A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm qua, chủ trương CNHHĐH đất nước, cùng với nhịp độ tăng trưởng của cả nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra hết sức nhanh chóng. Đặc biệt, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì việc phát triển đô thị trở thành vấn đề được xã hội và dư luận hết sức quan tâm. Để làm cho bộ mặt đô thị ở nước ta hiện nay phù hợp với điều kiện và sự phát triển của đất nước, cũng như để cho ngân sách của Nhà nước được sử dụng có hiệu quả thì vấn đề quy hoạch đô thị được đặt ra hết sức cấp thiết. Thời gian qua, công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch chung xây dựng đô thị cùng các lĩnh vực quy hoạch khác ở Việt Nam nói chung và tại thủ đô Hà Nội nói riêng, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và thể chế hóa bằng nhiều văn bản pháp quy. Tuy nhiên, thực tế tình trạng quy hoạch đô thị cho thấy, vẫn còn nhiều sự chưa ăn khớp về vị trí, vai trò của mỗi quy hoạch cả về nội dung, phương pháp tiếp cận và sự khớp nối, phối hợp giữa các quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch phát triển kinh tếxã hội vùng, lãnh thổ và quy hoạch chung xây dựng đô thị. Nội dung và phương pháp quy hoạch đô thị của nước ta tuy ngày càng cải tiến, đổi mới nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, chất lượng quy hoạch chưa cao, chưa bền vững. Có những quy hoạch ngành còn chồng chéo, gây tổn hại tới kinh phí lập quy hoạch mà không có tác dụng trong thực tiễn. Pháp luật hiện hành của nước ta đã có nhiều quy định về quy hoạch và quản lý phát triển đô thị. Tuy nhiên các quy định này còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, hiệu lực pháp lý thấp, nhiều quy định lạc hậu so với thực tế, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý phát triển đô thị và hội nhập quốc tế. Luật Xây dựng tuy đã có 1 chương quy định về quy hoạch xây dựng nhưng một số quy định của Luật còn mang tính nguyên tắc, thiếu các quy định cụ thể về quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch cũng như các quy định về quy hoạch hệ thống hạ hầng kỹ thuật và dịch vụ đô thị. Quy trình, thủ tục về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch còn phức tạp, tốn nhiều thời gian. Các quy định về lấy ý kiến cộng đồng khi lập quy hoạch cũng như việc công khai, cung cấp thông tin quy hoạch chưa đầy đủ, chưa phù hợp vơi điều kiện thực tế. Sự phân công, phân cấp trong quản lý đô thị chưa thật phù hợp với điều kiện thực tế ở các địa phương. Trách nhiệm của chính quyền trong quản lý các vấn đề đặc thù của đô thị nhất là quản lý kiến trúc, cảnh quan đô thị chưa được thiết lập đầy đủ dẫn đến lúng túng, trùng lắp và kém hiệu quả. Một số vấn đề khác như quy hoạch và quản lý không gian ngầm, kinh phí nhân lực cho công tác lập và triển khai quy hoạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch còn thiếu quy định cụ thể. Quản lý đất đai hiện càng rối hơn. Giải quyết hậu quả của những “quy hoạch treo”, “quy hoạch quên” hiện lại đang nằm trong tay Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc cấp giấy hồng, giấy đỏ thể hiện sự lúng túng của tổ chức bộ máy nhà nước. Tổ chức chính quyền ba cấp, sao chép mô hình quản lý nông thôn rõ ràng đã không còn thích hợp với một cơ thể năng động như Hà Nội. Việc tìm kiếm một hình thức tổ chức nghiên cứu, vận hành và quản lý đô thị thích hợp và hàng loạt vấn đề cần được đặt ra như một yêu cầu cấp bách. Với tính cấp thiết cơ bản trên, em đã lựa chọn đề tài “Vấn đề quy hoạch đô thị tại thủ đô Hà Nội hiện nay” làm đề tài cho tiểu luận của mình.