1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Bạn biết gì về nghề kiểm toán? docx

5 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 224,02 KB

Nội dung

Bạn biết về nghề kiểm toán? Nhà xuất bản Trẻ và Công ty cổ phần Tinh Văn vừa phối hợp thực hiện cuốn sách Đường vào nghề - kiểm toán - một cuốn sách thiết thực, hữu ích cho các bạn trẻ trước sự chọn lựa nghề nghiệp. Sách được biên soạn kỹ lưỡng từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước, từ chương trình thực tế tại các công ty kiểm toán lớn tại TP.HCM, đặc biệt là nguồn thông tin quý giá được cung cấp bởi Vụ chế độ kế toán - kiểm toán - Bộ Tài chính Việt Nam cũng như Văn phòng đại diện của ACCA tại Việt Nam, trường ĐH Kinh tế TP.HCM Sách do ông Bùi Văn Mai, Vụ trưởng Vụ chế độ kế toán - kiểm toán - Bộ Tài chính, viết lời giới thiệu và hiệu đính. Chúng tôi xin lược trích một số đoạn trong cuốn sách này để bạn đọc tham khảo. Trích Lời giới thiệu của ông Bùi Văn Mai Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiếm toán Bộ Tài chính Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Nghề kiểm toán theo cơ chế thị trường ở Việt Nam là một lĩnh vực còn khá mới mẻ và đang mở ra nhiều cơ hội lớn cho các bạn trẻ. Trong tiến trình phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực kế toán - kiểm toán đang rất cần một đội ngũ nhân lực đông đảo với trình độ chuyên môn cao. Chính đội ngũ nhân lực này sẽ góp phần tạo ra sự giàu có cho đất nước, đưa hình ảnh của Việt Nam đến một tầm cao hơn, chuyên nghiệp hơn trong các giao dịch trong nước và quốc tế. Và trên con đường sự nghiệp của mình, các bạn học sinh, sinh viên đã chuẩn bị những để đón đầu hội nhập? Cuốn sách này giới thiệu cho các bạn một lĩnh vực nghề nghiệp nhiều thách thức nhưng rất hấp dẫn, có nhiều tiềm năng và triển vọng, đặc biệt là trong thời đại kinh tế tri thức: nghề kiểm toán. Các bạn sẽ hình dung được lịch sử hình thành ngành kiểm toán trên thế giới cũng như tại Việt Nam, sự hiện diện của các “đại gia” thuộc Big Four trên thị trường kiểm toán thế giới cũng như họat động của các công ty kiểm toán tại Việt Nam. Bạn cũng sẽ nắm bắt được đăc trưng của thị trường lao động trong lĩnh vực kiểm toán cũng như nhu cầu tuyển dụng kiểm toán viên tại Việt Nam đồng thời hiểu biết thêm về môi trường làm việc, con đường thăng tiến của một kiểm toán viên tại các công ty đa quốc gia. Bạn cũng sẽ nhìn thấy bức tranh tòan cảnh của nghề kiểm toán, nhu cầu của thị trường lao động… thông qua những cuộc trò chuyện với các chuyên gia đầu ngành để từ đó có thể định hình cho mình một lối bước vào đời. Tôi tin rằng, với các thông tin được trình bày trong cuốn sách, các bạn trẻ sẽ khám phá ra được nhiều điều lý thú, thiết thực về nghề kiểm toán - một nghề không đến nỗi khô khan, phức tạp và khó khăn như trong trí tưởng tượng của nhiều người. Chỉ cần bạn có quyết tâm, bản lĩnh và thật sự muốn gắn bó với nghề này, bạn sẽ có nhiều cơ hội để thành công. Thực tế đã chứng minh rằng, hiện nay, rất nhiều bạn trẻ, sau một thời gian làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, đã và đang được giao trọng trách tại các công ty đa quốc gia hoặc các hãng đầu tư lớn. Trích "Môi trường làm việc và con đường thăng tiến của một nhân viên kiểm toán trong các công ty kiểm toán nước ngoài" Các công ty kiểm toán nước ngoài thường có chiến lược tìm kiếm nguồn nhân lực từ các trường đại học khối tự nhiên đặc biệt là sinh viên năm cuối của các khoa kế toán, kiểm toán, tài chính tín dụng, ngân hàng, luật, ngoại thương… Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm được coi là mùa rảnh rỗi của các công ty kiểm toán nước ngoài. Và các chuyên gia nhân sự của các công ty kiểm toán lớn tận dụng thời gian này để mở chiến dịch săn tìm nguồn nhân lực mới cho năm tài chính tiếp theo - thường bắt đầu từ 1/9 và kết thúc vào 31/8 năm sau. Thông thường, các công ty kiểm toán nước ngoài có hai cách để săn lùng và tuyển dụng nguồn nhân lực: 1. Tổ chức các chương trình cấp học bổng cho các sinh viên khá giỏi thuộc khối kinh tế của các trường đại học uy tín để “xí phần” khi các sinh viên này tốt nghiệp hoặc tổ chức ngày hội việc làm kiểu như Open Day mà KPMG đã từng áp dụng để thu hút ứng viên. Đây là cách tiếp cận “đường dài” nhưng lại khá hiệu quả 2. Đăng quảng cáo tuyển dụng KTV trên các tờ báo lớn như Tuổi trẻ, Thanh niên, Vietnamnews…để thu hút và sàng lọc ứng viên. Yêu cầu tuyển dụng của các công ty kiểm toán nước ngoài không quá khắt khe: không đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc, chỉ cần có bằng tốt nghiệp đại học khối kinh tế (tốt nghiệp khoa kế toán/kiểm toán thường được chuộng hơn), có kiến thức chung về kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, ngoại thương và có vốn tiếng Anh khá. Sau khi sàng lọc một cách kỹ lưỡng hồ sơ của các ứng viên, bộ phận nhân sự của công ty sẽ gửi thư mời tới tận từng ứng viên để thông báo về thời gian tổ chức thi tuyển vòng sơ khảo. Thông thường một cuộc thi tuyển vòng sơ khảo cho vị trí KTV kéo dài khoảng chừng từ 2 – 3 giờ đồng hồ và bao gồm các phần thi sau: - Thi kiểm tra trí thông minh (IQ) - Thi kiểm tra trình độ tiếng Anh (tương đương bằng C) - Thi kiểm tra kiến thức chuyên ngành (kế toán) - Thi kiểm tra kỹ năng giải quyết vấn đề (tại một số công ty, yêu cầu này không bắt buộc) Sau ngày thi khoảng chừng từ một tuần đến mười ngày, bộ phận nhân sự sẽ gửi thư thông báo tới các ứng viên đạt yêu cầu vòng sơ khảo và theo đó, các ứng viên này sẽ tham dự vòng thi vấn đáp tiếp theo với các quản lý nhóm kiểm toán người Việt (audit supivisor/manager) cùng chuyên viên nhân sự. Tại vòng thi này, các ứng viên sẽ phải xử lý tình huống giao tiếp, khả năng làm việc theo nhóm cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề một cách trực diện. Vòng thi này được coi là tương đối khó đối với phần lớn các sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường, khi mà kinh nghiệm làm việc chưa có cũng như khả năng diễn đạt, khả năng giải quyết vấn đề chưa đạt trình độ chuyên nghiệp để có thể thuyết phục được các chuyên gia tuyển dụng. Vòng thi cuối cùng là vòng thi mang tính quyết định đối với các ứng viên. Thông thường, khi đã được chọn vào vòng thi này, 95% các ứng viên đã có thể nắm chắc được phần thắng trong tay. Ở vòng thi này, ứng viên tiếp xúc với các giám đốc kiểm toán (thường là người nước ngoài)/giám đốc nhân sự hoặc với Tổng giám đốc mà tính chất của các cuộc tiếp xúc này thường là để kiểm định ứng viên lần cuối cùng trước khi ra quyết định tiếp nhận. Trong vòng khoảng một tuần lễ kể từ sau vòng phỏng vấn cuối cùng, ứng viên sẽ nhận được thư mời làm việc với các hướng dẫn cụ thể như thời gian bắt đầu làm việc, phong cách ăn mặc nơi công sở, các giấy tờ, văn bằng cần thiết mang theo… Trích " Tâm sự người trong nghề" Vào mùa bận rộn, chúng tôi thật sự mệt mỏi. Khối lượng cũng như áp lực công việc đè nặng lên hai vai chúng tôi. Suốt từ sáng sớm cho đến tận bảy tám giờ tối, chúng tôi tỏa đi đến khách hàng. Mà có phải khách hàng nào cũng nằm trong nội thành đâu. Phần lớn khách hàng của chúng tôi là các công ty sản xuất nằm ở tận ngoại ô hoặc tận các tỉnh lân cận. Kiểm kho xong, nhiều khi chúng tôi còn phải quay về công ty để cập nhật số liệu. Có hôm nửa đêm mới về đến nhà, đường phố vắng teo, sợ ơi là sợ. Có những hôm trời mưa tầm tã, về đến nhà, người sũng nước. Rồi ốm. Rồi đành xin nghỉ việc một hôm vì đầu nóng như nung. Vậy nhưng nằm ở nhà lại không yên, đầu cứ lổn nhổn những con số kế toán. Rồi lại phải nói dối mẹ để được đến công ty. Lại bị cuốn hút vào dòng xoáy bất tận của công việc. Tháng sáu đến tháng chín đi interim, tháng chín đến hết tháng mười một tất bật với hard close. Từ tháng giêng cho đến hết tháng ba phải ra được kết quả kiểm toán. Đó chính là các số liệu cuối cùng cho báo cáo tài chính. Từ tháng năm cho đến tháng tám chúng tôi được xả hơi một chút. Nói là xả hơi cho oai vậy thôi chứ cũng phải tranh thủ thời gian này để cập nhật kiến thức tổng hợp khác như luật, ngoại ngữ. Mùa này, dân kiểm toán chúng tôi gọi là mùa rảnh rỗi. Những ai muốn lấy bằng CPA của Bộ Tài chính thì có thể tận dụng thời điểm này để ôn thi. Mà hầu như tất cả các kiểm toán viên đều muốn có được tấm bằng đó. Và thế là lại lo tích cóp kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi năm sau. Lại vắt chân lên cổ để chạy trong cuộc đua về đích. Nhưng không phải cứ hễ đi thi là đậu. Tám môn thi bắt buộc, thí sinh phải có kinh nghiệm làm việc không dưới 5 năm trong lĩnh vực tài chính kế toán mới được đăng ký dự thi. Nhiều đứa trong nhóm chúng tôi đã không thể trụ lại được để đáp ứng điều kiện thâm niên công tác và đành phải giã từ giấc mơ đẹp đẽ nhưng khó thực hiện của mình. Nhiều người phải thi đi thi lại mấy lần mới cầm được tấm bằng CPA. Đạo đức hành nghề cũng là một nguyên tắc mà tất cả các kiểm toán viên như chúng tôi phải học nằm lòng. Khi đến công ty khách hàng làm việc, có thể bạn được họ săn đón, được mời chiêu đãi, được bố trí chỗ ăn ở sang trọng. Nhưng bạn phải cẩn thận không được để những yếu tố đó ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang đảm nhiệm. Bạn nên nhớ một điều, kết quả công việc của bạn phải trung thực, khách quan, độc lập, và bởi vậy, bạn không được phép sa đà vào những cuộc vui mà biết đâu có những cuộc vui đã được sắp đặt một cách chủ ý. Chuyện phong bì phong bao, quà cáp đôi khi cũng xảy ra, tuy không phải là phổ biến và bạn phải thật bản lĩnh trước những cám dỗ vật chất này. Đây là vấn đề tế nhị, nhạy cảm, thật khó phân biệt tình cảm chân thành thật, giả ra sao, nhưng tựu chung lại, những thứ đó cũng chỉ là vỏ bọc của nạn hối lộ. Và nếu không bản lĩnh, có thể vô tình bạn đã đánh mất hình ảnh và uy tín của công ty và của chính bạn vì những mối tư lợi trước mắt . Bạn biết gì về nghề kiểm toán? Nhà xuất bản Trẻ và Công ty cổ phần Tinh Văn vừa phối hợp thực hiện cuốn sách Đường vào nghề - kiểm toán -. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiếm toán Bộ Tài chính Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Nghề kiểm toán theo cơ chế thị trường ở Việt Nam

Ngày đăng: 25/01/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w