Thành phần sâu hại trên cây đậu tương và đặc điểm sinh học của loài bọ đuôi kìm bắt mồi (Euborellia annulipes Lucas) trên vụ đông xuân ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (LV tốt nghiệp)Thành phần sâu hại trên cây đậu tương và đặc điểm sinh học của loài bọ đuôi kìm bắt mồi (Euborellia annulipes Lucas) trên vụ đông xuân ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (LV tốt nghiệp)Thành phần sâu hại trên cây đậu tương và đặc điểm sinh học của loài bọ đuôi kìm bắt mồi (Euborellia annulipes Lucas) trên vụ đông xuân ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (LV tốt nghiệp)Thành phần sâu hại trên cây đậu tương và đặc điểm sinh học của loài bọ đuôi kìm bắt mồi (Euborellia annulipes Lucas) trên vụ đông xuân ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (LV tốt nghiệp)Thành phần sâu hại trên cây đậu tương và đặc điểm sinh học của loài bọ đuôi kìm bắt mồi (Euborellia annulipes Lucas) trên vụ đông xuân ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (LV tốt nghiệp)Thành phần sâu hại trên cây đậu tương và đặc điểm sinh học của loài bọ đuôi kìm bắt mồi (Euborellia annulipes Lucas) trên vụ đông xuân ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (LV tốt nghiệp)Thành phần sâu hại trên cây đậu tương và đặc điểm sinh học của loài bọ đuôi kìm bắt mồi (Euborellia annulipes Lucas) trên vụ đông xuân ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (LV tốt nghiệp)Thành phần sâu hại trên cây đậu tương và đặc điểm sinh học của loài bọ đuôi kìm bắt mồi (Euborellia annulipes Lucas) trên vụ đông xuân ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc (LV tốt nghiệp)
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
NGUYEN THI VAN ANH
THANH PHAN SAU HAI TREN CAY
DAU TUONG VA DAC DIEM SINH HOC CUA LOAI BO DUOI KIM BAT MOI (Euborellia
annulipes Lucas) TREN VU DONG XUAN O VINH
YEN, VINH PHUC
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Chuyén nganh: Sinh thai hoc
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
-000 -
NGUYEN THI VAN ANH
THANH PHAN SAU HAI TREN CAY
DAU TUONG VA DAC DIEM SINH HOC CUA LOAI BO DUOI KIM BAT MOI (Euborellia annulipes Lucas) TREN VU DONG XUAN O VINH
YEN, VINH PHUC
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Chuyén nganh: Sinh thai hoc
Người hướng dẫn khoa hoc PGS.TS TRƯƠNG XUÂN LAM
Trang 3LOI CAM ON
Để hoàn thành bản khóa luận này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của giáo viên hướng dan, co sé dao tạo, các
thầy cô giáo
Trước hết, em xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Xuân Lam đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng dạy tại Khoa sinh kỹ thuật nông nghiệp , Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cán bộ nghiên cứu tại phòng côn trùng thực nghiệm của Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật trong thời gian qua đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nhiệt tình góp ý và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý trong nghiên cứu giúp em thực hiện để tài này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, thang 5 nam 2016
Sinh viên
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được sử dụng từ bất cứ
công trình nghiên cứu khoa học nào đã được công bố Các tài liệu trích dẫn
được chỉ rõ nguôn gôc và mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Trang 5MỤC LỤC - ^ MO DAU SSS OOSSEO SEE OO ESOT SESE OSES OO ESE OSE SEE OSES OOS SESE OSE SEE OSE SEEOSESE OSE SHOOSSESE OSES HOSES OSSESE OSES HOSOSESOSSSSE HOSES OSOESOSOE SHE SOSES OO ESE OED 1 Lido vi: 1 5 2 Mục đích nghiÊn CỨU - << G11 3303006006068139396566 11810 3006566 1 1301585656618 8505999 554 7 3 Pham 0¿08i) (0u 7
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn - ¿5c 22+ SE S221 11 12 2x re 7
CHUONG 1 TÔNG QUAN TÀI LIỆU 5-5 <5 5< 5< ess=seeseseseesesesesse=
1.1 Cơ sở khoa học của để tài - G1905 1589518131881 8315115 18 81 9158252 8
1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới -G- << Sẻ E3 4E S3 3v vn cư re 9
1.2.1 Các nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây đậu tương -. - -5- 9
1.2.2 Các nghiên cứu về thành phần loài bọ đuôi kìm - 2-5 2£ £s£< se s4 11 1.2.3 Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ đuôi kìm 13
1.2.4 Vai trò của thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu hại trên cây đậu tương 16 II W0 8()001(0/73).ì 1i 09ï3ì0iả7-0) (200110777 17
1.3.1 Các nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây đậu tương - 17
1.3.2 Các nghiên cứu về thành phần loài bọ đuôi kìm 5- 5s <5 << se £< «2 18
1.3.3 Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ đuôi kìm 23
CHƯƠNG 2 ĐÓI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2'5
2.1 Đối tượng nghiên CỨU G1 k1 E1 H1 1c TT ch ng cư ru 25 2.2 Địa điểm nghiên CỨU (G6 k1 S11 H1 TH ng ch Hư ru 25 "N0 [UN‹7-0/1330)012i0ai 0007577 25
P.3 (000030 i0 nh 25
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng 5 << Sex cs seca 22 2.4.2 Phương pháp theo dõi trong phòng thí nghiỆệm 555 - << << 2 +<<<<<<<< + 27 2.4.3 Điêu tra thành phân lồi bọ đi kìm bắt mỗi và vật môi của chúng trên cây
s05; 07077775 29
2.5 Nghiên cứu diễn biến mật độ của một số lồi bọ đi kìm phổ biến 30
Trang 7CAC THUAT NGU VIET TAT
STT Ki hiéu Viết tắt
1 BVTV Bao vé thuc vat
2 CTV Cong tac vién
3 BDK Bọ đuôi kìm
4 TT Trưởng thành
Trang 8DANH LUC CAC BANG
Bang 3.1 Thanh phan va mirc d6 pho bién sâu hại đậu tương vụ
đông xuân 2015 — 2016 tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Bảng 3.2 Tý lệ sâu hại theo Bộ trong sinh quân ruộng đậu tương vụ đông xuân 2015 — 2016 tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Bảng 3.3 Thời gian phát dục của trứng loài bọ đuôi kìm đen
Euborellia annulipes Lucas ở 25°C và nhiệt độ phòng
Bang 3.4 Tỷ lệ nở của trứng loài bọ đuôi kìm đen Euborellia
annulipes Lucas 6 25°C va nhiét độ phòng
Bang 3.5 Thời gian phát dục của thiếu trùng lồi bọ đi kìm đen
Euborellia annulipes 6 25°C
Bang 3.6 Khả năng ăn một số vật môi của các tuối thiếu trùng của loài bọ đuôi kìm đen E annulipes Lucas trong phòng thí nghiệm (Nhiệt
độ trung bình: 26,7- 29.3°C - Âm độ trung bình: 83.3-79.2%)
Bảng 3.7 So sánh tỷ lệ sống của bọ đuôi kìm ở giai đoạn thiếu trùng
nuôi bằng thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo
Bảng 3.8 Số lượng trứng đẻ của trưởng thành lồi bọ đi kìm đen
Euborellia annulipes Lucas 6 25°C
Bang 3.9 Thời gian sống của trướng thành loài bọ đuôi kim đen
Euborellia annulipes Lucas ở 25°C
Bảng 3.10 Khả năng ăn môi trung bình của trướng thành loài bọ đuôi kìm đen Euborellia annulipes Lucas
Bang 3.11 Vòng đời của bọ đuôi kim den Euborellia annulipes
Lucas & nhiét d6 25°C, 4m d6 85%
Bang 3.12 Diễn biến mật độ của lồi bọ đi kìm đen tại địa điểm điều
Trang 9Bảng 3.13 Mật độ vật môi (sâu cuốn lá) và của bọ đuôi kìm
Euborellia annulipes Lucas tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Bảng 3.14 Ánh hưởng của thuốc hóa học đối với tý lệ nở trứng của
Trang 10DANH LỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sâu cuốn lá đầu đen (Archips asiaticus Walsingham.) Hình 3.2: Bọ xít dài (Lepfocorisa acuta T.)
Hình 3.3: Bo phan trang (Parabermisia myricae Kuwana.) Hinh 3.4: Sau duc qua (Maruca vitrata Geyer.)
Hình 3.5: Ô trứng của loai E annulipes Lucas
Hình 3.6: Ô trứng đang đẻ của loai E annulipes Lucas
Hình 3.7: Thiếu trùng tuổi 1 mới nở Hình 3.8: Thiếu trùng tuổi 2
Hình 3.9: Trưởng thành loài E annulipes Lucas Hình 3.10: Con cái loài E annulipes đang đẻ trứng
Hình 3.11: Mật độ bọ đuôi kìm (con/m’) trên cây đậu tương tại Vĩnh Yên,
Vĩnh Phúc
Hình 3.12: Quan hệ giữa tập hợp các lồi bọ đi kìm với vật môi trên
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số là làm nông nghiệp nên năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp là vấn dé cốt lõi Hiện nay tình hình sâu bệnh gây hại cho cây trồng đã làm đau đầu người nông dân cũng như các nhà khoa học nông nghiệp Để bảo vệ cây trồng, đầu tư chăm sóc cho cây trồng đạt năng suất cao nhất, thuốc trừ sâu được người nông dân sử dụng
khá phổ biến Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thuốc hóa học lại có tác
dụng tiêu cực là gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con
người Tình trạng ngộ độc thực phẩm do thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên
rau xanh đang ở mức nghiêm trọng, được cả xã hội quan tâm Các ngành chức năng đã và đang vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không hề thuyên giảm Nhu cầu được sử dụng thực phẩm an toàn tăng cao nhưng những sản phẩm thực sự an toàn, được sự tin tưởng của người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều Quan trọng hơn thuốc trừ sâu còn có thể làm cho thành phân, số lượng các loài thiên địch giảm sút nghiêm trọng, tiêu diệt nhiều lồi cơn trùng có ích, một mắt xích quan trọng của các hệ sinh thái dẫn đến sự đảo lộn làm mất
những mối cân bằng sinh thái trong tự nhiên, tạo ra tính kháng thuốc của
nhiều loải dịch hại, gây ra hiện tượng tái phát quân thê của một số loải sâu hại
dẫn đến một số loài sâu hại thứ yếu trở thành chủ yếu Muốn xây dựng, thực
hiện và phát triển biện pháp quản lý dịch hại một cách có hiểu quả thì trước
hết chúng ta phải có hiểu biết nhất định về môi quan hệ giữa cây trồng — sâu hại mà đặc biệt là sự hiểu biết về những kẻ thù tự nhiên của chúng
Trên nhiều cây trồng ở miền Bắc Việt Nam, các lồi cơn trùng bắt mơi mả đặc biệt là các loài bọ đuôi kìm có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng của nhiều loài sâu hại nguy hiểm Ngày nay, cây đậu tương là loài cây
Trang 12sử dụng rất đa dạng như trực tiếp lay hạt thô hoặc ép thành dầu đậu nành, làm bánh kẹo đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phân ăn hàng ngày của người cũng như gia súc Ngoải ra, trong cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo dat, tăng năng suất cây trông khác
Biện pháp phòng trừ dịch hại hiện nay hầu hết nông dân áp dụng là sử dụng thuốc BVTV.Vì vậy, vấn đề đang được quan tâm nhiều hiện nay ở vùng này lả việc duy trì, bảo vệ và lợi đụng các loài thiên địch trong phòng chống sâu hại rau màu Trong những kẻ thủ tự nhiên của sâu hại trên cây rau màu, bọ đuôi kìm được coI là thiên địch quan trọng
Ở Việt Nam, cho đến nay, những nghiên cứu về các lồi bọ đi kìm là
tương đối ít Nên việc nghiên cứu về loài này là hết sức cần thiết, nó không
những cho phép chúng ta bổ sung thêm các loài bắt mỗi quan trọng, mà còn chỉ ra được đầy đủ hơn về tính đa dạng và vai trò của nhóm này trong hệ sinh thái nông nghiệp Hơn nữa những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài phố biến, nhất là những nghiên cứu nhân nuôi để sử dụng chúng ở trên cánh đồng chưa được chú trọng vả quan tâm Vì vậy, việc điều tra nghiên cứu sinh học, sinh thái của các lồi bọ đi kìm có ý nghĩa trên một số hệ sinh thái nông nghiệp ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc sẽ góp phần cho việc bảo vệ và lợi dụng chúng trong phòng trừ sâu hại cây đậu tương, duy trì tính đa dạng sinh học, sự cần bằng các hệ sinh thái và bảo vệ môi trường
Nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết và góp phần làm phong phú dẫn liệu
Trang 132 Mục đích nghiền cứu
Trên cơ sở xác định thành phan các loài sâu hại trên cây đậu tương, đặc điểm sinh học của loài bọ đuôi kìm bắt mỗi (Euborellia annulipes Lucas) thuộc bộ Dermaptera va dién biến mật độ của chúng, từ đó đề xuất khả năng
bảo vệ khích lệ lồi bọ đi kìm bắt mỗi này trong phòng trừ sâu hại trên cây
đậu tương đạt hiệu quả cao Đồng thời làm tiền đề phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu sau này
3 Phạm vi nghiên cứu
Trên cây đậu tương, vụ đông xuân ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
4 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1 Ý nghĩa khoa học
Xác định thành phân loài sâu hại trên cây đậu tương ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc nhằm tăng hiểu biết trong phòng chống sâu hại cây đậu tương Cung cấp những dẫn liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài bọ đuôi kìm bắt mỗi kìm Euborellia annulipes Lucas trên cây đậu tương để lợi dụng chúng trong phòng trừ sinh học
4.2.ÝY nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu thành phần bọ đuôi kìm bắt mỗi, đặc điểm sinh
học và sinh thái của loài bọ đuôi kìm bắt mỗi E znnuiipes xây dựng biện pháp sử dụng bọ đuôi kìm E annulipes trong quản lý tổng hợp sâu hại cây đậu tương
Trang 14CHUONG 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
Trong hệ sinh thái đồng ruộng, mối quan hệ cây trồng và sâu hại gan két
chặt chẽ với nhau Trong điều kiện nguồn thực ăn dồi dào các loài dịch hại
thường phát sinh gây hại mạnh vì vậy người sản xuất có xu hướng gia tăng sử dụng thuốc BVTV để giữ năng suất cây trồng Thói quen canh tác ấy đã diễn ra hàng chục năm, hậu quả là thành phần và số lượng các loài ký sinh thiên địch giảm sút nghiêm trọng, không kiểm soát được dịch hại nữa Dịch hại càng phát sinh mạnh, nông dân lại cảng sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn Nhiều biện pháp phòng chống sâu hại trên cây đậu tương không sử dụng thuốc hóa học đã được nghiên cứu và được đưa vào sử dụng như sử dụng giống kháng , luân canh, xen canh với cây trồng khác để giảm nguồn dich bệnh, ngắt quãng thời gian tích lũy số lượng của dịch hại; sử dụng nguồn thiên địch để kìm hãm sự gia tăng số lượng dịch hại ngay từ đầu vụ Tuy nhiên việc nông dân sử dụng thuốc trừ sâu trong thời gian đài làm suy giảm nguôn thiên địch trên đồng ruộng, các biện pháp sinh học phòng chống sâu hại ít được nông dân áp dụng Đã đến lúc cần phải bảo vệ, khích lệ và nhân
thả những loài thiên địch có ý nghĩa để dân lập lại cân băng sinh thái trên
đồng ruộng
Một số Trung tâm BVTV vùng thuộc Cục BVTV đã bước đầu thử
nghiệm nhân thả bọ kìm bát môi để phòng trừ sâu hại đậu đỗ, cây họ cà đã cho hiệu quả đáng khích lệ
Trang 15công Ở Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ, các Trung tâm BVTV vùng đã thành công với mô hình nhân nuôi bọ đuôi kìm bắt mỗi để phòng trừ bọ cánh
cứng hại dừa, sâu hại bắp cải Kết quả này mở ra một triển vọng sử dụng bọ
đuôi kìm bắt môi để phòng trừ sâu hại trên quy mô hộ nông 1.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1 Các nghiên cứu về thành phân sâu hại trên cây đậu tương
Cây đậu tương được biết đến từ rất lâu đời nhưng sau đại chiến thế
giới thứ hai đậu tương mới thực sự được phát triển ở Mỹ, Canada, Trung Quốc và cũng từ đó diện tích và sản lượng đậu tương ngày một tăng, sản phẩm đậu tương được dùng trong thực phẩm, trong chăn nuôi, trong công nghiệp và trong y tế ngày càng tăng
Các nghiên cứu về cây đậu tương, các yếu tố hạn chế sự phát triển cây đậu tương và quan trọng là yếu tô sâu bệnh hại và côn trùng hại được nhiều nhà khoa học quan tâm
Theo Gazzoni va CTV [22] thi trén dau tuong vùng nhiệt đới , thành
phân sâu hại rất phong phú: gây hại mầm và thân có 34 loài, gây hại lá có 25
loài, hại quả và hại lá có 25 loài, hại quả và hạt có 22 loài Tổng số các loài
sâu hại trên đồng ruộng đậu tương là 81 loài Tùy theo vùng địa lý khác nhau mà các sâu hại chính cũng khác nhau
Ở Bắc Mỹ có 33 loài, miền Trung và miễn Nam Mỹ có 30 lồi và các nước phương đơng có 26 loài
Theo Hill va Waller ( 1985) [24] thì trên cây đậu tương ở vùng nhiệt đới có 2 nhóm sâu nguy hiểm anh hưởng đến năng suất hạt là nhóm sâu duc qua thuộc bộ cánh vảy (Lepidoptera: Tortricidae, pyralidae) và nhóm sâu ăn hoa do các loài ban miêu đen (Meloidae) thuộc bộ cánh cứng ( Coleoptera) Trong
số 29 loài gây hại, có 7 loài là sâu hại chính, trong đó sâu đục quả có 2 loài (
Trang 16fabae), ray xanh 14 ma (Empoasca), bo ria (Epilacuta sp.), và mot hai (Callas bruchus spp.) va 22 loai sau hai tht yéu
Con theo Campell va Reed [34], 6 Dong Nam A, trén cay dau tuong co
12 loai sau hai va 1 loai nhén quan trong do là sau xanh (Heliothis armigera), giòi đục thân (2 loải), sâu xám, sâu khoang, sâu keo da láng, sâu cuốn lá ( Lamprosemaindicata Fabr.), (Archips micacaeana) sau duc qua (Maruca vitrata Geyer) va nhén (Tetranychus urticae)
Waterhouse [33] cho thay, 6 10 nuéc thuộc vùng Đông Nam Á, trên cây dau tuong co 17 sau hai chinh, trong do cac loai duc qua (Maruca vitrata Geyer), giòi đục thân(Melanagromyza) và sâu cuốn lá (Lamprosema indicata
Fabr.) là rất phô biến
Aphirat Arunin(1987) [17].cho thấy: Một trong những nguyên nhân
giảm năng suất đậu tương là do sâu hại Có hơn 30 loài sâu hại tìm thấy trên
đồng ruộng đậu tương, trong đó chỉ có 10 loài sâu hại quan trọng làm giảm năng suất
Còn ở Nhật Bản, theo Takashi Kobayashi [31] va Setokuchi [30] thì đậu tương bị 25 loài sâu hại chính, trong đó có 4 loai sau duc qua (Maruca vitrata Geyer), 20 loài bọ xít, một loài muỗi đục quả Trong số đó có 7 loài gây hại nghiêm trọng là sâu đục qua (Maruca vitrata Geyer), mudi duc qua(Asphondylia sp)
Theo Turnipseed va Kogan [32] thì sâu bọ đã tắn công vào tất cả các bộ phận trên cây đậu tương như tế, đốt sẵn, hạt nảy mam, than, 14, hoa, qua va hạt Khi cây đậu tương được đem trồng tới vùng đất lạ nào đó, thì chúng sẽ bị ngay các loài sâu hại gây hại Quần thể sâu hại rất phong phú, song tùy vào điều kiện sinh thái của từng vùng mà sự phát triển của sâu hại trên đồng ruộng là khác nhau Thường ở những khu vực nóng âm thì sự phát triển và hoạt
Trang 17động của sâu mạnh hơn ở những khu vực lạnh và khô Sâu hại thường gây hại cho đậu tương ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhiều hơn ở vùng ôn đới
Michael và Irwi (1978) [26] đậu tương trồng chính ở vùng Bắc Mỹ trong số các loài cây họ đậu Ngành côn trùng học trên đậu tương ở Mỹ phát triển mạnh từ những năm đâu của thập kỷ sáu mươi Đã có trên 14.000 bài báo về các loài chân đốt trên đậu tương và nhiều cuốn sách viết về các loài sâu hại nguy hiểm trên cây đậu tương, đặc biệt có nhiều tạp chí đăng các bài báo về sâu hại đậu tương
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu hại đậu tương
cũng như kẻ thủ tự nhiên của chúng Tuy nhiên, đối với mỗi loài sâu hại thì mức độ gây hại khác nhau, bên cạnh các loài côn trùng có hại còn có một lực lượng đáng kế các loải côn trùng có ích Chúng có khả năng hạn chế được lượng sâu hại mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sức khỏe con nguoi
1.2.2 Các nghiên cứu về thành phân lồi bọ đi kùm
Bọ đi kìm năm trong một số bộ côn trùng cô còn sinh tồn đến ngày
nay Đã phát hiện nhiều mẫu hóa thạch từ đầu kỷ Jura, một số ít các hóa thạch
giống các hình thái hiện tại của bọ đuôi kìm họ Labiduridae và Forficulidae
ngày nay (Riek, 1970) [29] Tên gọi bọ đuôi kìm bắt mỗi có nguồn gốc thần
thoại liên quan đến loài côn trùng nảy có thê chui vào tai người khi đang ngủ và xâm nhập vào não; hình dạng cặp kìm trông giống như cặp dùi được sử dụng để đục thủng tai người hay cặp cánh sau khi mở rộng ra giống hình dạng tai con n1BƯỜI
Theo Flether (1891)[20] da ghi nhận ở Anh có 48 loài thiên địch của sâu tơ, 20 loài thiên địch của sâu khoang, trong do Diptera cd 5 loài,
Hymenoptera có 15 loài Goodwin (2002), cho biết có 90 loài sử dụng trứng, sâu non, nhộng của sâu tơ làm vật môi Tại Châu Âu, thành phần thiên địch
Trang 18của các loài sâu hại cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Fao (1993), đã cho biết thành phần thiên địch trên rau thập tự ở Anh gồm 41 loài ong, 6 loải nắm va 6 loai virus Morallo va Sayaboc (1992), đã phát hiện tại Rumani tập đoàn ong bắt mỗi là sâu tơ gồm 25 loài thuộc họ Ichneumonidae và Braconidae Theo Diana Roll (2004), sâu hại rau có 500 loài thiên địch, trong đó 70% là loài đa thực, 20% là loài đa hẹp
Gullan và Cranston (2000) [21] đã ghi nhận 7 loài bắt mỗi quan trong
trên rau ít phun thuốc trồng trong nhà kính gồm Chzysoperla carnea, C rufilabris, Chysopa spp., ruồi ăn rệp Aphidius matricariae và họ bọ rủa bắt môi Hippodamia convergens
Hoffman (1987) [23] đã đưa ra thành phần bọ đuôi kìm ở Mỹ gồm 6 họ
Theo Hoffman vi tri phan loai của bọ đuôi kìm bat mỗi Euborellia annulipes Lucas và loài bọ đuôi kìm bắt mỗi Euborellia annulata Fabricius trong lép côn trùng (Insecta) như sau:
Bo: Canh da (Dermaptera — De Geer, 1773)
Ho : Carcinophoridae
Họ phụ : Anisolabidinae
Giống : Euborellia Burr, 1910
Loai: Euborellia annulipes (Lucas, 1847)
Loai Euborellia annulata (Fabricius, 1793)
James (2006)[25] đưa ra nhận xét răng bọ đuôi kìm là những lồi cơn trùng có nguồn gốc nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, thành phần bọ đuôi kìm
phong phú nhất là ở các khu rừng nhiệt đới âm ướt trên thế giới Ngoài một vài loài có tính phân bồ rộng trên thế giới thì mỗi loải có xu hướng bị giới hạn
trong mỗi khu vực, khu hệ động vật đặc hữu
Trang 191.2.3 Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ đuôi kìm
Mô tả đặc điểm hình thái, sinh vật học của các loài bọ đuôi kìm bắt môi
đã được nhiều nhà khoa học công bố
Theo Esaki Teiso et al (1952)[18] b6 dudi kim Dermaptera con gọi là Euplexoptera, Euplecoptera, Dermoptera, Labiduroida hay Forficulida; Tén tiếng Anh là Earwigs Cơ thể kéo dải, kiểu đầu nhô về phía trước, hàm kiểu miệng nhai với râu đầu nhiều đốt, mắt kép phát triển Hầu hết các loài trong bộ Dermaptera cánh ngăn, cánh ngoài biến thái, gân cánh mịn, cánh trong dạng màng, hình bán nguyệt, gân cánh xếp hình dẻ quạt Các chân gân bằng nhau với 3 đốt bàn Bụng 10 đốt, đốt bụng cuỗi cùng kéo dài như cái kìm (kẹp) Hầu hết bọ đuôi kìm có màu nâu hoặc màu đen, đôi khi màu nâu sáng hoặc màu vàng nâu
Theo Richard Leung (2004)[27], bung bo dudi kim co 10 đốt ở con đực (kế cả đuôi kìm, con cái có 8 đốt bụng) Máng đẻ trứng của con cái ngắn
hoặc tiêu biến tùy theo loài Bọ đuôi kìm được phát hiện ở hầu khắp các nơi
trên thế giới trừ những vùng băng giá, rất phố biến ở những vùng khí hậu
nóng ấm Bộ Dermaptera có khoảng 1.200 loài đã được miêu tả, hầu hết
chúng đều sông tự do, ăn tạp, một số loài ăn chỗi non thực vật nhưng khi xuất hiện con môi thì chúng lại chuyển sang ăn động vật ngay Bọ đuôi kìm thường sông ấn nắp, chạy nhanh, mặc dù có cánh nhưng tất ít khi thấy chúng
bay Các loài bọ đuôi kìm thường hay chỉ tìm kiếm thức ăn trên cây, thức ăn
của chúng là các lồi cơn trùng nhỏ Trưởng thành cái đẻ trứng vào trong 6
làm dưới đất, chúng có biểu hiện chăm sóc, bảo vệ trứng thậm chí đến bảo vệ
con 1-2 tuân sau nở Trong điều kiện âm áp thiếu trùng phát triển nhanh, trong điều kiện mùa hè bọ đuôi kìm ít khi đẻ trứng, vào mùa đông lạnh chúng có thé đình dục cho đến mùa xuân lại tiếp tục hoạt động Mỗi năm bọ đuôi kìm thường có 7 lứa
Trang 20Pobham (1965) cho thấy phân loại bọ đuôi kìm bộ Dermaptera theo kiểu hình giải phẫu bên trong, theo cơ quan sinh dục ngoài và đã nghiên cứu sự phân bố của chúng theo vùng địa lý đã chia ra các lồi bọ đi kìm bắt mỗi tập trung ở bộ phụ Forfculina bao gồm:
- Tong ho Pygidicranoidea chủ yếu sông trong các kho chứa ở các nước Asian, Australia, Nam Phi và Nam Mỹ
- Tổng họ Karschielloidea tất lớn tập trung ở Nam Phi chủ yếu là bọ
đuôi kìm ăn kiến
- Tổng họ Labioidea có 3 họ là Labiidae, Carcinophoridae và Arixeniidae, họ Labiidae phô biến hơn, họ Arixeniidae gồm các lồi sơng trong hang doi
- Tổng họ Forficuloidae có 3 họ là Chelisochidae, Labiduridae, Forficuloidae trong đó họ Labiduridae phân bộ rộng, giỗng Labidura và Euborellia phô biễn nhất
Theo Gullan, P.J and P.S Crranston (2000) [21] có khoảng 1.800
lồi bọ đi kìm với 10 họ phân bồ trên thế giới
Theo Hoffman (1987) [23], bo dudi kim E annulipes la loai hoat động về đêm Giao phối diễn ra 1-2 ngày sau khi lột xác hóa trưởng thành và thời kì tiền đẻ trứng khoảng 10-15 ngày sau khi giao phối lần đầu Trưởng thành tạo một ô nhỏ trong đất để đẻ trứng và trứng được đẻ gọn thành 6 Con
cái chuẩn bị ô trước khi đẻ trứng, chúng bảo vệ các ô trứng khỏi nhện ăn thịt,
nắm bệnh, và những sinh vật khác xâm nhập; chúng làm sạch và di dời trứng nếu cân thiết Hoạt động chăm sóc giảm ngay sau khi thiếu trùng nở và không còn sau khoảng 10 ngày Những con cái sẽ không chấp nhận sự hiện diện của thiếu trùng là con của mình một khi nó bắt dau dé 6 trứng tiếp theo
James (2006) [25] quan sát và cho rằng bọ đuôi kìm sống quan hệ chặt chẽ với đất, sự lựa chọn làm tổ phụ thuộc chủ yếu lớp đất hoặc các vật
Trang 21liệu khác, độ ẩm rất quan trọng với bọ đuôi kìm Một phần của tổ hở ra để con
cái có thể tấn công bất kỳ đôi tượng nào di chuyển đến gần tổ, kể cả con đực Hoạt động đẻ trứng sẽ kích thích con cái đưa ra 2 phản ứng cần thiết là liếm trứng và thu thập các quả trứng lại thành tô nếu những quả trứng năm tải rác
Tác dụng liễm là để lọai bỏ bảo tử nẫm hoặc những vật không liên quan đến
vỏ trứng: trứng sẽ bị mốc nếu con cái không chăm sóc Thiếu trùng lột xác lần đầu tiên và lần 2 có thể diễn ra trong tổ khi thiếu trùng vẫn còn sống thành bầy Trưởng thành cái chăm sóc trứng có thể kéo dải nếu cho trứng mới vào ỗ thay thế trứng ban đầu đã nở; hoạt động chăm sóc này cũng bị mắt nếu trứng được gỡ bỏ khỏi tô và không cung cấp trứng khác Nếu đặt trứng trở lại trong vòng một vài ngày con cái sẽ chấp nhận chăm sóc trứng nhưng nếu lâu hơn thi con cái sẽ ăn trứng Con đực có hành động ăn trứng khi bắt gặp trứng mà không được con cái bảo vệ
Theo Richard Leung (2004) [27], bọ đuôi kìm song tự do, ăn tạp, một số loài ăn chồi non thực vật nhưng khi xuất hiện con mồi thì chúng lại chuyển sang ăn động vật ngay Bọ đuôi kìm thường sống ẩn nắp, chạy nhanh, mặc dù
có cánh nhưng rất ít khi thấy chúng bay, chỉ tìm kiếm thức ăn trên cây, ăn côn
trùng nhỏ vào ban đêm Trưởng thành cái đẻ trứng vào trong ô làm dưới đất, chúng có biểu hiện chăm sóc, bảo vệ trứng, thậm chí có hành động bảo vệ con 1-2 tuần sau nở Trong điều kiện ẫm áp chúng đẻ nhiều, mùa hè bọ đuôi kìm ít khi đẻ trứng, vào mùa đông lạnh chúng sinh dục hoản toàn cho đến màu xuân lại tiếp tục hoạt động, mỗi năm bọ đuôi kìm thường có 7 lứa
Kết quả nghiên cứu của Situmocang và Gabriel (1988) cho thấy pha thiếu trùng của bọ đuôi kìm Euborellia annulata có 4 tuôi, tuy nhiên khi gặp
điều kiện khác có thể tới 5 tuổi Một trưởng thành cái có thể đẻ được trung
bình 320,74 quả trứng Pha thiếu trùng và trưởng thành thường tìm ăn ô trứng sâu đục thân mình hông trên ruộng mía hoặc sâu đục thân ngô trên ruộng ngô,
Trang 22ngoài ra chúng còn ăn thịt một số loải sâu hại trên một số cây trồng khác như
cây bắp cải, cây đậu tương và cây đậu rau Trong đó, loài E annulipes thường đẻ trứng thành ổ, mỗi ô khoảng 500 quả, thời gian phát dục của pha trứng kéo đải từ 6 — 17 ngày Pha thiếu trùng có 5 tuổi, đôi khi cũng thấy 6 tuôi và rất
khó phân biệt giữa các tuôi sâu non, thời gian phát dục pha thiếu trùng kéo dải
99 ngày ở điều kiện nhiệt độ 21 — 23 °C (Eharadwaj,1966) Trưởng thành của
bọ đuôi kìm E annulaia có chiều dài 12 -16 mm (con cái lớn hơn con đực),
sau khi vũ hóa từ 1 - 2 ngày, trưởng thành tiến hành ghép đôi, giao phối và đẻ trứng sau đó 10 - 15 ngày Trưởng thành sông được rất lâu, có khi vượt quá
200 ngày (Capinera, | 999)
Kết quả của các nhà nghiên cứu đều chỉ ra răng việc sản xuất nội tiết tố liên quan mật thiết đến hành vi giao phối, đẻ trứng và chăm sóc con của bọ đuôi kìm mẹ
1.2.4 Vai trò của thiên địch trong phòng trừ tổng hợp sâu hại trên cây đậu
tương
Theo FAO (2011) việc xem xét cần thận tất cả các kỹ thuật kiểm soát dịch hại có sẵn sau đó tổng hợp các biện pháp thích hợp mà không khuyến khích sử dụng thuốc trừ sâu và các biện pháp can thiệp để giữ cho sự phát
triên của dịch hại dưới gây hại ngưỡng kinh tế, giảm bớt hoặc giảm thiêu rủi
ro đôi với sức khỏe con người và môi trường
Roy et al (2008) cho rằng trong hệ sinh thái nông nghiệp có rất nhiều loài thiên địch của sâu hại Chúng có thể chia thành các nhóm lồi như cơn trùng ký sinh, côn trùng BMAT và các lồi khơng phải là côn trùng như nhện lớn bắt môi, chuột, động vật có xương sông `
Về biện pháp sinh học , Weriser (1958) cho răng: “ Ngày nay biện pháp sinh học ngày càng nội bật với vẫn đề bảo vệ thực vật vì nó là một đặc tính tự nhiên, không độc và an toàn cho sinh vật quân” Sâu hại không có ý thức biên
Trang 23giới chính trị, cũng như thế đối với kẻ thù tự nhiên của sâu hại Vấn đề phòng
chống sâu hại thành công hay không chính là ở vẫn đề chú ý hay không nhập nội kẻ thù tự nhiên từ các nước khác
Bên cạnh biện pháp sinh học trong phòng trừ sâu hại đậu tương thì biện
pháp chọn, tạo ra các dòng, giống chịu với loài sâu hại cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
Ngoài biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp sinh học, giống chống chịu thì biện pháp sử dụng thuốc hóa học là cần thiết để ngăn ngừa sự phát triển của địch hại và bảo vệ năng suất cây trồng
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1 Các nghiên cứu về thành phân sâu hại trên cây đậu tương
Nhiều kết quả nghiên cứu về đậu tương của thế giới đã chứng minh rằng
đới khí hậu từ 10°C — 20°C Bắc bán cầu là khu vực có tiềm năng suất đậu
tương cao nhất trên toàn cầu, với năng suất trung bình đạt trên 1600kg/ha
Năm trong đới khí hậu trê nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để mở rộng
diện tích và năng suất đậu tương với hiệu quả kinh tế cao.Tuy vậy cũng có không ít khó khăn gây trở ngại trong sản xuất đậu tương ở Việt Nam như kiến thức canh tác đậu tương của người nông dân còn hạn chế, chưa xác định rõ vị trí của cây đậu tương trong cơ cấu cây trồng: giá bán sản phẩm, chưa có hệ
thống dịch vụ chế biến tiêu thụ ổn định
Theo kết quả điều tra cơ bản năm 1967 -1968 của Viện Bảo vệ thực vật về thành phần sâu hại đậu tương cho thấy trên cây đậu tương có 88 loài sâu hại, trong đó thường xuyên xuất hiện có 43 loài, sâu hại chính có trên 10 loai(
chiếm 12,5% số loài)
Tran Đình Chiến (1997) đã tiến hành điều tra trên cây đậu tương tại 3 điểm: Gia Lâm(Hà Nội), Tiên Sơn(Bắc Ninh) và Quốc Oai(Hà Tây) đã thu được tông số 46 lồi cơn trùng và nhênh lớn bắt môi, chúng thuộc 8 bộ và 17
Trang 24họ Trong đó có 7 bộ côn trùng và một bộ nhện lớn bắt môi Trong tổng số 8 bộ côn trùng và nhện lớn bắt môi thu được thì có 3 bọ có số lượng loài phong
phú và mức phô biến hơn đó là bộ cánh nửa (Hemiptera) — 6 loài (chiếm
13,04%), bộ cánh cứng (Coleoptera) — 27 loài (chiếm 58,69%), bộ nhện lớn —
7 loài (chiếm 15,22%) Còn lại các bộ khác với số lượng loài ít, chỉ có một
đến 2 loài ( chiếm 13,07%)
Theo Lương Minh Khôi, qua 2 năm 1983 — 1984, điều tra trên tập đoàn
600 giống đậu tương của VIR chưa thấy giống đậu tương nào kháng sâu cuỗn lá( Lamprosema indicata Fabr.) Vu dau tuong xuan 1986 da tiến hành đánh giá tập đồn 7 giơng có triển vọng, kết quả cho thấy giống AKO2 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, bị sâu cuốn lá (Lamprosema indicata Fabr.) đậu tương hại nhẹ hơn các giống khác
1.3.2 Các nghiên cứu về thành phân loài bọ dudi kim
Bọ đuôi kìm thuộc bộ cánh da (Dermaptera), là bộ côn trùng biến thái
không hoàn toàn, có phần phụ miệng kiểu nghiền, mắt kép phát triển, chân bò
Phần cuỗi bụng có phần đuôi dạng kìm rất khỏe dùng để tự vệ, tấn công kẻ
thù hoặc giúp việc gấp cánh Đôi cánh trước ngắn, kitin hóa, cánh da, đôi
cánh sau mỏng trong suốt Đã thống ở Việt Nam khoảng 200 lồi Bộ đi kìm ăn tạp phế thải động vật, thực vật, côn trùng nhỏ, cá thể cái có hoạt độn g ấp trứng sau khi đẻ (2008) [10] Theo phân loại [9] bọ đuôi kìm thuộc: Lớp côn trùng (”nsecía) Lớp phụ có cánh (P/erygota) Tổng bộ biến thái không hoản toàn (Hemimetabola) Bộ cánh da (Derma ptera)
Cao Anh Đương và Hà Quang Hùng (1999) [4] phát hiện ở Bến Cát —
Bình Dương lồi bọ đi kẹp sọc là thiên địch chủ yếu của sâu đục thân mía
Trang 25Tác giả đã xác định được là loài Anisolabis annulipes Lucas (Carcinophoridae: Dermaptera) Vong doi A annulipes trung binh 98,8 ngay; Thời gian trứng trung bình 7,7 ngày; Thời gian ấu trùng trung bình 75,4 ngày;
Trưởng thành từ vũ hóa đến đẻ quả trứng đầu tiên trung bình 11,9 ngày Giai
đoạn sâu non có 6 tuôi với 5 lần lột xác, tuôi 6 thời gian phát dục trung bình 16,5 ngày Khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái trung bình 24,8 quả, cao
50,6 quả; Tỷ lệ nở của trứng đạt 84,4% trong điều kiện nhiệt độ 29,2°C, âm
độ 71,5% Kết quả điều tra cũng chỉ ra rang đỉnh cao mật độ bọ đuôi kẹp sọc
thường xuất hiện sau đỉnh cao mật độ sâu đục thân
Các tác giả cũng thử nghiệm ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đến bọ đuôi kẹp sọc, kết quả cho thấy sau 2 ngày phun thuốc Cartap bọ đuôi kẹp chết 50%, sau 3-4 ngày chết 70-100% nhưng thuốc trừ cỏ Gramoxone và Roundup không ảnh hưởng đến bọ đuôi kẹp sọc
Nguyễn Thị Thu Cúc và Nguyễn Xuân Niệm (1999) [3] đã tìm thấy trên cây dừa ở các tỉnh phía Nam có 5 lồi bọ đi kìm thuộc bộ cánh da Dermaptera trong đó có 2 loài phô biến và có khả năng khống chế bọ cánh cứng hại dừa Lồi bọ đi kìm màu vàng Chelisoches variegatus tìm thây ở hầu hết các vườn dừa ở Đồng bằng sông Cửu Long còn lồi bọ đi kìm màu đen Chelisoches morio chỉ tìm thấy trên đảo Phú Quốc, cả 2 đều thuộc họ Chelisochidae và có khả năng không chế hiệu quả bọ cánh cứng hại dừa Kết quả nhân nuôi bằng thức ăn nhân tạo đã tạo ra số lượng lớn bọ đuôi kìm và lây thả trên một số diện tích vườn dừa, bước đầu nhân ni lồi bọ đuôi kìm màu vàng Chelisoches variegafus bằng thức ăn là ấu trùng ngài gạo Đã mở ra một triển vọng chuyển giao cho nông dân nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng thức ăn là âu trùng ngài gạo để thả trên vườn dừa, để diệt bọ cánh cứng hại dừa Bọ đuôi kìm màu vàng có vòng đời khoảng 70 ngày, nên có thể nhân số lượng khá nhanh, hơn nữa bọ đuôi kìm này từ trưởng thành đến ấu trùng đều ăn sâu
Trang 26non của bọ dừa, đây là ưu điểm để khống chế mật số của bọ cánh cứng hại
dừa trên vườn dừa
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Cúc, Nguyễn Xuân
Niệm và nnk [3] cho thấy tập tính của bọ đuôi kìm thường 4n nap, kha ning chạy rất nhanh nhưng ít khi bay Khả năng bắt gặp rất cao Con cái chăm sóc và bảo vệ trứng, thời gian sống của bọ đuôi kìm khá dài Nghiên cứu loài Chelisoches morio nhận thấy thời gian phát triển pha trứng trung bình là 6,57
ngày, pha thiếu trùng có 4 tuổi, tudi 1 là 8,92 ngày, tuôi 2 là 9,05 ngày, tuôi 3
là 12,58 ngày, tuổi 4 là 17,97 ngày, tuôi thọ của trưởng thành là 26,8 ngày Vòng đời bọ đuôi kìm Chelisoches morio trung bình là 80,8 ngày Loài Chelisoches variegatus có thời gian phát dục ở các pha ngắn hơn, vòng đời là 72,3 ngày Khả năng đẻ trứng của con cái loài Chelisoches morio là 144,5 quả (trung bình 28,7 quả/ổ); Khả năng đẻ trứng của con cái loài Chelisoches variegatus là 243 qua (55 qua/6) cao hon loài Chelisoches morio Cả 2 loài này có khả năng ăn tất cả các pha của bọ cánh cứng hại dừa nhưng thích ăn ấu trùng tuổi 1-2 nhất Các thí nghiệm cho thấy bọ đuôi kìm còn ăn sâu non sâu khoang, rệp, mối Khả năng nhân nuôi bọ đuôi kìm rất cao, có thé dé dàng nhân nuôi bọ đuôi kìm với nhiều loại thức ăn khác nhau, chỉ phí nuôi lại rất thấp bởi dụng cụ nuôi rất đơn giản, dễ kiếm như thùng, xô, chậu, hộp nhựa
Trung tâm BVTV miền Trung ( 2008) [12] đã điều tra tại Quảng Ngãi
năm 2008 ghi nhận có 4 loài bọ đuôi kìm hiện diện trên cây dừa là loài Chelisoches variegafus (đuôi kìm màu vàng), lồi Chelisoches rmorio (đi kìm màu đen), lồi đi kìm cỡ vừa (chưa xác định tên), lồi đi kìm cỡ nhỏ (chưa xác định tên) Trong đó lồi đi kìm màu vàng rất phổ biến trên các vườn dừa Quảng Ngãi, hai loài còn lại chưa định danh được có kích cỡ nhỏ, xuất hiện với mật độ rất thấp Kết quả nghiên cứu cho thấy vòng đời của loài Chelisoches variegafus khoảng 67 ngày, trong đó giai đoạn trứng trung bình
Trang 276,9 ngày, Âu trùng trung bình 40,7 ngày, thiếu trùng trải qua 3 lần lột xác với 4 tuổi Tuổi 1 trung bình 7,4 ngày, tuổi 2 trung bình 7,7 ngày, tuôi 3 trung bình 10,3 ngày, tuôi 4 trung bình 15,4 ngày, từ thành trùng đến khi đẻ trứng trung bình là 19,9 ngày Số trứng trung bình là 72,5 quả/ố, số ấu trùng nở trong một ô trung bình là 56,7 con Tỷ lệ sống sót trong khi nuôi ở thiếu trùng tuổi 1
trung bình 85,0 %, ấu trùng tuổi 2 trung bình 90,6 %, ấu trùng tuổi 3 trung bình 95,4 %, ấu trùng tuôi 4 trung bình 97,8% Khả năng nhân nuôi tập thể đối
voi loai Chelisoches variegatus kha tốt, tỷ lệ nuôi đạt 16,64-27,75 lần Tỷ lệ
nuôi cao nhất với thùng nuôi 10 cặp bọ đuôi kìm/thùng 15 lít Khả năng ăn mồi
loài Chelisoches variegafus mạnh nhất ở tuổi 4 và trưởng thành (đạt từ 12- 15,7con ấu trùng bọ dừa tuổi 1-2/ngày) Sau phóng thích 100% cây dừa có bọ đuôi kìm và xuất hiện ấu trùng bọ đuôi kìm, như vậy chứng tỏ bọ đuôi kìm đã tôn tại và thích ứng tạo quân thể mới trên cây dừa
Trung tâm đã chuyên giao quy trình nhân nuôi bọ đuôi kìm cho các hộ tham gia Việc nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng thức ăn tổng hợp + sâu non bọ dừa hoặc sâu non ngài gạo rất thuận lợi, có thể nhân ra số lượng lớn bọ đuôi kìm rất nhanh Hai tháng nuôi thì cứ 2 tuần/lần chọn bọ đuôi kìm trưởng thành để phóng thích ra các vườn dừa, mỗi cây đừa phóng thích 20 cặp bọ đuôi kìm
Nghiên cứu của trung tâm BVTV khu 4 (2008) [15] cho thấy lồi bọ đi kìm màu đen Euborellia sp trên cây cà và cây cải bắp năm 2008 ở Nghệ An xuất hiện trên cây lạc, cây cà tím, cây mướp đắng, cây rau họ hoa thập tự Kết quả nuôi bọ đuôi kìm tại đây đạt hệ số nhân 8,1-8,8 lần còn tại hộ nông dân chỉ đạt 6,3-6,5 lần Trong các loại thức ăn cho bọ đuôi kìm là rệp rau, sâu tơ, sâu khoang (tuổi nhỏ), thức ăn cá cảnh và cơm mốc thì bọ đuôi kìm ưa
thích nhất là rệp rau, ăn thức ăn cá cảnh ít ưa thích nhất Mỗi bọ đuôi kìm ăn
trung bình 75-112 rệp/ngày Vòng đời của bọ đuôi kìm màu đen Euborellia
Trang 28sp trung bình 66-108 ngày trong đó pha trứng 7-10 ngày, pha thiếu trùng 38- 63 ngày, pha trưởng thành 21-35 ngày trong điều kiện nhiệt độ trung bình 19-
32C, âm độ trung bình 71-89%, vòng đời của bọ đuôi kìm màu đen
(Euborellia sp.) biễn động từ 66 - 108 ngày, trong đó thời gian bọ non kéo dài hơn so với thời gian trứng và trưởng thành Trưởng thành đẻ trứng thành từng 6 trung bình 45 quả, cao nhất 60 quả, thấp nhất 27 quả Chúng tạo các lỗ (hang) ở trong đất để đẻ trứng, trứng mới đẻ có màu trăng sữa, sau đó chuyển sang màu trăng đục, khi trứng sắp nở xuất hiện một chấm đen bằng đầu kim ở giữa Au trùng mới nở rất nhỏ, màu đen, hoạt động rất nhanh nhẹn, thường sống trong các kẽ của những đoạn cây thân thảo đã đặt sẵn trong hộp hoặc chui xuống đất
Trong điều kiện tự nhiên bọ đuôi kìm tồn tại trên đồng ruộng nhưng mật
độ không cao Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thời điểm thả bọ đuôi kìm tốt
nhất khi sâu hại bắt đầu xuất hiện trên đồng ruộng, số lượng bọ đuôi kìm
phóng thích từ 1-2 c/m” Thuốc trừ sâu ảnh hưởng lớn đến bọ đuôi kìm trên
đồng ruộng
Qua thí nghiệm Trung tâm hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình trên
cây cà tím cho thấy năng suất ruộng mô hình vả ruộng nông dân tương đương nhau, ruộng mô hình chỉ phí ít hơn ruộng nông dân (do giảm số lần phun thuốc trừ sâu)
Trung tâm xây dựng quy trình nhân nuôi bọ đuôi kìm mau den Euborellia sp gồm 5 bước: chuẩn bị hộp nuôi, làm âm giá thể, thả bọ đuôi kìm, cung cấp
thức ăn, thu hoạch Vật liệu là các hộp nhựa kích thước 10x15x15 cm, trên
khoét lỗ rộng, đán lưới li cỡ nhỏ, nếu nuôi bằng chậu thì trên miệng bịt bằng
vải màn để bảo đảm độ thơng thống, khơng cho bọ đuôi kìm chui ra ngoài
Thức ăn để nuôi bọ đuôi kìm là rệp, sâu tơ, sâu xanh tuôi nhỏ, mật ong Định kỳ thay thức ăn 2 -3 ngày/lần, trong trường hợp không có thức ăn tươi sống thì
Trang 29thay bằng cám méo Thường xuyên đảm bảo độ âm hỗn hợp trong hộp nuôi 70 - 75 %, sau 2 - 2,5 tháng thu hoạch bọ đuôi kìm và thả ra ngoài đồng ruộng để
trừ sâu hại
Trung tâm BVTV phía Bắc (2008) [14] điều tra thành phần và mức độ
phô biến của bọ đuôi kìm trên ruộng cải bắp, su hào sau thu hoạch, ruộng cà chua hoa - quả non, ruộng lúa đã thu hoạch, ruộng ngô giai đoạn 3 - 4 lá cho thấy bọ đuôi kìm có 2 loài màu đen và màu nâu (chưa định danh), loải bọ đuôi kim mau nau phơ biến hơn lồi màu đen Chúng xuất hiện tất cả các hệ sinh thái trên nhưng trên ruộng rau cải bắp, su hảo nhiều hơn Vì là loài ăn đêm nên ban ngày rất ít điều tra thấy chúng trên rau, ban ngày bọ đuôi kìm ân nap đưới đất, dưới các đồng lá già tàn dư trên ruộng
1.3.3 Các nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ đuôi kìm
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học bước đầu tại Trung tâm BVTV
phía Bắc cho thấy thời gian pha trứng của bọ đuôi kìm đen 12-13 ngày, bọ đuôi kìm nâu 15-18 ngày Pha ấu trùng bọ đuôi kìm đen 55-63 ngày, bọ đuôi kìm nâu 65-68 ngày Pha trưởng thành bọ đuôi kìm đen sống 21-25 ngày, bọ đuôi kìm nâu 25-27 ngày
Kết quả nhân nuôi bọ đuôi kìm tại Trung tâm BVTV phía Bắc hệ số nhân đạt cao nhất 8,9 lần Kết quả nhân nuôi bọ đuôi kìm của nhóm nông dân Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc hệ số nhân thấp hơn (6,3 lần) Thí nghiệm phòng trừ sâu đục quả đậu đũa bằng bọ đuôi kìm cho kết quả rat tot, tỷ lệ hại ở công thức thả bọ đuôi kìm và tuốt hoa 2,4% trong khi ở công thức phun thuốc Tập
kỳ 1,8 EC là 4,2% còn ở công thức đối chứng 30,7% sau xử lý 14 ngày Kết
quả cũng cho thấy có thể sử dụng bọ đuôi kìm để trừ rệp và sâu tơ, sâu xanh bướm trăng hại rau, sâu đục quả đậu đũa khi tuôi còn nhỏ
Trung tâm cũng bỗ trí thí nghiệm sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu hại trên cây đậu tương Mật độ thả bọ đuôi kìm 1,4-2 c/m trừ rệp, sâu tơ hại
Trang 30súp lơ, cải ngọt tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc kết quả tỷ lệ, chỉ số hại thấp hơn
nhiều so đôi chứng Bọ đuôi kìm có khả năng ăn 52 rệp rau, 43 sâu khoang, 50 sâu tơ tuôi nhỏ/ngày với mỗi loại thức ăn Chúng có khả năng ăn cám công nghiệp như cám mèo, cám cá cảnh nhưng thích ăn cắm mèo hơn
Quy trình nhân nuôi bọ đuôi kìm do Trung tâm đề nghị cũng tương tự như của Trung tâm BVTV miền Trung nhưng thức ăn sử dụng để nuôi là trứng, sâu non sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, rệp muội thức ăn công nghiệp là cám mèo Nếu nuôi bằng hộp thì thả vào mỗi hộp 20-25 cặp bọ đuôi kìm
trưởng thành, nếu nuôi bằng chậu thì thả vào mỗi chậu 45-50 cặp bọ đuôi kìm
trưởng thành
Trang 31CHƯƠNG 2
DOI TUONG, DIA DIEM, NOI DUNG
VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Bọ đuôi kìm bắt mỗi thuộc bộ Dermaptera và lồi bọ đi kìm bắt mỗi
Euborellia annulipes Lucas
- Sâu hại trên cây đậu tương vụ đông xuân 2015- 2016 tại địa điểm
nghiên cứu
2.2 Địa điểm nghiên cứu
- Tại vùng trồng đậu tương ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm: Tại phòng Côn trùng học Thực nghiệm- Viện S¡nh thái và Tài nguyên Sinh vật Viện Hàn Lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Xác định thành phần sâu hại trên cây đậu tương tại địa điểm nghiên
cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loải bọ đuôi kìm Euborella annulipes Lucas
- Nghién ctru dién biến mật độ của một số lồi bọ đi kìm phổ biến (Euborellia annulipes Lucas ) trên cây đậu tương tại địa điểm nghiên cứu
- Bước đầu đề xuất khả năng bảo vệ, khích lệ loài Euborellia annulipes Lucas trong phòng trừ sâu hại cây đậu tương
2.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng nghiên cứu là những phương pháp thường quy trong việc điều tra côn trùng như: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng, giáo trình phương pháp thí nghiệm ngoải đồng rộng, phương pháp điều tra phát hiện và dự tính dự báo, quy trình
Trang 32và kỹ thuật sưu tầm, xử lý và bảo quản côn trùng và các phương pháp thông
dụng khác bao gồm
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài dong ruộng
Tại điểm nghiên cứu tôi tiến hành điều tra trên cây đậu tương tại địa
điểm nghiên cứu Trước tiên chúng tôi quan sát từ xa, điều tra sơ bộ băng mắt thường để đánh giá chung tình hình trong khu vực điều tra Sau khi đã điều tra
sơ bộ thì tiến hành xác định và chọn lựa các điểm nghiên cứu có vị trí ngẫu nhiên, có tính chất đại điện cho toản bộ vùng nghiên cứu Có thể điều tra 10
điểm hoặc nhiều hơn, điểm điều tra là ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên đường chéo của khu vực điều tra Điểm nghiên cứu phải cách bờ ít nhất 2 m
Đề xác định thành phần loài của nhóm bọ đuôi kìm tôi sử dụng vợt
côn trùng có đường kính từ 35 — 40 cm bắt trưởng thành và thiếu trùng bọ đuôi kìm trên cây, dưới đất có bắt bằng tay, còn có thể thu bắt bằng bẫy hỗ Để thu trứng tiễn hành bới đất xung quanh gốc cây khoảng 10 cm, sâu 2-5 cm hoặc lật các lá rau tàn dư để tìm trứng
Thu bắt toàn bộ các lồi bọ đi kìm bắt gặp trên cây trồng ở điểm
đã chọn Mẫu bọ đuôi kìm thu được cho vào hộp nuôi để ở nơi khơ và thống
mát theo dõi trong phòng thí nghiệm; một phần được bảo quản trong các Ống nghiệm nhựa nhỏ có nút và được bảo quản trong cồn 70° Tất cả các mẫu đều được ghi nhãn đây đủ theo tiêu chuẩn phân loại quy định
Tiến hành quan sát, theo dõi ngoài tự nhiên và ghi chép để xác định vật môi của chúng và những tập tính sinh học, sinh thái của các lồi bọ đi
kìm có ý nghĩa để từ đó đưa ra các phương pháp và điều kiện thích hợp khi
nuôi chúng trong phòng thí nghiệm
Đề xác định được diễn biến mật độ của một số lồi bọ đi kìm trên
rau họ hoa thập tự, tôi tiến hành điều tra định ky 5 —7 ngay/1 lần tại các điểm đã chọn theo tính ngẫu nhiên trong từng vụ cây trồng Đơn vị điều tra 1a 1
Trang 33m/điểm ( với cây có mật độ < 50 cây/m”) hoặc 1 khung/điểm (với cây có mật
độ > 50 cây/m”), điều tra các điểm lần sau không trùng với các điểm lần
trước, tại mỗi công thức đã chọn tiến hành điều tra 50 m” cho một lần điều tra
Đơn vị tính mật độ của các lồi bọ đi kìm là con/m”
Điều tra bằng bẫy hồ: Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên trên đường chéo
góc của khu vực điều tra Mỗi điểm một bẫy hồ (kích thước 20x20x5 cm), hồ được làm băng cach trộn tàn du cay rau, co dại với đất âm
Bọ đuôi kìm sẽ được bắt tại địa điểm nghiên cứu: vùng trồng rau
màu của Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc Vật mỗi sử dụng được lấy từ phòng Côn
Trùng học Thực nghiệm
2.4.2 Phương pháp theo dõi trong phòng thí nghiệm
Cách bồ trí thí nghiệm
Chuẩn bị vật liệu thí nghiệm: đối tượng thí nghiệm là cây đậu
tương tại địa điểm nghiên cứu, bọ đuôi kìm và vật môi của chung; dia Petri, hộp nhựa, môi trường nuôi cây, vật liệu nuôi cây và
Theo dõi thí nghiệm: theo dõi các đặc tĩnh sinh học, đặc điểm
hình thái; xác định vòng đời, khả năng ăn con mỗi của bọ đuôi kìm trong một
ngày và trong cả vòng đời, xác định thời gian nở và tỷ lệ nở của trứng bọ đuôi
kìm, xác định số tuổi của ấu trùng (thiếu trùng) trong điều kiện nhiệt độ
phòng và trong tủ nuôi nhiệt độ cô định là 25°C
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm được tiến hành theo phương pháp quan sát, mô tả, đo đếm kích thước các pha phát dục, đơn vị đo
là mm, số lượng đo là 30 cá thể bọ đuôi kìm Đo chiều dài và chỗ rộng nhất
của các pha phát dục
Theo dõi đặc điểm sinh học của một số loài bọ đuôi kìm được tiến
hành chủ yếu tại phòng Côn trủng học thực nghiệm Bọ đuôi kìm được nuôi
tại phòng thí nghiệm trong các hộp nhựa có đường kính 10 cm và 15 cm
Trang 34Nghiên cứu vòng đời của bọ đuôi kìm theo phương pháp nuôi cá thể bang thức ăn là sâu non tuôi 1 — 3 của vật môi như: sâu tơ, ấu trùng ngài gạo, rệp trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ phòng và trong tủ nuôi nhiệt
độ 25°C)
Thử nghiệm khả năng ăn trung bình trong ngày của một cá thể bọ đuôi kìm với từng pha phát dục của chúng theo phương pháp sau: thả bọ đuôi kìm (theo từng pha: trưởng thành , thiếu trùng) vào các đĩa Petri (đường kính 7 cm) có sẵn vật môi (sâu non của ấu trùng ngài gạo hoặc sâu tơ), ở điều kiện
nhiệt độ phòng thí nghiệm Số lượng con môi được cung cấp là: từ 3 — 6 cá
thể Thí nghiệm trong 7 ngày liên tục, hàng ngày đếm số lượng vật môi bị bọ đuôi kìm ăn
Để xác định được thời gian nở và tỷ lệ của trứng của bọ đuôi kìm chúng tôi tiễn hành theo dõi trứng (trong các hộp thí nghiệm) từ khi trứng mới nở cho đến khi trứng nở ra ấu trùng tuôi 1
Xác định thời gian phát dục cũng như số lượng trứng và thời gian
sông của 1 con cái trưởng thành (1 con đực + 1 con cái), (1 con đực + 2 con
cái) và theo dõi thời gian từ khi cá thê cái đẻ ô trứng đầu tiên cho đến khi cá thể chết vì sinh lý Các thí nhiệm được nhắc lại ít nhất là 3 lần
Thức ăn chủ yếu của bộ đuôi kìm là âu trùng tuổi nhỏ của ngài gạo được nhân nuôi tại phòng Côn trùng học thực nghiệm và cắm mèo
Tiếp đó chúng tôi nuôi tập thể thiếu trùng tuổi 1 (mới nở từ trứng)
trong một hộp thí nghiệp để xác định khả năng sông trong tập thể của bọ đuôi kìm phục vụ cho quá trình nhân nuôi bọ đuôi kìm Hàng ngày theo dõi thức ăn, bông thắm nước, theo dõi thời gian lột xác của thiếu trùng, thu xác đã lột
(để xác định tuổi) và thường xuyên ghi lại nhiệt độ, âm độ ở trong phòng
Trang 352.4.3 Điều tra thành phần lồi bọ đi kìm bắt môi và vật môi của chúng
trên cây đậu tương
a) Điều tra thu thập mẫu côn trùng
Tại mỗi điểm điều tra tiến hành điều tra sơ bộ để xác định và chọn lựa
các điểm điều tra có tính chất đại diện cho cùng nghiên cứu Chọn cấc điểm
ngẫu nhiên tại các khu vực điều tra Tiến hành thu mẫu theo cùng một phương pháp trong tất cả các điểm điều tra Tiến hành thu nhập sâu hại, côn trùng bắt moi, ki sinh 6 tất cả các giai đoạn phát triển của chúng (trứng, thiếu trùng, trưởng thảnh) trên lá, thân cây, đưới đất và khu vực xung quanh Ghi chép các thông tin và chụp ảnh các nơi thu mẫu cũng như sinh cảnh sông của chúng
Việc thu bắt mẫu theo phương pháp thu mẫu côn trùng thông thường gồm: thu
mẫu bằng tay, sử dụng ống hút côn trùng và sử dụng vợt cô trùng ( đường
kính: 40 cm, dài: 2m) để thu bắt Tiến hành thu thập mẫu côn trùng bắt mỗi va
vật môi trên cây đậu tương vào thời điểm nhất định trong ngảy từ 5h30 —
8h30, từ 17h — 19h Trước khi thu bắt quan sát hoạt đọng bắt môi, gây hại và
các hoạt động khác trên đồng ruộng Điều tra chỉ tiết:
- Chọn ruộng điều tra
- Thu mẫu bằng tay hoặc bằng dụng cụ như panh, kẹp: Quan sát trên thân, lá, gốc của cây đậu tương và dưới đất Ghi chép các thông tin: Ngày tháng điều tra, vụ mùa, cây điều tra, giai đoạn phát triển cây, thời gian phun thuốc, loại thuốc được phun, phun lần thứ may Số lượng lồi bọ đi kìm bắt
môi, số lượng vật mơi, lồi sau vv
Số điểm điều tra là 25m” cho một công thức điều tra Điều tra số lượng cây trong mí, điều tra tất cả cây/m” Sử dụng vợt cô trùng (đường kính: 40cm, dài: 2m) thu mẫu: Dùng vợt trên cây, ở bờ bụi, trên các cây xung quanh, cây
trồng xen Vợt 20 vợt cho 1 lần thu mẫu Điều tra tại 25 điểm Mỗi điểm (20