1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

PPNCKH xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế

12 328 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 97 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vai trò của cán bộ, Người coi “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong. Vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi giành được chính quyền cho đến nay, Đảng và Nhà nước đã luôn luôn chăm lo đến công tác cán bộ.Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức đã được tăng cường cả về số lượng và chất lượng; trình độ lãnh đạo, quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận được nâng lên, cơ cấu cán bộ ngày càng hợp lý hơn. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ còn thấp, cơ cấu đội ngũ cán bộ vẫn mất cân đối, thiếu đồng bộ, đặc biệt là chất lượng cán bộ quản lý. Công tác cán bộ chưa theo kịp tình hình phát triển của đất nước. Chính sách cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thật sự tạo động lực tốt cho cán bộ, công chức làm việc và cống hiến; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước yếu kém, đã và đang gây nên bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống chính trị ở địa phương; gây trở ngại đối với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước” và được nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãnh phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...Trong những năm gần đây, ở huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ, đội ngũ cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức QLNN về kinh tế nói riêng đã có những bước trưởng thành quan trọng. Về cơ bản, họ đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức QLNN về kinh tế của huyện cũng có những hạn chế, đó là hạn chế về năng lực chuyên môn, năng lực quản lý, năng lực tổ chức, sự thiếu hợp lý trong cơ cấu… đang là những nguyên nhân hạn chế hiệu quả QLNN về kinh tế của huyện.Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có thể nói, nguyên nhân trực tiếp là do những bất cập trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức; Quy hoạch cán bộ công chức, chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức, việc sử dụng bố trí cán bộ QLNN về kinh tế của huyện, đều có những hạn chế cần khắc phục. Trong khi đó, QLNN về kinh tế nói chung và QLNN về kinh tế của một huyện nói riêng đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đặc biệt trong điều kiện CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.Để có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức QLNN về kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển chung của huyện Thanh Sơn trong điều kiện mới, vấn đề đặt ra là cần có sự nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, có hệ thống về xây dựng đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế.Với những lý do trên và để góp phần vào những nghiên cứu chung đó, tôi chọn vấn đề: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế của quận Hà Đông thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Ngày đăng: 19/07/2018, 12:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w