Nhà n−ớc đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến chất l−ợng, VSATTP, đặc biệt nghị định 86/CP của Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà n−ớc về chất l−ợng hàng hoá giao cho Bộ y tế. Bộ y tế đã biên soạn 24 văn bản pháp luật về quản lý chất l−ợng, VSATTP, 8 văn bản quy phạm pháp luật về
quy định kỹ thuật kiểm nghiệm chất l−ợng, VSATTP, ban hành 4 Thông t− liên tịch phối hợp với Bộ KHCNMT và các bộ liên quan soạn thảo Pháp lệnh VSATTP.
Trong thời gian qua Hà Nội đã thực hiện nhiều dự án và các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến sản xuất và tiêu thụ rau nh−:
- Quy hoạch vùng sản xuất rau ở ngoại thành Hà Nội, năm 1996-Sở NN & PTNT
- Xây dựng điểm trình diễn rau sạch tại Nam Hồng - Đông Anh, năm 1996 - Trung tâm N−ớc sạch và vệ sinh môi tr−ờng, Bộ NN&PTNT.
- Hoàn thiện công nghệ và mở rộng mô hình sản xuất tiêu thụ rau sạch tại Hà Nội, năm 1997 - 1998, Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội
- Xây dựng mô hình chế biến rau quả gắn liền với phát triển vùng nguyên liệu tại HTX Đông Xuân - Sóc Sơn, năm 2000 - 2001, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội.
- Mở rộng mô hình sản xuất rau sạch, hoa bằng công nghệ nhà l−ới tại Hà Nội, năm 2002 - 2003, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội.
- Đào tạo nông dân sản xuất rau sạch theo quy trình tổng hợp, năm 1999 - 2005, AĐA, Hội Nông dân Hà Nội.
- Xây dựng cơ sở ứng dụng sản xuất giống và sản xuất cây trồng chất l−ợng cao tại Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội, năm 2002 - 2003.
- Xây dựng khả thi dự án cung cấp rau an toàn cho Thành phố Hà Nội, năm 2002, THALESE&C
- Mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng rau sạch tại, Hà Nội, năm 1999 - 2000, Trung tâm Kỹ thuật rau Hà Nội.
Cùng với các dự án phát triển trên, Thành phố Hà Nội đã triển khai nghiên cứu 20 đề tài khác nhau nghiên cứu kinh tế kỹ thuật sản xuất RAT từ năm 1993 đến nay. Trong đó, nghiên cứu về giống rau có 3 đề tài, nghiên cứu và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất RAT có 5 đề tài, nghiên cứu về kỹ thuật BVTV trong
sản xuất RAT có 5 đề tài, bảo quản sản phẩm rau có 2 đề tài, thiết lập các quy định sản xuất và l−u thông RAT, nghiên cứu về kỹ thuật sử dụng hữu cơ, phân vi sinh có 1 đề tài, nghiên cứu vấn đề kinh tế và kỹ thuật về xây dựng vùng nguyên liệu rau sạch phục vụ chế biến (ở Đông Xuân, Sóc Sơn). Hiện nay, sở NN&PTNT đang triển khai nghiên cứu đề tài: Xây dựng và triển khai mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ RAT trên đại bàn thành phố Hà Nội, 2002 - 2004.
Để cải thiện tình hình VSATTP đến năm 1996 - 2001 có một số dự án sản xuất kinh doanh RAT đ−ợc thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà n−ớc nh− quy hoạch vùng sản xuất RAT ở ngoại thành Hà Nội, năm 1996 Sở NN & PTNT: Hoàn thiện công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất tiêu thụ RAT tại Hà Nội, năm 1998 Trung tâm Kỹ thuật rau quả Hà Nội: Chế biến rau quả sạch gắn với phát triển vùng nguyên liệu tại Đông Xuân, Sóc Sơn. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội với dự án: Kinh phí tài trợ của ADDA 1 triệu USA, kết quả dự án đào tạo đ−ợc 5000 nông dân trong 186 lớp học IPM gắn với đồng ruộng, đào tạo 35 h−ớng dẫn viên IPM, áp dụng IPM trên diện tích 800 héctar gieo trồng rau, giảm sử dụng thuốc BVTV từ 50 - 80%. Chi cục BVTV đã chỉ đạo 60 hộ nông dân ở Vân Nội Đông Anh trồng nhiều chủng loại RAT với số l−ợng khoảng 4000 đến 5000 kg/ngày cung ứng ra thị tr−ờng.
Các công trình nghiên cứu trên căn bản đã định hình đ−ợc vùng sản xuất rau an toàn, đ−a ra đ−ợc trên 30 quy trình sản xuất, nêu đ−ợc các hình thức luân canh sản xuất, các giống rau mới chất l−ợng cao và b−ớc đầu đã nghiên cứu việc sơ chế, chế biến và tiêu thụ rau an toàn.
Tuy nhiên ch−a có cơ quan chức năng nào ch−a đánh giá một cách hệ thống các vấn đề tổ chức, cơ chế kinh tế từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm RAT nhằm phát triển có hiệu quả cao cho ng−ời sản xuất và ng−ời kinh doanh đồng thời thoả mãn tốt hơn nhu cầu về RAT cho dân c− tiêu dùng Hà Nội.