nóng hổi của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng Chừng nào việc kiểm tra, đánh giá chưa thoát khỏi quỹ đạo học tập thụ động thì chưa thể phát triển dạy và học tích cực
Thống nhất với quan điểm đổi mới đánh giá như trên, việc kiểm tra, đánh giá sẽ hướng vào việc bám sát mục tiêu của từng bài, từng chương và mục tiêu giáo dục của môn học ở từng lớp cấp Các câu hỏi bài tập sẽ đo được mức độ thực hiện các mục tiêu được xác định
Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học ở trường phổ thông, học sinh được
hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là
được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập
Hiện tại có một số hình thức thi, kiểm tra tồn tại song song Mỗi hình thức
có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Và hình thức thi thế nào cũng ảnh hưởng một cách tương đối đến cách học của người học
Thi tự luận hiện nay với cách ra đề đòi hỏi người học phải học thuộc từng câu, từng chữ trong sách giáo khoa là không phù hợp Người học đối phó, nhồi nhét một lớn kiến thức lớn trong một thời gian ngắn, học xong sẽ quyên ngay để còn nhồi nhét môn khác Do vậy, cách học và cách thi như vậy không khoa học
Thi mở sách là một hình thức thi rất hay vì sẽ kích thích được khả năng sáng tạo của mỗi sinh viên Nhiều sinh viên có ý kiến: dù biết chắc câu hỏi trong
đề thi sẽ khó và không có trong sách nhưng cảm giác trước lúc đi thi rất thoải mái, không lo lắng căng thẳng như các môn thi khác
Tuy nhiên, không phải môn học nào chúng ta cũng áp dụng được cách làm này Với những môn học thuộc khối xã hội, nếu được mở sách sẽ tránh được tình trạng học vẹt và tăng khả năng sáng tạo của sinh viên Nhưng với những môn buộc phải nhớ công thức thì mới có thể làm bài tốt như toán, Lý, Hoá… nếu được sử dụng tài liệu thì càng làm sinh viên ỷ lại, bỏ bê việc ôn tập
Thi được mở tài liệu, sinh viên có thể chủ động tìm tài liệu tại internet, sách báo, chứ không chỉ bó buộc những kiến thức trong sách giáo khoa, do vậy đối với những sinh viên có ý thức học thì lượng kiến thức mà các bạn thu nạp
Trang 7được sẽ rất lớn, sâu sắc và toàn diện hơn Ngoài ra, sinh viên sẽ không còn cảm giác nặng nề bởi áp lực phải học thuộc từng câu, từng chữ trong sách giáo khoa, nhờ vậy mà nâng cao khả năng sáng tạo của sinh viên rất nhiều
Thi được mở sách, sinh viên phải học một cách thực chất, chứ không thể học đối phó Bởi vì, có mở sách mà không học thì cũng không biết chỗ nào mà
mở, khi mở được chỗ cần thiết thì cũng không đủ thời gian vậy nên cách thi kiểu này, sinh viên không thể ỷ lại hoàn toàn ở tài liệu mà phải có kiến thức về môn học đó
Tuy nhiên việc ra đề thi sẽ rất khó khăn Mở sách khi thi, cách học chủ động còn đòi hỏi cách dạy khác và cách ra đề khác
Hướng tới yêu cầu kiểm tra đánh giá công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh, bộ công cụ đánh giá sẽ được bổ sung các hình thức đánh giá khác như đưa thêm dạng câu hỏi, bài tập trắc nghiệm, chú ý hơn tới đánh giá cả qúa trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học, kể cả ở tiết tiếp thu tri thức mới lẫn tiết thực hành, thí nghiệm Điều này đòi hỏi giáo viên bộ môn đầu tư nhiều công sức hơn cũng như công tâm hơn Lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và giám sát hoạt động này
Vấn đề đặt ra là thay đổi cách thi trước hay thay đổi cách học trước Không lẽ không thay đổi cách thi để học vẹt, thi dối tiếp tục diễn ra Thực tế, thi
cử như thế nào sẽ quyết định các thức học ra sao Câu hỏi này đặt ra không dễ
có lời giải đáp
3 Cải cách cách dạy, cách học và cách thi hiện nay
a Các đối tượng trong hoạt động cải cách cách dạy, cách học và cách thi::
Giáo viên: giáo viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ rất đa dạng và phức tạp của mình Giáo viên vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học, biết định hướng
Trang 8phát triển của học sinh theo mục tiêu giáo dục nhưng cũng đảm bảo được sự tự
do của học sinh trong hoạt động nhận thức
Học sinh: dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, logic, hình tượng,
tư duy kỹ thuật, tư duy kinh tế
Chương trình và sách giáo khoa: phải giảm bớt khối lượng kiến thức nhồi nhét, tạo điều kiện cho thầy trò tổ choc những hoạt động học tập tích cực, giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận và ghi nhớ máy móc, tăng cường các bài toán nhận thức để học sinh tập giải, giảm bớt những câu hỏi tại hiện, tăng cường loại câu hỏi phát triển trí thông minh, giảm bớt những kết luận
áp đặt, tăng cường gợi ý để học sinh tự nghiên cứu phát triển bài học
Thiết bị dạy học: thiết bị dạy học là điều kiện không thiếu được cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh đáp ứng yêu cầu này, phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập hoặc các hoạt động nhóm
Cơ sở vật chất của nhà trường cũng cần hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được thay đổi dễ dàng, linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác
b Cải cách như thế nào?
Phương pháp cổ truyền mà hiện nay nước ta đang áp dụng phổ biến còn khá nhiều những bất cập Tuy nhiên cần khắc phục các khuyết điểm và khai thác các yếu tố tích cực trong các phương pháp dạy học truyền thống:
Đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp dạy học truyền thống, hay phải "nhập nội" một số phương pháp xa
Trang 9lạ vào qúa trình dạy học Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của phương pháp dạy học hiện có, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy
và học cụ thể
Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học truyền thống được thực hiện trong các hệ thống nhà trường đã từ lâu Đặc điểm
cơ bản nổi bật của phương pháp thuyết trình là thông báo - tái hiện Phương pháp này chỉ rõ tính chất thông báo bằng lời của thầy và tính chất tái hiện khi lĩnh hội của trò Thầy giáo nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo luồng thông tin tri thức đến học sinh Học sinh tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe, nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy, hiểu, ghi chép và ghi nhớ
Như vậy, những kiến thức đến với học sinh theo phương pháp này gần như đã được thầy "chuẩn bị sẵn" để chờ thu nhận, sự hoạt động của trò tương đối thụ động Phương pháp thuyết trình chỉ cho phép người học đạt đến trình
độ tái hiện của sự lĩnh hội tri thức mà thôi Do đó, theo hướng hoạt động hóa người học, cần phải hạn chế bớt phương pháp thuyết trình thông báo - tái hiện, tăng cường phương pháp thuyết trình giải quyết vấn đề Đây là kiểu dạy học bằng cách đặt học sinh trước những bài toán nhận thức, kích thích học sinh hứng thú giải bài toán nhận thức, tạo ra sự chuyển hóa từ qúa trình nhận thức có tính nghiên cứu khoa học vào tổ chức qúa trình nhận thức trong học tập Giáo viên đưa học sinh vào tình huống có vấn đề rồi học sinh tự mình giải quyết vấn đề đặt ra Theo hình mẫu đặt và giải quyết vấn đề mà giáo viên trình bày, học sinh được học thói quen suy nghĩ lôgic, biết cách phát hiện vấn
đề, đề xuất giả thuyết, thảo luận, làm thí nghiệm để kiểm tra các giả thuyết nêu ra
Thuyết trình kiểu đặt và giải quyết vấn đề thuần túy do giáo viên trình bày cũng đã có hiệu quả phát triển tư duy của học sinh Nếu được xen kẽ
Trang 10vấn đáp, thảo luận một cách hợp lý thì hiệu quả sẽ tăng thêm Trong phạm vi chương một, chúng ta đã xem xét vấn đề ở một số góc cạnh khác nhau Trên cơ
sở đó,em mạn phép đưa ra một số những biện pháp để khắc phục những bất cập còn tồn tại và phát huy những ưu điểm
Trang 11Chương II: Một số biện pháp để thay đổi cách học và cách thi trong nhà trường
1 Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực (PPDH tích cực) là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái
với tiêu cực
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên
để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, không rập theo những khuôn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học