1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội

54 211 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Đồng thời tại điều 2, khoản 4 trong Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Thư viện cũng xác định rõ trách nhiệm của Thư viện trong việc phục vụ người dùng ti

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hà Nội - thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình, trái tim của đất nước đã bước qua

1000 năm lịch sử Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học và giáo dục của cả nước Là thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trình độ dân trí cao và nhu cầu hưởng thụ văn hóa lớn Hà Nội là nơi tập trung nhiều cơ quan của trung ương, các bộ ngành, các viện và trung tâm nghiên cứu….Là thành phố đang trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa mạnh mẽ, để có thể làm chủ máy móc, các trang thiết bị hiện đại và làm chủ quá trình lao động sản xuất, người lao động nói riêng và người dân nói chung cần phải đọc để hiểu biết Từ xa xưa cho đến nay,

Hà Nội cũng nổi tiếng là mảnh đất hiếu học, vì thế, nhu cầu đọc và nắm bắt thông tin qua sách báo là rất cao

Hà Nội cũng là nơi tập trung nhiều cơ quan thông tin và thư viện hàng đầu của đất nước, trong đó có Thư viện Hà Nội Hiện nay, Thư viện Hà Nội phục vụ các nhóm đối tượng khác nhau như: trí thức, học sinh - sinh viên, người cao tuổi, người lao động, trong đó có người khiếm thị Người dùng tin khiếm thị là một trong những nhóm người dùng tin đặc biệt của hoạt động thông tin - thư viện Người dùng tin đặc biệt là những người hạn chế về thể chất hoặc về mặt xã hội có nhu cầu tin và sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình Trong quá trình thỏa mãn nhu cầu của mình, họ cần sự quan tâm của xã hội Người dùng tin đặc biệt bao gồm những người như: người khiếm thị, người già, bệnh nhân, tù nhân, tội phạm, các đối tượng đang được cải tạo Người dùng tin khiếm thị là một trong những nhóm bạn đọc mà hệ thống thư viện, đặc biệt là Hệ thống thư viện công cộng có trách nhiệm phục vụ Tại điều 6, khoản 4 Pháp lệnh Thư viện đã khẳng định quyền được sử dụng các tài liệu phù hợp với đặc

thù bệnh của người khiếm thị trong các thư viện như sau: “Người khiếm thị được tạo điều kiện

sử dụng tài liệu thư viện bằng chữ nổi hoặc các vật mang tin đặc biệt”[2;4] Đồng thời tại

điều 2, khoản 4 trong Nghị định của Chính phủ Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Thư viện cũng xác định rõ trách nhiệm của Thư viện trong việc phục vụ người dùng tin khiếm thị:

“Thư viện công cộng có trách nhiệm phối hợp với Hội người mù xây dựng bộ phận sách, báo bằng chữ nổi và các dạng tài liệu đặc biệt khác phục vụ người khiếm thị”[1;2]

Trong thời kỳ bùng nổ thông tin và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu thông tin của người dùng tin nói chung và người khiếm thị nói riêng thay đổi nhanh chóng Nếu nguồn lực thông tin không ngừng cập nhật, các sản phẩm dịch vụ thông tin và thư

Trang 4

viện chậm đổi mới, không chú trọng đa dạng hóa thì hiệu quả đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin nói chung và người khiếm thị nói riêng sẽ không đạt hiệu quả cao

Vì vậy, việc tìm hiểu nhu cầu tin của người khiếm thị và thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị của Thư viện Hà Nội ra sao để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ cho đối tượng người dùng tin này có ý nghĩa về cả lý luận và

thực tiễn Do đó, tôi đã chọn đề tài “Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội nhằm có cơ sở khoa học để đề xuất những giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho đối tượng người dùng tin đặc biệt này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Là nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người dùng tin khiếm thị của Thư viện Hà Nội

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thực trạng nhu cầu tin của người dùng tin khiếm thị tại Thư viện Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của của đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thông tin và thư viện

4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tôi đã sử dụng bốn phương pháp nghiên cứu

cụ thể là: phương pháp nghiên cứu, tập hợp và phân tích tài liệu; phương pháp điều tra nhu cầu tin bằng bảng hỏi; phương pháp khảo sát điều tra thực tế; phương pháp trao đổi mạn đàm

5 Tình hình nghiên cứu theo hướng đề tài

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy công tác phục vụ người khiếm thị được các tác giả nghiên cứu và đề cập từ nhiều góc độ và từng mức độ khác nhau

Theo hướng đề tài có những tài liệu tập trung vào việc nghiên cứu về người khiếm thị nhưng chung chung, hoặc công tác phục vụ người khiếm thị tại thư viện khác; hoặc nhóm tài liệu nghiên cứu về Thư viện Hà Nội nhưng không nghiên cứu về người khiếm thị mà tập trung

Trang 5

nghiên cứu các đối tượng khác như: phát triển nguồn tin, tin học hóa, bộ máy tra cứu tin, công tác bảo quản vốn tài liệu……

Gần đây, do những đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn công tác phục vụ thông tin cho người khiếm thị, nhiều đơn vị đã có một số đề tài, hội thảo nghiên cứu và trao đổi về nhiều khía cạnh khác nhau của công tác phục vụ người khiếm thị Có thể nêu một số bài báo khoa học, công trình nghiên cứu, niên luận của một số tác giả nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau như:

Bài báo khoa học của tác giả Nguyễn Ngọc Nguyên “Thư viện dành cho người khiếm thị” đăng trong Tập san Thư viện số 4 năm 2001, Niên luận “Tìm hiểu hoạt động một số phòng đọc

sách tiêu biểu dành cho người khiếm thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả

Nguyễn Thị Đào hoàn thành tháng 3 năm 2003 Đặc biệt là Hội thảo khoa học do Vụ Thư viện

thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức với nội dung về “Tăng cường và nâng cao

chất lượng các dịch vụ thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị” diễn ra vào tháng

11/2008, Hội nghị “Tổng kết 10 năm hợp tác giữa Việt Nam và Quỹ Force giai đoạn 2000

-2010” vào tháng 11/2010 Bên cạnh đó là cuốn sách “Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị: Cẩm nang thực hành tốt nhất” do tác giả Nguyễn Thị Bắc chủ trì biên soạn năm 2005 Tài liệu

nghiên cứu về Thư viện Hà Nội nhưng không nghiên cứu cụ thể về đối tượng người dùng tin

khiếm thị như: Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hồ Thị Thúy Chinh “Tìm hiểu nhu cầu tin và

việc đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội” năm 2007

Có thể thấy, việc nghiên cứu vẫn chỉ dừng lại sự bao quát, chưa tìm hiểu sâu từng khía cạnh cụ thể của đối tượng nghiên cứu Phần lớn các đề tài, bài báo khoa học, khóa luận tốt nghiệp, cũng như các bài viết đăng trong kỷ yếu hội thảo chỉ đề cập một phần nào đó về việc nâng cao chất lượng và dịch vụ phục vụ người khiếm thị, chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu chính xác nhu cầu tin của người khiếm thị cũng như khả năng đáp ứng của Thư viện Hà Nội thông qua các phiếu hỏi Chính vì vậy đề tài “Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng thông tin cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội” là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công trình nào đã công bố trước đó

6 Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Đóng góp về mặt lý luận

Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về người dùng tin đặc biệt và nhu cầu tin tại

thư viện người dùng tin đặc biệt nói chung và người dùng tin khiếm thị nói riêng trong hoạt động thông tin - thư viện

6.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

Trang 6

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu nhu cầu tin của người khiếm thị; tìm hiểu khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội để đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho đối tượng này Đây cũng chính là tài liệu tham khảo dùng cho những người làm công tác thông tin - thư viện tại Việt Nam nói chung và những người làm công tác phục vụ người khiếm thị nói riêng tại Việt Nam

7 Bố cục khóa luận

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, khóa luận được trình bày trong ba chương:

- Chương 1: Những vấn đề chung về người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội

- Chương 2: Nhu cầu tin và khả năng đáp ứng nhu cầu tin cho người khiếm thị tại Thư

viện Hà Nội

- Chương 3: Một số nhận xét và giải pháp đáp ứng nhu cầu tin của người khiếm thị tại

Thư viện Hà Nội

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

VỀ NGƯỜI KHIẾM THỊ TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI

Trang 7

1.1 Những khái niệm chung

1.1.1 Khái niệm nhu cầu, nhu cầu tin và các khái niệm liên quan

1.1.1.1 Khái niệm nhu cầu

Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin thì cho rằng: Nhu cầu là đòi hỏi khách quan của con người với một đối tượng nhất định, trong những điều kiện nhất định, đảm bảo duy trì cho sự sống và sự phát triển của con người

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Nhu cầu là sự phản ánh một cách khách quan

các đòi hỏi về vật chất, tinh thần và xã hội của đời sống con người phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kì Nhu cầu hình thành và phát triển trong quá trình lịch

sử Mức độ nhu cầu và phương thức thoả mãn nhu cầu về cơ bản phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, trước hết là trình độ phát triển kinh tế” [21]

Nhu cầu là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất và toàn xã hội phát triển Đặc điểm nhu cầu của các tầng lớp nhân dân được hình thành tuỳ theo địa vị của họ trong nền sản xuất

xã hội, tuỳ thuộc vào những đặc trưng về nhân khẩu, chủng tộc, dân tộc về các điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên

Nhu cầu nảy sinh do kết quả tác động qua lại của hoàn cảnh bên ngoài, trong đó quan trọng nhất là tác động của sản xuất vật chất với các trạng thái riêng của chủ thể Trong mối quan hệ đó, hoàn cảnh bên ngoài đóng vai trò quyết định Xã hội càng phát triển, nhu cầu có

xu hướng đa dạng, phong phú hơn cả về nội dung đối tượng thỏa mãn và phương thức thỏa mãn

Nhu cầu được hình thành trên cơ sở sự tác động qua lại của hai loại phản xạ: phản xạ

có điều kiện và phản xạ không điều kiện Khi nhu cầu mới xuất hiện, chủ thể chưa nhận thức được những nhu cầu khi được nhận thức sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy hoạt động của con người Trong nhu cầu luôn có sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan

Trong đời sống xã hội có nhiều loại nhu cầu tồn tại và phát triển Tâm lý học Mác xít phân chia nhu cầu thành hai loại cơ bản: Nhu cầu vật chất (nhu cầu ăn, ở, mặc, sinh lý) và nhu cầu tinh thần (nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ và nhu cầu giao tiếp) Hai loại nhu cầu này có mối quan hệ biện chứng, chi phối lẫn nhau, trong đó nhu cầu tinh thần là nhu cầu bậc cao, thể hiện trình độ phát triển của con người Cơ cấu nhu cầu biến động khác nhau theo giai cấp, theo các tầng lớp cư dân, các vùng lãnh thổ, tuỳ theo thời kì phát triển kinh tế - xã hội Xác định nhu

Trang 8

cầu là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế và quản lí kinh tế

1.1.1.2 Khái niệm nhu cầu tin

Theo quan điểm của tâm lý học Mác xít, có thể coi nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người (cá nhân, nhóm, xã hội) đối với việc tiếp nhận và sử dụng thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người Khi đòi hỏi về thông tin trở nên cấp thiết thì nhu cầu tin xuất hiện

Nhu cầu tin là một dạng của nhu cầu tinh thần, nhu cầu bậc cao của con người Nhu cầu tin nảy sinh trong quá trình thực hiện các loại hoạt động khác nhau của con người Thông tin về đối tượng hoạt động, về môi trường và phương tiện hoạt động là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu quả hoạt động của con người Bất cứ hoạt động nào muốn có kết quả tốt đẹp cũng cần phải có thông tin đầy đủ Hoạt động càng phức tạp bao nhiều thì nhu cầu được cung cấp thông tin càng cao bấy nhiêu

Có thể nói, nhu cầu tin là yếu tố quan trọng tạo nên động cơ của hoạt động thông tin và thư viện Vì thế, có thể coi nhu cầu tin là nguồn gốc tạo ra hoạt động thông tin

Nhu cầu tin có vai trò định hướng cho hoạt động thông tin - thư viện, đồng thời luôn biến đổi, phát triển dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh hưởng của môi trường sống và nghề nghiệp của người dùng tin Nhu cầu tin còn phản ánh sự cần thiết thông tin của một cá nhân/ tập thể trong quá trình thực hiện một hoạt động nào đó Nhu cầu tin có thể thay đổi tùy theo công việc và nhiệm vụ mà người dùng tin phải thực hiện.Vì thế, nắm vững đặc điểm nhu cầu tin sẽ góp phần định hướng công tác xây dựng và phát triển nguồn tin, nâng cao chất lượng phục vụ

Nhu cầu tin có thể chia làm 3 giai đoạn chủ yếu trong vòng đời của con người:

- Nhu cầu tin ở tuổi chưa đến trường: là sự khởi đầu của giao tiếp với môi trường xung quanh

- Nhu cầu tin trong quá trình được đào tạo (phổ thông, đại học và sau đại học)

- Nhu cầu tin trong quá trình làm việc Trong thông tin học, người ta chia nhu cầu tin ra thành 3 nhóm chủ yếu Đó là: Nhu cầu tin cá nhân, nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng Nhu cầu tin cá nhân là sự phản ánh một phần cụ thể của nhu cầu tin tập thể và nhu cầu tin cộng đồng Nhu cầu tin của tập thể

và cộng đồng không tồn tại bên ngoài hoặc bên cạnh nhu cầu tin cá nhân

Trang 9

Như vậy, từ những quan điểm nêu trên, có thể thấy rằng: Nhu cầu tin là loại nhu cầu tinh thần đặc biệt mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người

và là động lực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội Các nhu cầu tin của người dùng tin thường nảy sinh khi họ nắm bắt được những kết quả của một lĩnh vực mà họ quan tâm, khi họ cần nắm bắt được các thông tin dữ kiện, những số liệu và phương pháp cần cho công việc của họ Các nhu cầu tin này thay đổi tuỳ theo bản chất công việc và nhiệm vụ mà người dùng tin phải hoàn thành

1.1.1.3 Một số khái niệm liên quan đến nhu cầu tin

+ Yêu cầu tin:

Yêu cầu tin là sự thể hiện bằng lời hoặc bằng văn bản một phần nhu cầu tin của người dùng tin đối với hệ thống thông tin tại thời điểm nhất định Hay nói khác đi, yêu cầu tin là sự biểu hiện cụ thể của nhu cầu tin dưới dạng một loại thông tin nhất định

Trong công tác phục vụ thông tin, chu trình “Nhu cầu tin - yêu cầu tin” xảy ra 2 trường hợp:

- Nhu cầu tin trùng khớp với yêu cầu tin (nghĩa là người dùng tin có khả năng diễn đàn đầy đủ nhu cầu tin trong yêu cầu tin)

- Yêu cầu tin chỉ phản ánh được một phần (nghĩa là người dùng tin không có khả năng diễn đạt hết nhu cầu tin của mình) Thường trong trường hợp này, người dùng tin phải nhờ sự

Sở thích tin là nhu cầu tin thể hiện qua ý thức chủ quan của con người Nhu cầu tin và

sở thích tin có sự tương đồng nhưng không thống nhất Quá trình chuyển hóa nhu cầu tin thành sở thích tin có sự chế định của ý thức chủ quan của mỗi cá nhân Sở thích tin là nhu cầu tin được biểu thị dưới sắc thái tình cảm Sở thích tin có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận

và sử dụng thông tin của người dùng tin Sở thích tin có tác dụng định hướng quá trình tìm kiếm và là chất xúc tác nâng cao hiệu quả lĩnh hội thông tin cho mỗi chủ thể

Trang 10

Trong hoàn cảnh khách quan và chủ quan của mỗi con người mối quan hệ giữa nhu cầu tin và sở thích tin cũng có thể xảy ra 2 trường hợp:

+ Nhu cầu tin trùng khớp với sở thích tin + Sở thích tin chỉ biểu đạt một phần nhu cầu tin Thông qua 2 trường hợp trên có thể thấy rằng: Nếu con người có sở thích tin thì chắc chắn có nhu cầu tin Nhưng nếu con người có nhu cầu tin thì chưa chắc có sở thích tin Đây chính là kết luận có ý nghĩa quan trọng đối với các cơ quan thông tin và thư viện trong quá trình phục vụ và đáp ứng thông tin cho các đối tượng người dùng tin

1.1.2 Khái niệm người dùng tin

Người dùng tin là thuật ngữ dùng phổ biến thay cho bạn đọc, khách hàng Người dùng tin là cá nhân, nhóm cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức sử dụng tài liệu và các dịch vụ của thư viện nhằm mục đích học tập, nghiên cứu hoặc giải trí

Người dùng tin là người sử dụng thông tin để thỏa mãn nhu cầu của mình Người dùng tin là người có nhu cầu tin, là chủ thể của nhu cầu tin Giá trị của mỗi con người thể hiện ở nhân cách của họ

Người dùng tin là yếu tố cơ bản của mọi hệ thống thông tin Đó là đối tượng phục vụ của công tác thông tin tư liệu Người dùng tin vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới

Người dùng tin giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin Họ như là yếu tố tương tác hai chiều với các đơn vị thông tin Người dùng tin luôn là cơ sở để định hướng các hoạt động của đơn vị thông tin Người dùng tin tham gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyền thông tin Họ biết các nguồn thông tin và có thể thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó Trong hoạt động thông tin - thư viện, chính sách bổ sung phụ thuộc vào yêu cầu của người dùng tin

1.1.3 Khái niệm người khiếm thị

Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia: “Người khiếm thị là người sau khi được điều trị

hoặc điều chỉnh khúc xạ mà thị lực bên mắt tốt vẫn còn từ dưới 3/10 đến trên mức không nhận thức được sáng tối, và bệnh nhân vẫn còn khả năng tận dụng thị lực này để lên kế hoạch và thực thi các hoạt động hàng ngày” [20]

Theo Tiến sĩ Gillian Burrington - nguyên giảng viên chính Khoa Thông tin - Thư viện của Trường Đại học Bách khoa Manchester, người đã viết và điều hành nhiều chương trình tập

huấn về công tác quản lý, trong đó có cả vấn đề người khuyết tật cho rằng: “Thuật ngữ khiếm

Trang 11

thị dùng để mô tả tình trạng thị lực không thể điều chỉnh bằng kính thuốc hay phẫu thuật Nó bao gồm những người mắc bệnh thị lực chỉ còn một phần và những người bị mù hoàn toàn Một số người khiếm thị khó nhìn thấy những vật ngay trước mặt nhưng có thể nhìn thấy những vật trên sàn nhà hoặc ở hai bên, một số người khác lại có thể thấy rõ ràng những vật ngay trước mắt nhưng không thấy gì ở hai bên Một số trường hợp bệnh lý có thể gây thị lực chỉ nhìn lốm đốm từng vùng, một số bệnh lý khác ảnh hưởng đến sự nhận biết màu sắc hoặc khả năng nhận biết khoảng cách Cũng có một số người thì rất khó khăn khi gặp ánh nắng chói chang và một số người khác có thể không nhìn thấy gì cả khi gặp ánh sáng yếu” [8;29] Có thể

coi đây là khái niệm hoàn chỉnh nhất, bao quát nhất về người khiếm thị Khái niệm này cho ta một hình dung về người khiếm thị, cũng như những dạng khiếm thị cụ thể của con người

Như vậy, thông qua các khái niệm, quan điểm nêu trên, chúng ta có thể nhìn nhận rằng: người mù và người khiếm thị là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau bởi người mù hoàn toàn không có khả năng nhận thức sáng tối Để chỉ chung người khiếm thị và người mù người

ta thường dùng thuật ngữ người mù lòa (visually impaired) mà đôi khi còn có tên khác là người suy giảm thị lực Hay nói khác đi, người khiếm thị không hẳn là người mất hẳn khả năng nhìn Chẳng hạn, một số người có thị lực chỉ còn một phần vẫn có khả năng đọc sách có kích thước chữ bình thường mà không cần sử dụng bất kỳ dụng cụ phóng to nào

Vì vậy, các thư viện phải chú ý tới hai đối tượng khiếm thị này để phục vụ tốt nhu cầu tin của họ, đặc biệt là các nhu cầu về hình thức tài liệu cũng như thói quen sử dụng các dịch

vụ

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tin của người khiếm thị

1.2.1 Yếu tố hoàn cảnh lịch sử - xã hội

Nhu cầu tin được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển của xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể Hoàn cảnh lịch sử, xã hội thể hiện trên hai phương diện là chế độ chính trị - xã hội và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật Hiện nay, khoa học kỹ thuật càng phát triển thì nhu cầu tin càng phong phú và đa dạng

Đối với người khiếm thị, yếu tố hoàn cảnh lịch sử - xã hội cũng tác động tới nhu cầu tin của họ như những người dùng tin bình thường khác Trong xã hội hiện đại, khi khoa học và công nghệ phát triển, khi sự công bằng và phúc lợi xã hội được đề cao, người khiếm thị được quan tâm tới đời sống văn hóa tinh thần nhiều hơn thì nhu cầu tin của họ cũng được kích thích,

hình thành và phát triển

1.2.2 Yếu tố nghề nghiệp

Trang 12

Nghề nghiệp là hoạt động lao động chủ yếu của con người trong xã hội, đòi hỏi con người cần có kỹ năng, kỹ xảo riêng để đáp ứng yêu cầu của công việc Đối với người khiếm thị, để nâng cao trình độ, họ luôn có nhu cầu tin đến các thông tin phù hợp với nghề nghiệp của mình Nghề nghiệp khác nhau để lại những dấu ấn khác nhau trong nội dung nhu cầu tin

và tập quán sử dụng thông tin của mỗi người Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của người khiếm thị cũng thường chi phối đến nhu cầu tin

1.2.3 Yếu tố trình độ học vấn

Trình độ học vấn có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống tinh thần của người khiếm thị Trình độ văn hoá chứng tỏ sự phát triển trong đời sống tinh thần, người hiểu biết càng cao thì nhu cầu đọc càng lớn, nhu cầu thông tin càng sâu và rộng Đối với người khiếm thị, yếu tố này tác động rất mạnh mẽ, đa phần người khiếm thị đều có trình độ học vấn hạn chế, khả năng tìm kiếm thông tin phục vụ nhu cầu của mình là rất hạn chế

1.2.4 Yếu tố lứa tuổi

Người dùng tin bình thường nói chung và người khiếm thị nói riêng cũng chịu sự tác động của yếu tố này Tuổi tác có ảnh hưởng đến năng lực nhận thức, tâm lý của con người, do

đó nó có ảnh hưởng đến nhu cầu tin của người dùng tin Người khiếm thị càng lớn tuổi thì nhu cầu tin của họ càng lớn, họ luôn có trong đầu những nhu cầu tin đa dạng, phong phú

1.2.5 Yếu tố giới tính

Đặc điểm về giới tính được hình thành bởi các yếu tố như: Cấu trúc sinh lý, năng lực, tâm lý Những đặc điểm đó có ảnh hưởng đến nhu cầu tin của con người Nhu cầu tin của nam giới khác với nữ giới bởi nam giới có tính cách mạnh mẽ, tự tin, thích tìm tòi cái mới theo tư duy logic…, còn nữ giới dịu dàng, mềm mại, tế nhị và thích các biểu lộ tình cảm… Có thể thấy các đặc điểm giới tính cũng được biểu thị trong các sắc thái nội dung và cách thức thỏa mãn nhu cầu tin của mỗi người

1.2.6 Yếu tố sở thích cá nhân

Sự tác động của môi trường đến mỗi con người không giống nhau, sự tiếp thu của từng người đọc trước tác động của các nhân tố khách quan cũng khác nhau Bởi vậy sở thích cá nhân khác nhau ở từng người dùng tin khiếm thị cụ thể, dẫn đến nhu cầu tin của mỗi người lại khác nhau

1.3 Tính chất của nhu cầu tin nói chung và nhu cầu tin của người khiếm thị nói riêng 1.3.1 Tính xã hội

Trang 13

Nhu cầu tin xuất hiện và phát triển dưới ảnh hưởng của các nhân tố xã hội như điều kiện đời sống tinh thần, vật chất và các quan hệ xã hội Hay nói khác đi nhu cầu tin của con người mang tính xã hội Xã hội luôn luôn biến động, biến đổi và phát triển không ngừng, nhu cầu tin luôn luôn phản ánh trình độ phát triển của xã hội Con người sống trong những cộng đồng khác nhau cũng có nhu cầu tin khác nhau

1.3.2 Tính cơ động

Sự thay đổi linh hoạt của nhu cầu tin đồng thời cũng là một biểu hiện về tính cơ động đặc biệt của nó Nhu cầu tin có thể thay đổi, sinh ra và mất đi trong những điều kiện nhất định Nhu cầu mất đi khi đối tượng không được đáp ứng hoặc liên tục không được đáp ứng Có thể nói, cũng như các loại nhu cầu tinh thần khác của con người, nhu cầu tin có tính cơ động cao hơn, dễ biến đổi hơn so với nhu cầu vật chất

1.3.3 Tính bền vững

Nhu cầu tin khi được hình thành sẽ tồn tại trong những điều kiện nhất định và trong khoảng thời gian nhất định Điều đó có nghĩa là sự bền vững của nhu cầu tin phụ thuộc vào điều kiện bên trong và các yếu tố bên ngoài tác động vào nó, trong đó có yếu tố mức độ thỏa mãn nhu cầu tin

Nhu cầu tin tồn tại và phát triển theo chu kỳ nhất định, nhưng độ dài của chu kỳ nhu cầu tin không bền vững, phụ thuộc khá lớn vào điều kiện bên ngoài, đặc biệt là vào khả năng đáp ứng của môi trường Nếu được thỏa mãn tới mức tối đa, chu kỳ ngày càng rút ngắn Nhưng nếu không được thỏa mãn đầy đủ, chu kỳ sẽ kéo dài hơn

1.4 Khái quát về Thƣ viện Hà Nội

1.4.1 Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển

Thư viện Hà Nội là một trong những hệ thống thư viện tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương Thư viện được thành lập ngày 15/10/1956 với tên gọi ban đầu “Phòng đọc sách

nhân dân” Thư viện đã qua nhiều lần thay đổi địa điểm Đến tháng 1/1959, thư viện chính

thức đóng tại 47 Bà Triệu và mang tên “Thƣ viện nhân dân Hà Nội”, nay là Thư viện Hà

Nội

Số lượng cán bộ trong những ngày đầu mới thành lập chỉ có 4 người, với vốn sách nhỏ

bé vài ngàn cuốn được chuyển từ kháng chiến về, ngoài ra là một số báo, tạp chí, cơ sở vật chất của thư viện còn nghèo nàn Tuy nhiên, cán bộ của thư viện đã tìm mọi cách khắc phục khó khăn để từng bước đưa thư viện thành phố Hà Nội đi lên

Trang 14

Trong hoàn cảnh hoà bình vừa lập lại một nửa, đất nước bước vào giai đoạn phục hồi kinh tế, thư viện đã tập trung sách báo phục vụ nhân dân thủ đô, đồng thời chú trọng phát triển mạng lưới các thư viện cơ sở, từ một thư viện thành phố sau này phát triển thêm các thư viện Quận (huyện) phục vụ nhân dân nội và ngoại thành

Đến năm 1973, phòng Thông tin - Thư mục địa chí của Thư viện Hà Nội được thành lập và tổ chức hoạt động với mục đích phục vụ bạn đọc tìm hiểu, nghiên cứu về Thủ đô Có thể nói, đây là quyết định đúng đắn của thư viện, nó đánh dấu bước ngoặt phát triển mới của hoạt động thư viện Thủ đô

Với mặt bằng khiêm tốn, sau nhiều lần được thành phố đầu tư nâng cấp đến nay công trình tòa nhà của thư viện được đầu tư xây dựng hiện đại, gồm 8 tầng nổi và 1 tầng hầm, cao 29.7m, diện tích sàn 6.161m2 với hệ thống trang thiết bị đồng bộ, phụ trợ tốt cho hoạt động phục vụ người đọc

Sau gần 55 năm hoạt động, Thư viện Hà Nội đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thủ đô cũng như “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Vì thế, Thư viện Hà Nội đã vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương lao động (1991,1996, 2001); Huân chương Độc lập hạng

ba (2006), được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen ba năm liền (1977, 1978, 1979) Bên cạnh đó, Thư viện Hà Nội cũng được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch) và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố tặng 5 cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu (1997,

2000, 2002, 2004 và 2005) và nhiều bằng khen khác

Thư viện đang lưu giữ một kho tàng thư tịch khá đồ sộ của Thủ đô và nhân loại, nhiều loại hình tài liệu cho người sáng và người khiếm thị; có phòng tra cứu, phòng địa chí về Thăng Long - Hà Nội

Năm 2008, Quốc hội thông qua Nghị quyết điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội Với hơn 3.300 km2, Hà Nội được lọt vào hàng ngũ các thành phố, thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: "Việc mở rộng địa giới hành chính vừa bảo đảm không gian cho Hà Nội phát triển bền vững trong giai đoạn trước mắt cũng như trong tương lai lâu dài, vừa tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển toàn diện, xứng đáng

là trung tâm đa chức năng là yêu cầu cấp thiết hiện nay”

Vì vậy, từ ngày 1/8/2009, Thư viện Hà Nội chính thức được hợp nhất với Thư viện tỉnh Hà Tây Hiện tại, thư viện có 2 cơ sở: 47 Bà Triệu (Quận Hoàn Kiếm) và 2B Quang Trung (Quận Hà Đông)

Trang 15

Thư viện Hà Nội là thư viện công cộng lớn nhất của Thủ đô, trung tâm thông tin văn hóa, giáo dục quan trọng của thành phố, là trung tâm đầu ngành của mạng lưới thư viện ở Thủ

đô Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, thư viện đã không ngừng lớn mạnh, xứng đáng là địa chỉ văn hóa quen thuộc và đáng tin cậy cho bạn đọc Thủ đô và cả nước Cũng

vì lẽ đó mà Thư viện Hà Nội có vị trí đặc biệt, vì thế nên được quy định chức năng và nhiệm

vụ vô cùng quan trọng

1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ

Thư viện Hà Nội có những chức năng chủ yếu như sau:

- Thư viện là trung tâm thu thập, tàng trữ, luân chuyển các loại hình sách báo, tài liệu

về tất cả mọi lĩnh vực phục vụ bạn đọc Hà Nội

- Thư viện đồng thời là trung tâm nghiên cứu địa chí về Hà Nội Đây là công tác đặc thù, thư viện tiến hành thu thập, lưu trữ, tổ chức, bảo quản và phục vụ bạn đọc các tài liệu địa chí từ nhiều nguồn khác nhau

- Thư viện biên soạn và phổ biến các loại thư mục, nhất là thư mục địa chí nhằm phục

vụ tích cực các nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Thủ đô và phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Thủ đô, cũng như của đất nước

Đặc biệt, Thư viện Hà Nội còn là trung tâm hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện cơ sở trên địa bàn Hà Nội Thư viện kiểm tra và thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ cán bộ thư viện cơ sở trên địa bàn nhằm đẩy mạnh phong trào đọc sách của nhân dân địa phương

Với những chức năng nêu trên, để thực hiện công tác điều hành, hoạt động, thư viện có

các nhiệm vụ như sau:

- Thư viện Hà Nội có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu đọc sách, nghiên cứu, giải trí của đông đảo bạn đọc Hà Nội Cung cấp cho cán bộ lãnh đạo nhà nước, các nhà nghiên cứu, sản xuất và nhân dân Thủ đô những thành tựu khoa học tiến

bộ của nhân loại

- Tuyên truyền, giới thiệu tài liệu cho bạn đọc, tổ chức hướng dẫn bạn đọc đọc những tài liệu bổ ích, có giá trị và loại bỏ những nhu cầu đọc không lành mạnh

Trang 16

- Thu thập, xử lý, phân loại, lưu trữ các di sản văn hóa thành văn, các loại bản đồ, bản nhạc, tài liệu nghe nhìn và các dạng tài liệu khác Bảo quản và bổ sung các loại hình sảch báo cũ và mới xuất bản trong nước, cũng như ngoài nước, phù hợp với đặc điểm và phương pháp phát tiển kinh tế, văn hóa của địa phương, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, góp phần nâng cao kiến thức văn hóa cho quần chúng

- Không ngừng phổ biến, tuyên truyền các thành tựu khoa học công nghệ

Tổ chức luân chuyển sách báo, thường xuyên tiến hành soạn thảo các thư mục sách mới

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho các cán bộ cơ quan và hướng dẫn nghiệp vụ cho thư viện cơ sở

- Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thư viện

1.4.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

- Về cơ cấu tổ chức: Hiện tại Thư viện Hà Nội được cơ cấu như sau: Ban giám đốc, Hội đồng khoa học và 5 phòng là: Phòng Hành chính - Tổng hợp, Phòng Bổ sung và xử lý kỹ thuật, Phòng tin học, Phòng Địa chí và Thông tin thư mục (TTTM), Phòng Phục vụ bạn đọc (PVBĐ), Phòng Nghiệp vụ và Phong trào cơ sở (NV&PTCS)

5 phòng nêu trên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc Thư viện Hà Nội Khi có bất cứ thông tin gì liên quan đến kỹ thuật, nghiệp vụ, phục vụ người dùng tin, Ban giám đốc sẽ chuyển thông báo xuống các phòng ban để triển khai về cho phòng mình Đối với các phòng như: Báo - Tạp chí, Đọc tổng hợp, Mượn, Khiếm thị, Thiếu nhi và Đọc chuyên biệt thuộc khối Phòng Phục vụ bạn đọc Các phòng thuộc khối phục vụ bạn đọc sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau mỗi khi có những công việc liên quan như Minh họa dưới đây, cho ta thấy các quan hệ chỉ đạo (với mũi tên ), quan hệ phối hợp (với mũi tên ) giữa các phòng ban trong Thư viện Hà Nội

Hội đồng khoa học

Ban giám đốc

Trang 17

- Về đội ngũ cán bộ: Hiện nay thư viện có 69 cán bộ Trong đó có 50 cán bộ thuộc diện biên chế, 19 cán bộ thuộc diện hợp đồng Trình độ đội ngũ cán bộ cụ thể như sau:

3 Đại học ngành thông tin - thư viện 46

4 Đại học ngành công nghệ thông tin 07

Có thể thấy, đội ngũ cán bộ của Thư viện Hà Nội đều là những người có trình độ cao Thư viện thường xuyên chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ như: cử cán bộ đi học cao học về thông tin - thư viện, cử cán bộ đi học các lớp đào tạo về tiếng Anh, Tin học, hoặc

cử đi trao đổi, học tập ở các cơ sở trong và ngoài nước

P Báo

- Tạp chí

P Đọc tổng hợp

P Đọc chuyên biệt

P Bổ sung và xử

lý kỹ thuật

P Tin học

Trang 18

- Phòng đọc sách ngoại văn có 40 chỗ ngồi

- Phòng đọc địa chí và thông tin thư mục có 10 chỗ ngồi

- Phòng đọc thiếu nhi có 30 chỗ ngồi

- Phòng đọc khiếm thị có 20 chỗ ngồi

Về trang thiết bị, thư viện hiện có các loại máy móc như: máy hút bụi, máy hút ẩm, máy điều hòa, hệ thống tự động phòng chống hỏa hoạn, các trang thiết bị về ánh sáng, quạt thông gió Tất cả các trang thiết bị này đều được trang bị ở tất cả các phòng

Về ứng dụng công nghệ thông tin, thư viện có khoảng 40 máy tính dùng cho cán bộ thư viện lưu trữ cơ sở dữ liệu, phục vụ bạn đọc tra cứu tài liệu và truy cập Internet Thư viện trang bị 4 máy in, trong đó có 3 máy in lazer và một máy in kim phục vụ việc in văn bản, in phích, nhập worksheet, xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu Thư viện hiện đang sử dụng phần mềm Libol thống nhất ở hai cơ sở Bên cạnh đó, thư viện còn có 8 máy điện thoại, 2 máy photocopy phục vụ sao in tài liệu cho bạn đọc có nhu cầu Từ năm 2005, thư viện tiến hành nối mạng Internet phục vụ bạn đọc và xây dựng trang Web của thư viện, tuy nhiên ở thời điểm này, trang Web vẫn còn nghèo nàn

1.4.5 Đặc điểm nguồn lực thông tin

Về nguồn tài liệu truyền thống, thư viện có hơn 600.000 cuốn sách, 450 loại báo và tạp chí trong và ngoài nước

Về nguồn tài liệu điện tử, thư viện đã tạo lập 6 cơ sở dữ liệu với hơn 174.000 biểu ghi

Về tài liệu địa chí, thư viện hiện đang lưu giữ 13.510 tài liệu địa chí Hà Nội (trong đó

có 154 cuốn sách tiếng Pháp, 68 cuốn sách tiếng Anh) Mảng tài liệu địa chí nhiều nhất là tiếng Việt với 7.759 cuốn có các tài liệu đặc biệt quý hiếm như:

- Hương ước: 475 bản

- Thư tịch Hán Nôm: 850 cuốn

- Văn bia Hà Nội: trên 1682 bản

- Bản đồ: 55 tờ

- Báo, tạp chí về Hà Nội đóng bìa: 1263 cuốn

- Bên cạnh đó, thư viện đã hoàn thiện và cho ra mắt “Tủ sách Thăng Long” với 1159 tài liệu đúng dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội

Về tài liệu phục vụ người khiếm thị, thư viện hiện có nguồn lực như sau:

Trang 19

- Với tài liệu chữ nổi, thư viện có 2531 cuốn và thường xuyên tiến hành đặt Thành hội người mù Hà Nội sản xuất với giá thành: 3000đ/trang Tính bình quân 01 trang sách tương đương 04 trang chữ nổi

- Với nguồn sách nói, thư hiện có 70 đĩa CD-ROM, 1911 cuộn băng cassette bằng hình thức thư viện tự sản xuất và thông qua nguồn biếu tặng Trong hai năm chuyển trụ sở sang Thành cổ nên đã không sản xuất tiếp và không có kinh phí hoạt động

1.5 Vai trò của việc nghiên cứu nhu cầu tin nói chung và nhu cầu tin của người khiếm thị nói riêng

1.5.1 Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin nói chung

Hệ thống thông tin muốn đạt được hiệu quả kinh tế và khoa học thì phải nghiên cứu kỹ nhu cầu tin của người dùng tin Việc nghiên cứu nhu cầu tin của người dùng tin nói chung có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng, bởi các lý lẽ sau:

- Giúp các thư viện tạo ra nguồn tin phù hợp với từng đối tượng người dùng tin, từng mức độ người dùng tin

- Nghiên cứu nhu cầu tin để các thư viện tổ chức xây dựng các sản phẩm thông tin, dịch vụ thông tin, thiết kế mối quan hệ thông tin, hệ thống thông tin và xây dựng các công cụ thông tin tương ứng phù hợp với từng đối tượng người dùng tin để đảm bảo cho hệ thống thông tin đạt kết quả cao

- Việc nghiên cứu nhu cầu còn giúp thư viện xây dựng chương trình đào tạo người dùng tin, đảm bảo cho họ có những kiến thức sâu rộng về thông tin và sử dụng thành thạo các phương tiện hiện đại

1.5.2 Vai trò của nghiên cứu nhu cầu tin của người khiếm thị

Như đã trình bày ở trên, người khiếm thị là một trong những đối tượng đặc biệt, họ bị hạn chế ở nhiều mặt Cụ thể là: Họ luôn có tâm lý mặc cảm, vì vậy họ ngại giao tiếp Do hạn chế về thị lực nên việc đi lại đối với họ là rất khó khăn Hơn nữa, cũng chính vì khiếm thị nên

họ không tự mình tìm tòi, quan sát để tìm ra những phương pháp tra cứu, tìm tài liệu thích hợp

và có hiệu quả Mặt khác, sự hạn chế trong giao lưu và hoạt động xã hội của họ cũng chính là rào cản để họ nảy sinh nhu cầu thông tin Vì vậy, hơn đối tượng người dùng tin khác, thư viện tiến hành nghiên cứu nhu cầu tin của họ có vai trò và ý nghĩa vô cùng to lớn Chính việc nghiên cứu nhu cầu tin của người khiếm thị là thể hiện sự quan tâm của xã hội, cộng đồng, là nguồn động viên họ nảy sinh nhu cầu tin, tiếp cận tri thức của nhân loại, nâng cao chất lượng cuộc sống về văn hóa, tinh thần cho người khiếm thị, giúp họ hòa nhập với cộng đồng dễ dàng

Trang 20

hơn, giúp họ tự tin trong cuộc sống, góp phần cống hiến vào sự phát triển chung của đất nước, của cộng đồng Ngoài ra, việc nghiên cứu nhu cầu tin của người khiếm thị là vô cùng cần thiết

và quan trọng, nó giúp các thư viện thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trên cơ sở thực trạng nhu cầu tin của người khiếm thị để xây dựng chiến lược bổ sung tài liệu, chuyển dạng tài liệu để tạo ra nguồn tài liệu, nguồn tin ngày càng phong phú cho người khiếm thị, giúp họ gắn bó hơn và hòa nhập hơn với cộng đồng

- Nghiên cứu nhu cầu tin của người khiếm thị sẽ nắm bắt được thói quen tra cứu, sử dụng tài liệu, khả năng khai thác tri thức trong tài liệu để các thư viện xây dựng các sản phẩm

và cải tiến dịch vụ phục vụ người khiếm thị ngày càng tốt hơn Đồng thời, học hỏi kinh nghiệm và sáng kiến của các thư viện khác trong việc phục vụ người khiếm thị

- Việc nghiên cứu nhu cầu còn giúp thư viện xây dựng chương trình đào tạo người khiếm thị, giúp họ nắm bắt được nhiều hơn, mở mang trình độ kiến thức và năng lực của bản thân

- Nghiên cứu nhu cầu tin của người khiếm thị để nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện và góp phần triển khai Luật “Người khuyết tật” mới được Quốc hội thông qua đi vào cuộc sống thực tiễn

CHƯƠNG 2 NHU CẦU TIN VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU TIN CỦA NGƯỜI KHIẾM TẠI THƯ VIỆN HÀ NỘI

2.1 Khái quát về người khiếm thị tại Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng 2.1.1 Khái quát về người khiếm thị tại Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội năm 2010, cả nước 1 triệu người bị đa khuyết tật Tham khảo các báo cáo kết quả điều kiều của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các tài liệu khảo sát có liên quan, ta có thể thấy thực trạng về người tàn tật trong đó có người khiếm thị ở Việt Nam có thể được phản ánh như sau:

Các dạng tật chủ yếu: Nguồn: [8;50]

Dạng Vận động Thị giác Thính giác Ngôn ngữ Trí tuệ Thần kinh

Tỉ lệ 35.46% 15.70% 9.21% 7.92% 9.11% 13.93%

Nguyên nhân của các dạng tật : Nguồn: [8;51]

Trang 21

1 Bẩm sinh 34.15% 30.44% 40.61%

Qua bảng thống kê trên, có thể thấy người tàn tật cơ quan vận động chiếm tỉ lệ cao

nhất (chiếm 35.46%), sau đó là thị giác (chiếm 15.70%) và thần kinh (chiếm 13.93%) Nguyên nhân dẫn tới tàn tật là do: bẩm sinh (chiếm 34.15%), bệnh tật (chiếm 35.75%) và tai nạn chiến tranh (chiếm 19.07%) Riêng với nguyên nhân tai nạn chiến tranh thì tỉ lệ nam tàn tật cao hơn

nữa

Nói về hiện trạng người tàn tật có liên quan tới mắt: Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, có khoảng 5.1 triệu người có khuyết tật về mắt, chiếm khoảng 6% dân

số

Trong xã hội cũ, người tàn tật nói chung và người khiếm thị nói riêng bị đặt ra ngoài lề

xã hội, trên 95% bị mù chữ, đa đa số chỉ sống với nghề hát xẩm, tẩm quất, hoặc lang thang ăn xin ở các bến tàu, bến xe Từ sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, nhờ được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự dìu dắt của Hội Người mù nên đời sống của người khiếm thị cơ bản được thay đổi Hội người mù Việt Nam từ khi ra đời đã xây dựng được tổ chức ở 43 tỉnh, thành phố và 365 Quận (huyện) Với chức năng chăm sóc mọi mặt tinh thần và đời sống vật chất cho hội viên, Hội người mù Việt Nam đã tổ chức nhiều lớp dạy chữ, dạy nghề cho hội viên làm cho trình độ học vấn của hội viên ngày càng được nâng cao

Bên cạnh đó, người khuyết tật nói chung và người khiếm thị Việt Nam nói riêng rất vui mừng khi được Đảng, Nhà nước quan tâm tới các chính sách hỗ trợ cho mình Việc ban hành Pháp lệnh về người tàn tật đã cho thấy rõ điều này Hiện nay, có rất nhiều chính sách và biện pháp của Chính phủ Việt Nam được thực hiện để hỗ trợ người khiếm thị, cải thiện mức sống

và tăng cường việc hội nhập xã hội Đặc biệt, có thể kể đến chính sách đảm bảo của các cơ quan, xí nghiệp phải sử dụng tối thiểu 2% lực lượng lao động của mình là người khuyết tật Tính đến năm 2010 đã có hơn 400 cơ sở sản xuất, kinh doanh lần lượt sử dụng hơn 20.000 người khuyết tật Chính phủ đã có quy định về tiêu chuẩn xây dựng, bảo đảm cho người khuyết tật phải tiếp cận được

Trang 22

Trong lĩnh vực giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có chỉ thị cho việc áp dụng các chương trình và cơ sở giáo dục hội nhập, các chương trình giáo dục bán hội nhập và đặc biệt dành sự quan tâm cho đối tượng người khiếm thị Chữ Braille cũng được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức trong trường phổ thông và sách giáo khoa bằng chữ nổi cũng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo in ấn

2.1.2 Khái quát về người khiếm thị tại Thủ đô Hà Nội

Tại Hà Nội, theo số liệu thống kê của Thành hội người mù, số lượng người khiếm thị của Thủ đô là 12.000 người trên tổng số 60.052 hội viên cả nước (số liệu: 12/2010) Họ bị khiếm thị do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là bị bẩm sinh, do tai nạn, hoặc do chi chứng

của chiến tranh hoặc do bệnh tật như: bệnh đục thuỷ tinh thể (chiếm 57.1%); các bệnh bán phần sau nhãn cầu (chiếm 13.6%); bệnh glôcôm và teo nhãn cầu (chiếm 9.8%)

Bên cạnh việc làm kinh tế gia đình bằng chăn nuôi trồng trọt, hay làm những công việc

để mưu sinh như xoa bóp, sản xuất tăm chổi….Người khiếm thị ở Hà Nội đã được dạy chữ, dạy nghề và được tạo điều kiện để thu nhập ngày càng tăng lên Tuy vậy, đặc điểm đời sống của người khiếm thị nhìn chung còn nghèo, việc tìm đến sách để thỏa mãn nhu cầu của mình còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù nhu cầu tiếp cận của họ vô cùng phong phú

Về trình độ học vấn, họ có trình độ ngày càng cao Số lượng người có trình độ trung

học cơ sở đến sau đại học chiếm đa số (khoảng 25 - 30%) Toàn Thành hội người mù Hà Nội

có khoảng 40 người có trình độ đại học Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 600 người có nhu cầu thường xuyên đọc sách báo, trên 100 người có khả năng truy cập Internet Những con số này cho thấy một lượng cầu không nhỏ đối với công tác phục

vụ cộng đồng người khiếm thị của các thư viện công cộng trên địa bàn

2.2 Đặc điểm nhu cầu tin của người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội

Với số lượng bạn đọc khiếm thị tăng lên theo từng năm cùng với sự tăng trưởng kinh

tế, phát triển về văn hóa, sự tăng nhanh và phong phú các xuất bản phẩm và các công tác tuyên truyền giới thiệu sách báo đã tạo điều kiện để nhu cầu tin tăng lên

Để có cơ sở khoa học cho việc nắm bắt đặc điểm nhu cầu tin của người khiếm thị của Thư viện Hà Nội, tác giả đã tiến hành điều tra 110 người khiếm thị thông qua phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu

- Số phiếu phát ra: 110 phiếu

- Số phiếu thu về: 110 phiếu (Tỉ lệ 100%)

Trang 23

- Số lượng các câu hỏi trong phiếu điều tra: 11 câu và đề cập tới những nội dung chính sau:

+ Quý độc giả tiếp cận tới vốn tài liệu thư viện với mục đích gì?

+ Quý vị thường dành bao nhiêu thời gian cho việc đọc tài liệu?

+ Quý độc giả có nhu cầu đọc tài liệu có nội dung thuộc lĩnh vực nào?

+ Quý vị thường có nhu cầu sử dụng loại hình tài liệu nào dưới đây?

+ Quý vị có nhu cầu sử dụng tài liệu bằng hình thức nào?

+ Ngôn ngữ tài liệu quý vị có nhu cầu sử dụng?

+ Vốn tài liệu của thư viện phục vụ cho Quý vị như thế nào?

+ Quý vị thường tìm được tài liệu thông qua hình thức nào dưới đây?

+ Quý vị có nhu cầu được thư viện hướng dẫn tìm tin?

+ Theo quý vị, thái độ phục vụ của cán bộ thư viện như thế nào?

+ Quý vị cho biết mức độ cần ưu tiên cho các giải pháp trong thời gian tới của thư viện?

Và dưới đây, tác giả sẽ lần lượt làm rõ đặc điểm nhu cầu tin của người khiếm thị tại Thư viện Hà Nội Trước tiên là bảng tổng hợp đặc điểm lứa tuổi và trình độ học vấn của người khiếm thị Thủ đô Hà Nội thông qua phiếu khảo sát

Bảng 1: Đặc điểm lứa tuổi và trình độ văn hóa của người khiếm thị

Lứa tuổi

Trình độ học vấn

Tỉ lệ

Mù chữ

Tiểu học THCS THPT ĐH

Trang 24

Từ 46 đến 60 tuổi 3 5 9 3 2 0 22 20%

Như vậy phân theo nhóm sẽ là:

- Nhóm người dưới 18 tuổi chiếm 9.09%

- Nhóm người từ 18 đến 25 tuổi chiếm 25.45%

- Nhóm người từ 26 đến 45 tuổi chiếm 41.82%

- Nhóm người từ 46 đến 60 tuổi chiếm 20%

- Nhóm người trên 60 tuổi chiếm 3.64%

Thông qua bảng khảo sát, có thể thấy ở các lứa tuổi khác nhau sẽ có các trình độ học

vấn khác nhau Lứa tuổi có trình độ học vấn cao nhất là lứa tuổi từ 26 đến 45 tuổi (chiếm

41.82%) Điều này có thể giải thích rằng đây là lứa tuổi chiếm đa số ở các cơ sở người mù

hiện nay, xu hướng những người trẻ bị khiếm thị cũng đang gia tăng bởi trước khi bị khiếm thị, họ phải thực hiện nhiều công việc nguy hiểm có liên quan trực tiếp đến mắt, hoặc do bị tai nạn nghiêm trọng

2.2.1 Mục đích sử dụng tài liệu

* Với lứa tuổi dưới 18 tuổi: Tác giả tiến hành nghiên cứu 10 người dùng tin của Thư

viện Hà Nội là học sinh trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu Mặc dù trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu có thư viện riêng nhưng số lượng tài liệu còn nghèo nàn và Thư viện Hà Nội đôi lúc “chưa chú trọng” đến đối tượng này

Bảng 2: Mục đích sử dụng tài liệu của lứa tuổi dưới 18 tuổi

Trình độ học vấn SL

Mục đích Học tập Nghiên cứu Công việc Giải trí

Kết quả điều tra cho thấy: 100% có số người được hỏi đều sử dụng tài liệu với mục đích học tập Điều này chỉ ra rằng: Ở lứa tuổi này, nhu cầu tiếp cận tri thức là rất cao, và hầu hết tri thức này đều nằm trong sách giáo khoa, sách tham khảo và thông qua kiến thức thầy cô giảng trên lớp Lứa tuổi dưới 18 là lứa tuổi đến trường, không phải chỉ có người khiếm thị mới

có nhu cầu học tập, mà cả những người bình thường ở độ tuổi này đều có nhu cầu “làm chủ” tri thức để phục vụ các công việc trong tương lai của mình Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Trẻ

em Việt Nam ngày nay được hưởng nền giáo dục tốt hơn Khoảng 95% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường Các cơ hội tăng cường sự tham gia của trẻ em ngày càng được mở rộng Việt

Trang 25

Nam ngày càng quan tâm tới việc xây dựng môi trường an toàn và lành mạnh cho mọi trẻ em cũng như ngăn ngừa và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em Cách tiếp cận dựa trên các quyền

cơ bản của trẻ em ngày càng được chú trọng

* Với lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi: Kết quả phiếu điều tra được tổng hợp sau:

Bảng 3: Mục đích sử dụng tài liệu của lứa tuổi từ 18 đến 25 tuổi

Trình độ học vấn SL

Mục đích Học tập Nghiên cứu Công việc Giải trí

Qua kết quả điều tra cho thấy:

+ 100% người có trình độ văn hóa mù chữ tiếp cận tới tài liệu với mục đích học tập Điều này có thể hiểu rằng: Họ chưa được tiếp cận tới tri thức nên việc tìm đến tài liệu để học tập, nâng cao hiểu biết và coi sách trở thành “người bạn” là điều tất yếu

+ Những người có trình độ Tiểu học tiếp cận tới tài liệu với mục đích học tập (chiếm

57.14%), mục đích nghiên cứu (chiếm 42.86%) Có thể thấy, việc họ tiếp cận tài liệu với mục

đích trên là vô cùng hợp lý để thỏa mãn nhu cầu nâng cao tri thức và sự hiểu biết

+ Những người có trình độ Trung học cơ sở tiếp cận tài liệu với mục đích học tập

(chiếm 100%), mục đích nghiên cứu (chiếm 50%), mục đích công việc (chiếm 25%), mục đích

giải trí (chiếm 25%) Việc có sự đồng đều này là do họ còn trẻ nên mục đích sử dụng tài liệu

phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu toàn diện là cần thiết và hợp lý

+ Những người có trình độ Trung học phổ thông và Đại học là đối tượng có mục đích

sử dụng tài liệu giống nhau 100% họ tiếp cận tới tài liệu để học tập, 50% với mục đích nghiên cứu, giải trí và công việc Những đối tượng này có trình độ cao nên khả năng tổng hợp, phân tích tài liệu, chọn lọc sách cũng có quy củ và khoa học

+ Đối tượng có trình độ Sau đại học nghiên cứu tài liệu với mục đích học tập Điều này càng chứng tỏ: Dù học cao đến đâu nhưng khả năng của con người tiếp cận với thế giới tri

Trang 26

thức vẫn là nhỏ bé Học tập và tìm hiểu sâu các lĩnh vực khoa học vẫn là nhiệm vụ suốt đời để tránh cho con người không bị lạc hậu

* Với lứa tuổi từ 26 đến 45 tuổi: Kết quả phiếu điều tra được tổng hợp như sau:

Bảng 4: Mục đích sử dụng tài liệu của lứa tuổi từ 26 đến 45 tuổi

Kết quả điều tra cho thấy:

+ 100% người có trình độ học vấn mù chữ ở lứa tuổi này tiếp cận tới tài liệu với mục đích học tập, trong số đó có 50% tiếp cận với mục đích nghiên cứu Điều này có thể là “quá sức” với họ nhưng việc nghiên cứu để từ đó áp dụng vào thực tế cuộc sống là minh chứng sự hữu ích của tài liệu đối với người dùng tin

+ Những người có trình độ tiểu học tiếp cận tới tài liệu chủ yếu với mục đích học tập

(chiếm 87.5%)

+ Những người có trình độ trung học cơ sở tiếp cận tài liệu chủ yếu cũng với mục đích

học tập (chiếm 70%), mục đích nghiên cứu (chiếm 50%), mục đích công việc (chiếm 40%), mục đích giải trí (chiếm 40%)

+ Những người có trình độ trung học phổ thông chiếm Tỉ lệ cao nhất ở lứa tuổi này, họ

sử dụng tài liệu với mục đích học tập (chiếm 83.33%), mục đích nghiên cứu (chiếm 83.33%), mục đích công việc (chiếm 33.33%), mục đích giải trí (chiếm 22.22%)

+ Những người có trình độ đại học tiếp cận tới tài liệu với tất cả các mục đích: học tập, nghiên cứu, giải trí và công việc Đây là những đối tượng có trình độ cao và có nhu cầu tìm hiểu tài liệu để tăng cường mức độ nắm bắt thông tin ở các lĩnh vực

Trang 27

* Với lứa tuổi từ 46 đến 60 tuổi:

Bảng 5: Mục đích sử dụng tài liệu của lứa tuổi từ 46 đến 60 tuổi

Kết quả điều tra cho thấy:

+ 100% người có trình độ văn hóa mù chữ ở lứa tuổi này tiếp cận tới tài liệu với mục đích giải trí

+ Những người có trình độ tiểu học tiếp cận tới tài liệu chủ yếu với mục đích học tập

(chiếm 60%) Có thể thấy nhu cầu nâng cao hiểu biết có họ là vẫn cần thiết, không chỉ phục vụ

cho mình mà còn cho những người trong gia đình mình

+ Những người có trình độ trung học cơ sở tiếp cận tài liệu chủ yếu với mục đích

nghiên cứu (chiếm 88.89%)

+ Những người có trình độ đại học tiếp cận tài liệu với mục đích học tập (chiếm

100%) Họ say mê với học tập để nâng cao trình độ hiểu biết và khả năng giải thích những

hiện tượng của xã hội Điều này càng chứng tỏ “Tri thức là quyển sách không trang cuối cùng”

* Với lứa tuổi trên 60: Qua kết quả điều tra cho thấy: 100% đối tượng người khiếm thị

trên 60 tuổi sử dụng tài liệu với mục đích giải trí Điều này lý giải rằng: Ở độ tuổi này, khi không còn vướng bận tới công việc, hay những lo lắng trong đời sống, họ thường có nhu cầu

nghỉ ngơi và việc tìm tới tài liệu để giải trí là vô cùng cần thiết

Bảng 6: Mục đích sử dụng tài liệu của lứa tuổi trên 60

Học tập Nghiên cứu Công việc Giải trí

Ngày đăng: 11/05/2017, 05:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Nguyễn Thị Bắc (2005), Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị: Cẩm nang thực hành tốt nhất, Thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch vụ thư viện cho người khiếm thị: Cẩm nang thực hành tốt nhất
Tác giả: Nguyễn Thị Bắc
Năm: 2005
9. Hồ Thị Thúy Chinh (2007), Tìm hiểu nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu nhu cầu tin và việc đảm bảo thông tin tại Thư viện Thành phố Hà Nội
Tác giả: Hồ Thị Thúy Chinh
Năm: 2007
10. Nguyễn Viết Chức (2001), “45 năm phấn đấu và trưởng thành của Thư viện Hà Nội”, Tập san thư viện, số 4, tr.3 - 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 45 năm phấn đấu và trưởng thành của Thư viện Hà Nội”, "Tập san thư viện
Tác giả: Nguyễn Viết Chức
Năm: 2001
11. Nguyễn Thị Đào (2003), Tìm hiểu hoạt động của một số phòng đọc sách tiêu biểu dành cho người khiếm thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Niên luận, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu hoạt động của một số phòng đọc sách tiêu biểu dành cho người khiếm thị ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Đào
Năm: 2003
12. Nguyễn Tiến Hiển (2006), Vai trò của thông tin trong xã hội nói chung và giáo dục - đào tạo nói riêng : Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của thông tin trong xã hội nói chung và giáo dục - đào tạo nói riêng
Tác giả: Nguyễn Tiến Hiển
Năm: 2006
13. Vũ Hồng Khanh (2007), “Thư viện phục vụ người khiếm thị”, Tạp chí Thông tin - Tư liệu, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện phục vụ người khiếm thị”, "Tạp chí Thông tin - Tư liệu
Tác giả: Vũ Hồng Khanh
Năm: 2007
14. Chu Ngọc Lâm (2001), “Thư viện Hà Nội - 45 năm một chặng đường”, Tập san thư viện, số 4, tr.5 - 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện Hà Nội - 45 năm một chặng đường”, "Tập san thư viện
Tác giả: Chu Ngọc Lâm
Năm: 2001
15. Nguyễn Ngọc Nguyên (2008), Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội, thực trạng và giải pháp : Kỷ yếu Hội thảo tăng cường và nâng cao chất lượng các dịch vụ thư viện công cộng phục vụ người khiếm thị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công tác phục vụ bạn đọc khiếm thị tại Thư viện Hà Nội, thực trạng và giải pháp
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nguyên
Năm: 2008
16. Nguyễn Ngọc Nguyên (2001), “Thư viện dành cho người khiếm thị”, Tập san Thư viện, số 4, tr. 22 - 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện dành cho người khiếm thị”, "Tập san Thư viện
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nguyên
Năm: 2001
19. Bùi Loan Thuỳ, Lê Văn Viết (2001), Thư viện học đại cương, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.Website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư viện học đại cương
Tác giả: Bùi Loan Thuỳ, Lê Văn Viết
Năm: 2001
20. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia http://vi.wikipedia.org Link
21. Bách khoa toàn thư Việt Nam http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn Link
22. Thư viện Thành phố Hà Nội: http://www.thuvienhanoi.org.vn Link
1. Nghị định số 72/2002/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Thư viện Khác
2. Pháp lệnh Thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 04 năm 2001 Khác
3. Pháp lệnh về người tàn tật số 06/1998/PL-UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 1998.Tài liệu Tiếng Việt Khác
4. Báo cáo hiện trạng và tiềm năng sản xuất tài liệu thay thế cho người khiếm thị của Thư viện Hà Nội tháng 3 năm 2011 Khác
5. Báo cáo tăng cường tiếp cận thông tin cho người khiếm thị tại Hội nghị tổng kết 10 năm hợp tác giữa Việt Nam và Quỹ Force giai đoạn 2000 - 2010 Khác
6. Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2010 và phương hướng hoạt động năm 2011 của Trung ương Hội người mù Việt Nam Khác
7. Báo cáo tổng kết tình hình thi hành pháp lệnh về người tàn tật và các văn bản pháp luật liên quan của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ngày 15 tháng 07 năm 2009 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w