Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất va tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn hà nội
Trang 1lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, toàn bộ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và ch−a bao giờ sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2004
Tác giả luận văn
Đào Duy Tâm
Trang 2lời cảm ơn
Đến nay luận văn Thạc sĩ của tôi đ∙ hoàn thành, kết quả của quá trình
đào tạo và hoàn thành luận văn thạc sĩ này là nhờ công lao dạy bảo, đào tạo
và động viên của các Thầy Cô giáo trong thời gian tôi học tập nghiên cứu tại
Trường Đại học Nông nghiệp I, đặc biệt là các Thầy Cô giáo trong Khoa Kinh
tế & Phát triển nông thôn và Khoa sau đại học Tôi xin ghi nhớ và cảm ơn sự
giúp đỡ, những tình cảm của các Thầy Cô dành cho
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc nhất tới thầy giáo -
GS.TS Phạm Vân Đình, người đ∙ tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tôi
thực hiện đề tài này
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND thành phố Hà Nội, các Sở thành phố: Sở
Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sở Nông nghiêp và Phát triển nông thôn,
Cục Thống Kê, Sở Thương mại, Phòng nông nghiệp và Phát triển nông nông,
Trung tâm nghiên cứu, Ban chuyên môn của các địa phương, các nông hộ sản
xuất, các cửa hàng và siêu thị bán rau an toàn và tất cả những người dân Hà Nội
đ∙ tham gia các cuộc phỏng vấn, đ∙ tạo điêù kiện thuận lợi trong quá trình
nghiên cứu, học tập của tôi
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn của, tôi đ∙ nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, động viên của các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình Tôi xin chân
thành cảm ơn sự giúp đỡ và ghi nhận những tình cảm quý báu đó.
Trang 3Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục các sơ đồ
1 Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Đối tượng nghiên cứu
2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về nông nghiệp sạch và rau an toàn
2.1.2 Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn
2.1.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau
2.1.4 Cơ sở khoa học về tiêu thụ rau an toàn
2.1.5 Các mối quan hệ kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
2.2.2 Tình hình sản xuất rau của Việt Nam
2.3 Các nghiên cứu có liên quan
3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội
3.1 1 Đặc điểm về tự nhiên
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
3.2.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.2.3 Phương pháp tổ chức nghiên cứu
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
4 Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh
ii iii
v
vi viii
Trang 4sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
4.1 Thực trạng chung sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
4.1.1 Tình hình chung chủng loại sản phẩm, diện tích, năng suất và sản
lượng rau an toàn
4.1.2 Tình hình tiêu thụ rau an toàn
4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn ở Hà Nội qua các điểm
điều tra
4.2.1 Điều kiện sản xuất của hộ
4.2.2 Tình hình tổ chức sản xuất rau an toàn
4.2.3 Tình hình tiêu thụ rau an toàn
4.2.4 Nguyên nhân ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
4.3 Định hướng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
trên địa bàn Hà Nội
4.3.1 Định hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
4.3.2 Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Trang 5danh mục các chữ viết tắt
CP BVTV
ĐH, CĐ, THCN
ĐHĐB
GO HCBVTV HTX
IC IPM KHCN - MT
MI NN&PTNT RAT
SX TCp
VA VSATTP
Chi phí Bảo vệ thực vật
ĐH, CĐ, trung học chuyên nghiệp
Đại hội đại biểu Giá trị sản xuấtHoá chất bảo vệ thực vật Hợp tác xã
Chi phí trung gian Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp Khoa học công nghệ và môi trường Chi phí phải trả bằng tiền
Nông nghiệp và phát triển nông thôn Rau an toàn
Sản xuất Thu nhập hỗn hợp Giá trị gia tăng
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 6danh mục sơ đồ
Trang 71 Mở đầu
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với trên 70% dân số và lao động sống ở
nông thôn Từ lâu nông nghiệp đã là một trong những ngành sản xuất vật chất chủ yếu của xã hội, có vị trí đặc biệt quan trọng và luôn được coi là mặt trận hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân Nhiệm vụ của nông nghiệp là sản xuất lương thực, thực phẩm và các nông sản khác đáp ứng nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng của xã hội Ngày nay, Việt Nam đang trong xu hướng phát triển chung của thời đại, việc phát triển sản xuất và tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn là vấn đề có tính cấp thiết vì sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường và sức khoẻ con người
Sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trên mọi ngành, lĩnh vực và sự gia tăng nhanh dân số đã gây nên tình trạng môi trường đất, nước, không khí ở các vùng nông thôn, đặc biệt là vùng ven thành phố lớn, khu công nghiệp bị ô nhiễm nặng nề Thêm vào đó, việc lạm dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm chất lượng sản phẩm, quả ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Việt Nam
Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước, thị trường càng phát triển với các nhu cầu nông sản tăng lên về cả chủng loại, số lượng và chất lượng nông sản phẩm đáp ứng cho đời sống người dân ngày một nâng cao Trong tiến trình phát triển này, ngành sản xuất rau an toàn đang từng bước được chú trọng phát triển mạnh mẽ và
đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững Từ đây, đặt ra cho ngành hàng rau an toàn một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi phải được quan tâm giải quyết một cách có thoả đáng trong cả lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt đối với địa bàn Hà Nội
Trang 8Từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, ngành hàng rau bị thả nổi từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Sản xuất giống gì ? ở đâu ? Sản xuất theo công nghệ nào? Chất lượng ra sao ? Giá bán bao nhiêu ? Các vấn đề này, hầu hết đều do người sản xuất và người tiêu dùng quyết định Do bị thả nổi cho nên sản xuất rau chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng, chưa bảo đảm an toàn trong tiêu dùng cho toàn xã hội và khan hiếm lúc giáp vụ, hoặc xảy ra hiện tượng thừa ở vùng này nhưng lại thiếu ở vùng khác làm ảnh hưởng đến tâm lý mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ của người trồng rau
Đối với một số đô thị lớn như thành phố Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng rau luôn ở mức cao nhất so với các vùng khác trong cả nước Năm 2003, thành phố Hà Nội có 8000ha rau đậu các loại tập trung ở các huyện ngoại thành và vùng ven đô với tổng sản lượng đạt gần 150 nghìn tấn, đáp ứng cho một phần nhu cầu của người dân thành phố khoảng 52 kg rau/người/năm Tuy nhiên thực tế lượng tiêu thụ rau của người dân thành phố lại cao hơn mức bình quân trên (từ 60 đến 70 kg) rau/người/năm Điều này cho thấy, để đáp ứng mức tiêu dùng hiện tại của người dân thành phố cần có nguồn cung ứng rau từ các tỉnh lân cận về thành phố
Xu hướng tiêu dùng rau an toàn ở Hà Nội ngày càng tăng về số lượng và cao hơn về chất lượng, hình thức rau Người Hà Nội sẫn sàng chấp nhận mua RAT với giá cao ở thời điểm trái vụ hoặc mùa khan hiếm, trong khi đó, việc sản xuất và tổ chức tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố hiện tại chưa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng và chất lượng
Từ thực tế đó, năm 1994, thành phố Hà Nội đã triển khai chương trình sản xuất rau an toàn, đến nay vẫn duy trì và phát triển Trong quá trình thực hiện, thành phố đã quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện ngoại thành Kết quả đã
đạt được về quy mô và tốc độ phát triển sản phẩm rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
đáng khích lệ, tuy nhiên, sản xuất rau ở Hà Nội cũng còn nhiều vấn đề cần nghiên
Trang 9cứu và giải quyết như ruộng đất còn manh múm, vốn đầu tư cho sản xuất chưa được
đáp ứng đầy đủ, quy trình rau an toàn chưa được áp dụng triệt để, lượng rau an toàn của huyện đưa vào thị trường chưa chiếm được niềm tin của người tiêu dùng dẫn đến tiêu thụ chậm, khó khăn trong công tác thuỷ lợi, các giải pháp về tổ chức, quản lý, các quan hệ trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn chưa giải quyết có hiệu quả và lỏng lẻo
Hệ thống thị trường rau an toàn (RAT) của Hà Nội còn nhiều vấn
đề bất cập như tổ chức mạng lưới tiêu thụ còn nhiều bất hợp lý, cơ sở kỹ thuật phục vụ bảo quản RAT thiếu, yếu, hoạt động của các tổ chức, các tác nhân trong hệ thống thị trường còn mang tính tự phát Điều này, dẫn
đến người nông dân thường phải chịu cả rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Chính những hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến phát triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Trong thời gian tới Hà Nội cần tiếp tục phát triển nhanh, mở rộng các khu công nghiệp, khu dân cư đô thị mới [40], mức sống người dân tăng nhanh hơn, do
đó nhu cầu về RAT sẽ tiếp tục tăng lên Xuất phát từ điều đó, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội“
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chức sản xuất và tiêu thụ RAT trong thời gian qua và tìm
ra các giải pháp kinh tế tổ chức nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ RAT
Trang 10- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội trong một số năm gần đây, tìm ra những hạn chế, cùng các yếu tố kinh tế - tổ chức
ảnh hưởng, các mối quan hệ tác động và các thách thức đặt ra trong phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội hiện nay
- Đề xuất các giải pháp về kinh tế - tổ chức, giải quyết tốt hơn các mối quan
hệ trong sản xuất và tiêu thụ RAT nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội
1.3 Đối t ượng nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề kinh tế - tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT với chủ thể nghiên cứu trực tiếp là các hộ nông dân, các HTX, các doanh nghiệp, các cửa hàng sản xuất và tiêu thụ RAT của Hà Nội
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ RAT, các yếu tố ảnh hưởng, các mối quan hệ tác động đến kết quả và đề xuất giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng phát triển RAT từ 1996 đến nay, tập trung vào 3 năm gần đây, khảo sát thực tế năm 2003 và đề xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất và đẩy mạnh tiêu thu RAT đến 2005, 2007 và 2010
Trang 112 Cơ sở lý luận và thực tiễn
về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về sản xuất nông nghiệp sạch và rau an toàn
• Khái niệm về nông nghiệp sạch
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có hai quan niệm về nền nông nghiệp sạch, đó là: Nông nghiệp sạch tương đối và nông nghiệp sạch tuyệt đối
- Nông nghiệp sạch tuyệt đối là nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh học ở nền nông nghiệp này, người ta áp dụng các biện pháp hữu cơ và sinh học, trở lại chế độ canh tác tự nhiên, không dùng các loại phân bón hoá học hay thuốc bảo
vệ thực vật Nó được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới và cách ly với các yếu tố độc hại của môi trường bên ngoài Hầu như nền nông nghiệp này chỉ được áp dụng ở các nước phát triển, vì họ có điều kiện về tài chính để đầu tư vốn cũng như cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp
- Nông nghiệp sạch tương đối là nền nông nghiệp có sự kết hợp các biện pháp thâm canh hiện đại, đặc biệt là các thành tựu về công nghệ sinh học, kỹ thuật cao với các biện pháp hữu cơ, sinh học để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế tối đa tác động xấu của sản xuất
đến môi trường, đồng thời các sản phẩm sản xuất ra có dư chất lượng hoá học, kim loại nặng và độc tố ở mức cho phép Nền nông nghiệp này đang được áp dụng ở hầu hết các nước đang phát triển
• Khái niệm về rau an toàn
Trang 12Khái niệm về rau sạch
Dựa theo quan điểm về nông nghiệp sạch ở trên, rau sạch là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an toàn cho người và gia súc Sản phẩm rau xem là sạch khi đáp ứng được các yêu cầu sau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch, không bụi bẩn và lẫn tạp chất, thu đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn
Khái niệm rau “sạch” bao hàm rau có chất lượng tốt với dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As), nitrat cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khoẻ của con người ở dưới mức các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn của FAO, WTO Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn về sinh thực phẩm cho mặt hàng rau quả
“sạch”
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam đưa ra những quy
định về sản xuất rau an toàn như sau:
Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ, hoa và quả
có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hoá chất độc và mức độ ô nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường thì được coi là rau bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt
- Về nội chất phải bảo đảm quy định mức cho phép:
Trang 13+ Dư lượng các loại hoá chất bảo vệ thực vật trong sản phẩm rau
+ Hàm lượng nitrat (NO3) tích luỹ trong sản phẩm rau
+ Hàm lượng tích luỹ của một số kim loại nặng chủ yếu như chì (Pb), thuỷ ngân (Hg), Asen (As), cadimi (Cd), đồng (Cu)
+ Mức độ ô nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samollela, trứng giun, sán )
Sản phẩm rau chỉ được coi là bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm khi hàm lượng tồn dư các chỉ tiêu sau không vượt quá giới hạn quy định (Phụ lục I)
Theo quan điểm số đông của các nhà nông học
Nông nghiệp hữu cơ là một phương thức sản xuất cấm dùng các hóa chất tổng hợp mà dựa trên cơ sở sử dụng các chất hữu cơ và luân canh cây trồng, có mục tiêu tôn trọng môi trường và bảo vệ các mối cân bằng của đất và hệ sinh thái nông nghiệp Đây là hướng sản xuất sản phẩm an toàn, sản xuất rau, rau hữu cơ
đã được nhiều nước sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ
Rau hữu cơ là rau được canh tác bằng phương pháp canh tác hữu cơ, cùng với
sự kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ Thực ra rau hữu cơ về mẫu mã và chủng loại cũng không có gì khác so với rau an toàn và rau thông thường
Tuy nhiên nói đến rau hữu cơ tức là nói đến một phương thức canh tác để có rau an toàn cho người tiêu dùng còn khái niệm rau an toàn bao trùm tất cả là các loại rau bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Tóm lại, theo quan điểm của hầu hết nhiều nhà khoa học khác cho rằng:
Rau an toàn là rau không dập nát, úa, hư hỏng, không có đất, bụi bao quanh, không chứa các sản phẩm hóa học độc hại; hàm lượng NO3, kim loại nặng, dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như các vi sinh vật gây hại phải được hạn chế theo các tiêu chuẩn an toàn và được trồng trên các vùng đất không bị nhiễm kim loại nặng, canh
Trang 14tác theo những quy trình kỹ thuật được gọi là quy trình tổng hợp, hạn chế được sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép
2.1.2 Vai trò và đặc điểm của sản xuất rau an toàn
• Vai trò của sản xuất rau an toàn
Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp
Trong cuộc sống con người, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế được như các loaị vitamin A, B, D, C, E, K, các loại axit hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần cho sự phát triển của cơ thể con người Rau không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng chữa bệnh Chất xơ trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột, vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và lợi Vitamin D trong rau giàu caroten có thể hạn chế những biến cố về ung thư phổi Khi lương thực và nguồn đạm động vật đã được bảo đảm thì nhu cầu về số lượng và chất lượng rau xanh càng tăng Người ta xem rau như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh tế xã hội: tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ gia đình Rau là cây ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ 30 - 40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp 75 - 85 ngày, rau gia vị chỉ 15 - 20 ngày một vụ cho nên một năm có thể trồng được 2 - 3 vụ, thậm chí 4 - 5 vụ [7] Cây rau còn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất
Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được cả lao
động và những tư liệu sản xuất khác Cây rau là cây có giá trị kinh tế cao, 1ha trồng
Trang 15rau mang lại thu nhập gấp 2 - 5 lần so với trồng lúa [8] Vì vậy trồng rau là nguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ
Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho chế biến Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con đường CNH - HĐH Sản xuất rau tạo
ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt, dưa chuột đóng góp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước và mở rộng quan hệ quốc tế
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh ở miền Bắc thích nghi cho nhiều loại rau ôn đới, nếu khai thác tốt vụ đông sẽ có khối lượng rau lớn để xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, vùng Trong tương lai gần, ngành sản xuất rau sẽ là ngành sản xuất hàng hoá lớn và có giá trị xuất khẩu cao trong ngành nông nghiệp (sau gạo, cà phê, cao su, hải sản)
Sản xuất rau cung cấp nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp thực phẩm nhằm tăng dự trữ, góp phần điều hoà cung trên thị trường, ổn định giá cả,
đồng thời để xuất khẩu và tăng giá trị sản phẩm rau Một số cây rau như khoai tây, khoai sọ có giá trị như cây lương thực, vì vậy trong thời gian qua đã góp phần vào việc bảo đảm an ninh lương thực của quốc gia Sản xuất rau còn là nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, góp phần phát triển chăn nuôi ngành thành ngành sản xuất chính
Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập cho nông dân, giải quyết việc làm cho người lao
động, tận dụng đất đai, điều kiện sinh thái
• Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của sản xuất ngành hàng RAT
Trang 16a/ Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ rau
- Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố trí mùa vụ,
tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được xắp xếp hợp lý khoa học
- Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều công lao động
- Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hoá cao, sản phẩm RAT có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát, khó vận chuyển và khó bảo quản
- Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ do đó khả năng cung cấp của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp vụ Nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ thời điểm nào trong năm
b/ Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
- Quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt
- Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụg lao động trong sản xuất) và đặc điểm sản phẩm nên gây ra cho người sản xuất, cung ứng khó chủ động được hoàn toàn về chất lượng và số lượng rau ra thị trường Điều này dẫn đến sự dao động lớn về giá cả, số lượng, chất lượng rau trên thị trường
- Tiêu dùng RAT còn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập quán, thói quen người tiêu dùng
- Xu hướng phát triển ở nước ta, hiện nay nhu cầu, tiêu dùng đang tăng tiến tạo ra thị trường tiêu thụ RAT phát triển cả về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm
2.1.3 Nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm rau
Trang 17Hàm lượng Nitrat quá cao là hậu quả của bón phân hóa học, đặc biệt là bón đạm
quá liều lượng hoặc bón đạm không đúng lúc, gần thời gian thu hoạch
Cây hấp thu đạm và các chất qua bộ rễ, tổng hợp thành các chất dinh dưỡng tích luỹ trong các bộ phận của cây nhưng trước khi chuyển hoá thành chất dinh dưỡng, đã tồn tại trong cây dưới dạng Nitrat Trong cơ thể người, lượng Nitrat ở mức
độ cao có thể gây phản ứng với Amin thành chất gây ung thư gọi là Nitrosamin Theo tổ chức WTO thế giới quy định lượng Nitrat trong rau không vượt quá 300 mg/kg rau tươi Mỹ lại cho rằng hàm lượng đó còn tuỳ thuộc từng loại rau
Tồn dư kim loại nặng trong sản phẩm rau
Các kim loại nặng tiềm ẩn trong đất trồng hoặc từ nguồn nước thải thành phố
và khu công nghiệp chuyển trực tiếp qua nước tưới được rau xanh hấp thu Sự lạm dụng quá mức thuốc BVTV dùng để trừ sâu bệnh, cỏ dại cùng với phân bón các loại (đạm, lân, kali) đã làm các hoá chất rửa trôi xuống mương ao, hồ, thâm nhập vào các mạch nước ngầm gây ô nhiễm Bón lân nhiều cũng làm tăng hàm lượng Camidi trong đất và trong sản phẩm rau Một tấn supe lân chứa 50 đến 70 gam Cd
Dư lượng hoá chất BVTV
Khi phun thuốc sâu, trừ bệnh và thuốc bảo vệ thực vật sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt cây trồng (lá, hoa, quả, thân cây) và một lớp chất lắng là dư lượng ban đầu của thuốc Sản phẩm rau sẽ gây ngộ độc cho người gia súc khi:
- Thu hoạch gần thời gian phun thuốc, không bảo đảm thời gian cách ly, thuốc chưa phân huỷ hết
- Phụ các loại thuốc có độ độc cao và phân huỷ chậm, các loại thuốc đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng như monitor, wofatox
Vi sinh vật gây bệnh và ký sinh trùng đường ruột
Trang 18Trong phân chuồng, phân bắc chưa hoai có chứa chứng giun và một số vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella Việc sử dụng nước phân tươi tưới cho rau, đặc biệt
là rau gia vị, rau ăn sống là hình thức truyền tải trứng giun và các yếu tố gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như bệnh ỉa chảy, giun móc
2.1.4 Cơ sở khoa học về tiêu thụ RAT
• Một số khái niệm cơ bản về tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị sử dụng của hàng hoá Qua tiêu thụ, hàng hoá chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành Đây là giai đoạn cuối cùng của hoạt
động sản xuất kinh doanh, đóng vai trò quyết định trong sự tồn vong của doanh nghiệp Tiêu thụ sản xuất góp phần làm đẩy nhanh vòng quay của vốn làm cầu nối
đưa sản phẩm từ tay người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua lưu thông trên thị trường
Tiêu thụ sản phẩm là công việc thường xuyên của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình, cho nên đòi hỏi cần có sự quan tâm đúng mức Chỉ sau khi tiêu thụ hàng hoá thì các doanh nghiệp mới có thể xác định được kết quả tài chính của mình Xác định được lượng vốn ứ đọng và lượng vốn lưu thông tương đối kịp thời chính xác, để từ đó điều chỉnh bổ sung vốn bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển ổn định
Tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp
Hàng hoá nói chung có sự mâu thuẫn của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng lại thống nhất của hai mặt đối lập Đối với người sản xuất hàng hoá họ tạo
ra giá trị sử dụng nhưng mục đích của họ không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị,
họ quan tâm đến giá trị sử dụng là để đạt được mục đích (là giá trị) mà thôi Ngược lại
đối với người mua, cái mà họ quan tâm là cái giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu
Trang 19dùng của mình Muốn có giá trị sử dụng thì phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó Như vậy trước khi thực hiện giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị của nó Nếu không thực hiện được giá trị, sẽ không thực hiện được giá trị sử dụng
Trong nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra được đem trao đổi mua bán trên thị trường gọi là nông sản hàng hoá Nông sản hàng hoá có các đặc trưng sau:
+ Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, do đó lượng nông sản hàng hoá được cung ra thị trường cũng mang tính thời vụ, lượng sản phẩm của một loại nông sản hàng hoá nào đó có thể rất dồi dào ở thị trường vào lúc này nhưng lại khan hiếm về lúc khác Phần lớn nông sản hàng hoá được cung ra thị trường tại những thời điểm nhất định, thường là sau khi thu hoạch nhưng về nhu cầu về các sản phẩm đó lại liên tục và đều
đặn trong suốt cả năm
+ Nông sản hàng hoá có thể được sử dụng trực tiếp (rau, đậu, hoa quả ) hoặc phải qua chế biến (lương thực, thịt, cá ) Trong đó, loại phải qua chế biến (bao gồm sơ chế và chế biến tinh) chiếm tỷ lệ chủ yếu
+ Sản phẩm nông nghiệp đa số do nông dân sản xuất Nông dân nước ta có quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, họ vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng Do đó, nông sản hàng hoá đưa ra thị trường thường không lớn và phân tán
+ Nông sản hàng hoá đưa ra thị trường với chủng loại đa dạng, nhưng khối lượng cồng kềnh và dễ hư hỏng, đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn bảo đảm không giảm phẩm chất và phải được bán nhanh, giá bán linh hoạt
+ Sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, do đó người sản xuất nhiều khi không kiểm soát được số lượng và chất lượng của nông sản hàng hoá cung ra thị trường Điều này dẫn đến sự giao động lớn về giá cả, số lượng, chất lượng nông sản hàng hoá trên thị trường
Trang 20Tiêu thụ các nông sản tươi hay các sản phẩm chế biến của nó, có nhiều đặc
điểm giống với tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ nói chung Song do rau an toàn có những
đặc điểm khác biệt nên tiêu thụ nông sản có những đặc điểm riêng mà phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm sản xuất, công nghệ chế biến và các điều kiện ngoại cảnh khác
• Thị trường
- Khái niệm
Theo học thuyết của K.Mác, hàng hoá là sản phẩm được sản xuất ra không phải để cho người sản xuất tiêu dùng mà nó được sản xuất ra để bán ở thị trường [10] Vậy thị trường là gì ? Có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường, theo chúng tôi nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất khái niệm về thị trường như sau:
Trang 21Kênh phân phối trực tiếp gắn liền giữa người sản xuất và người tiêu dùng, tức là người sản xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng không qua người trung gian Kênh này thể hiện sự sắp xếp phân phối đơn giản nhất và ngắn nhất Với phương thức này người sản xuất tiêu thụ sản phẩm nhanh và có lợi nhuận cao, đồng thời chủ động cả về thời gian và khách hàng nên tương đối thuận lợi Tuy nhiên, nếu sản xuất quy mô lớn thì không thể áp dụng kênh trực tiếp vì rất khó thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm Mặt khác, vì không qua trung gian nên kênh này cũng gây hạn chế phát triển về mặt thương mại
Hiện nay các kênh phân phối rau an toàn ở Việt Nam [6] qua sơ đồ sau:
Người thu gom
Người môi giới
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người thu gom Đại lý bán buônNgười Người bán lẻ
tiêu Người
dùng
Sơ đồ 2.1: Kênh phân phối RAT
Trang 22Kênh phân phối gián tiếp là kênh mà người sản xuất bán sản phẩm cho người tiêu dùng qua một hoặc một số trung gian như người bán buôn, người bán lẻ hay các
đại lý Độ dài và độ phức tạp của kênh tùy thuộc vào số lượng thành phần trung gian tham gia vào kênh [8]
Trong kênh phân phối gián tiếp càng nhiều tầng lớp trung gian càng khiến sản phẩm tới tay người tiêu dùng chậm Tuy vậy, về một phương diện khác của phân phối sản phẩm thì kênh gián tiếp bảo đảm hình thành một mạng lưới phân phối ổn
định, tiến bộ, hợp lý Kênh phân phối gián tiếp còn giúp cho sự ổn định giá cả một cách tương đối bền vững như sự phát triển dịch vụ, nhưng người tiêu dùng thường phải mua sản phẩm với giá cao hơn và sản phẩm có thể bị giảm cấp khi đến tay người tiêu dùng [8]
2.1.5 Các mối quan hệ kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
Các tác nhân tham gia phân phối
Tham gia trên kênh phân phối sản phẩm nói chung, rau an toàn nói riêng gồm
có các tác nhân sau:
- Người sản xuất
Trực tiếp tạo ra sản phẩm, sau thu hoạch có thể bán sản phẩm trực tiếp cho các cửa hàng hoặc bán cho những người thu mua
- Người thu gom
Họ thu mua sản phẩm của người sản xuất và giao lại tại các cửa hàng, siêu thị Có thể họ cũng là những người tham gia sản xuất ra các loại sản phẩm này, đồng thời họ tham gia thu mua sản phẩm của người trồng rau và họ giao sản phẩm mua
được tại các cửa hàng hoặc siêu thị Do vậy trong trường hợp này họ cũng là những người cung cấp, cũng có thể người sản xuất có thêm chức năng thu gom
- Người bán buôn
Trang 23Họ mua các sản phẩm từ các tỉnh lân cận và cả mang về thành phố, sau
đó họ bán lại cho những cửa hàng và siêu thị có nhu cầu
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới
Trên thế giới ngày nay các nhà sản xuất có thể đ−a vào trồng một l−ợng lớn các loại rau khác nhau, và khối l−ợng rau an toàn đ−ợc đáp ứng đầy đủ
Hiện nay có 120 chủng loại rau đ−ợc sản xuất ở khắp các lục địa nh−ng chỉ
có 12 loại chủ lực đ−ợc trồng trên 80% diện tích rau toàn thế giới Loại rau đ−ợc trồng nhiều nhất là cà chua 3,17 triệu hectar, thứ hai là hành 2,29 triệu hectar, thứ ba
là cải bắp 2,07 triệu hectar (năm 1997) Còn ở châu á, loại rau đ−ợc trồng nhiều nhất là cà chua, hành, bắp cải, d−a chuột, cà tím; ít nhất là đậu Hà Lan Nhìn chung, các loại rau nh− cà chua, d−a chuột, hành, cải bắp đều đ−ợc trồng nhiều ở châu á nói riêng và thế giới [15]
Trang 24Sản lượng rau trên thế giới qua các năm tăng rõ rệt Theo số liệu thống kê năm 2001 của FAO, sự gia tăng về sản lượng rau trên thế giới qua các năm như sau:
đạt 375 triệu tấn vào năm 1980, đạt 441 triệu tấn vào năm 1990, sản lượng rau năm
2001 toàn thế giới đạt 602 triệu tấn, lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người đạt 78 kg/người/năm Riêng châu á sản lượng rau năm 2001 đạt khoảng 400 triệu tấn Trong đó, Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất đạt 70 triệu tấn/năm; thứ hai là ấn Độ với sản lượng rau đạt 65 triệu tấn/năm Nhìn chung, mức tăng sản lượng rau châu á qua các năm đạt khoảng 3%, tương đương với 5 triệu tấn/năm
ở các nước phát triển, công nghệ sản xuất rau quả “sạch” đã được hoàn thiện
ở một trình độ cao, rau “sạch” đã được sản xuất trong nhà kính, nhà lưới và công nghệ thuỷ canh đã trở nên quen thuộc đối với người dân ở các nước này Các nước phát triển và một số nước trong khu vực, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung và rau nói riêng đều được quy định hết sức nghiêm ngặt
Các nước như Đức, Hà Lan và nhiều nước Tây Âu, Bắc Mỹ đã có hàng chục nghìn cửa hàng bán “rau sạch sinh thái” để phục vụ bữa ăn hàng ngày của dân Mỗi loại sản phẩm đưa ra bán trên thị trường đều bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
và có tem nhãn rõ ràng Tuy nhiên, mấy năm gần đây phương pháp phân tích dư lượng hoá chất trên sản phẩm của Mỹ khác xa so với Anh Điều này đã đặt ra yêu cầu thống nhất về phương pháp phân tích hoá học đối với sản phẩm và thiết lập một hệ thống tiêu chuẩn để kiểm tra dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong thực phẩm nói chung
• ở Đài Loan
Sản xuất rau của Đài Loan tập trung ở phía Đông và Nam của đất nước Năm
1992, diện tích trồng rau của Đài Loan là 188 nghìn héctar và sản lượng đạt là 2,8 triệu tấn với năng suất bình quân gần 15 tấn/héctar Giá trị sản lượng rau năm 1992
Trang 25đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 11% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp Sản lượng rau sản xuất chủ yếu tiêu dùng trong nước
Năm 1992 lượng tiêu dùng trong nước là 2,5 triệu tấn, phần còn lại 0,3 triệu tấn
là xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng rau của Đài Loan là 3,1 triệu tấn, do đó hàng năm phải nhập khẩu khoảng 0,6 triệu tấn Tiêu dùng rau của Đài Loan có xu hướng tăng lên, bình quân đầu người là 115kg/năm
Kinh nghiệm sản xuất rau của Đài Loan cho thấy để bảo đảm sản xuất rau mùa hè, từ năm 1971 phương pháp sản xuất rau trong nhà lưới, nhà vòm đã được giới thiệu cho nông dân Từ năm 1973 chính phủ Đài Loan đã đưa nội dung khuyến khích nông dân xây dựng các vùng chuyên canh rau vào trong chương trình phát triển nông thôn của mình Hội nông dân có trách nhiệm giúp đỡ nông dân vùng chuyên canh tổ chức đội sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng Để ổn định giá
và lưu thông phân phối rau mùa hè, từ năm 1976, chính phủ đã áp dụng chính sách giá bảo đảm và tiêu thụ theo hợp đồng Nhìn chung, trong những năm 70, Đài Loan
đã tập trung nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng biến
động giá rau và tăng cường cung cấp rau mùa hè Những năm 1980 Đài Loan chuyển sang nghiên cứu xuất khẩu Những nghiên cứu khía cạnh kinh tế trong giai
đoạn này tập trung vào đánh giá hệ thống xuất khẩu nhằm tìm ra biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu Những năm cuối 1980, nghiên cứu kinh tế tập trung vào đánh giá
hệ thống sản xuất và marketing rau trong nước Hiện nay nghiên cứu tập trung vào vấn đề ứng dụng tiến bộ của lý thuyết kinh tế và phương pháp kinh tế lượng để phân tích ứng xử của những người tham gia thị trường trong việc hình thành giá trong
điều kiện cạnh tranh và ứng dụng lý thuyết kinh tế phúc lợi để phân tích và đánh giá
ảnh hưởng của các chính sách phát triển sản xuất rau của chính phủ [47], [48]
• ở Hàn Quốc
Trang 26Tổng giá trị sản xuất rau của Hàn Quốc tính đến 1992 khoảng 7 tỷ USD với tổng diện tích gieo trồng rau là 356 nghìn hectar Trong suốt thời kỳ 1970 đến 1992, tuy tổng diện tích đất trồng trọt giảm 10,6% nhưng riêng diện tích trồng rau vẫn tăng là 1,46 lần
Kinh nghiệm Hàn Quốc cho thấy chính phủ đã áp dụng biện pháp ổn định giá trực tiếp qua thu mua của chính phủ Hiện nay chính phủ đang trợ cấp cho việc hiện
đại hóa trang thiết bị bảo quản chất lượng cao nên đang được mở rộng với tốc độ nhanh Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong phát triển rau là thiếu lao động nông thôn do đó chi phí tiền lương trong tổng chi phí tăng nhanh, biến động giá rau hàng năm vẫn chưa giải quyết được do vậy nghiên cứu rau được tập trung vào các vấn đề tìm cách ổn định giá rau, làm thế nào để nông dân giảm giá thành sản xuất để đứng vững trong cuộc cạnh tranh trên thị trường mở toàn cầu [45]
• ở Inđônêxia
Tổng diện tích gieo trồng rau năm 1991 là 776,6 nghìn héctar với sản lượng
là 4,38 triệu tấn Từ 1982 đến 1991 sản lượng bình quân mỗi năm tăng là 8,2% và diện tích tăng là 2,4% Tuy nhiên, năng suất vẫn còn thấp Tiêu dùng rau bình quân
đầu người từ 14,62 kg/năm năm 1982 lên 25,8kg/năm năm 1991 [43]
Phần lớn rau của Inđônêxia được xuất khẩu sang Singapore và Malaysia, năm
1992 giá trị xuất khẩu rau là 32,8 triệu đô la Mỹ, gấp 8 lần năm 1982 Inđônêxia có công nghiệp chế biến phát triển nhanh, tổng công suất và chế biến năm 1987 là 78.000 tấn đến năm 1992 tăng lên 746.000 tấn đấy là một tiềm năng lớn để phát triển rau
Về tiêu thụ, Darmawan [43] cho rằng 99% sản lượng rau là sản phẩm hàng hoá, do đó phải có sự liên kết chặt chẽ với thị trường toàn quốc Để thực hiện ý tưởng này từ năm 1979 Inđônêxia đã xây dựng hệ thống dịch vụ thông tin thị trường
về rau Thị trường này cung cấp thông tin về giá hàng ngày cho nông dân và thương
Trang 27gia gồm giá vùng sản xuất: đó là giá thu gom và giá từ các trung tâm tiêu dùng; đó
là giá bán buôn phân theo chất lượng
Thu gom và vận chuyển rau cung cấp cho các thị trường thành phố hiện nay
do lực lượng nhu cầu thu gom ở địa phương đảm nhiệm còn cung cấp cho người tiêu dùng ở thị trấn do lực lượng bán rong đảm nhiệm
• ở ấn Độ
ấn Độ là nước có tiến bộ nhanh chóng về sản xuất nông nghiệp, sản lượng lương thực đã tăng từ 108,4 triệu tấn năm 1971 lên 182 triệu tấn năm 1994 Cũng trong giai đoạn này, sản xuất rau của ấn Độ tăng từ 34 triệu tấn lên 53,8 triệu tấn và bình quân rau đầu người là 130g/ngày Diện tích trồng rau chỉ chiếm 3,32% tổng diện tích gieo trồng của cả nước và dao động từ 0,17% đến 13,03% ở các bang khác nhau
Về tiêu thụ, hiện nay có 7 kênh tiêu thụ rau xanh, trong đó kênh tiêu thụ có
sự tham gia của HTX là kênh hiệu quả nhất: người sản xuất - hợp tác xã - người bán buôn - người bán lẻ - người tiêu dùng Rau được tiêu thụ qua kênh này, ví dụ ở khoai tây chiếm 17 - 70% thị phần
Chính sách sắp tới của ấn Độ là tập trung phát triển giống chống chịu phù hợp với từng vùng, cung cấp giống tốt, xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết và trang thiết bị chế biến, phát triển công nghệ rau thu hoạch thích hợp để giảm hao hụt tới từng vùng, cung cấp giống tốt, xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết và trang thiết bị chế biến, phát triển công nghệ rau thu hoạch thích hợp để giảm hao hụt do hư, thối [46]
• ở Thái Lan
Thái Lan có tổng diện tích là 51,4 triệu hectar, trong đó diện tích sử dụng vào nông nghiệp là 19,84 triệu hectar Diện tích trồng rau và hoa năm 1992 là 449 nghìn
Trang 28hectar với sản lượng là 4,68 triệu tấn và năng suất bình quân 104,1 tạ/hectar Thái Lan có thể trồng được cả rau nhiệt đới và ôn đới Hiện nay có trên 100 loại rau được trồng ở Thái Lan trong đó có 45 loại được trồng phổ biến
Thái Lan xuất khẩu cả rau an toàn và rau chế biến Năm 1998 xuất khẩu 162.116 tấn, đến năm 1992 tăng lên 238.201 tấn Rau chế biến xuất khẩu chủ yếu là rau đóng hộp Thị trường xuất khẩu rau an toàn chủ yếu của Thái Lan chủ yếu là thị trường châu á Tuy xuất khẩu rau nhưng Thái Lan cũng có nhập khẩu rau, năm
1992 lượng nhập khẩu là 18.233 tấn
• ở một số nước khác
Kinh nghiệm của một số nước khác như Srilanka thì hệ thống marketing rau chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm và chưa làm tốt chức năng của nó Diện tích sản xuất rau phân tán, nông dân không được tổ chức và thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng rau, không có thông tin thị trường, thiếu tín dụng chính thống, bao bì
đóng gói thiếu khoa học làm cho một bộ phận lớn rau hư hao qua vận chuyển là những hạn chế lớn đối với sản xuất rau của Srilanka hiện nay
Tác giả Nik Famil và cộng sự cho rằng ở Malaysia sản xuất phân tán, manh múm đã gây ra khó khăn cho việc thu gom sản phẩm tiêu thụ, thị trường độc quyền đã làm ảnh hưởng đến doanh thu của người sản xuất và người phân phối lưu thông, lạm phát làm cho giá lương thực và thực phẩm tăng hơn mức lạm phát chung Để giảm
điều này cần điều chỉnh thị trường bán buôn như tăng cường giao dịch thị trường, tăng khối lượng giao dịch, tăng cung, ổn định cung qua kế hoạch sản xuất và dự trữ, giảm chi phí sản xuất, cải tiến hệ thống thông tin thị trường, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn
Các nghiên cứu về thị trường buôn rau quả Nhật Bản cho thấy: thị trường tiêu thụ ban đầu được hình một cách tự phát và chịu tác động mạnh mẽ từ bên ngoài Để thị trường phát triển cần thiết phải có luật thị trường của chính phủ và những quy
Trang 29định buộc mọi người khi tham gia thị trường phải tuân theo Hiện nay, các thị trường bán buôn ở Nhật Bản được tổ chức theo "Luật thị trường bán buôn" Theo đó, thị trường bán buôn được chia thành: thị trường bán buôn trung tâm, thị trường bán buôn địa phương và các thị trường bán buôn nhỏ khác [44]
Tóm lại, qua nghiên cứu tình hình và kinh nghiệm sản xuất rau ở một số
nước khu vực châu á cho thấy phần lớn các nước châu á đều có điều kiện sản xuất rau quanh năm Đa số các nước đều có diện tích gieo trồng tăng, riêng Đài Loan có xu hướng giảm, năng suất rau nói chung chưa cao, chung quanh 10 tấn/hectar Các kênh marketing rau nhìn chung rất đa dạng, mỗi nước có cách tổ chức tiêu thụ tương đối khác nhau, ở các nước phát triển sản xuất và lưu thông phân phối rau được thực hiện một cách có tổ chức và gắn với thị trường
Bình quân tiêu dùng rau được tiêu thụ tương đối khác nhau, ở các nước phát triển sản xuất và lưu thông phân phối rau được thực hiện một cách có tổ chức và gắn với thị trường Bình quân tiêu dùng rau trên đầu người đều còn ở dưới mức yêu cầu dinh dưỡng Những khó khăn trong sản xuất rau ở các nước đang phát triển tập trung vào các vấn đề lớn như thiếu giống tốt, phân bón, thuốc trừ sâu, thiếu thông tin thị trường, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau yếu kém, đầu tư cho nghiên cứu phát triển rau rất hạn chế
Trong những nước phát triển, việc thương mại hóa rau an toàn trong các chợ
và siêu thị đã bắt đầu từ 50 năm nay, những thương hiệu lớn đã tạo ra những trung tâm thương mại thực sự ở như Nhật Bản chủ yếu hình thành các chợ bán buôn [20], [29]
Nhà sản xuất nắm bắt tốt thông tin thị trường trong nước và quốc tế Đặc biệt một số công trình nghiên cứu giải thích rõ ràng cách thức hoạt động của thị trường,
sự phân tích đó được làm cơ sở cho việc xây dựng một chính sách đào tạo chung nhất là chính sách về giá cả Vì nó mà tất cả các nhân tố người sản xuất, đại lý,
Trang 30người cung cấp, thu gom, phân phối đều được khuyến khích tham gia từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng Các sản phẩm lưu thông trên thị trường được bảo đảm về mặt chất lượng (sức khỏe, an toàn, dịch vụ, hài lòng) Mặt khác quảng cáo marketing thúc đẩy việc mua hàng về phía người tiêu dùng được các nhà phân phối rất coi trọng
2.2.2 Tình hình sản xuất rau của Việt Nam
• Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển sản xuất rau
Cùng với chủ trương coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IV đã nêu ra là phải phát triển cây thực phẩm, sản xuất tập trung thành những khu chuyên môn hoá, những vành đai quanh thành phố và khu công nghiệp đồng thời phát triển rộng trong gia đình Cũng với tinh thần đó, Đại hội lần thứ V của Đảng nhấn mạnh thêm phải xây dựng các vùng chuyên canh rau xuất khẩu Kể từ đó đến nay, ngành rau đã có những chuyển biến rõ rệt Quanh khu công nghiệp, thành phố và những khu đông dân cư đã hình thành các vùng chuyên canh rau và cây thực phẩm Các khu chuyên canh rau tiêu biểu là vùng rau Hà Nội với các huyện Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Vùng rau Hải Phòng tập trung ở hai huyện Thuỷ Nguyên và An Hải ở Miền Nam, tiêu biểu là vùng rau Đà Lạt với diện tích khoảng 1000 ha chuyên sản xuất và cung cấp cho thành phố Hồ Chí Minh
Trang 31Hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước, Hà Nội đã quy hoạch vùng rau của thành phố Tháng 2 năm 1976, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã chính thức công nhận vùng chuyên canh rau Hà Nội bao gồm 40 hợp tác xã chủ yếu ở 4 huyện: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh và Mê Linh với diện tích quy hoạch 200 ha
Nhìn chung, từ sau đại hội Đảng lần thứ V, công tác phát triển cây thực phẩm được Đảng và Nhà nước quan tâm hơn, song so với cây lúa và một số ngành khác của nông nghiệp thì rau vẫn còn chưa được quan tâm như yêu cầu của ngành
Cùng với chính sách mở cửa nền kinh tế và chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, Đảng và Nhà nước cũng đề
ra đường lối đúng đắn phát triển ngành nông nghiệp Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ngày 5/4/1988 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong nông nghiệp đã xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển, đồng thời là
động lực mới cho sản xuất rau phát triển Các hộ đã phát huy tính sáng tạo trong sản xuất, khai thác tiềm năng đất đai và lao động của hộ, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất và mở rộng diện tích gieo trồng cây rau màu vụ đông theo hướng sản xuất hàng hoá
• Tình hình sản xuất rau
Rau là ngành hàng sản xuất đa chủng loại có địa bàn phân bố trên hầu hết khắp lãnh thổ cả nước với đa dạng các giống rau có khả năng thích nghi với điều kiện nóng ẩm mùa hè hoặc lạnh khô mùa đông hoặc những giống rau trái vụ, rau nhập nội có nguồn gốc ôn đới [38]
Nước ta có khả năng sản xuất đủ rau cho tiêu dùng và xuất khẩu, giá thành rau tại ruộng rẻ Các vùng trồng rau hàng hoá và rau chuyên canh ở nước ta gồm vùng Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, vùng rau Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh
và các khu vực lân cận, vùng đồng bằng sông Cửu Long [38] Nhu cầu tiêu thụ rau
Trang 32thị trường trong nước và xuất khẩu tăng nhanh Việc khai thác lợi thế về điều kiện khí hâu, địa hình đã kích thích nghề trồng rau phát triển
Các chủng loại rau ở nước ta rất phong phú về chủng loại và có chất lượng cao Chủng loại rau hiện đang có tại đồng ruộng và thị trường rau Việt Nam gồm hơn 60 loại, trong đó các giống rau nhập nội và lai tạo có gần 10 loại Rau mùa
đông có nhiều chủng loại hơn rau vụ hè và năng suất cao hơn, rau vụ đông là thế mạnh so với các nước trong khu vực Phân nhóm theo cách sử dụng thì loại rau ăn thân và lá chiếm từ 55 - 56%, rau ăn củ quả chiếm 30-35%, rau thơm và rau gia vị
chiếm từ 2 - 3% [38]
Sản phẩm chế biến rau quả của nước ta cũng có những loại được bạn hàng thừa nhận về chất lượng nhưng nhìn chung các sản phẩm chế biến có chất lượng kém, mẫu mã đơn giản, không hấp dẫn, kể cả phục vụ thị trường trong nước cũng như xuất khẩu Với công nghệ lạc hậu, bảo dưỡng yếu, vốn đầu tư thấp, ngành chế biến rau quả của cả nước chưa đủ mạnh để vươn lên [16]
Hiện nay nước ta có 377 nghìn héctar rau, sản lượng 5,6 triệu tấn/năm [34] Diện tích trồng rau chiếm gần 3,9% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm và gần 3% tổng giá trị ngành trồng trọt, điều đó cho thấy hiệu quả kinh tế của ngành rau chưa cao [3]
Tổng sản lượng rau trong 10 năm gần đây (1994 - 2003) bình quân mỗi năm tăng 6,9%/năm, từ 3,2 triệu tấn lên 4,9 triệu tấn Cũng trong cùng thời kỳ, diện tích gieo trồng rau tăng 105.000 ha, với tốc độ tăng 5,5%/năm Sản lượng rau trong giai
đoạn này cũng tăng lên chủ yếu do diện tích mở rộng Năng suất rau tăng từ 120 tạ/ha lên gần 130 tạ/ha và tăng 1,3%/năm
Cả nước có hơn 12 triệu hộ gia đình ở nông thôn có diện tích trồng rau bình quân 36m2/hộ (Theo điều tra của đề tài khuyến nông 01-12) cho sản lượng ước tính
Trang 3340 - 500 nghìn tấn mỗi năm góp phần đưa sản lượng rau cả nước đạt xấp xỉ 5,2 - 5,3 triệu tấn Tình hình này thể hiện qua bảng (phụ lục)
được sản xuất phục vụ cho tiêu dùng của dân cư tập trung là chủ yếu chủng loại rau của vùng rất phong phú và có năng suất cao Những vùng rau chuyên canh có rau hàng hóa chế biến và xuất khẩu là Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng
Vùng diện tích trồng rau thứ hai là luân canh rau với lúa và cây trồng khác chủ yếu vào vụ đông xuân (từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau) tại các tỉnh phía Bắc, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ Đây là vùng rau lớn, diện tích gieo trồng ở khu vực này là 241.000 hectar, chiếm 65,3% và sản lượng là 3,05 triệu tấn, bằng 63% tổng sản lượng cả nước
Vùng rau hàng hoá lớn nhất là vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, là vùng sản xuất rau lớn và tập trung, chiếm tỷ trọng cao về sản lượng rau hàng hoá của cả nước Đây là vùng gieo trồng được nhiều loại rau ôn đới như cải bắp, súp lơ, su hào, măng tây, cà rốt, cà chua, hành tây Những loại rau này không những thỏa mãn nhu cầu trong tỉnh mà còn có hàng hoá lưu thông ra ngoài vùng
Khả năng xuất khẩu rau của đồng bằng sông Hồng rất lớn, những năm 1990 ở
đây đã xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu hàng nghìn tấn, hiện nay hàng năm cung cấp khoảng 1000 tấn cà chua, nấm, ớt cho các xí nghiệp chế biến đồ hộp
Trang 34Vùng rau Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng với ưu thế về độ cao, khí hậu mát mẻ quanh năm, không những có thể sản xuất nhiều loại rau cao cấp như cà rốt, su lơ, su lơ xanh, cà chua, các loại xà lách mà còn sản xuất được nhiều loại giống chất lượng
Đà Lạt còn là vùng sản xuất hoa xuất khẩu chủ yếu
Vùng rau thành phố Hồ Chí Minh và các khu phụ cận tập trung chủ yếu ở các huyện Hooc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Gò Vấp Diện tích rau của vùng là 12.400 hectar với diện tích chuyên rau 2000 hectar Sản lượng rau từ 200 - 240 nghìn tấn Các vùng rau phụ cận mỗi năm cung cấp vào thành phố khoảng 50 nghìn tấn rau [3]
Diện tích trồng rau của đồng bằng sông Cửu Long năm 1999 là 71.400 ha với sản lượng 958,8 nghìn tấn Nhờ điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi nên đã đưa vào trồng trên 40 loại rau Đặc sản của vùng là dưa hấu, còn dưa chuột, cải bắp và cà chua là những cây rau có hiệu quả kinh tế cao
Bình quân lượng rau trên đầu người của nước ta hiện nay còn thấp, mới chỉ đạt 65,4 kg/người/năm, (gần bằng 78% bình quân của châu á 84/người/năm, bằng 71% bình quân của thế giới và so với nhu cầu dinh dưỡng 90-108 kg/người/năm thì mới chỉ
đáp ứng gần 60 - 73% [6]
Những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của nông nghiệp, ngành trồng rau cũng có bước tiến bộ đáng kể Diện tích, năng suất, sản lượng rau không ngừng tăng lên, chủng loại rau phong phú hơn, hiện tượng khan hiếm rau lúc giáp vụ đã khắc phục được cơ bản Tuy vậy, do mức đầu tư còn thấp nhất là công tác nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên ngành sản xuất rau của nước ta còn có một khoảng cách xa về trình độ khoa học kỹ thuật và hiệu quả sản xuất so với các nước
phát triển và so với tiềm năng
• Tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam
Mức tiêu dùng về rau bình quân đầu người hiện nay đạt 52 kg/năm Mức sản xuất tiêu dùng rau của ta hiện nay đạt thấp so với bình quân đầu người của
Trang 35các nước trong khu vực châu á (mức tiêu dùng bình quân đầu người đạt 84 kg/năm) Nếu phấn đấu đạt mức năng lượng 2.300- 2.500 calo/người/ngày, theo tính toán của các chuyên gia về dinh dưỡng thì yêu cầu về rau phải đạt được 250 -
300 gam (khoảng 90 - 180kg/năm) Như vậy, hiện nay mức tiêu dùng về rau ở nước ta mới đạt được khoảng 75% so với nhu cầu dinh dưỡng và chiếm 62% so với bình quân chung các nước châu á [38]
+ Thị trường xuất khẩu: mặt hàng rau quả tươi ở những năm 80 nước ta đã xuất khẩu 32 nghìn tấn/năm, năm 1999 xuất khẩu 10 nghìn tấn, năm 2000 trên 16 nghìn tấn quả hộp và quả đông lạnh, nhưng năm 1999 cả nước chỉ xuất khẩu được 16,7 nghìn tấn và năm 2000 mới xuất khẩu 16 nghìn tấn Những năm 80, thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu của nước ta là Đông Âu, từ năm 1999 đến nay chủ yếu xuất cho các nước Đông Nam á, Nhật Bản, ý chúng ta có tới 40 thị trường có thể xuất khẩu rau quả [7]
+ Những tồn tại
Rau quả của nước ta tuy đa dạng, phong phú và có diện tích lớn nhưng phát triển chưa theo yêu cầu thị trường, quy trình canh tác lạc hậu [30] và phần lớn giống rau quả chưa được tuyển chọn, một số giống bị thoái hóa dẫn đến chất lượng kém, năng suất thấp, không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp [1]
Mặc dù cầu nhiều hơn cung nhưng thực tế đang diễn ra là thị trường rau quả nội địa đang bị các sản phẩm nhập khẩu lấn át và rau quả chế biến không cạnh tranh
được trên thị trường nước ngoài [23]
Hiện nay, ở Việt Nam việc sản xuất rau an toàn đang được khuyến cáo nhằm phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới bằng một số mô hình công nghệ khác nhau như thuỷ canh cách ly, nhà lưới cách ly, canh tác hữu cơ Công nghệ nhà kính kết hợp với quy trình canh tác hữu cơ cho phép cách ly một phần với sâu bệnh bên
Trang 36ngoài, giảm bớt một lượng giảm bớt một lượng phân bón và sử dụng các chế phẩm sinh học tạo ra sản phẩm đạt chất lượng tốt
ở Việt Nam, sự phát triển của quy trình rau an toàn đã được bảo đảm và đã
có những kết quả đáng khích lệ sự đa dạng chủng loại cũng như chất lượng đang đi lên rõ rệt Theo điều kiện riêng của Việt Nam, việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ đã
được lên kế hoạch từng bước
Thị trường tiêu thụ nói chung và thị trường rau an toàn nói riêng vẫn tập trung trong những hoạt động kinh tế mạnh ở những thành phố lớn và khu công nghiệp Tiềm năng của thị trường trong nước còn rất lớn nhưng mức tiêu thụ hiện nay vẫn còn hạn chế, khả năng thu mua vẫn còn thấp, việc buôn bán rau an toàn trong cửa hàng và siêu thị phát triển Từ khi ra đời năm 1997 làm biến đổi dần dần thói quen tiêu dùng của những khách hàng dễ dãi nhất, nhưng cũng đóng góp nhất là việc áp dụng những thành tựu mới trong sản xuất nông nghiệp để giảm những rủi ro về ô nhiễm sinh thái, những vấn đề đang tạo ra nguy cơ thực sự trong một nước nông nghiệp như Việt Nam
Sự hạn chế các chương trình nghiên cứu và thiếu việc phổ biến kiến thức hay những thông tin đến tất cả các nhân tố trên thị trường nói chung và trong việc buôn bán rau an toàn tại cửa hàng và siêu thị dẫn đến việc kém hiểu biết về cấu trúc thị trường Về chức năng của chúng, về sự lưu thông hàng hoá và các chính sách nói chung, những yếu tố cản trở sự mở rộng việc sản xuất và tiêu thụ
Theo kết quả các cuộc điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, việc tiêu thụ rau an toàn ở vùng ven đô là 0,23kg/ngày/người, ở thành phố sử dụng nhiều hoa quả tươi và rau đã chế biến [54] Chúng ta đang phát triển các trung tâm sản xuất RAT lớn ở Hà Nội, Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh theo các hướng khác nhau phù hợp với từng vùng sinh thái Coi trọng phát triển mô hình sản xuất RAT có chất lượng cao gắn liền với chế biến nhằm phục vụ tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu
Trang 37sang các nước Đông Nam á đồng thời phát triển RAT trên quy mô đại trà với mức
đầu tư thấp, giá thành hạ, đáp ứng cho hàng chục triệu người tiêu dùng trong mọi tầng lớp xã hội
Qua nghiên cứu tổng quan các tài liệu chúng tôi rút ra những nhận xét sau:
- Rau quả là loại thực phẩm không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người, xã hội càng phát triển nhu cầu tiêu dùng rau quả ngày càng cao
- Đặc điểm tiêu thụ rau quả ở Việt Nam là chủ yếu sử dụng tươi (90%), rau quả chế biến chỉ khoảng 10%, rau quả tươi tiêu thụ trên thế giới chỉ 7%, còn tới 93% là qua chế biến
- Sản xuất rau quả ở Việt Nam còn ở trình độ thấp, quy mô nông hộ là chính, chủng loại tuy đa dạng phong phú song chất lượng thấp, sản phẩm rau quả nhập khẩu đang lấn át sản xuất trong nước
- Các công trình nghiên cứu về thị trường tiêu thụ rau quả trên thế giới và Việt Nam đều cho rằng thông tin liên quan giữa sản xuất và thị trường rau quả còn thiếu, nhất là những nghiên cứu nhằm chỉ ra thị trường này hoạt động như thế nào
- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu thụ rau quả là dân số, thu nhập, tập quán, thói quen tiêu dùng
- Hạn chế của nghiên cứu về thị trường rau quả ở Việt Nam là có rất ít thông tin về kết cấu thị trường, sự hoạt động của thị trường và yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng rau quả
2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến chất lượng, VSATTP, đặc biệt nghị định 86/CP của Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá giao cho Bộ y tế Bộ y tế đã biên soạn 24 văn bản pháp luật về quản lý chất lượng, VSATTP, 8 văn bản quy phạm pháp luật về
Trang 38quy định kỹ thuật kiểm nghiệm chất lượng, VSATTP, ban hành 4 Thông tư liên tịch phối hợp với Bộ KHCNMT và các bộ liên quan soạn thảo Pháp lệnh VSATTP
Trong thời gian qua Hà Nội đã thực hiện nhiều dự án và các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau như:
- Quy hoạch vùng sản xuất rau ở ngoại thành Hà Nội, năm 1996-Sở NN & PTNT
- Xây dựng điểm trình diễn rau sạch tại Nam Hồng - Đông Anh, năm 1996 - Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường, Bộ NN&PTNT
- Hoàn thiện công nghệ và mở rộng mô hình sản xuất tiêu thụ rau sạch tại Hà Nội, năm 1997 - 1998, Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội
- Xây dựng mô hình chế biến rau quả gắn liền với phát triển vùng nguyên liệu tại HTX Đông Xuân - Sóc Sơn, năm 2000 - 2001, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
- Mở rộng mô hình sản xuất rau sạch, hoa bằng công nghệ nhà lưới tại Hà Nội, năm 2002 - 2003, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
- Đào tạo nông dân sản xuất rau sạch theo quy trình tổng hợp, năm 1999 -
2005, AĐA, Hội Nông dân Hà Nội
- Xây dựng cơ sở ứng dụng sản xuất giống và sản xuất cây trồng chất lượng cao tại Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội, năm 2002 - 2003
- Xây dựng khả thi dự án cung cấp rau an toàn cho Thành phố Hà Nội, năm
2002, THALESE&C
- Mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng rau sạch tại, Hà Nội, năm 1999 -
2000, Trung tâm Kỹ thuật rau Hà Nội
Cùng với các dự án phát triển trên, Thành phố Hà Nội đã triển khai nghiên cứu 20 đề tài khác nhau nghiên cứu kinh tế kỹ thuật sản xuất RAT từ năm 1993
đến nay Trong đó, nghiên cứu về giống rau có 3 đề tài, nghiên cứu và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất RAT có 5 đề tài, nghiên cứu về kỹ thuật BVTV trong
Trang 39sản xuất RAT có 5 đề tài, bảo quản sản phẩm rau có 2 đề tài, thiết lập các quy
định sản xuất và lưu thông RAT, nghiên cứu về kỹ thuật sử dụng hữu cơ, phân vi sinh có 1 đề tài, nghiên cứu vấn đề kinh tế và kỹ thuật về xây dựng vùng nguyên liệu rau sạch phục vụ chế biến (ở Đông Xuân, Sóc Sơn) Hiện nay, sở NN&PTNT
đang triển khai nghiên cứu đề tài: Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT trên đại bàn thành phố Hà Nội, 2002 - 2004
Để cải thiện tình hình VSATTP đến năm 1996 - 2001 có một số dự án sản xuất kinh doanh RAT được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước như quy hoạch vùng sản xuất RAT ở ngoại thành Hà Nội, năm 1996 Sở NN & PTNT: Hoàn thiện công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất tiêu thụ RAT tại Hà Nội, năm
1998 Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội: Chế biến rau quả sạch gắn với phát triển vùng nguyên liệu tại Đông Xuân, Sóc Sơn Trung tâm Khuyến nông Hà Nội với dự án: Kinh phí tài trợ của ADDA 1 triệu USA, kết quả dự án đào tạo được
5000 nông dân trong 186 lớp học IPM gắn với đồng ruộng, đào tạo 35 hướng dẫn viên IPM, áp dụng IPM trên diện tích 800 héctar gieo trồng rau, giảm sử dụng thuốc BVTV từ 50 - 80% Chi cục BVTV đã chỉ đạo 60 hộ nông dân ở Vân Nội
Đông Anh trồng nhiều chủng loại RAT với số lượng khoảng 4000 đến 5000 kg/ngày cung ứng ra thị trường
Các công trình nghiên cứu trên căn bản đã định hình được vùng sản xuất rau an toàn, đưa ra được trên 30 quy trình sản xuất, nêu được các hình thức luân canh sản xuất, các giống rau mới chất lượng cao và bước đầu đã nghiên cứu việc sơ chế, chế biến và tiêu thụ rau an toàn
Tuy nhiên chưa có cơ quan chức năng nào chưa đánh giá một cách hệ thống các vấn đề tổ chức, cơ chế kinh tế từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm RAT nhằm phát triển có hiệu quả cao cho người sản xuất và người kinh doanh đồng thời thoả mãn tốt hơn nhu cầu về RAT cho dân cư tiêu dùng Hà Nội
Trang 403 Đặc điểm địa bàn Nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Hà Nội
3.1 1 Đặc điểm về tự nhiên
• Vị trí địa lý - chính trị
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, với toạ độ địa lý từ 20053’
đến 21023’ vĩ độ Bắc và từ 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hà Tây
Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị (15/12/2000) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010 Pháp lệnh thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL - UBTVQH khoá X cũng như Nghị quyết ĐHĐB lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội đều xác định: Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn Phát triển thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ trọng
điểm trong chiến lược phát triển chung của cả nước đang trên đường CNH - HĐH
Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã trong cả nước rất thuận lợi trong hệ thống giao thông phát triển rộng khắp (đường bộ có 5 tuyến, đường sắt có 4 tuyến, có 2 sân bay
và hệ thống giao thông đường thuỷ)
Hà Nội đã, đang và sẽ giữ vai trò trung tâm lớn nhất ở Bắc Bộ, có sức hút và khả năng nan toả rộng lớn, có tác động trưc tiếp tới quá trình phát triển đối với vùng Bắc bộ Đồng thời Hà Nội vừa có khả năng là thị trường lớn của vùng và của cả nước về sản phẩm hàng hoá tiêu dùng cũng như thu hút các loại nông - lâm - thuỷ sản