Bài 1: Xây dựng tên một để tài nghiên cứu khoa học và thuyết minh đề cương nghiên cứu đề tài. A. MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Năm 2010, Hà Nội cùng cả nước long trọng kỷ niệm 1000 năm ngày thành lập kinh đô Thăng Long. Mùa thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La, đổi tên là Thăng Long. Từ đó đến nay, Hà Nội đã trải qua 1000 năm tuổi. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hà Nội là Thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Từ tháng 7 năm 1976, Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội có vị trí và vai trò đặc biệt trong sự phát triển toàn diện của đất nước. Nghị quyết số 15NQTƯ tháng 12 năm 2000 của Bộ chính trị về phương hướng và nhiệm vụ phát triển của Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 20012010 và Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đã xác định: “Hà Nội là trái tim của cả nước, trung tâm đầu não chính trị hành chính quốc gia, trung tâm đầu não chinh trị hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế.” Thực hiện Nghị Quyết của Bộ chính trị và Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội, trong những năm qua, Hà Nội không ngừng vươn lên để tiếp tục khẳng định mình. Tuy nhiên so với yêu cầu chung về phát triển mọi mặt của cả nước thì thực trạng phát triển thủ đô Hà Nội vẫn còn 1 số yếu kém đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô cần sớm có những giải pháp tích cực, hiệu quả nhằm phát triển Thủ đô Hà Nội tương xứng với tiềm năng và vị thế của Thủ đô, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Bài viết này đi sâu vào làm rõ sự phát triển cơ bản để xứng tầm là Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Hà Nội được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh. Cả nước hướng về Thủ đô Hà Nội và Hà Nội hướng về cả nước. Hà Nội cũng cần vươn mình lên một tầm cao mới để xứng đáng với lòng tin yêu của đồng bào cả nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Thủ độ Hà Nội phải làm thế nào để phát triển thành một Thủ đô xã hội chủ nghĩa. Muốn như thế thì mỗi xí nghiệp, mỗi một đơn vị bộ đội, mỗi một trường học, mỗi một đường phố, mỗi một cơ quan và mỗi một nông thôn ở ngoại thành phải thành một pháo đài của chủ nghĩa xã hội.” Tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XII ngày 30 tháng 5 năm 2008, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Theo đó, từ 1 tháng 8 năm 2008 Thủ đô Hà nội sẽ mở rộng bằng toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của Tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn, Hoà Bình với tổng diện tích tự nhiên là 334.470.02 ha và 6.232.940 người. Việc mở rộng không gian Thủ đô sẽ mang lại nhiều thuận lợi, đồng thời cũng tăng lên những khó khăn, phức tạp, phải quản lý trên một địa bàn rộng lớn gấp đôi, gấp ba so với Thủ đô Hà nội trước đó. Vì vậy vấn đề xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội càng phải được quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước. Đề tài này vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính khoa học và thực tiễn, chứa đựng những vấn đề nóng hổi trong quá trình đi lên của Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là trong những năm đầu của thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới. 2. Tình hình nghiên cứu. Vấn đề xây dựng và phát triển Thủ đô trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã dược nhiều ngành, nhiều cấp từ Trung ương đến cơ sở nghiên cứu, vì đây là mọt trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội là đòi hỏi khách quan của thực tiễn Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy Bộ chính trị khẳng định: “Xây dựng và bảo vệ Thủ đô Hà Nội là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể, các địa phương trong cả nước có trách nhiệm cùng Đảng bộ, nhân dân Hà Nội hoàn thành sự nghiệp vẻ vang đó.” Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ nhân dân thành phố Hà Nội, vấn đề này đã được các ban, ngành tổng hợp, đánh giá khái quát. Song chưa được đề cập nghiên cứu cụ thể trên tất cả các lĩnh vực. Vì vậy cần được nghiên cứu, tổng hợp, đánh giá, đúc rút kinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn