2 Ph−ơng pháp tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất va tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn hà nội (Trang 51 - 57)

Ph−ơng pháp chọn điểm và mẫu nông hộ điều tra

Thực hiện nghiên cứu đề tài trên cơ sở chọn điểm điều tra đúng đắn, bảo đảm tính đại diện cho các vùng ở ngoại thành, điểm điều tra đạt các yêu cầu:

- Đặc thù sản xuất RAT chủ yếu phụ thuộc vào môi tr−ờng n−ớc, đất và khoảng cách đến nơi tiêu thụ. Do đó, nghiên cứu về thực trạng sản xuất RAT chúng tôi chủ yếu dựa vào tài liệu điều tra của 3 xã với tổng số mẫu 145 hộ: Vân Nội (Đông Anh), Lĩnh Nam, (Thanh Trì), Đông Xuân (Sóc Sơn), ngoài ra điều tra thêm các xã khác nh− ở Đông Anh.

- Mỗi xã điều tra 30 hộ đại diện cho các hình thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT ở hộ.

- Chọn các điểm đại diện cho trình độ sử dụng đất ở mức độ trung bình tiên tiến của các tiểu vùng nghiên cứu. Chọn hộ điều tra đại diện đ−ợc cho các tiểu vùng là rất quan trọng để thực hiện đề tài. Ph−ơng pháp chọn mẫu đ−ợc sử dụng có hệ thống bằng cách chọn máy móc và điển hình tỉ lệ. Theo nguyên tắc chung, điều tra thống kê dựa vào tổng thể có sự phân nhóm hộ theo trình độ kinh tế ở từng xã đại diện, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên [21].

+ Xã Vân Nội: toàn xã có tổng diện tích tự nhiên là 670 ha; trong đó diện tích đất canh tác có 317 ha, diện tích chuyên rau an toàn lên tới 90 héctar. Tổng dân số hơn 9200 ng−ời với trên 70% dân số sống nhờ nông nghiệp. Ng−ời dân ở đây cần cù, chịu khó. Chính vì vậy việc phát triển sản xuất RAT ở đây rất đ−ợc bà con nông dân ủng hộ, tiếp thu. Cho đến nay, xã Vân Nội có 6 thôn và một khu

phố thì đã có 6 HTX dịch vụ nông nghiệp theo thôn và 12 HTX tiêu thụ sản phẩm RAT. Trong những năm qua các HTX này đã hoạt động rất có hiệu quả.

+ Xã Lĩnh Nam: là một trong 3 xã phát triển mạnh sản xuất RAT của Thanh Trì trong 3 năm trở lại đây. Lĩnh Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 557,04 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 220 ha và diện tích sản xuất rau đã chiếm 91,41% tổng diện tích đất nông nghiệp của xã (khoảng 201 ha). Thực tế này cho chúng ta thấy đ−ợc sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất rau ở Lĩnh Nam. Có thể nói ngành sản xuất chính ở Lĩnh Nam chính là chuyên canh sản xuất rau. Với tổng dân số trên 15000 ng−ời trong đó khẩu nông nghiệp là 72000 ng−ời thì bình quân hàng năm giá trị sản xuất mà xã đạt đ−ợc là 16120 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất nông nghiệp đạt đ−ợc 12600 triệu đồng chiếm 78,16% với phần lớn là giá trị do sản xuất rau tạo ra.

Lĩnh Nam nằm ở phía bắc huyện Thanh Trì với đặc điểm địa hình phần lớn đất canh tác là các bãi bồi ven sông Hồng cho nên Lĩnh Nam có lợi thế rất lớn trong việc sản xuất rau nói chung cũng nh− sản xuất RAT nói riêng. Bên cạnh đó Lĩnh Nam còn có thế mạnh lớn nữa đó là nằm ngay sát nội thành, đ−ờng giao thông thuận lợi cho nên việc tiêu thụ sản phẩm là khá dễ dàng, thuận lợi. Với đặc điểm là vùng chuyên sản xuất rau từ lâu, cung cấp rau xanh cho nội đô nên Lĩnh Nam rất có lợi thế trong việc phát triển sản xuất RAT từ việc thực hiện chuyển đổi sản xuất rau th−ờng sang quy trình sản xuất rau RAT v−ợt bậc và trở thành một trong những xã trọng điểm của thành phố về sản xuất RAT cùng với xã Vân Nội, Nam Hồng, Bắc Hồng ở Đông Anh; Đông D−, Đặng Xá, Văn Đức ở Gia Lâm...

+ Xã Đông Xuân: đây là một trong những xã điểm của Sóc Sơn thực hiện vùng quy hoạch sản xuất RAT của huyện. Đông Xuân có tổng diện tích đất tự nhiên 374 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp trên 215 ha, tổng dân số khoảng 1400 ng−ời, trong đó số khẩu nông nghiệp là 7800 ng−ời. Điều này chứng tỏ ở Đông Xuân ngành sản xuất chủ yếu vẫn là nông nghiệp và nguồn thu chủ yếu cũng từ sản xuất nông nghiệp. Năm 2003, tổng diện tích đất gieo trồng RAT mà

Đông Xuân đạt đ−ợc với một số cây trồng chủ yếu: cải bắp, su hào, d−a chuột, ớt các loại...

ở Đông Xuân có một nhà máy chế biến d−a bao tử và ngô bao tử; đây là lợi thế lớn để Đông Xuân có thể phát triển vùng rau nguyên liệu cung cấp cho nhà máy. Tuy nhiên vài năm trở lại đây vùng rau nguyên liệu này đã bị thu hẹp diện tích với lý do là: sản phẩm mà nông dân sản xuất ra cung cấp cho nhà máy, tuy nhiên ng−ời dân lại không nhận đ−ợc tiền mua, số tiền này bị khất lần, khất l−ợt, chai ỳ lâu không giải quyết cho dân dẫn đến việc nông dân không có vốn để có thể đầu t− tái sản xuất. Mặt khác, giá cả thu mua của nhà máy lúc cao, lúc thấp thiếu nhất quán gây mất lòng tin trong dân. Chính vì vậy hộ chuyển sang sản xuất lúa trở lại mặc dù hiệu quả không bằng sản xuất rau. Cho đến nay Đông Xuân có 11 liên nhóm sản xuất RAT trên toàn địa bàn xã, họ đang từng b−ớc liên kết hỗ trợ với nhau để phát triển sản xuất RAT một cách đồng bộ và hiệu quả.

Nghiên cứu về tiêu thụ chúng tôi đã tiến hành điều tra: 5 ng−ời thu gom bán buôn, 22 cửa hàng, 7 siêu thị và 27 ng−ời tiêu dùng. Số l−ợng mẫu điều tra đ−ợc phân bổ trên địa bàn chủ yếu là nội thành và ven nội, đại diện cho các loại quy mô kinh doanh khác nhau và các chủng loại rau chủ yếu của 2 vụ đông năm 2003 và xuân hè năm 2004. .

Ph−ơng pháp thu thập tài liệu

Thu thập các tài liệu thứ cấp qua các niên giám thống kê của cả n−ớc và Hà Nội, tài liệu của các cơ quan quản lý nh− Bộ, Sở, các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Sở khoa học công nghệ môi tr−ờng. Ngoài ra, thu thập tài liệu qua các công trình đã công bố trên các tạp chí, tập san... các công trình nghiên cứu về RAT trong và ngoài n−ớc nh− các Viện nghiên cứu, Tr−ờng.

Thu thập tài liệu sơ cấp qua điều tra các nông hộ sản xuất trên đất canh tác hoặc t− liệu thực tế cung ứng và tiêu thụ RAT của các chủ thể có liên quan. Thực hiện thu thập dữ liệu thông qua việc lập phiếu phù hợp nội dung nghiên cứu,

dùng ph−ơng pháp phỏng vấn với các câu hỏi và chỉ tiêu đã chuẩn bị tr−ớc trong phiếu điều tra các nông hộ và tiến hành thu thập tập trung từ 2002 - 2003.

Ngoài ra còn kết hợp với ph−ơng pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA: Rapid rural appraisal). Ph−ơng pháp đ−ợc thực hiện nhằm tìm hiểu quy mô, cơ cấu, ph−ơng thức sản xuất và tiêu thụ RAT đánh giá các khả năng thực hiện các nhu cầu, xác định vấn đề −u tiên phát triển có nông dân tham gia.

Ph−ơng pháp xử lý số liệu

Tài liệu thu thập đ−ợc thực hiện kiểm tra và chỉnh lý bảo đảm đầy đủ, chính xác và thống nhất. Hệ thống giá cả đ−ợc cố định năm 2003, đây là thời điểm có tỉ giá khá ổn định và hợp lý. Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu tính toán phù hợp và áp dụng ph−ơng pháp tổng hợp, xử lý tài liệu thống nhất.

Thực hiện xử lý toàn bộ số liệu điều tra bằng ch−ơng trình excel. Các tài liệu xử lý đ−ợc trình bày một cách hợp lý qua bảng, đồ thị thống kê nhằm đáp ứng yêu cầu từng nội dung nghiên cứu. Các tài liệu của luận văn đ−ợc dùng phân tích, đánh giá và rút ra các quy luật, xu h−ớng phát triển của từng vấn đề bảo đảm có cơ sở khoa học. 3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sản xuất RAT

- Diện tích

- Năng suất - Sản l−ợng

- Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ đ−ợc tạo ra trong một chu kỳ sản xuất nhất định th−ờng là một năm

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí th−ờng xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó.

- Giá trị gia tăng (VA): phản ánh kết quả của đầu t− các yếu tố chi phí trung gian, là giá trị sản phẩm xã hội đ−ợc tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. Nó là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian.

VA = GO - IC

- Chi phí lao động (LC): là giá trị của toàn bộ lao động đã sử dụng để sản xuất ra một l−ợng sản phẩm nhất định

LC = L*P

Trong đó:

L là số ngày công lao động P là giá thuê lao động

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là một bộ phận quan trọng của giá trị gia tăng, bao gồm cả giá trị công lao động trực tiếp, lao động quản lý của chủ thể và lợi nhuận trong quá trình sản xuất, phản ảnh khả năng bảo đảm cho đời sống và tích luỹ của ng−ời sản xuất.

Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tiêu thụ RAT

- Quy mô kinh doanh của các đối t−ợng tham gia phân phối RAT - Số l−ợng cửa hàng và quầy hàng, siêu thị

- Số ng−ời bán hàng - Số chủng loại rau - Vốn sản xuất - Giá trị tài sản

- Diện tích cửa hàng, quầy hàng, siêu thị - Doanh số kinh doanh

Các chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả tiêu thụ

- Khối l−ợng rau bán buôn

- Khối l−ợng rau bán bình quân/ngày/tuần/tháng/năm

- Doanh thu, chi phí, lãi gộp tính cho một cửa hàng, một kg sản phẩm. - Hiệu quả chi phí

- Hiệu quả sử dụng vốn - Hiệu quả sử dụng lao động - Hiệu quả sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất va tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn hà nội (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)