3. Đặc điểm địa bàn Nghiên cứu và ph−ơng pháp nghiên cứu
3.1. 1 Đặc điểm về tự nhiên
• Vị trí địa lý - chính trị
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, với toạ độ địa lý từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ Bắc và từ 105044’ đến 106002’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Bắc Ninh và H−ng Yên, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hà Tây
Nghị quyết 15 NQ/TW của Bộ Chính trị (15/12/2000) về ph−ơng h−ớng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 - 2010 Pháp lệnh thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL - UBTVQH khoá X cũng nh− Nghị quyết ĐHĐB lần thứ XIII Đảng bộ Thành phố Hà Nội đều xác định: Hà Nội là trái tim của cả n−ớc, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn. Phát triển thủ đô Hà Nội là nhiệm vụ trọng điểm trong chiến l−ợc phát triển chung của cả n−ớc đang trên đ−ờng CNH - HĐH. Từ Hà Nội đi các thành phố, thị xã trong cả n−ớc rất thuận lợi trong hệ thống giao thông phát triển rộng khắp (đ−ờng bộ có 5 tuyến, đ−ờng sắt có 4 tuyến, có 2 sân bay và hệ thống giao thông đ−ờng thuỷ).
Hà Nội đã, đang và sẽ giữ vai trò trung tâm lớn nhất ở Bắc Bộ, có sức hút và khả năng nan toả rộng lớn, có tác động tr−c tiếp tới quá trình phát triển đối với vùng Bắc bộ. Đồng thời Hà Nội vừa có khả năng là thị tr−ờng lớn của vùng và của cả n−ớc về sản phẩm hàng hoá tiêu dùng cũng nh− thu hút các loại nông - lâm - thuỷ sản.
Hà Nội hiện có 44 tr−ờng ĐH và CĐ, 34 tr−ờng THCN, 41 tr−ờng dạy nghề, 112 viện nghiên cứu, nên Hà Nội là trung tâm hàng đầu về khoa học - công nghệ của cả n−ớc. Đây là lợi thế để Hà Nội phát triển trong mọi ph−ơng diện, ngày một v−ơn xa hơn tiến kịp các đô thị lớn trên thế giới.
• Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu Hà Nội mang đặc tr−ng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa chủ yếu trong năm là mùa nóng và mùa lạnh. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 với đặc điểm là nóng ẩm và m−a nhiều, th−ờng có dông bão. Điều kiện này có ảnh h−ởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau với khí hậu ít m−a, thời kỳ này rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây vụ đông.
L−ợng m−a trung bình năm của Hà Nội vào khoảng 1250 - 1870 mm. Số ngày m−a trung bình là 140 ngày, phân bố không đều trong năm và hình thành 2 mùa. Mùa m−a kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 và trong những năm m−a lớn l−ợng m−a chiếm khoảng 75 - 80% tổng l−ợng m−a của cả năm. Hàng năm Hà Nội chịu ảnh h−ởng trực tiếp của khoảng 5 - 7 cơn bão.
Độ ẩm không khí trung bình năm khá cao, có tháng đạt 85% (tháng 3, tháng 4) và 75% vào tháng 11 - 2 năm sau, gây rất nhiều khó khăn trong công tác bảo quản nông sản sau thu hoạch và chế biến.
Mạng l−ới sông, ngòi trên địa bàn Hà Nội khá dày đặc, khoảng 0,5 km/km2, thuộc hai hệ thống sông chính: sông Hồng và sông Thái Bình. Hệ thống sông Hồng qua Hà Nội dài khoảng 54 km, l−u l−ợng dòng sông chảy bình quân khi qua Hà Nội dài khoảng là 2945m3/s.
Hà Nội có nhiều hồ, đầm tự nhiên với diện tích khoảng 3600 ha.
Hà Nội có mỏ n−ớc ngầm với trữ l−ợng lớn và nhìn chung nguồn n−ớc này luôn đ−ợc bổ xung có tầng phủ bảo vệ chống ô nhiễm, song trữ l−ợng phân bố không
đều: phần phía nam sông Hồng triển vọng có thể cấp 730000m3/ngày, trong khi đó phần bắc sông Hồng triển vọng có thể cấp 214799m3/ngày. Về chất l−ợng n−ớc ngầm nhìn chung trên toàn thành phố hàm l−ợng sắt và mangan cao không đáp ứng đ−ợc tiêu chuẩn n−ớc uống và tiêu chuẩn cấp n−ớc. Một số nơi có hàm l−ợng sắt, mangan, amôniac... cao, nh−ng với công nghệ xử lý n−ớc hiện có chất l−ợng hoàn toàn bảo đảm cho các nhu cầu sinh hoạt với chi phí hợp lý.
Có thể nói, một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển sản xuất RAT đó là n−ớc t−ới thì Hà Nội có thể đáp ứng đ−ợc rất tốt với chế độ thuỷ văn và sông ngòi dày đặc của mình. Đây là một lợi thế to lớn của Hà Nội trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất RAT nói riêng.
• Địa hình, đất đai, cảnh quan
a/ Địa hình
Phần lớn diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình bằng phẳng, đ−ợc bồi tích phù xa dày, bề dày của phù xa đệ tứ trung bình là 90 - 120 m.
Hiện tại Hà Nội hình thành 2 khu vực rõ rệt đ−ợc phân định bởi dòng sông Hồng.
+ Khu vực phía Bắc sông Hồng gồm 3 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn; có diện tích là 663,11km2 với tổng dân số khoảng 871,4 nghìn ng−ời.
+ Khu vực phía Nam sông Hồng gồm 9 quận và 2 huyện; có diện tích 257,86km2, dân số trung bình là 1940,7 nghìn ng−ời.
Hai khu vực này có đặc tr−ng t−ơng phản rõ rệt: khu vực phía bắc có diện tích rộng, địa hình và địa chất khá thuận lợi cho xây dựng công nghiệp và đô thị... song hiện nay kinh tế ch−a phát triển, dân số ít, mật độ dân số thấp, văn hoá xã hội ở trình độ thấp; khu vực phía nam sông Hồng có diện tích chỉ bằng 1/2 khu vực phía bắc,
song dân số gấp hơn 2 lần, kinh tế khá phát triển, là trung tâm chính trị quốc gia, văn hoá xã hội cũng nh− giao dịch quốc tế của cả n−ớc.
b/ Tài nguyên sinh vật, sinh thái và du lịch
Hà Nội có quỹ đất phong phú, đa dạng trong tổng diện tích tự nhiên là 91842,2 ha đã phân ra 5 nhóm và 19 đơn vị phân loại đất. Tính đa dạng và phong phú của tài nguyên đất tạo đà cho sự phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá khá toàn diện và bền vững.
Theo thống kê Hà Nội hiện có hàng trăm nghìn cây xanh thuộc 50 loại thực vật bậc cao đ−ợc trồng trong các công viên, v−ờn hoa và hè đ−ờng cùng với các làng hoa có truyền thống lâu đời nh−: Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân và các vùng hoa cây cảnh mới nh− Vĩnh Tuy, Tây Tựu với nhiều giống hoa mới đ−ợc tạo ra, nhiều loại hoa mới từ Đà Lạt và các tỉnh phía nam mang ra hoặc từ nhiều n−ớc trên thế giới nhập nội về, làm cho tài nguyên sinh vật của Hà Nội ngày càng phong phú.
Hà Nội có đủ điều kiện để nuôi d−ỡng các loại động vật nuôi cũng nh− hoang dã khác nhau, các loài động vật nuôi đã cung cấp cho thành phố nhiều sản phẩm thịt, trứng, sữa, cá...
Tiềm năng văn hoá du lịch của Hà Nội khá phong phú và đặc sắc, ngày càng có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài n−ớc. Vì thế Hà Nội đã và đang trở thành một thị tr−ờng tiêu thụ các sản phẩm nông sản phục vụ cho du lịch.