IV. Quan hệ sản xuất chính sách phát triển nông nghiệp kinh tế nông thôn
c/ Phát triển sản xuất RAT với công nghệ mớ
Phát triển các ph−ơng thức sản xuất nh−: nhà l−ới, t−ới phun hình thành các khu công nghệ cao. Từ các nghiên cứu và thử nghiệm sản xuất RAT theo mô hình RAT trong nhà l−ới cho kết quả rất tốt. Giá trị sản xuất các công thức luân canh trong nhà l−ới cao gấp 1,2 - 1,5 lần so với đối chứng. Đặc biệt, l−ợng rau sản xuất trái vụ từ tháng 5 - 8 đạt không kém so với vụ xuân hè và cao hơn vụ xuân. Tổng lãi thu đ−ợc từ khối l−ợng rau sản xuất trong nhà l−ới đạt 15,05 triệu đồng, lãi từ rau trái vụ (tháng 5 - 8) đạt 5 triệu đồng, cao hơn vụ đông xuân gần 1 triệu đồng.
Nghiên cứu về giống RAT, thành phố có hai h−ớng cần −u tiên trong công tác lai tạo, chọn lọc giống mới.
- Chọn tạo các loại rau chủ lực, có diện tích và sản l−ợng lớn nh− cải bắp, cà chua, d−a chuột, ớt, hành tỏi và các loại đậu rau. Ngoài mục đích chọn giống năng suất cao cần quan tâm đến khả năng chống chịu nóng, chịu hạn, chịu ứng.
- Thu thập, nhập nội khảo nghiệm và phát triển các giống triển vọng cho các loại rau mới có nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc và cho chế biến xuất khẩu, xác định các giống thuần cho các loại rau: cải bao, ớt ngọt, cà tím, sup lơ xanh, ngô ngọt, ngô bao tử.. .. để phát triển các vùng chuyên canh rau ven thành phố khu công nghiệp phục vụ tiêu dùng nội bộ.
• Quản lý chất l−ợng rau an toàn trong sản xuất và kinh doanh
Hiện nay chất l−ợng rau, an toàn thực phẩm đang đ−ợc các cấp, các ngành và ng−ời tiêu dùng quan tâm. Đảm bảo chất l−ợng rau, an toàn thực phẩm cho ng−ời tiêu dùng cần quản lý tốt chất l−ợng rau trong sản xuất và kinh doanh.
a/ Quản lý thông qua tăng c−ờng công tác kiểm tra chất l−ợng sản phẩm - Phân công rõ ràng trách nhiệm cho các sở, ban, ngành.
Sở Khoa học công nghệ và Môi tr−ờng, Sở NN - PTNT và Sở Th−ơng mại phối hợp tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ chuẩn mực cho các khu đất và vùng sản xuất RAT và cho các đơn vị sản xuất.
Thành phố giao cho Sở Y tế là cơ quan kiểm tra chất l−ợng rau. Kiểm tra ở tất cả các khâu: sản xuất, vận chuyển, phân phối là rất cần thiết để có cơ sở vững chắc đánh giá chính xác rủi ro và tạo lòng tin cho ng−ời tiêu dùng. Kiểm tra theo quy trình sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật RAT mà Nhà n−ớc đã công nhận.
Các cơ quan chuyên môn kết hợp xây dựng một chính sách cụ thể nhằm xử phạt đối với những vi phạm quy chế và khuyến khích những ng−ời áp dụng tốt các quy chế này trong sản xuất, vận chuyển, phân phối sản phẩm.
Tr−ớc mắt các cơ sở sản xuất rau cần đăng ký th−ơng hiệu cho sản phẩm và cam kết chịu trách nhiệm đảm bảo các sản phẩm của mình sản xuất ra đối với ng−ời tiêu dùng. Từ đó, các cấp thực hiện kiểm tra và quản lý chất l−ợng sản phẩm.
- Phân cấp quản lý theo chức năng.
D−ới sự chủ trì của UBND các cấp đ−ợc phân công th−ờng trực trong hệ thống quản lý: Ngành nông nghiệp đảm nhận vai trong hệ thống thu hoạch và sơ chế, đóng gói rau an toàn tại các HTX. Ngành th−ơng mại đảm nhận trong hệ thống thu mua RAT, các cơ sở kinh doanh rau an toàn. Ngành Y tế phối hợp với các ngành trong việc kiểm tra các điều kiện vệ sinh cơ sở, lấy mẫu kiểm nghiệm chất l−ợng RAT. Ngành khoa học công nghệ môi tr−ờng thống nhất ban hành tiêu chuẩn, công bố chất l−ợng RAT. Ngành Công an phối hợp kiểm tra, điều tra và sử lý các vi phạm.
b/ Tổ chức đoàn kiểm tra chất l−ợng rau tại nơi sản xuất
Chi cục BVTV Hà Nội tổ chức đoàn kiểm tra gồm cán bộ phòng Thanh tra chuyên ngành, phòng kỹ thuật, trạm BVTV huyện trực tiếp kiểm tra đột xuất, định kỳ taị các vùng sản xuất RAT.
Hợp tác xã cử một ng−ời có trình độ trung học trở lên về trồng trọt hoặc trình độ BVTV thực hiện h−ớng dẫn, giám sát nông dân thực hiện quy trình sản
xuất và sử dụng thuốc BVTV và tổ chức đội kiểm tra. Đội kiểm tra này trực tiếp chịu sự trách nhiệm quản lý của UBND xã và đóng vai trò chính trong việc kiểm tra tại nơi sản xuất. Các xã viên nâng cao tính tự chủ và thực hiện kiểm tra lẫn nhau.
+ Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất RAT do Sở KHCN & MT ban hành về thời vụ, chủng loại rau, đất trồng, sử dụng phân bón, t−ới n−ớc, thu hoạch, vệ sinh, sơ chế và phân loại rau.
- Kiểm tra sử dụng thuốc BVTV kết hợp với tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho nông dân. Đảm bảo nguyên tắc 4 đúng: chọn thuốc BVTV phù hợp với từng loại sâu bệnh, thời gian phun thuốc hợp lý, đúng nồng độ, liều l−ợng quy định cho từng loại thuốc, phun rải thuốc phải đúng kỹ thuật
- Xác định l−ợng d− thuốc BVTV trên rau. + Biện pháp xử lý vi phạm
Trong quá trình kiểm nếu phát hiện các hộ vi phạm các quy định trong sử dụng thuốc BVTV, quy trình sản xuất RAT thì bị xử lý với các hình thức:
- Huỷ không cho l−u thông sản phẩm trên thị tr−ờng nếu sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục phun thuốc cho rau.
- Không đảm bảo thời gian cách ly đồng thời phát tin trên đài truyền Thanh của xã để cảnh cáo nhắc nhở.
- Nếu tái phạm 3 lần vi phạm sử dụng thuốc, thuốc ngoài danh mục, không đảm bảo thời gian cách ly sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mục a,b,c khoản 2 điều 15 nghị định 26.2003/NĐ - CP ngày 19/3/2003 của chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ và KDTV (khoản 2 điều 15: phạt từ 200 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm).
c/ Mô hình mạng l−ới kiểm tra
Mạng l−ới phải đảm bảo 3 cấp: từ xã ph−ờng, Quận huyện và Thành phố.. Trong đó việc kiểm tra ở xã ph−ờng cần phải coi trọng vấn đề giám sát điều kiện
vệ sinh trong khâu sơ chế, đóng gói. Xác định sự chắc chắn về nguồn gốc rau, kiểm soát đ−ợc xuất sứ của rau đ−ợc thu mua từ những nguồn có uy tín. H−ớng dẫn và kiểm tra việc chấp hành các quy định về điều kiện vệ sinh đối với các cơ sở sơ chế, đóng gói và bảo quản (theo quy định phần 3.3). Cấp Quận huyện phải đảm bảo yêu cầu h−ớng dẫn các nghiệp vụ chuyên môn trong việc thực hiện các tuyến xã ph−ờng, trực tiếp kiểm tra một số cơ sở lớn trong địa bàn quản lý, kiểm nghiệm chất l−ợng mẫu rau và lấy mẫu gửi tuyến Thành phố khi cần thiết.
Cấp Thành phố kiểm soát 1/3 số cơ sở đóng gói lớn mà Quận huyện quản lý Kiểm soát các cơ sở kinh doanh RAT trong các siêu thị, chợ lớn. Lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu chất l−ợng RAT và kiểm tra các điều kiện vệ sinh đối với các cơ sở.
• Xây dựng chiến l−ợc phát triển bao gói, mẫu mã, tem nhãn trên RAT
RAT hiện nay bán trên thị tr−ờng Hà Nội ít đ−ợc quan tâm đến vấn đề này, rau xếp theo mớ... tỷ lệ hao hụt dập nát cao. Tuy nhiên, những cửa hàng, siêu thị đã làm khá tốt về mẫu mã, bao gói sản phẩm. Do đó, ngành nông nghiệp, ngành th−ơng mại của Hà Nội cần quan tâm, h−ớng dẫn, bồi d−ỡng kỹ năng sơ chế bảo quản, đóng gói cho ng−ời sơ chế, thu gom.
Xây dựng th−ơng hiệu sản phẩm: đây là một vấn đề mới trong sản xuất nông nghiệp. Cần phải xây dựng đ−ợc một th−ơng hiệu để ng−ời tiêu dùng khi nghe đến th−ơng hiệu là có thể biết ngay đ−ợc RAT này sản xuất ở đâu và chất l−ợng nh− thế nào. Việc xây dựng th−ơng hiệu còn có ý nghĩa trong xuất khẩu RAT đi n−ớc ngoài.
Tóm lại, về quy cách, mẫu mã, bao bì sản phẩm nói chung và sản phẩm RAT nói riêng còn bị xem nhẹ. Để tiến lên sản xuất lớn và để sản phẩm RAT có thể cạnh tranh đ−ợc trên thị tr−ờng chúng ta cần có những quy định cụ thể về quy cách mẫu mã và bao bì của sản phẩm RAT nhất là sản phẩm chế biến.
Tổ chức những ng−ời làm công tác thu gom - bán buôn RAT nh−: không phải chịu bất kỳ hình thức thuế nào. Ng−ời thu gom cần đầu t− trang thiết bị để vận chuyển RAT đ−ợc đảm bảo về mặt chất l−ợng, giảm thiểu tỷ lệ dập nát. Các cơ sở thu gom đ−ợc hỗ trợ một phần kinh phí để mua xe tải nhỏ có thiết bị bảo quản lạnh nh− xe chuyên dùng.
Tổ chức mô hình HTX sản xuất - tiêu thụ RAT gia tăng số điểm bán hàng trực tiếp tới tay ng−ời tiêu dùng. Tuy nhiên giải pháp này không thể phát triển trên quy mô rộng lớn từ sản xuất đến tiêu thụ song hình thức này giá bán rau hạ hơn, việc giải quyết các thông tin về nguồn gốc và quy trình sản xuất RAT rõ nên ng−ời tiêu dùng có khả năng chấp nhận và gây dựng đ−ợc lòng tin về chất l−ợng sản phẩm đối với họ.
Tổ chức thành lập các tổ chức hiệp hội ng−ời sản xuất và các doanh nghiệp t− nhân chuyên về thu gom và chế biến để đa dạng hoá và cải thiện chất l−ợng hàng hoá. Thành công của các điểm này giúp sản xuất phát triển theo quy mô rộng lớn, giúp ng−ời sản xuất gặp gỡ ng−ời phân phối dễ dàng hơn (hiệp hội những ng−ời sản xuất có thể tạo ra một số chức năng chuyên về trong hiệp hôi mình), điểm mấu chốt để đạt đ−ợc thành công là đảm bảo tam giác kinh tế ng−ời sản xuất - ng−ời phân phối - ng−ời tiêu dùng.
Trên cơ sở hệ thống kênh tiêu thụ phù hợp hiện nay, thời gian tới tiếp tục phát triển hệ thống phân phối sản phẩm kênh bán buôn và mở rộng các địa điểm bán lẻ ở rộng khắp các chợ trên địa bàn Hà Nội (vẽ sơ đồ).
Cần phải quan tâm đặc biệt đến việc mở rộng và xây dựng thêm các siêu thị tại các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Tây Hồ... nhằm đáp ứng nhu cầu hiện nay về các điểm bán hàng kiểu này, bên cạnh đó phải cải thiện việc bán hàng tại các chợ truyền thống vì nó đáp ứng đ−ợc phần lớn nhu cầu của khách hàng đó là mua hàng gần nhà.
Các đơn vị kinh doanh làm tốt công tác quản lý, công tác marketing và đào tạo đội ngũ bán hàng am hiểu về RAT. Làm tốt công tác quản lý có nghĩa là quản lý nguồn bán hàng trong cơ sở của mình; cải thiện công tác tiếp thị, khuyến
mại đối với khách hàng mua khối l−ợng nhiều hoặc những khách hàng th−ờng xuyên... tuyên truyền và thuyết phục ng−ời tiêu dùng về lợi ích của RAT để họ trở thành khách hàng truyền thống của cơ sở.
Phổ cập thông tin rộng rãi qua các ph−ơng tiện thông tin, các ch−ơng trình giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm, thông tin về chất l−ợng đặc biệt của RAT, ph−ơng pháp sản xuất và độ an toàn về sức khoẻ đối với ng−ời tiêu dùng khi ăn.
• Các giải pháp về các chính sách của Thành phố hỗ trợ cho ch−ơng trình sản xuất, l−u thông, tiêu thụ RAT
Hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội. Ngoài các dự án đầu t− phát triển nêu trên, Thành phố có chính sách −u đãi đầu t− mở rộng mạng l−ới kinh doanh bán lẻ, mua bán buôn rau an toàn, thực phẩm sạch, −u tiên và áp dụng giá thuê mặt bằng −u đãi cho các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh đầu t− quản lý kinh doanh rau an toàn tại các chợ đầu mối bán buôn, trung tâm đấu giá bán buôn rau an toàn.
- Chính sách tín dụng
Cho vay −u đãi để đầu t− cơ sở vật chất, trang thiết bị và −u đãi lãi suất vay phục vụ kinh doanh rau an toàn. Giảm thuế và miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu và 50% 2 năm tiếp theo cho các doanh nghiệp và hộ t− nhân kinh doanh rau an toàn. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu t− từ khâu sản xuất để các nhà sản xuất ký kết hợp đồng với các nhà tiêu thụ với giá bán t−ơng đ−ơng với sản phẩm cùng loại trên thị tr−ờng.
Hỗ trợ kinh phí sự nghiệp không thu hồi cho việc tuyên truyền nâng cao dân trí về sản xuất, tiêu dùng rau an toàn thực phẩm sạch, đào tạo tập huấn nhân viên bán hàng, tuyên truyền thông qua khâu l−u thông bằng in tem nhãn, tờ gấp, bảng chữ to các thông tin về RAT thực phẩm sạch và tiêu chuẩn rau an toàn thực phẩm sạch. Tổ chức ch−ơng trình chuyên mục về RAT thực phẩm sạch trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng (báo chí, các kênh truyền hình) đ−a vào ch−ơng trình giáo dục trong các tr−ờng phổ thông. Tổ chức kiểm tra áp dụng quy trình
sản xuất rau an toàn của vùng sản xuất, kiểm tra chất l−ợng rau an toàn theo định kỳ hàng năm.
Thành phố hỗ trợ về cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp, các đơn vị, các hộ sản xuất đầu t− vùng sản xuất rau an toàn (hỗ trợ qua hình thức tín dụng −u đãi, hỗ trợ lãi suất qua đầu t−, các −u đãi về đất đai, miễn giảm thuế). Hỗ trợ đầu t− các trung tâm bán buôn, đấu giá rau an toàn trên địa bàn Hà Nội
Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, định kỳ hoặc đột xuất để phát hiện xử lý những vụ việc vi phạm... qua đó tập hợp và phản ánh những kiến nghị, đề xuất với Thành Phố. Xây dựng quy chế, tiêu chí cửa hàng rau an toàn trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đề xuất mô hình sản xuất và dịch vụ và tiêu thụ, xây dụng mô hình gắn liền giữa sản xuất với tiêu thụ.
- Chính sách thị tr−ờng
Trong những năm tr−ớc đây do quy mô sản xuất và năng lực sản xuất của các cơ sở còn nhỏ vì vậy chính sách thị tr−ờng cần h−ớng tới một số chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nh−: trợ cấp sản xuất (vật t− phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh), miễn giảm thuế xuất khẩu RAT, mặt bằng kinh doanh RAT, hỗ trợ quảng cáo, đào tạo nghiệp vụ kinh doanh, tuyên truyền động viên khen th−ởng các cơ sở sản xuất, kinh doanh RAT giỏi, nghiêm túc xử lý các tr−ờng hợp vi phạm các quy định về sản xuất l−u thông tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chính sách về tiêu chuẩn chất l−ợng sản phẩm
Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà n−ớc trong việc triển khai xây dựng, thực hiện các chính sách và biện pháp về sản xuất và tiêu thụ RAT.
Để nâng cao trách nhiệm phải có sự phân định chức năng quản lý rõ ràng giữa các sở, ban, ngành, không để chồng chéo chức năng. Sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị phải có cơ chế phối hợp (nhiệm vụ rõ ràng, trách nhiệm đến đây) tránh tình trạng tất cả mọi ng−ời cùng chịu, để rồi không phải chịu trách nhiệm. Quản lý Nhà n−ớc trong sản xuất và tiêu thụ cần h−ớng theo những việc sau:
+ Tổ chức tốt việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ruộng, vùng sản xuất RAT, cửa hàng, siêu thị kinh doanh RAT, các cơ sở sơ chế và chế biến RAT .
+ Tổ chức kiểm tra nhanh chóng chất l−ợng RAT đối với tất cả các loại rau trên vùng sản xuất, RAT bán trong các cửa hàng, siêu thị.
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất, chế biến và tiêu thụ RAT.
+ Hoàn chỉnh và ban hành các văn bản pháp quy về sản xuất và tiêu thụ RAT nh−: quy trình sản xuất và chế biến RAT, về tiêu chuẩn bao bì, nhãn mác, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm của RAT.