Luận văn thành phần bệnh hại trên cây dứa cayene và một số nghiên cứu nấm phytophthora spp gây bệnh thối nõn trong giai đoạn vườn ươm ở một số vùng phía bắc việt nam
Trang 1Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học nông nghiệp I
-
lê thị mỹ hà
thành phần bệnh hại trên cây dứa Cayen và
một số nghiên cứu nấm Phytophthora spp gây bệnh
thối nõn trong giai đoạn vườn ươm ở một số
vùng phía bắc việt nam
Trang 2Hà Nội – 2006
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và ch−a hề đ−ợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đ−ợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều đ−ợc chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Lê Thị Mỹ Hà
Trang 3Lời cảm ơn
Có được kết quả nghiên cứu này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PGS.TS Nguyễn Kim Vân – Trưởng Bộ môn Bệnh cây - Nông dược, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp I, người thầy hết sức tận tình và chu đáo Thầy truyền
đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn nghiên cứu khoa học
Tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Bệnh cây – Nông dược, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp I đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu rau quả, Bộ môn kiểm nghiệm chất lượng rau quả, các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình đào tạo
Tôi cũng xin chân thành cám ơn, sự giúp đỡ của các đồng chí Lãnh đạo và cán
bộ công nhân viên của Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ – Phú Thọ, Trung tâm nghiên cứu Cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ – Nghệ An, nơi tôi tiến hành các thí nghiệm, nghiên cứu khoa học
Lòng biết ơn sâu sắc cũng xin được dành cho cha, mẹ và gia đình, đồng nghiệp, bạn bè xa gần và các cơ quan chức năng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày tháng năm 2006
Tác giả luận văn
Trang 4Lª ThÞ Mü Hµ
Trang 5Mục lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn iii
Mục lục v
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các biểu đồ, đồ thị x
Danh mục các hình ……… ix
1 Mở đầu 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 4
1.3.Yêu cầu của đề tài 4
2 Tổng quan tài liệu 5
2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 5
2.2 Sơ lược về cây dứa 6
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại 6
2.2.2 Các nhóm và giống dứa chính 7
2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh hại cây dứa 10
2.3.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài 11
2.3.2 Những nghiên cứu ở trong nước 17
2.4 Những kết luận qua phân tích tổng quan 27
3 Đối tượng - địa điểm - vật liệu - nội dung và phương pháp nghiên cứu 29
3.1 Đối tượng nghiên cứu 29
3.2 Địa điểm nghiên cứu 29
3.3 Vật liệu nghiên cứu 29
3.4 Nội dung nghiên cứu 30
3.5 Phương pháp nghiên cứu 30
3.5.1 Phương pháp điều tra ngoài đồng ruộng 30
2.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong phòng 34
2.6 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu: 39
2.6.1 Các công thức tính toán 39
Trang 62.6.2 Phương pháp xử lý số liệu 40
4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 41
4.1 Thành phần bệnh hại và mức độ gây hại của chúng trên cây dứa Cayen ở một số vùng phía bắc Việt Nam 41
4.1.1 Thành phần bệnh hại trên cây dứa Cayen ở một số vùng phía bắc 41
4.1.2 Mức độ phổ biến của bệnh hại trên cây dứa ở 2 vùng phía bắc 42
4.1.3 Triệu chứng bệnh hại trên cây dứa Cayen giai đoạn vườn ươm ở một số vùng phía bắc 43
4.2 Một số đặc điểm hình thái và sinh học của nấm phytophthora spp trong phòng thí nghiệm 45
4.2.1 Một số đặc điểm hình thái của nấm Phytophthora nicotianae 46
4.2.2 Một số đặc điểm sinh học của nấm Phythophthora nicotianae 48
4.3 Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh thối nõn và một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh trong vườn ươm ở 3 vùng phía bắc Việt Nam 56
4.3.1 Diễn biến bệnh thối nõn dứa Cayen trong vườn ươm ở một số vùng trồng phía bắc (2005-2006) 56
4.3.2 ảnh hưởng của một số yếu tố đến bệnh thối nõn dứa Cayen giai đoạn vườn ươm ở một số vùng phía bắc 58
4.4 Một số biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn dứa Cayen trong vườn ươm 69
4.4.1 ảnh hưởng của một số loại thuốc hóa học đến sự sinh trưởng của nấm Phytophthora nicotianae trên môi trường PDA 70
4.4.2 ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật bón lót phân chuồng và che phủ PE trước khi trồng đến mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa 71
4.4.3 ảnh hưởng của thuốc hoá học đến bệnh thối nõn dứa ngoài đồng ruộng 69
5 Kết luận và đề nghị 80
5.1 Kết luận 80
5.2 Đề nghị 81
Tài liệu tham khảo……….78
Phụ lục……… …….84
Trang 7Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
PSM : Phytophthora Selective Medium
PDA : Potato Dextro Agar
CMA : Corn Meal Agar
PCA : Potato Carrot Agar
Trang 8Danh mục các bảng
STT Tên bảng Trang
Bảng 4.1 Thành phần bệnh hại trên cây dứa Cayen ở 2 vùng phía bắc
Việt Nam (2005 – 2006) 41 Bảng 4.2 Mức độ phổ biến của bệnh hại trên cây dứa Cayen ở 2 vùng
phía bắc (2005 – 2006) 42 Bảng 4.3 Đặc điểm hình thái và màu sắc tản nấm Phythophthora
nicotianae trên một số môi trường nuôi cấy 45 Bảng 4.4 Một số đặc điểm hình thái của nấm Phythophthora nicotianae
phân lập từ cây dứa Cayen (2005) 46
Bảng 4.5 ảnh hưởng của môi trường dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của
sợi nấm Phytophthora nicotianae 47
Bảng 4.6 ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng của sợi nấm
Phytophthora nicotianae trên môi trường PDA 49
Bảng 4.7 ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sinh trưởng của sợi nấm
Phytophthora nicotianae trên môi trường PDA 51
Bảng 4.8 ảnh hưởng của pH môi trường đến sự sinh trưởng của sợi nấm
Viện Nghiên cứu rau quả Gia Lâm – Hà Nội (2005-2006) 57
Bảng 4.12 ảnh hưởng của một số loại chồi giống tới mức độ nhiễm bệnh
thối nõn dứa ở vườn ươm tại Phú Hộ – Phú Thọ 59
Trang 9Bảng 4.13 Mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa Cayen trồng vụ xuân tại
Bảng 4.14 Mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa Cayen trồng vụ thu tại
Bảng 4.15 ảnh hưởng của giá thể đến mức độ nhiễm bệnh thối nõn dứa
Cayen tại Viện Nghiên cứu rau quả 63
Bảng 4.16 ảnh hưởng của thời gian ra ngôi đến bệnh thối nõn dứa giai
đoạn vườn ươm tại Viện Nghiên cứu rau quả 64
Bảng 4.17 ảnh hưởng của mật độ trồng tới mức độ nhiễm bệnh thối nõn
dứa trong vườn ươm tại Viện Nghiên cứu rau quả 65 Bảng 4.18 ảnh hưởng của thuốc hóa học đến sự sinh trưởng của nấm
Phytophthora nicotianae trên môi trường PDA 67
Bảng 4.19 ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật bón lót phân chuồng và che
phủ PE tới bệnh thối nõn dứa tại Phủ Quỳ – Nghệ An 68
Bảng 4.20 ảnh hưởng của thuốc hoá học xử lý giá thể trước khi trồng đến
bệnh thối nõn dứa tại Viện nghiên cứu rau quả 70
Bảng 4.21 ảnh hưởng của biện pháp xử lý thuốc hoá học cho cây con trước
khi trồng đến bệnh thối nõn tại Viện nghiên cứu rau quả 72 Bảng 4.22 ảnh hưởng của hai loại thuốc hoá học trừ bệnh thối nõn dứa
Cayen trong vườn ươm tại Phú Hộ - Phú Thọ 74
Trang 10Danh mục các biểu đồ, đồ thị
Biểu đồ 4.1 Đường kính tản nấm Phytophthora nicotianae trên các
môi trường khác nhau 48 Biểu đồ 4.2 Đường kính tản nấm Phytophthora nicotianae ở các
ngưỡng nhiệt độ trên môi trường PDA 50
Biểu đồ 4.3 Đường kính tản nấm Phytophthora nicotianae ở các
ngưỡng pH trên môi trường PDA 52
Đồ thị 4.4 Diễn biến bệnh thối nõn dứa ở giai đoạn vườn ươm tại
Phú Hộ – Phú Thọ (2005-2006) 54
Đồ thị 4.5 Diễn biến bệnh thối nõn dứa ở giai đoạn vườn ươm tại
Phủ Quỳ – Nghệ An (2005-2006) 56
Đồ thị 4.6 Diễn biến bệnh thối nõn dứa ở giai đoạn vườn ươm tại Viện
Nghiên cứu rau quả Gia Lâm – Hà Nội (2005-2006) 58 Biểu đồ 4.7 Hiệu lực của hai loại thuốc hoá học trừ bệnh thối nõn
dứa giai đoạn vườn ươm tại Phú Hộ - Phú Thọ 75
Trang 11Danh mục các hình
Hình 4.1 Triệu chứng bệnh héo đỏ lá dứa do Clostero vius
Hình 4.2 Triệu chứng bệnh thối nõn dứa do nấm Phytophthora nicotianae
Hình 4.3 Triệu chứng bệnh khô đầu lá dứa do nấm Pestalozzia sp
Hình 4.4 Triệu chứng bệnh tuyến trùng u rễ do Meloidogyne javanica
Hình 4.5 Triệu chứng bệnh thối rễ dứa do nấm Phytophthora cinnamomi
Hình 4.6 Triệu chứng bệnh đốm trắng lá dứa do nấm Thielaviopsis paradoxa
Hình 4.7 Sợi nấm Phytophthora nicotianae
Hình 4.8 Bào tử nấm Phytophthora nicotianae
Hình 4.9 Hình thái và màu sắc tản nấm Phytophthora nicotianae trên môi
trường dinh dưỡng
Hình 4.10 Tản nấm Phytophthora nicotianae ở các ngưỡng nhiệt độ khác
nhau trên môi trường PDA
Hình 4.11 Tản nấm Phytophthora nicotianae trong điều kiện ánh sáng khác
nhau trên môi trường PDA
Hình 4.12 Tản nấm Phytophthora nicotianae ở các ngưỡng pH khác nhau trên
môi trường PDA
Trang 121 Mở đầu1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Dứa là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, chiếm vị trí thứ hai sau chuối
về sản lượng Về mặt diện tích và tổng sản lượng, dứa được xếp vào nhóm các cây ăn quả chủ yếu của nước ta cùng với cây chuối và cây có múi, dứa được dùng để ăn tươi và chế biến xuất khẩu Trong xuất khẩu cả dứa quả tươi và dứa cắt lát đều có giá bán cao hơn gạo dự và chuối quả Các phân tích kinh tế cho thấy trồng dứa lãi gấp 2 lần so với trồng các loại cây ăn quả khác và lãi gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa [4]
Về mặt dinh dưỡng, quả dứa được mệnh danh là “Hoàng hậu” của các loại quả do giàu chất bổ dưỡng và có hương vị thơm ngon đặc biệt Dứa được tiêu thụ rộng rãi ở trong và ngoài nước dưới dạng quả tươi hoặc các sản phẩm
đã qua chế biến Lá dứa dùng để lấy sợi Sản phẩm dệt từ dứa bền và đẹp còn hơn cả đay Thân dứa chứa nhiều tinh bột, là vật liệu rất tốt để làm môi trường nuôi cấy nấm và vi khuẩn Các phế phụ phẩm sau chế biến quả dứa được sử dụng làm thức ăn gia súc hoặc làm rượu cồn
Cây dứa dễ trồng và có khả năng thích ứng rộng Nếu được chăm bón tốt cây dứa có khả năng đạt năng suất cao cả trên những vùng đất dốc, đất nghèo dinh dưỡng và đất nhiễm phèn Chính vì vậy, cây dứa có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tận dụng đất đai, hạn chế xói mòn và bảo vệ đất [38] Trồng dứa nhanh cho thu hoạch, thông thường, từ sau khi trồng đến thu hoạch quả vụ 1 chỉ cần 18 đến 24 tháng Khoảng thời gian này đối với các cây
ăn quả lâu năm chưa đủ để trải qua thời kỳ kiến thiết cơ bản Một lợi thế khác của cây dứa là khả năng ra quả trái vụ Nhờ đó, có thể rải vụ thu hoạch và kéo dài thời gian cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến Đây là đặc điểm
ưu việt của cây dứa so với nhiều loại cây ăn quả khác
Tuy nhiên, tình hình sản xuất dứa ở nước ta thời gian vừa qua còn gặp rất nhiều khó khăn, biến động Đỉnh cao đạt được là vào năm 1991với diện
Trang 13tích cho thu hoạch là 38.876 ha và tổng sản lượng là 485.050 tấn Những năm sau đó sản lượng dứa bị suy giảm nghiêm trọng Đến năm 1997, cả nước chỉ còn 25 800 ha và tổng sản lượng là 199.200 tấn Từ năm 1998 đến nay, sản xuất dứa được phục hồi và có xu hướng tăng lên Đến năm 2003, diện tích dứa cả nước là 39000 ha và tổng sản lượng là 348400 tấn Nguyên nhân chủ yếu là
do phần lớn diện tích dứa nước ta đều trồng các giống thuộc nhóm Queen, nhóm này có ưu điểm thịt quả màu vàng đậm, hương vị thơm ngon, giòn, ít xơ, thích hợp cho ăn tươi nên được sản xuất để tiêu thụ ở thị trường truyền thống là Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ, nhược điểm của nhóm giống dứa này là quả nhỏ, mắt quả sâu, lõi quả to, phần thịt quả có nhiều lỗ trống, năng suất thấp không thích hợp để chế biến các sản phẩm như nước dứa cô
đặc xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ mới rất giàu tiềm năng hiện nay là các nước ở Châu Âu và Mỹ Vì vậy, ngành rau quả Việt Nam chủ trương thay thế và chuyển đổi phần lớn diện tích dứa Queen sang trồng dứa Cayen là giống chiếm trên 80% diện tích dứa toàn Thế giới, nhằm tăng sản phẩm chế biến xuất khẩu Tính đến năm 2003, diện tích dứa cả nước đạt gần 40.000 ha (diện tích dứa Cayen chỉ chiếm khoảng 1/5) và tổng sản lượng xấp xỉ 350.000 tấn quả
Do giá trị và tầm quan trọng của dứa nên trong Đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999 - 2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, dứa vẫn được xác định là một loại quả xuất khẩu chủ lực Đến năm 2010, cả nước phấn
đấu đạt 20.000 ha dứa xuất khẩu (chủ yếu là dứa Cayen), năng suất 40 tấn/ha, sản lượng 800.000 tấn và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 150 triệu USD [2]
Để đạt được kế hoạch đến năm 2010, diện tích trồng dứa phải tăng lên tới 50.000 ha Chính phủ có chủ trương vừa đầu tư, khôi phục và phát triển những vùng dứa có năng suất cao truyền thống như Đồng Giao, Phú Thọ, Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Nam, vừa quy hoạch mới một số vùng trồng dứa tập trung với quy mô lớn.Trong đó, chú trọng việc nâng cao tỷ trọng dứa Cayen trong cơ cấu giống để nâng cao năng suất, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu [2] Để đáp ứng nhu cầu sản xuất dứa phục vụ xuất khẩu, hàng năm nước ta cần
Trang 14trồng mới khoảng 5.000ha dứa Cayen (chưa kể diện tích sau thu hoạch phải trồng lại), với mật độ trồng 50.000 chồi giống/ha, chúng ta phải cần tới 250 triệu chồi giống/năm Khó khăn lớn nhất trong việc trồng mới đó là cây giống Dứa Cayen có
hệ số nhân giống thấp (từ 1 cây mẹ cho 2-6 chồi các loại gồm:1 chồi ngọn, 1-2 chồi nách, 0-3 chồi cuống) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rất chú trọng vấn đề cây giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho các vùng trồng dứa Tuy nhiên, việc nhân giống để mở rộng diện tích trồng dứa hiện nay vẫn còn nhiều bất cập Để
đảm bảo tiến độ trồng mới, những năm cuối của thế kỷ 20 nhà nước ta đã phải bỏ ra gần 100 tỷ đồng để nhập cây giống dứa Cayen từ Trung Quốc và Thái Lan Do cây giống không đồng đều, không kiểm soát được nguồn sâu bệnh hại, tỷ lệ hao hụt lớn
từ 10 - 30%, giá thành cao: 600 - 800 đồng/chồi đã đẩy tiền chồi giống cho 1ha khoảng 25 - 30 triệu đồng dẫn đến bất cập với ngành sản xuất Vì vậy trong thời gian qua các nhà Khoa học của nhiều Viện, Trường đã tiến hành nghiên cứu và đúc kết một số phương pháp nhân giống mới có hệ số nhân giống cao, có thể thu được từ
1 cây mẹ ban đầu 15 - 50 chồi tiêu chuẩn, với giá thành 300 - 400đ/chồi, giảm được gần 1/2 so với chồi dứa nhập từ Trung Quốc, Thái Lan Tuy nhiên việc sản xuất cây giống dứa Cayen đã gặp không ít khó khăn, trong đó sâu bệnh hại là một nguyên nhân quan trọng Trong nhà giâm và trong vườn ươm, sâu bệnh hại có thể làm cho
tỷ lệ cây con chết lên tới 30 - 90% (Kỳ Anh - Hà Tĩnh, Phủ Quỳ - Nghệ An) làm
ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ cây xuất vườn, giá thành cây giống, kế hoạch trồng mới
và kế hoạch sản xuất chung của cơ sở Thời gian qua công tác nghiên cứu, phòng trừ sâu bệnh hại trên dứa Cayen mới chỉ được chú trọng ngoài vườn kinh doanh, chưa
có kết quả nghiên cứu chuyên sâu về các đối tượng bệnh hại trong vườn ươm Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tế sản xuất, với mong muốn góp phần hạn chế tác hại của các bệnh trong vườn ươm nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập và cải
thiện kinh tế hộ gia đình, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Thành phần bệnh
hại trên cây dứa Cayen và một số nghiên cứu nấm Phytophthora spp gây bệnh
thối nõn trong giai đoạn vườn ươm ở một số vùng phía bắc Việt Nam”
Trang 151.2 Mục đích của đề tài
- Điều tra thành phần bệnh hại trên cây dứa Cayen giai đoạn vườn ươm ở một số vùng phía bắc Việt Nam Nghiên cứu nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa Cayen trong giai đoạn vườn ươm Tìm hiểu đặc điểm phát sinh, phát triển
và ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến bệnh thối nõn dứa trong vườn
ươm, đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Xác định thành phần bệnh hại dứa Cayen giai đoạn vườn ươm
- Tình hình diễn biến và đánh giá mức độ thiệt hại của bệnh thối nõn dứa Cayen giai đoạn vườn ươm
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của nấm
Phytophthora spp gây bệnh thối nõn dứa
- Tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố liên quan đến bệnh thối nõn dứa Cayen trong giai đoạn vườn ươm
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn dứa Cayen trong vườn ươm
Trang 162 Tổng quan tài liệu 2.1 cơ sở khoa học của đề tài
Thối nõn là loại bệnh hại phổ biến và rất nguy hiểm đối với cây dứa nói chung và cây dứa Cayen nói riêng Loại bệnh này dễ lây nhiễm và đặc biệt khi đã bị thối nõn, cây dứa ít có khả năng hồi phục và hoàn toàn không cho thu hoạch quả Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm giảm năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của nhiều vùng trồng dứa ở trong và ngoài nước Vì vậy, bệnh thối nõn dứa còn được xem như là một yếu
tố hạn chế sự phát triển của ngành sản xuất dứa
Do tính chất gây hại nguy hiểm và tác động nghiêm trọng đối với ngành sản xuất dứa nên từ lâu bệnh thối nõn dứa đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học ở trong nước và ngoài nước Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến bệnh thối nõn dứa như nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm và mức độ gây hại của bệnh, quy luật phát sinh phát triển của bệnh ở những điều kiện sinh thái khác nhau làm cơ sở cho việc nghiên cứu
và đề xuất các biện pháp phòng trừ có hiệu quả Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của Py C và Tisseau M A (1965) [73]; Welber F và Georga (1973) [63]; Boher B (1974) [66]; Louvel D (1975) [72]; Pegg K G và Colbran (1977) [58]; Frossard P (1977) [68]; Chinchilla, Gonzales C M và Escuella F (1980) [67]; Pegg K G (1982) [61]; Các kết quả nghiên cứu
đã chỉ ra rằng sự phát sinh phát triển và mức độ gây hại của bệnh thối nõn dứa Cayen có liên quan chặt chẽ và tuỳ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, điều kiện địa hình và tính chất đất, chồi giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác được áp dụng …
ở trong nước, bệnh thối nõn dứa cũng sớm được nghiên cứu bởi các tác giả Lê Lương Tề (1986) [31]; Vũ Khắc Nhượng (1987) [29]; Đinh Văn Đức (1996) [15]; Ngô Vĩnh Viễn, Bùi Văn Tuấn và Lê Thu Hiền (2001 - 2003) [43]; Trần Thị Liên (2002 - 2004) [24] Về nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn còn có
Trang 17những ý kiến không giống nhau Một số tác giả cho rằng nguyên nhân gây
bệnh thối nõn dứa do vi khuẩn Pseudomonas Một số tác giả khác lại xác định nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa là do nấm Phytophthora Tuy nhiên các
kết quả nghiên cứu đều thống nhất với nhau về triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh phát triển bệnh Một số công trình nghiên cứu đã đề xuất biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh thối nõn đạt hiệu quả khá cao Các nghiên cứu kể trên đều được thực hiện ở một số vùng trồng dứa truyền thống phía bắc
Theo kế hoạch phát triển dứa Cayen làm nguyên liệu phục vụ chế biến
đã được Chính phủ phê duyệt, nhiều vùng trồng dứa tập trung với quy mô lớn
đã và đang được hình thành Các vùng trồng dứa chính ở phía bắc Việt Nam là Ninh Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Điều kiện khí hậu thời tiết, tính chất đất đai, tập quán canh tác của người nông dân ở các vùng sản xuất dứa khác nhau Để xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối nõn dứa Cayen ở một số tỉnh phía bắc đạt hiệu quả cao, đề tài cần tập trung nghiên cứu xác định đặc điểm và ảnh hưởng của một số điều kiện ngoại cảnh đến sự phát sinh phát triển của bệnh ngay từ giai đoạn cây con cũng như làm các thí nghiệm nhằm xác định biện pháp phòng trừ bệnh thích hợp
2.2 Sơ lược về cây dứa
2.2.1 Nguồn gốc và phân loại
Theo Baker K F và Collin J L.(1960) [47], ở Nam Mỹ năm 1939 nguồn gốc của cây dứa là một vùng đất bốn cạnh rộng lớn nằm giữa 15 - 30o vĩ tuyến nam và 40 - 60o kinh tuyến tây, bao gồm chủ yếu miền nam Braxin, miền bắc Achentina và Paragoay
Cây dứa nằm trong lớp đơn tử diệp, thuộc họ dứa Bromeliaceae, có tên
khoa học là Ananas Comosus (L) Merr Các loại dứa trồng ngày nay thuộc
chi Ananas hoặc Pseudananas Hai chi này được phân biệt với các chi khác trong họ ở chỗ quả dứa là một quả kép, gồm nhiều quả nhỏ hợp lại với các lá
Trang 18bắc ở dưới trục hoa Trong khi đó các chi khác quả nhỏ và đứng rời tự do Năm 1939 Smith L B đã đề nghị một khoá thực vật học để phân loại rõ hơn giữa các chi Ananas và Pseudananas [11]
* Chi Ananas: quả kép, khi chín mang một chùm lá bắc rất dễ nhận ở gốc cuống quả có các chồi, trên thân không có chồi ngầm, hoa có hai vảy hình phễu
* Chi Pseudananas: quả kép, khi chín mang một chùm nhỏ lá bắc giống như vảy, không có chồi cuống Trên thân có các chồi ngầm, cánh hoa có u nổi như nếp thịt
2.2.2 Các nhóm và giống dứa chính
Số lượng các dạng cây trồng hiện nay trên thế giới rất nhiều Tất cả các dạng cây trồng đó đều xuất phất từ một loài thực vật mà ra Do không có tài liệu nào cho phép xác định chúng còn ở trạng thái hoang dã nên người ta không xếp chúng thành các đơn vị dưới loài
Năm 1904, trên cơ sở nghiên cứu tập đoàn dứa trồng ở Florida, Hume
và Miller đã phân các giống dứa thành 3 nhóm Cayen, Queen và Spanish Năm 1965, Pytisan trên cơ sở 3 nhóm trên lại tách thêm một nhóm mới là Abacaxi hay còn gọi là Cabenzona từ nhóm Spanish [11] Dưới đây giới thiệu tóm tắt một số đặc điểm của các nhóm giống dứa trồng chủ yếu
* Nhóm Cayen: là dạng trồng nổi tiếng trên thế giới do Perrotet thu thập đầu
tiên vào năm 1819 ở Guyane thuộc Pháp và đặt tên là Bromelia Maipouri Perr Sau này mang tên Cayen lisse để nói lên nơi xuất xứ và đặc điểm của nó (Cayen là thủ đô của Guyana Lisse có nghĩa là nhẵn) ở nước ta dứa Cayen được trồng rải rác ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An, Lâm Đồng, Lá dứa Cayen màu sẫm, không
có gai trừ một vài cái ở đầu lá, lá dài, dày có thể đạt chiều cao trên 100 cm và chiều rộng 6 cm (lá D), lòng máng lá sâu Hoa có màu xanh nhạt đến hơi đỏ Quả to ( 1,8 - 3,6 kg), hình trụ, hơi thót ở đầu quả, mắt rất nông Khi chín có màu vàng xanh đến màu đỏ da cam Thịt quả màu vàng ngà, nhiều nước, ngọt thanh, hàm lượng đường và axit cao Ngày nay có trên 80% diện tích dứa trên thế giới trồng nhóm này vì có năng
Trang 19suất cao phù hợp với công nghiệp chế biến đồ hộp Số lượng chồi trên cây ít và thay
đổi giữa các giống
+ Các giống chủ yếu:
- Giống Cayen Chân Mộng (còn gọi là Cayen Phú Hộ): chọn lọc từ vùng
Chân Mộng (huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) từ những năm 1960 Cây sinh trưởng khoẻ, năng suất cao, thịt quả có màu vàng nhạt, vị thơm có thể sử dụng cho chế biến và ăn tươi
- Giống Cayen Trung Quốc: nhập nội và chọn lọc từ những năm 1993 -
1996 từ vùng trồng dứa phía bắc tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc Mấy năm gần
đây nhà nước cho phép nhập vào Việt Nam một số lượng khá lớn được thu từ nhiều nguồn khác nhau như Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc Kiến
và đảo Hải Nam Khả năng sinh trưởng có trội hơn chút ít so với Cayen Chân Mộng, thịt quả màu nhạt hơn và vị thơm không đặc trưng, thỉnh thoảng có một vài đốm trắng trong thịt quả, nhất là đối với các quả thu hoạch vào cuối vụ thu
và trong vụ đông
- Giống Cayen Thái Lan: du nhập vào Việt Nam trong một vài năm gần
đây khi Chính phủ có chủ trương phát triển mạnh dứa Cayen và khi Thái Lan
mở cửa cho xuất khẩu vật liệu giống Về mặt hình thái, giống Cayen Thái Lan gần tương tự như giống Cayen Chân Mộng nhưng kích thước lá nhỏ hơn chút
ít, màu lá xanh đậm hơn, thịt quả chắc hơn và có màu hơi vàng, màu sắc trung gian giữa giống Cayen Chân Mộng và Cayen Trung Quốc
- Giống Cayen Đức Trọng: chủ yếu phát triển ở các tỉnh phía nam, một số
vùng của miền bắc có đưa ra trồng nhưng diện tích còn chưa đáng kể Nguồn gốc ở tỉnh Lâm Đồng, do người Pháp đưa sang trồng xen trong các đồn điền cây lâu năm từ những năm 1930, 1940 Khả năng sinh trưởng khoẻ, bộ lá xum xuê, bản lá to, màu hơi nhạt, quả có hình trụ nhưng đầu hơi bị thót, màu thịt vàng nhạt
Trang 20Ngoài các giống chủ lực trên, trong sản xuất mà chủ yếu là trong các vườn
hộ gia đình còn có một số giống khác như Cayen Phủ Quỳ, Cayen Quảng Ninh Quảng Ninh, nhưng tỷ lệ diện tích không đáng kể
* Nhóm Queen: thuộc nhóm này trên thế giới có các giống Golden,
Queen, Yellow Manritius, Ripleyqueen, Philippin, Singapo, Thần Loan, Cho
đến nay, phần lớn diện tích dứa của ta đều trồng các giống thuộc nhóm này, như hoa Phú Thọ, Na Hoa, khóm Kiên Giang, khóm Long An
So với dứa Cayen, dứa Queen sinh trưởng kém hơn Lá hẹp và cứng, hai bên mép lá rất nhiều gai, các đầu gai cong lại Mặt trong của lá có 3 đường vân trắng hình răng cưa rất đặc trưng, chạy song song với chiều dài Hoa màu xanh hồng, quả nhỏ (0,5 - 1,0 kg) nằm trên một cuống ngắn Khi chín quả có màu vàng, các mắt nhô cao, hố mắt sâu, vỏ dày Thịt quả màu vàng, ít nước, giòn, có vị thơm hấp dẫn và lõi quả nhỏ, thích hợp với ăn tươi
+ Các giống chủ yếu:
- Dứa hoa Phú Thọ: còn gọi là Queen cổ điển (Queen classic), có đặc tính
điển hình nhất của nhóm Queen như quả nhỏ, mắt nhỏ, lồi, gai ở rìa lá nhiều
và cứng Nhập nội vào Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20, sau đó được phát triển rộng rãi ở các tỉnh miền bắc và miền trung Ưu điểm nổi bật là thịt vàng, giòn, vị rất thơm và hấp dẫn, thường được dùng để ăn tươi hay pha trộn vào nước dứa ép cùng các giống khác, hoặc nước ép của các loại quả khác để tạo
ra mùi thơm đặc trưng Nhược điểm là quả nhỏ, năng suất không cao, khó chế biến đồ hộp và dễ gây ra hiện tượng caramel hoá khi chế biến dịch quả cô đặc nên hiệu quả kinh tế không cao
- Dứa hoa Na Hoa (còn gọi là Hoa Bali hoặc Queen Natal): lá ngắn và to
hơn dứa hoa Phú Thọ Quả có kích thước trung bình (0,9 - 1,2 kg/quả), mắt nhỏ, lồi, khi chín cả vỏ và thịt quả đều có màu vàng, hàm lượng nước trong quả cao Hệ số nhân giống tương đối cao, dễ dàng mở rộng diện tích trồng trọt Nhược điểm là do mắt sâu, hình dạng quả hơi bầu dục nên nếu đưa vào
Trang 21chế biến ở loại hình đồ hộp sẽ khó đạt được tỷ lệ cái cao, năng suất lao động thấp và do vậy ít có hiệu quả kinh tế
- Dứa Kiên Giang và dứa Bến Lức (nhân dân địa phương thường gọi là khóm): hình thái tương tự với giống dứa Na Hoa Trồng ở miền nam cây sinh
trưởng mạnh, quả có kích thước lớn hơn và một số đặc điểm thực vật cũng có khác đi chút ít Đây là những giống trồng khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long
* Nhóm Spanish: thuộc về nhóm này có giống Red Spanish được trồng nhiều ở vùng Caribe như Cu Ba, Mexique, Porto-rico ở nước ta đây là dạng
được trồng sớm nhất, có nhiều ở Lạng Sơn, Hà Bắc, Lào Cai, Phú Thọ với nhiều giống đại diện như dứa nếp, dứa Tam Dương, dứa Than Uyên, Cuối năm 1969 một triệu cây giống nhập nội từ Trung Quốc về trồng ở Hữu Lũng - Lạng Sơn thuộc dạng này Lá dứa Spanish dài, mềm, mép lá hơi cong về phía lưng, hoa tự có màu đỏ nhạt Khi chín quả có màu đỏ da cam, vỏ dầy, mắt dẹt
và sâu, thịt quả nhiều xơ, lõi quả rắn, trọng lượng quả từ 0,9 - 1,4 kg và tuỳ thuộc vào việc đánh bỏ chồi ngọn hay không Các giống Spanish thường có nhiều chồi, đặc biệt là chồi ngọn và chồi cuống rất phát triển, ảnh hưởng đến trọng lượng quả
ở tỉnh Quảng Ngãi và vùng giáp ranh với tỉnh Quảng Nam, từ lâu dân
địa phương có trồng giống dứa Hoàng Niên, hình thái gần giống với dứa Cayen nhưng thuộc loại trung gian giữa nhóm Spanish và nhóm Abacaxi, phẩm chất quả tuy không thật tốt nhưng khả năng sinh trưởng khá, năng suất cao, có thể sử dụng trồng tập trung phục vụ cho nhà máy chế biến nước dứa cô
đặc hoặc làm nước quả giải khát Một số năm gần đây, nước ta có nhập nội và khảo nghiệm một số giống lai từ Đài Loan, Mỹ và một số nước khác nhưng còn ở trong phạm vi nghiên cứu chưa đưa vào sản suất rộng
2.3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bệnh hại cây dứa
Trang 222.3.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài
2.3.1.1 Nghiên cứu về thành phần bệnh hại dứa
Dứa là một trong số những loại cây ăn quả được trồng lâu đời Tuy nhiên, công tác nghiên cứu về bảo vệ thực vật cho cây dứa mới chỉ chính thức
được bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX khi mà nhiều vườn dứa ở Hawai
bị bệnh héo đỏ lá virus tàn phá nghiêm trọng Vào thời gian ấy, Hawai là một trong những vùng trồng dứa tập trung lớn nhất thế giới
Mãi đến năm 1960, những nghiên cứu về kỹ thuật trồng trọt nói chung
và về bảo vệ thực vật cho cây dứa nói riêng mới thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học Từ đó, kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã đóng góp đáng kể vào việc thúc đẩy ngành sản xuất dứa phát triển với tốc độ nhanh Nghiên cứu về bảo vệ thực vật đối với cây dứa thì vấn đề xác định thành phần bệnh hại là một trong những nội dung quan trọng đã được chú ý từ rất sớm Nổi bật nhất là các kết quả điều tra của Carter.W (1963) [46] ở Hawai,
Py C và Tisseau M A ở Nam Mỹ (1965) [73], Pegg K G và Colbran R C (1977) [58] ở Queensland (Australia)
Năm 1963, Carter W [46] khi điều tra ở Hawai đã xác định các loại bệnh hại dứa nguy hiểm nhất ở vùng này là bệnh vết vàng trên lá, bệnh héo đỏ lá virus, bệnh thối nõn và bệnh thối rễ Các đối tượng gây hại khác đáng kể
nhất là rệp sáp (Dysmycoccus brevipes) và bọ trĩ (Thripsttobaci) Cả hai loại
rệp sáp và bọ trĩ đều là môi giới truyền bệnh vết vàng trên lá
Năm 1965, Py C và Tisseau M A [73] đã tiến hành điều tra và phát hiện ở vùng trồng dứa Nam Mỹ có 12 loại đối tượng gây hại bao gồm nấm, vi khuẩn, virus và tuyến trùng
Nghiên cứu thành phần sâu bệnh hại dứa ở Queensland (Australia), Pegg K G và Colbran R C (1977) [58] đã xác định có 18 loại sâu và bệnh hại Trong đó có 3 loại bệnh hại dứa nguy hiểm nhất là thối nõn, thối rễ và héo
đỏ lá virus
Kết quả điều tra được trình bày trên đây cho thấy ở các vùng trồng dứa
Trang 23khác nhau trên thế giới có thành phần và mức độ gây hại của các loại sâu bệnh nói chung và bệnh hại nói riêng không giống nhau Mặc dù việc nghiên cứu quản lý sâu bệnh hại dứa đã đề cập đến từ lâu, tuy nhiên công tác này vẫn rất cần thiết phải tiến hành thường xuyên và liên tục tại các vùng sản xuất dứa tập trung trên thế giới Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên đều xác định ở mỗi vùng đều có những loại sâu bệnh hại dứa cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ Trong số đó, bệnh thối nõn dứa có tính phổ biến và cũng là
đối tượng gây hại nguy hiểm nhất Cùng với bệnh thối nõn dứa là các loại bệnh thối rễ và héo đỏ lá
2.3.1.2 Nghiên cứu một số bệnh hại dứa
a Bệnh thối nõn dứa
Theo kết quả nghiên cứu của Frossard P từ năm 1967 đến năm 1978, thối nõn là loại bệnh hại dứa rất nguy hiểm, được phát hiện ở hầu khắp các vùng trồng dứa tập trung trên thế giới Sự phát sinh phát triển và mức độ gây hại của bệnh này tuỳ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu thời tiết, tính chất
đất đai và các biện pháp kỹ thuật canh tác được áp dụng Frossard P A Haury
et E Laville (1977) [68]; Frossard P (1976) [69]; Frossard P (1967) [70];
Frossard P (1978) [71]
* Triệu chứng bệnh
Theo Pegg K G (1977) [60], cây dứa ở bất kỳ giai đoạn nào cũng có thể bị nhiễm bệnh Đầu tiên, chót lá non chuyển sang màu vàng và màu nâu
đồng Về sau phiến lá bị héo và mép lá cuộn vào phía trong Cuối cùng mô lá
bị chết Triệu chứng tiêu biểu nhất là khi bị bệnh, những lá non rất dễ rút ra từ thân cây dứa Mô ở phần gốc lá màu trắng, có nhiều nước kèm theo có mùi hôi rất khó chịu Thân cây mềm và dần chuyển sang màu vàng Quả từ cây bị bệnh thường rất nhỏ Khi bị bệnh nặng, cây dứa khó hồi phục và không cho thu hoạch quả
* Nguyên nhân gây bệnh
Từ lâu, tác nhân gây bệnh thối nõn dứa đã thu hút sự quan tâm nghiên
Trang 24cứu của nhiều nhà khoa học Có nhiều ý kiến rất khác nhau về tác nhân gây ra
loại bệnh hại nguy hiểm này Một số tác giả cho rằng nấm Phytophthora là tác
nhân gây bệnh song cũng có nhiều ý kiến lại xác định tác nhân gây bệnh không phải là nấm mà là vi khuẩn
Kết quả nghiên cứu của các tác giả Py.C và Tisseau M A (1965) [73]; Boher B (1974) [66]; Louvel D (1975) [72]; Pegg K G và Colbran (1977) [58]
đều cho rằng bệnh thối nõn dứa là do nấm Phytophthora gây ra Nấm
Phytophthora có nhiều loài Trong đó, đáng chú ý là các loài nấm Phytophthora nicotianae var parasitica và nấm Phytophthora palmivora Các loài nấm trên
đây không chỉ gây ra bệnh thối nõn mà còn là tác nhân gây ra bệnh thối rễ Bệnh thối nõn bắt đầu xuất hiện sớm, trong khoảng thời gian sau khi trồng 3 tháng Bệnh thối rễ thường xảy ra muộn hơn, vào thời kỳ trước và sau thu hoạch quả
Trong khi đó, những nghiên cứu ở Costa - Rica của Chinchilla, Gonzales C.M và Escuella F (1980) [67] lại xác định rằng nguyên nhân gây bệnh thối nõn
dứa không phải do nấm mà do vi khuẩn Erwinia chrysanthemy Một nhóm tác giả
khác mà tiêu biểu là Welber F và Georga (1973) [63] lại cho rằng nguyên nhân
gây ra bệnh thối nõn dứa là do vi khuẩn Erwinia carotovora
* Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh
Cũng giống như những bệnh khác hại cây trồng, bệnh thối nõn dứa có tác nhân gây bệnh là một loài vi sinh vật Sự phát sinh, phát triển của chúng trên
đồng ruộng chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của rất nhiều yếu tố như
điều kiện khí hậu thời tiết, tính chất đất đai và chế độ canh tác
Frossard.P (1976) [69], trong quá trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa bệnh thối nõn cây dứa với độ pH đất và chế độ bón vôi đã phát hiện rằng bệnh phát sinh và gây hại rất nặng trên những loại đất có thành phần cơ giới nặng,
độ pH cao, bón nhiều vôi
Louvel D (1975) [72], khi nghiên cứu mối quan hệ giữa cây dứa với sự
phát sinh phát triển của nấm Phytophthora đã xác định nấm xâm nhập gây
Trang 25bệnh cho cây đầu tiên ở vị trí lá số 7 tính từ trong nõn ra, trong bộ lá dứa đây
Frossard P (1978) [71], Louvel D (1975) [72] đã tiến hành các thí nghiệm
so sánh hiệu lực trừ bệnh thối nõn dứa của Captafol 80 và Geigy A5514 Tuy rằng thời gian và điều kiện thí nghiệm không giống nhau nhưng cả 2 tác giả đều có chung kết luận là hiệu quả của Geigy A.5514 kéo dài hơn của Captafol 80
Theo Pegg K G (1977) [60], phương pháp phòng trừ bệnh thối nõn dứa tốt nhất là phải chọn đất trồng dứa thoát nước để giảm đến mức tối thiểu sự
xâm nhiễm của nấm phytophthora Vì vậy, khả năng thoát nước luôn được
xem là vấn đề rất quan trọng khi quy hoạch và xác định vùng đất trồng dứa Việc sử dụng cỏ tủ gốc để tránh cho nước mưa không bắn vào trong nõn cây dứa được coi như là một biện pháp kỹ thuật rất hiệu quả ngăn chặn sự lan
truyền của nấm phytophthora Để hạn chế sự lan truyền của bệnh còn cần
phải chú trọng đến biện pháp kỹ thuật xử lý chồi giống trước khi trồng bằng cách nhúng chồi vào dung dịch Fosetyl trong thời gian 15-30 phút Nếu sau khi trồng phát hiện thấy vườn dứa bị nhiễm bệnh thối nõn cần phải phun thuốc Mancozeb để trừ bệnh
b Bệnh héo đỏ lá dứa
Héo đỏ lá do virus cũng được coi như là một loại bệnh hại dứa rất phổ biến ở nhiều vùng trồng dứa trên thế giới Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm xác
Trang 26định biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa bệnh hại này một cách hiệu quả là vấn đề luôn được các nhà khoa học và những người trong nghề trồng dứa quan tâm
Những nghiên cứu của Carter W (1963) [46] chứng minh rằng sự xuất hiện của bệnh có mối liên quan chặt chẽ với số lượng rệp sáp có trên ruộng dứa Đồng thời việc tiêu diệt bớt số lượng rệp sáp đã làm cho tỷ lệ bệnh giảm
đi một cách rất rõ rệt Theo tác giả này rệp sáp đã tiết độc tố vào cây dứa Dựa vào các kết quả theo dõi thí nghiệm thả vào ruộng dứa một lượng rệp sáp vừa
đủ được lấy từ vườn dứa đang bị bệnh và kết quả theo dõi các vườn dứa ở Xanto - Đôningo, Mexic, Guyane có mật độ rệp sáp ký sinh rất cao mà không
hề có bệnh này, tác giả đã đi đến kết luận: rệp sáp ở vùng cây dứa bị bệnh trong cơ thể có chứa một lượng virus tiềm tàng và chúng là môi giới truyền bệnh héo đỏ lá dứa
Các kết quả nghiên cứu của Pegg K G và Colbran R C (1977) [58] cũng cùng chung kết luận với Carter W (1963) [46] và cũng khẳng định rệp sáp là môi giới truyền bệnh héo đỏ lá từ cây dứa này sang cây dứa khác Các tác giả cũng đã khẳng định kiến là sinh vật sống cộng sinh cùng với rệp sáp
Về diễn biến triệu chứng của bệnh héo đỏ lá cây dứa ngoài đồng ruộng, Carter.W (1963) [46] đã xác định có 4 giai đoạn như sau :
Giai đoạn 1: lá già nhất đỏ dần, phiến lá cuốn lại về phía mặt dưới, đầu lá cong xuống đất
Giai đoạn 2: lá giảm sức trương, chuyển sang màu hồng ánh vàng Các
đầu lá có màu nâu và khô dần
Giai đoạn 3: các lá D và E cong xuống, mép lá màu vàng, phần lá còn lại chuyển sang màu hồng, đầu lá uốn lại
Giai đoạn 4: lá non nhất ở giữa nõn đứng thẳng nhưng không trương, các
đầu lá cuối cùng cuốn lại và khô héo
Nhóm tác giả Uliman E, German T L, Intosh C E và William D.D.F
(1910) [62] đã phân tích mẫu cây dứa bị bệnh héo đỏ lá ở quần đảo Hawai và xác định nguyên nhân gây bệnh là một loại virus hình que dài, uốn cong Xử
Trang 27lý hom giống trước khi trồng bằng hơi nóng 40-60oC trong vòng 30 phút có tác dụng loại trừ được tác nhân gây bệnh ra khỏi nguyên liệu trồng
c Bệnh thối nâu và thối đen mắt quả dứa
Các kết quả nghiên cứu của Oxenham B I (1962) [57] đã đi đến kết luận rằng bệnh thối nâu và thối đen mắt quả dứa phát sinh phát triển và gây hại mạnh ở cả australia và Nam Phi vào thời gian giao tiếp giữa các mùa Nấm bệnh xâm nhập vào các tán hoa, các hoa khô hoặc các vết nứt của biểu
bì Tác nhân gây bệnh thối nâu là nấm Penicillium funiculosum Bệnh thối đen
là do nấm Fusarium moniliforme gây nên
d Bệnh thối đen gốc, thân, chồi, quả dứa
Theo Frossard P (1967) [70], loại bệnh này do nấm Ceratocystis paradoxa
Vonhohr gây ra Bệnh phát sinh, phát triển mạnh ở điều kiện nhiệt độ 25 - 27oC Bệnh ngừng phát triển khi nhiệt độ xuống thấp 7 - 12oC Độ pH đất không có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát sinh phát triển của nấm Phòng trừ bệnh này cần lưu ý như sau:
- Với quả: khi thu hoạch nên nhẹ nhàng tránh làm dập quả Nhúng quả
bị bệnh vào dung dịch Benlate với lượng 480 gam thuốc pha trong 100 lít nước Nhúng trong vòng 5 giờ sau thu hái
- Với thân cây, chồi giống: sau khi tách chồi ra khỏi thân mẹ phải phơi chồi dưới trời nắng cho khô vết tách Không xếp chồi thành đống và dùng Captafol 80% nồng độ 1% phun ướt đều toàn bộ thân, chồi Chú ý không trồng ở những nơi đọng nước
e Bệnh tuyến trùng hại dứa
Nghiên cứu về khả năng chống chịu tuyến trùng của một số giống dứa trồng, Collins J L (1960) [47] nhận thấy rằng các giống Cayen Hillo, Cayen Hawai tuyến trùng gây hại nặng hơn so với các giống dứa khác như Wild Kailua, Pernam Buco, Natal
Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Py C và Tisseau M A (1965) [73]; Pegg K G và Colbran R C (1977) [58] tuyến trùng hại dứa có một số
Trang 28loài chính sau đây:
- Meloidogyne javatica Trenb
được coi là nhiệt độ gây chết đối với Meloidogyne
Kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trên đều có chung nhận xét là để phòng trừ tuyến trùng đạt hiệu quả cao, đất trồng dứa nhất thiết phải được tiêu huỷ hoàn toàn tàn dư cây trồng vụ trước và phải được làm kỹ trước khi trồng vài tháng Chỉ được trồng xen các cây không phải là ký chủ của tuyến trùng vào vườn dứa Xử lý đất bằng một số loại hoá chất trừ nấm trước khi trồng 2 tuần có hiệu quả phòng trừ cao
2.3.2 Những nghiên cứu ở trong nước
2.3.2.1 Nghiên cứu về thành phần bệnh
Dứa là cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới Vì vậy, ở nước ta dứa được trồng phổ biến hầu khắp các vùng từ bắc đến nam Giống như ở các vùng trồng dứa trên thế giới, tuỳ từng vùng sinh thái trồng dứa khác nhau, có thành phần bệnh khác nhau, mức độ gây hại của chúng thể hiện giữa các vùng cũng không hoàn toàn giống nhau
Theo kết quả điều tra bệnh cây ở miền bắc Việt Nam của Viện Bảo vệ thực vật (1967 - 1968) [39], trên lá dứa có 5 loại bệnh hại bao gồm bệnh đốm
xám (Pestalozzia ananas Sawada), bệnh đốm sao (Phyllosticta ananas), bệnh
đốm khô (Phoma sp), bệnh đốm nâu (Ascochyta sp) và bệnh đốm xám nâu (Dimemaporium hispidulum Sacc) Hà Tây và Bắc Thái là hai tỉnh bị bệnh nhiều
Hàng năm bệnh phát sinh phát triển và gây hại mạnh từ tháng 5 đến tháng 11
Trang 29Năm 1977, khi nghiên cứu về thành phần bệnh hại dứa ở nông trường Hữu Lũng - Lạng Sơn và ở vùng Đông Hiếu - Nghệ An, tác giả Nguyễn Thiềng [33] đã xác định có 3 nhóm bệnh hại trên dứa là bệnh do nấm, bệnh do
vi khuẩn và bệnh sinh lý Tác giả đã cho biết có 10 loại bệnh hại do nấm, 1 bệnh hại do vi khuẩn, 3 bệnh hại sinh lý và 3 loại tuyến trùng hại rễ Trong đó trên thân có 1 số bệnh do nấm, trên lá có 7 bệnh do nấm, trên quả có 3 bệnh thì 2 bệnh do nấm và 1 bệnh do vi khuẩn gây ra Các bệnh trên đều gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình Bệnh sinh lý có 3 bệnh trên lá và đều ở mức độ nhẹ Nhóm tuyến trùng gây hại nhiều trên rễ Có 3 loại tuyến trùng là
Meloidogyne sp, Csionemoides và Pratylenchus coffea Tác giả cũng đã kết
luận ở 2 địa điểm trên, loại bệnh hại nguy hiểm và có tính chất huỷ diệt cao bao gồm bệnh đen thân, bệnh thối nõn, bệnh khô đỏ lá
Cũng theo kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây của Viện Bảo vệ thực vật năm 1977 – 1978 [40] ở các tỉnh phía nam, đã xác định được 4 loại bệnh
hại dứa, bao gồm bệnh thối thân (Phytophthora sp), bệnh thối gốc (Thielaviopsis paradoxa), bệnh thối nhũn (Erwinia sp) và bệnh tuyến trùng (Pratylenchus sp) Bệnh hại trên thân và gốc là chính, các bệnh này được phát
hiện chủ yếu ở Lâm Đồng
Tác giả Đinh Văn Đức (1996) [15] khi nghiên cứu ở những vùng trồng dứa chuyên canh thuộc vùng đồng bằng và trung du miền Bắc như Phú Hộ - Vĩnh Phú, Sơn Dương - Tuyên Quang, Đồng Giao - Ninh Bình đã xác định có tới 12 loại bệnh hại dứa đó là 5 loại bệnh do nấm, 2 loại bệnh do vi khuẩn, 2 loại do virus, 1 loại do tuyến trùng và 2 loại bệnh hại do sinh lý Trong đó 2
loại bệnh nguy hiểm nhất là bệnh thối nõn do vi khuẩn (Pseudomonas ananas Bergey) và bệnh héo đỏ lá virus (Closterovirus Like)
Theo Hoàng Chúng Lằm (2002) [22], trong khuôn khổ đề tài thuộc chương trình giống cây trồng giống vật nuôi Bộ Nông nghiệp và PTNT, khi
điều tra thành phần sâu bệnh hại dứa tại 28 tỉnh thành trong phạm vi cả nước
đã cho biết: thành phần sâu bệnh hại dứa tại các địa phương trên toàn quốc
Trang 30luôn có sự biến động qua các năm và các vùng sinh thái, tuy nhiên, các đối
tượng gây hại bệnh thối nõn do nấm Phytophthora sp, héo đỏ do virus và rệp
sáp luôn ở mức nghiêm trọng, cần nghiên cứu phòng trừ có hiệu quả
Cũng theo Hoàng Chúng Lằm và CS (2003) [23] khi nghiên cứu trên dứa Cayen ở Nghệ An đã phát hiện có tới 9 đối tượng bệnh hại, trong đó7 loại bệnh hại và 2 loài tuyến trùng, đồng thời xác định mối tương quan giữa bệnh héo đỏ với rệp sáp và hiệu quả phòng trừ rệp sáp, bệnh héo đỏ thông qua ngăn chặn sự xâm nhập của kiến đầu đỏ từ ngoài vào vườn
Lê Thu Hiền (2003) [19] đã tiến hành điều tra thành phần bệnh hại trên dứa ở Đồng Giao - Ninh Bình và bước đầu xác định có 9 loại bệnh hại Trong
đó có 6 bệnh do nấm, 1 bệnh do vi khuẩn, 1 bệnh do tuyến trùng và 1 bệnh chưa xác định được tác nhân gây bệnh
Trần Thị Liên (2004) [24] điều tra thành phần bệnh hại trên dứa ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh phát hiện 7 loại bệnh gây hại Bao gồm loại 4 bệnh do nấm, 1 loại bệnh do virus, 1 loại bệnh do tuyến trùng, 1 loại bệnh do sinh lý Trong
đó bệnh thối nõn là bệnh gây hại phổ biến và nguy hiểm nhất
2.3.2.2 Nghiên cứu về một số bệnh hại dứa
a Bệnh thối nõn
Hiện nay ở các vùng trồng dứa nước ta bệnh thối nõn là một trong những bệnh hại chủ yếu và nghiêm trọng nhất Cây bị bệnh thường bị chết, gây hiện tượng mất khoảng trong ruộng dứa, tác hại của bệnh làm chết hàng loạt cây trên
đồi dứa, do vậy đã làm giảm năng suất và thiệt hại một cách đáng kể Hàng năm tỉ lệ cây bị chết do bệnh trung bình 10 - 30%, có diện tích cục bộ tỉ lệ cây
bị chết do bệnh lên tới hơn 80%, ruộng dứa coi như bị mất trắng phải trồng lại
* Nguyên nhân gây bệnh
Các tác giả Lê Lương Tề (1986) [31] và Vũ Khắc Nhượng (1987) [29] khi nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở Hữu Lũng - Lạng Sơn đều có chung kết
luận là bệnh thối nõn dứa ở Việt Nam do vi khuẩn Pseudomonas sp gây ra
Kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Đức (1996) [15] cũng cho rằng
Trang 31nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa ở một số vùng trồng dứa chuyên canh
miền bắc là do vi khuẩn Pseudomonas ananas Vi khuẩn gây bệnh
Pseudomonas ananas là loại vi khuẩn hình gậy có kích thước 0,4-0,9 x 1,5-2
(micron), chuyển động theo hướng nhất định, nhuộm gram âm Trên môi trường đặc, khuẩn lạc hình tròn, màu trắng kem, rìa nhẵn bóng Có khả năng phân giải gelatin ở nhiệt độ 28oC Vi khuẩn có khả năng thuỷ phân tinh bột, phân giải đường glucose, saccharose, maltose, sinh ra khí, không có khả năng khử nitrat, không tạo NH3, H2S
Các tác giả Ngô Vĩnh Viễn, Bùi Văn Tuấn và Lê Thu Hiền - Viện Bảo
vệ thực vật, Đặng Lưu Hoa - Nông nghiệp I Hà Nội, Fiona Benyon - University of Sydney, Andre Denth - University of Queensland (2001) [43], khi nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở miền bắc Việt Nam, đã phát hiện một trong những nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa là do 2 loài nấm
Phytophthora gây ra là nấm Phytophthora nicotianae và Phytophthora cinnamomi Trong đó Phytophthora nicotianae là loài gây hại phổ biến hơn
loài nấm Phytophthora cinnamomi Số mẫu xuất hiện nấm Phytophthora trong tổng số các mẫu phân lập là 39,5% thì nấm Phytophthora nicotianae chiếm 32,5% còn nấm Phytophthora cinnamomi chiếm 6,9% Các loài trên
chủ yếu được giám định từ giống Smooth Cayen chồi thân 50%, giống Queen 40%, giống Smooth Cayen 2 tháng tuổi 33% và giống Queen 2 năm tuổi Qua
kết quả kiểm tra bước đầu ghi nhận loài Phytophthora nicotianae là loài nấm
chủ yếu gây ra bệnh thối nõn dứa ở các tỉnh phía bắc Việt Nam Nghiên cứu
về tác nhân gây ra bệnh thối nõn dứa ở vùng trồng dứa Đồng Giao - Ninh Bình, Lê Thu Hiền (2003) [19] cũng có những kết luận tương tự
Trang 32cuối cùng là màu thâm đen Ranh giới giữa phần mô bị thối và phần mô phía trên chưa bị thối là đường viền màu vàng nâu rõ rệt Sau nhiễm bệnh 4 - 6 ngày, phần gốc lá nõn và đỉnh sinh trưởng của cây bị thối hoàn toàn, nhầy nhớt có mùi hôi thối rất khó chịu Cầm vào đầu chót lá rút nhẹ lên, toàn bộ lá cây bị rời khỏi thân một cách dễ dàng Lá cây bị bệnh chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi màu đỏ Khi đó, chót lá khô xám tóp lại, cây thấp và chết Nếu bệnh phát sinh vào thời kỳ cây mang quả thì cuống quả bị thối, lan sâu vào thịt quả Quả bị gãy gục xuống và không cho thu hoạch
* Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển bệnh
Nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở một số vùng trồng dứa tập trung miền bắc, Vũ Khắc Nhượng (1987) [29] cho rằng bệnh phát triển nhiều ở nơi đất dốc, hợp thuỷ và lan truyền theo chồi giống lấy từ nơi dứa bị bệnh
Cũng ở Hữu Lũng - Lạng Sơn, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giống dứa với tình hình phát sinh phát triển và gây hại của bệnh thối nõn, tác giả Lê Lương Tề (1986) [31] đã kết luận là giống Nahoa (Queen classis) bị bệnh gây hại nặng hơn khi so sánh với giống dứa Mẹt (Queen Natal)
Nghiên cứu ở vùng đồng bằng và trung du miền bắc, Đinh Văn Đức (1996) [15] đã nhận xét bệnh thối nõn dứa phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 15-24oC, ẩm độ không khí trên 80% Giống dứa Nahoa (Queen classis) mẫn cảm với bệnh hơn giống dứa Phú Thọ (Queen Natal) Giống dứa Smooth Cayen thuộc nhóm Cayen ít mẫn cảm với bệnh Tác giả cũng cho rằng bệnh xuất hiện và gây hại nặng hơn ở khu vực hợp thuỷ, chân đồi ở khu bằng và lưng đồi bệnh gây hại ít hơn và nhẹ nhất ở đỉnh đồi
Kết quả điều tra thực trạng sản xuất dứa Cayen tại 28 tỉnh thành trong cả nước của Hoàng Chúng Lằm và CS (2002) [22] cho thấy bệnh hại chủ yếu trên vườn kinh doanh là bệnh thối nõn, bệnh héo đỏ và rệp sáp ở trong vườn ươm tỷ lệ cây con chết trung bình khoảng 25-30%, một số nơi lên tới 50%, cá biệt trên 90%
Lê Thu Hiền ( 2003) [19], khi nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối nõn dứa ở Đồng Giao - Ninh Bình đã phát hiện môi trường nhân tạo thích hợp cho
Trang 33sự phát triển của sợi nấm Phytophthora nicotianae là CMA Nhưng nấm sản sinh bào tử nhiều nhất là ở trong môi trường PCA Nấm Phytophthora
nicotianae sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 28-30oC
ở nhiệt độ 10oC và 40 oC nấm hoàn toàn không phát triển Loại nấm này sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong phạm vi pH môi trường từ 5 - 6 Trong điều kiện chiếu sáng liên tục, sợi nấm phát triển mạnh nhất Nhưng điều kiện tối hoàn toàn lại kích thích nấm sản sinh bảo tử mạnh nhất Trong hai giống dứa trồng tại Đồng Giao - Ninh Bình thì giống Cayen bị nhiễm bệnh thối nõn cao hơn giống dứa Queen Sử dụng chồi ngọn để trồng thì cây dễ mắc bệnh thối nõn hơn so với trồng bằng chồi thân và chồi cuống
Theo Trần Thị Liên (2004) [24] nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh cũng đã nhận xét dứa Cayen trồng ở đỉnh đồi, lưng đồi và khu bằng ít bị mắc bệnh thối nõn hơn ở chân đồi và khu hợp thủy Sử dụng chồi ngọn làm thực liệu trồng thì tỷ lệ cây dứa Cayen bị nhiễm bệnh cao hơn so với các loại thực liệu trồng là chồi thân, chồi cuống và chồi giâm hom
* Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh
Theo những kết quả nghiên cứu của Vũ Khắc Nhượng (1987) [29] để phòng trừ bệnh thối nõn dứa ở một số vùng trồng dứa tập trung miền bắc nước
ta một cách có hiệu quả, công tác điều tra phát hiện bệnh sớm giữ vai trò quan trọng đặc biệt
Lê Lương Tề (1986) [31], trong quá trình nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh thối nõn ở Hữu Lũng - Lạng Sơn cho rằng cùng với việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác và bón phân đầy đủ, cân đối thì sử dụng thuốc Bayleton 25% với nồng độ phun 0,2% có tác dụng phòng trừ bệnh rất tốt Cũng theo tác giả, khi phát hiện trong vườn dứa có cây
bị nhiễm bệnh nhổ bỏ ngay cây bị bệnh ra khỏi vườn và phun thuốc Falizan 0,1% hoặc TMTD 0,5% liên tiếp 2 - 3 lần, cách nhau 20 - 25 ngày Không
được lấy chồi giống đem trồng từ vườn dứa bị bệnh nhiều Chồi trồng phải
được chọn kỹ Trước khi trồng xử lý chồi bằng dung dịch Falizan 0,1% trong
Trang 34thời gian 10 phút Tác giả còn nhấn mạnh rằng với những vườn dứa bị nhiễm bệnh nặng cần thiết phải vùi sâu xác cây dứa vào trong đất Sau đó ít nhất 2 - 3 năm mới được trồng lại
Theo những nghiên cứu của Đinh Văn Đức (1996) [15], để phòng trừ bệnh thối nõn cây dứa một cách có hiệu quả phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật như làm đất kỹ, tiêu huỷ hết tàn dư cây dứa chu kỳ trước, san phẳng bề mặt đất, tránh các khu đọng nước Việc xử lý chồi giống bằng cách ngâm trong dung dịch nước thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,25% trong 5 phút
có hiệu quả phòng trừ bệnh thối nõn cây dứa rất cao Chỉ nên trồng chồi dứa khoẻ, không nên lấy chồi ở nơi bị bệnh đem trồng Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vườn cây như làm sạch cỏ dại, bón phân N:P:K:Mg
đầy đủ, cân đối theo tỉ lệ 2:1:3:1 và phun bổ sung các loại phân vi lượng như
Bo và Kẽm đã làm nâng cao sức chống chịu bệnh của cây
Nghiên cứu xác định biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn dứa ở Đồng Giao - Ninh Bình, Lê Thu Hiền (2003) [19] đã đi đến kết luận là việc áp dụng công thức luân canh với một số cây trồng khác như sắn, lạc 1 năm trở lên có tác dụng hạn chế đáng kể bệnh thối nõn dứa Dứa trồng ở khu đồng cao, đỉnh
đồi ít bị mắc bệnh thối nõn hơn khu đồng trũng và chân đồi Sử dụng thuốc Phosacide 200 nồng độ 4% và thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,2% xử lý chồi trước khi trồng có hiệu quả trừ bệnh thối nõn cao
Trần Thị Liên (2004) [24] cho biết, bệnh thối nõn dứa Cayen trên vườn sản xuất kinh doanh tại khu vực Kỳ Anh - Hà Tĩnh mức độ thiệt hại có thể lên tới 20 - 30% năng suất Sử dụng Aliette, Belate C, Ridomil để phòng trừ bệnh có hiệu quả Khuyến cáo không sử dụng chồi ngọn để trồng vì đây là loại thực liệu rất dễ bị nhiễm bệnh thối nõn
b Bệnh thối rễ
Nghiên cứu về bệnh thối rễ dứa, Đinh Văn Đức (1996) [15] đã xác định
nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phytophthora cinnamomi Bands Nấm xâm
nhập và gây hại qua vết thương của rễ cây gây nên bởi tuyến trùng hoặc côn
Trang 35trùng trong đất hoặc do làm cỏ xới xáo Nấm gây thối phần thịt, vỏ rễ để trơ
ra phần lõi rễ, làm giảm số lượng rễ trên cây Hậu quả là làm cho cây sinh trưởng còi cọc, quả nhỏ Bệnh phát sinh ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây, ở các vườn dứa trũng, đọng nước, độ ẩm cao Để phòng trừ bệnh có hiệu quả cần thiết phải thiết kế hệ thống thoát nước ở các khu vực đất trũng, tiêu diệt các ký sinh, động vật gây hại rễ trong đất Khi phát hiện bệnh dùng các loại thuốc như Ridomil MZ lượng 2,5 - 3,0 kg/ha hoặc Captafol 80% lượng 9-
10 kg/ha để xử lý vào đất
c Bệnh héo đỏ lá
Cũng theo những kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Đức (1996) [15],
nguyên nhân gây bệnh héo đỏ lá virus là do virus Closterovirus Like Virus có
dạng hình que dài, uốn cong Rệp sáp được xác định là môi giới lây truyền loại bệnh này Với ngưỡng trên 10 con rệp mang bệnh mỗi cây thì cây dứa bị bệnh Bệnh có mặt, gây hại ở tất cả các nông trường trồng dứa của nước ta Tỉ
lệ cây bị nhiễm bệnh tỉ lệ thuận với mật độ trồng Mật độ trồng cao ( 6 vạn cây/ha), tỉ lệ nhiễm bệnh là 16,13% Trong khi đó, mật độ trồng thấp hơn (4,5 vạn cây/ha), tỉ lệ nhiễm bệnh chỉ là 7,70% Kết quả điều tra năm 1994 của tác giả tại Phú Hộ - Phú Thọ và Đồng Giao - Ninh Bình còn xác định rằng ở những nơi đất trũng, tỉ lệ bệnh từ 14,80 - 16,10%, cao hơn khi so sánh với ở những nơi đất bằng, tỷ lệ bệnh chỉ từ 8,00 - 8,80%
Để phòng trừ bệnh héo đỏ lá vius có hiệu quả, trước hết phải tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rệp sáp bằng cách phun thuốc Basudin 50 ND nồng độ 0,20% trước khi trồng và phun Lindafor 90 nồng độ 0,10% sau khi trồng Xử
lý chồi giống trước khi trồng bằng hơi nóng ở nhiệt độ 40, 50 và 60oC trong thời gian 3 phút có tác dụng phòng ngừa bệnh rất cao Biện pháp luân canh dứa với cây trồng khác cũng có tác dụng hạn chế bệnh phát triển
d Bệnh thối đen quả
Theo Vũ Khắc Nhượng (1987) [29], tác nhân gây ra bệnh thối đen quả
là do nấm Ceratostomella paradoxa Khi quả bị bệnh, cuống quả trở nên thâm
Trang 36nâu Nếu bổ dọc quả dứa thì thấy lõi quả thâm lại Thịt quả có mùi rượu Quan sát bên ngoài quả ít thấy có những thay đổi về màu sắc Bệnh phát triển lâu một số mắt dứa có màu đen Khi ấy ở cuống quả thấy có mốc đen Trên phiến lá cây bị bệnh nhìn thấy những vết màu xám Vết bệnh mềm, có nước, không
định hình Bệnh cũng có thể phát triển ở gốc lá hoặc thân cây Sợi nấm màu nâu nhạt, trong sợi có nhiều giọt dầu Nấm phát tán bằng bào tử phân sinh nhờ gió, mưa và côn trùng Khoảng nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển là trên dưới 25oC ẩm độ càng cao, bệnh phát sinh phát triển càng mạnh Nấm xâm nhập chủ yếu vào thời kỳ quả chín vì vậy khi thấy quả sắp chín cần theo dõi
để phát hiện bệnh càng sớm càng tốt Quả bị bệnh phải thu hái cẩn thận và để riêng Sau đó đem huỷ bỏ Vườn dứa bị bệnh sau khi thu hoạch phải phun thuốc Zineb nồng độ 1,00% từ 1 - 2 lần cách nhau 10 - 15 ngày
e Bệnh chảy gôm quả
Theo Nguyễn Thiềng (1977) [33] bệnh chảy gôm quả là do vi khuẩn
Erwinia carotovora Jones gây ra Vi khuẩn xâm nhập vào quả dứa làm cho
quả chảy gỉ dịch ở các khe mắt quả và trên mắt quả Dịch chảy ra gặp ánh sáng nên bị ôxy hoá và tạo thành cục dẻo màu hổ phách hoặc màu nâu vàng giống như gôm nên gọi là bệnh chảy gôm Vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong thịt quả 1 - 2 cm Chính vì vậy nên khi gọt quả, ở chỗ bị hại toàn bộ phần thịt quả bị nhũn và chuyển sang màu vàng nâu Thịt quả có mùi men Bệnh thường gây hại rải rác, ít khi thấy bệnh gây hại thành đám lớn Bệnh chỉ gây hại ở giai
đoạn quả già chuyển sang chín và giai đoạn quả chín, trong mùa nóng ẩm (các tháng 6,7 và 8)
f Bệnh khô đầu lá
Cũng theo những kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiềng (1977) [33],
tác nhân gây bệnh khô đầu lá là do nấm Pestalozzia sp Nấm bệnh thường
xâm nhập vào trong khoảng 5 - 10 cm của đầu lá Phiến lá bị bệnh trở nên khô, cong xuống phía mặt dưới Vết khô có màu nâu đen Bệnh thường phát sinh và gây hại trong các tháng từ cuối mùa thu đến đầu mùa đông (tháng 10
Trang 37đến tháng 12) Bệnh gây hại nhiều trên lô dứa cuối vụ 1 chăm sóc kém
Phòng trừ bệnh chủ yếu bằng biện pháp kỹ thuật canh tác, chăm sóc vườn cây chu đáo, bón phân đầy đủ Đặc biệt là phải chú ý bón phân đầy đủ và cân đối ở đợt bón phân thúc cuối tháng 9 đầu tháng 10
g Bệnh vết vàng trong lá
Theo kết quả nghiên cứu của Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) [25] thì bệnh vết vàng trong lá do virus gây ra Bệnh gây hại tất cả các thời kỳ sinh trưởng của cây Triệu chứng của bệnh biểu hiện rõ nhất trên cây non và cây
vụ 1 Đầu tiên trên lá xuất hiện những chấm có màu vàng nhẹ Đường kính của những chấm đó có khi lên đến vài centimét Về sau, các vết bệnh này phát triển thành những đám loang lổ dần về phía gốc lá Đưa lá lên qua ánh sáng quan sát thấy có nhiều vết loang lổ Sau cùng các mô tế bào bị bệnh bị hoại thư Quả bị bệnh xốp, có nhiều vân trắng và khô Bệnh phát sinh gây hại vào các tháng mùa đông và mùa xuân (từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau) Điều kiện cho bệnh phát sinh phát triển và gây hại nặng là nhiệt độ không khí thấp 15 - 18oC và ẩm độ không khí 80% trở lên
h Bệnh tuyến trùng hại dứa
Theo tác giả Đinh Văn Đức (1996) [15], bệnh do tuyến trùng
Meloidogyne javadica Trenb gây ra Bệnh gây hại ở rễ dứa Tuyến trùng chui
vào rễ cây dứa và tạo nên những nốt u sần và biến dạng đặc biệt ở rễ làm cho cây sinh trưởng chậm và đầu các lá bị khô Các lá có biểu hiện của bệnh tập trung chủ yếu ở tầng lá A đến tầng lá C
Biện pháp phòng trừ bệnh hiệu quả cao là luân canh với sắn, lạc và nhất
là đất phải được làm kỹ trước khi trồng Vườn dứa bị tuyến trùng gây bệnh phải rạch sâu 5 - 10 cm 2 bên hàng dứa và phun Mocap 20 EC với lượng 9 lít/ha vào vùng rễ
i Bệnh luộc lá dứa
Bệnh luộc lá dứa là một loại bệnh sinh lý gây ra do thời tiết lạnh kéo dài
và nhất là trong điều kiện cây dứa không được bón đầy đủ Magiê Lá dứa bị
Trang 38hại nhiều ở các tầng A, B, C và D Vết bệnh không có hình dạng nhất định Trong vết phồng có chứa dịch nước, nhìn giống như bị nước sôi dội vào Lá bị phồng rộp lên Khi thời tiết nắng ấm, phần dịch nước bên trong vết phồng khô hết làm cho vết bệnh lõm xuống và có màu trắng xám ở những lá bị bệnh nặng, các vết bệnh liên kết lại với nhau thành từng đám lớn, làm khô chết cả lá Lúc này chỉ còn lại phần gốc lá bám vào thân Bệnh gây hại trên cả nhóm dứa Queen và nhóm dứa Cayen Bệnh phát sinh phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 15oC kéo dài và cây dứa thiếu hụt Mg
Theo những đánh giá của Đinh Văn Đức (1996) [15], biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất là bón bổ sung Magiê cho dứa với lượng 3 - 4 gram dạng MgO cho một cây trên nền phân bón N:P:K (tính bằng gr/cây) là 8:4:12 Dùng phân lân nung chảy Tecmophotphat bón cho dứa thay cho phân lân Supephotphat là một biện pháp kỹ thuật phòng ngừa bệnh vừa dễ thực hiện vừa
đạt hiệu quả cao
k Bệnh nứt khe mắt quả
Bệnh nứt khe mắt quả cũng là một loại bệnh sinh lý gây ra do cây dứa
bị thiếu hụt Bo Bệnh xuất hiện vào thời kỳ quả già, trước thu hoạch 20 - 30 ngày Các khe mắt quả bị tách nứt và dịch quả vì thế mà chảy ra ngoài Bệnh thường xuất hiện vào các thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa Đặc biệt mùa
hè chuyển sang mùa thu Theo Đinh Văn Đức (1996) [15], để hạn chế bệnh phát triển cần phun bổ sung Boric nồng độ 0,3% cho cây
2.4 Những kết luận qua phân tích tổng quan
Cây dứa Cayen có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao Đây là một loại cây
ăn quả chủ yếu của Việt Nam, của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Sản phẩm chế biến từ nguyên liệu dứa Cayen có thị trường tiêu thụ rộng lớn Do vậy, cho đến năm 2010 cây dứa nói chung và cây dứa Cayen nói riêng vẫn được xếp vào nhóm các loại cây ăn quả chủ yếu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu của nước ta Nhiều vùng trồng dứa mới đã được quy hoạch và đang hình thành vùng
Trang 39nguyên liệu để phục vụ cho các nhà máy chế biến sản phẩm dứa xuất khẩu Một trong số những vùng trồng dứa đó là Bắc Giang, Phú Thọ, Đồng Giao - Ninh Bình, Như Thanh - Thanh Hóa, Nghệ An, Kỳ Anh - Hà Tĩnh
Việt Nam là một trong số 10 nước có diện tích trồng dứa lớn nhất trên thế giới nhưng chỉ đứng thứ 57 về năng suất Một trong những nguyên nhân làm cho năng suất dứa của nước ta còn thấp là do bị nhiều loại sâu bệnh phá hại Tuy nhiên, những nghiên cứu về bảo vệ thực vật cho cây dứa nói chung và về phòng trừ bệnh hại cho cây dứa nói riêng mới chỉ tập trung quan tâm ở giai đoạn vườn sản xuất kinh doanh chứ chưa chú trọng đến giai đoạn cây dứa con ở vườn ươm
Thành phần bệnh hại trên dứa, kể cả dứa Cayen rất đa dạng ở những vùng sinh thái khác nhau mức độ gây hại của chúng cũng khác nhau Trong
đó bệnh thối nõn dứa được coi là bệnh gây hại phổ biến và nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới năng suất, phẩm chất quả dứa trên vườn kinh doanh và chất lượng, tỷ lệ chồi giống xuất vườn ở trong vườn ươm
Cùng với việc mở rộng diện tích dứa Cayen thì việc nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng cây giống, tạo ra các giống tốt có năng suất cao đáp ứng cho các nhà máy chế biến xuất khẩu dứa Trong đó, việc nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh thối nõn dứa Cayen ngay từ giai đoạn cây con một cách phù hợp, giảm tỷ lệ chết cây con là giải pháp cần thiết Thực hiện tốt giải pháp đó tức là chúng ta đã giảm giá thành sản xuất cây giống, nâng cao thu nhập kinh tế hộ nông dân đồng thời đáp ứng đủ cây giống cho kế hoạch sản xuất vùng nguyên liệu dứa tập trung với quy mô lớn như ở một số tỉnh phía bắc nước ta, điều đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng
Trang 403 đối tượng - địa điểm - vật liệu - Nội dung
và phương Pháp nghiên cứu 3.1 đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nấm Phytophthora spp gây bệnh thối
nõn dứa Cayen giai đoạn vườn ươm
3.2 địa điểm nghiên cứu
- Điều tra xác định thành phần bệnh, thu thập mẫu bệnh hại dứa Cayen
tại các vườn ươm Theo dõi diến biến của bệnh, tìm hiểu ảnh hưởng của một
số yếu tố liên quan đến sự phát sinh, phát triển của bệnh và một số biện pháp phòng trừ bệnh ngoài đồng ruộng, được tiến hành tại vườn ươm của Viện nghiên cứu rau quả Gia Lâm - Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú
Hộ - Phú Thọ, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả và cây công nghiệp Phủ Quỳ- Nghệ An
- Các thí nghiệm trong phòng và giám định bệnh được tiến hành tại Bộ môn kiểm nghiệm chất lượng rau quả của Viện nghiên cứu rau quả, Bộ môn Bệnh cây – Nông dược, khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp I
3.3 Vật liệu nghiên cứu
- Giống dứa Cayen Trung Quốc, Cayen Thái Lan và Cayen Phú Hộ
- Các môi trường nuôi cấy: PDA, PCA, CMA, PSM, V8- Juice
- Các dụng cụ thiết bị dùng trong nghiên cứu: Máy móc thiết bị chuyên dụng, que cấy nấm, đèn cồn, panh, kéo, lam kính, lamen, kính hiển vi có lắp máy ảnh, tủ cấy nấm, đĩa petri, nồi hấp, bình tam giác, tủ định ôn, ống đong, cốc thủy tinh, tủ lạnh
- Các thuốc BVTV làm thí nghiệm bao gồm Aliette 80WP, Ridomil MZ 72WP, VibenC 50WP, Daconil 75WP, Oxyclorua đồng 30WP, Mancozeb 80WP và một số hoá chất phòng thí nghiệm
- Một số dụng cụ vật tư thông dụng khác như: bạt, nilon, máy bơm nước,