Giảmlãisuấtchưachắclàmtăngdưnợ
Báo cáo nhận định ngành ngân hàng trong quý III của CTCK Vietcombank
(VCBS) cho rằng, nhu cầu vay vốn trong những tháng cuối năm không cải thiện
nhiều, mặc dù theo mùa vụ, thời điểm này đáng lẽ các doanh nghiệp sẽ tích cực
vay vốn. Do vậy, VCBS dự đoán, tăng trưởng tín dụng cả năm có thể chỉ đạt
khoảng 5%.
“Mục tiêu tăng trưởng tín dụng được một số tổ chức hạ xuống còn khoảng 7 - 8%
(từ mức 15 - 17% đề ra từ đầu năm), nhưng cũng sẽ không thực hiện được. Nếu lãi
suất hạ xuống một chút nữa, may ra mới đạt được mức khoảng 5%”, Phó tổng
giám đốc một NHTM nhận định.
TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách
(VEPR) - Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, lãisuất cho vay ra
đối với nền kinh tế có thể không giảm được như kỳ vọng, mặc dùlạm phát trong
năm 2012 đã giảm xuống thấp, kéo theo việc giảmlãisuất huy động. Lý do chính
của hiện tượng này có thể bắt nguồn đồng thời từ hai nguyên nhân: gánh nặng nợ
xấu cao trong hệ thống ngân hàng đi liền với môi trường kinh doanh còn bất trắc
khiến rủi ro của các khoản đầu tư của doanh nghiệp vẫn bị kiềm giữ ở mức cao.
Chừng nào vấn đề nợ xấu chưa có hướng giải quyết rõ ràng, các ngân hàng buộc
phải tự tìm cách tăng các khoản dự phòng rủi ro.
“Đây là một động lực để các ngân hàng một mặt giảmlãisuất huy động, một mặt
vẫn giữ mặt bằng lãisuất cho vay hoặc có giảm thì giảm chậm hơn tốc độ giảmlãi
suất huy động. Trong khi đó, doanh nghiệp phải đối mặt với môi trường sản xuất
kinh doanh bị thu hẹp, kết hợp với lãisuất vay vốn cao sẽ tiếp tục chờ đợi hoặc rất
thận trọng trong việc mở rộng kinh doanh. Điều này tạo nên vòng xoáy khiến môi
trường sản xuất kinh doanh càng bị thu hẹp nhiều hơn. Quá trình này có thể khiến
nợ xấu từ khối doanh nghiệp tiếp tục tăng và càng làm ngân hàng thận trọng hơn
trong hoạt động cho vay, trong khi vẫn phải duy trì lãisuất cho vay cao để tăng
quỹ dự phòng rủi ro”, TS. Thành nhận định.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng, lãisuất nếu có hạ xuống
nữa cũng không giải quyết được vấn đề khó khăn của nền kinh tế từ nay đến cuối
năm, bởi thời gian còn quá ngắn để đẩy tín dụng ra. Thậm chí, nếu tìm cách đẩy
lãi suất xuống có thể khơi nguồn cho tình trạng lạm phát xảy ra sớm trong năm
2013 và hiện tượng người dân “nhảy” sang đầu tư vàng, ngoại tệ.
“Từ nay đến cuối năm, nếu NHNN tiếp tục sử dụng công cụ lãisuất thì thời gian
là quá ngắn để có một hiệu ứng tốt, đặc biệt khi nhiều doanh nghiệp đã khó khăn
trong cả một năm nay. Với những doanh nghiệp không thể vay được thì từ nay đến
cuối năm cũng không có đủ thời gian để phục hồi, nên không cần thiết hạ lãi suất”,
TS. Hiếu nói.
Trong một động thái khác, Chủ tịch HĐQT một NHTM nêu quan điểm, nên giảm
lãi suất cho vay, đồng thời giảmlãisuất huy động, bởi sức khỏe doanh nghiệp yếu,
hấp thụ kém, do đó, chi phí tài chính càng thấp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp nhiều. Bên
cạnh đó, cũng không nên quá lo lắng việc người dân tính toán chuyển tiền sang
các kênh đầu tư khác, bởi thực tế, khi đã ổn định được giá trị đồng tiền thì lãi suất
huy động khoảng 8% vẫn là cao.
Tổng giám đốc một NHTM cho rằng, giảmlãisuất bao gồm cả lãi suất huy động
và cho vay là việc rất nhiều thành phần kinh tế mong đợi và ngân hàng là điểm
mong muốn đầu tiên. Tuy nhiên, cần phải chú ý là giảmlãisuất huy động ở đây
không phải là giảm trần lãisuất (hiện là 9%/năm) mà là đưa lãisuất huy động
“thật” về đúng quy định, bỏ phần lãisuất cộng ngoài. Mặc dù NHNN công bố
thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng tạm thời dư thừa, nhưng hiện tượng vượt
trần vẫn đang diễn ra.
Vị tổng giám đốc nói trên phân tích, trong bối cảnh doanh nghiệp không sản xuất
kinh doanh, không tạo được việc làm, người dân không còn tiền, ngân hàng chỉ
còn cách vợt khách của nhau. Đó chính là nguyên nhân khiến lãi suất huy động
trên thực tế mãi không giảm được. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng đang giảm dần
và chỉ xảy ra ở một vài ngân hàng cá biệt.
“Thực tế là lãi suất huy động ở một số ngân hàng có dấu hiệu tăng tương đối cao
so với trần lãisuất mà NHNN đưa ra. Nguyên nhân cơ bản là thanh khoản của
từng ngân hàng khác nhau và mỗi ngân hàng có nhu cầu vốn khác nhau. Đây là
vấn đề của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của hệ thống ngân hàng nói riêng.
Một vài ngân hàng không có cơ cấu vốn đủ an toàn, nên khi có một chút sóng gió,
họ phải “chèo lái” bằng cách tăng lãi suất huy động”, ông Tareq Muhmood, Tổng
giám đốc ANZ Việt Nam nói.
. ngân hàng một mặt giảm lãi suất huy động, một mặt
vẫn giữ mặt bằng lãi suất cho vay hoặc có giảm thì giảm chậm hơn tốc độ giảm lãi
suất huy động. Trong. là giảm lãi suất huy động ở đây
không phải là giảm trần lãi suất (hiện là 9%/năm) mà là đưa lãi suất huy động
“thật” về đúng quy định, bỏ phần lãi suất