NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS MUNRO) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS MUNRO) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS MUNRO) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS MUNRO) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯƠNG LÔNG ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS MUNRO) TẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯƠNG LÔNG
ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS MUNRO) TẠI
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Mã số : ĐH 2014 -TN03 -05
Chủ nhiệm đề tài: ThS Đặng Thị Thu Hà
Thái Nguyên - 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÂY BƯƠNG LÔNG
ĐIỆN BIÊN (DENDROCALAMUS GIGANTEUS MUNRO) TẠI
Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
(Ký , họ tên, đóng dầu )
Thái Nguyên , năm 2016
Trang 3DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
1 Danh sách người tham gia đề tài
TT Họ và tên Đơn vị công tác Nội dung nghiên cứu
2 Đơn vị phối hợp
Tên đơn vị
trong và ngoài nước
Nội dung phối hợp nghiên
Trung tâm Khoa học lâm
nghiệp vùng trung tâm Bắc
Bộ
Điều tra , xác định địa điểm
UBND xã Nà Tầu, Mường
Phăng Nà Nhạn huyện Điện
Biên Tỉnh Điện Biên
Cung cấp địa bàn nghiên cứu Chủ tịch UBND xã,
huyện
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC CÁC BẢNG iv
DANH MỤC CÁC HÌNH v
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1 Những nghiên cứu về tre trúc trên thế giới 4
1.2 Những nghiên cứu về tre trúc ở Việt Nam 10
1.3 Thảo luận chung 19
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 20
2.2 Nội dung nghiên cứu 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 20
CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 28
3.1 Vị trí địa lý 28
3.2 Tổng hợp các nét đặc trưng của tỉnh Điện Biên và Tỉnh Phú Thọ 28
3.3 Nhận xét và đánh giá chung điều kiện khu vực nghiên cứu 30
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Đặc điểm sinh học cây Bương lông điện biên 31
4.2 Đặc điểm sinh thái cây Bương lông điện biên 41
4.3 Đặc điểm tái sinh thân ngầm cây Bương lông điện biên 54
4.4 Thực trạng và kỹ thuật gây trồng, khai thác và sử dụng cây Bương lông điện biên của người dân tại huyện Điện Biên 58
4.5 Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phát triển cây Bương lông 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đặc điểm chủ yếu của khu vực nghiên cứu 28
Bảng 4.1 Đường kính và độ dài lóng cây Bương lông điện biên 33
Bảng 4.2 Bề dày vách thân khí sinh của cây Bương lông điên biên 34
Bảng 4.3 Cấp kính cành chét cây Bương lông điện biên tại các địa điểm điều tra 36
Bảng 4.4 Đặc điểm lá của cây Bương lông điện biên 37
Bảng 4.5 Đặc điểm của mo thân Bương lông điện biên 38
Bảng 4.6 Theo dõi diễn biến vật hậu loài cây Bương lông điện biên 40
Bảng 4.7 Sinh trưởng của Bương lông điện biên theo vùng sinh thái 41
Bảng 4.8 Đặc điểm địa hình và sinh trưởng cây Bương lông điện biên tại huyện Điện Biên và huyện Đoan Hùng 42
Bảng 4.9 Mật độ và sinh trưởng của Bương lông điện biên theo vị trí địa hình 44
Bảng 4.10 Hiện trạng cây Bương lông điện biên phân bố theo tuổi tại huyện Điện Biên và huyện Đoan Hùng 45
Bảng 4.11 Chất lượng cây Bương lông điện biên tại khu vực nghiên cứu 46
Bảng 4.12 Đặc tính hóa học và thành phần cơ giới của đất dưới tán cây Bương điện biên 48
Bảng 4.13 Tổng hợp thành phần cây gỗ khu vực trồng cây Bương lông điện biên 52
Bảng 4.14 Thành phần cây bụi, thực vật ngoại tầng dưới tán rừng Bương lông điện biên 53
Bảng 4.15 Đặc điểm mắt ngủ thân ngầm Bương lông điện biên tuổi 3 55
Bảng 4.16 Kết quả nghiên cứu đặc điểm mắt ngủ của cây mẹ 56
Bảng 4.17 Kết quả nghiên cứu khả năng ra măng của cây mẹ 57
Bảng 4.18 Sinh trưởng cây Bương lông điện biên ở các địa điểm nghiên cứu 59
Bảng 4.19 Kết quả điều tra khai thác và sử dụng cây Bương lông điện biên 60
Bảng 4.20 Kết quả tổng hợp kinh nghiệm và các biện pháp kỹ thuật trồng Bương lông điện biên tại huyện Điện Biên 61
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cách tiếp cận và giải quyết các nội dung của luận án 21
Hình 4.1.Rễ của cây Bươnglông điện biên 31
Hình 4.2 Thân ngầm của cây Bương lông điện biên 32
Hình 4.3 Thân khí sinh và bụi cây Bương lông điện biên 32
Hình 4.4 Cây Bương lông điện biên cắt thành các đoạn ở các vị trí chiều cao khác nhau 32
Hình 4.5 Đo bề dày vách thân khí sinh cây Bương lông điện biên tại vị trí 1m3 35
Hình 4.6 Cành chét cây Bương Lông điện biên 35
Hình 4.7 Cành và lá cây Bương lông điện biên 37
Hình 4.8 Hoa cây Bương lông điện biên chụp tháng 3 năm 2015 39
Hình 4.9 Mắt ngủ thân ngầm cây Bương lông điện biên 57
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tre trúc là tập hợp các loài thực vật thuộc họ Hoà thảo (Poaceae hoặc còn gọi là Graminaeae) Theo Rao and Rao (1995) [83], trên thế giới các loài tre trúc rất phong phú, đa dạng, có khoảng 1.250 loài tre trúc của 75 chi, phân bố ở khắp các châu lục, trừ châu Âu Châu Á có số lượng và chủng loại tre trúc đặc biệt phong phú với khoảng 900 loài của khoảng 65 chi (Rao and Rao 1995, 1999) [83], [84]
Thế giới có 36,77 triệu ha rừng tre, trong đó diện tích tre của châu Á là 23,6 triệu
ha (FAO, 2005) [68] Ở Châu Á riêng tại Ấn Độ có tổng diện tích rừng tre trúc khoảng 9,6 triệu ha, với 136 loài khác nhau Các nước Đông Nam Á có diện tích rừng tre trúc tương đối lớn: Myanma, Thái Lan, Philippine và Việt Nam Các loài tre lớn thuộc chi
Bambusa và Dendrocalamus phân bố ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Nguyễn
Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2007) [5]
Việt Nam được xác định là nằm ở trung tâm phân bố của tre trúc, nên rất phong phú và đa dạng về loài Theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [37] Việt Nam có 216 loài tre nứa thuộc 25 chi và có thể đến 250 loài Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2007) [4] đã xác định tổng diện tích tre các loại, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng, kể
cả rừng thuần loài và hỗn loài, cả nước có gần 1,5 triệu hecta Trong đó, hơn 1,4 triệu hecta là rừng tự nhiên, bao gồm 800 ngàn ha là rừng thuần loài và hơn 600 ngàn hecta
là rừng hỗn loài Rừng trồng có gần 74 ngàn hecta, chủ yếu là trồng các loài như:
Luồng (D.barbatus), Mai xanh (D.latiflorus), tre Bát độ và một số loài tre lấy măng
khác (dẫn theo Nguyễn Huy Sơn và cs, 2013) [44] Tre trúc dễ trồng, sinh trưởng nhanh, sớm cho khai thác, dễ chế biến nên được sử dụng cho rất nhiều mục đích khác nhau Tre trúc có giá trị rất lớn đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống nhân dân, đặc biệt là ở nông thôn và miền núi
Kỹ thuật nhân giống, gây trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tre, trúc đã và đang được quan tâm nghiên cứu và phát triển Nhiều loài tre, trúc được nhân dân gây trồng để phát triển kinh tế, đồng thời nâng cao độ che phủ, giảm xói mòn, chống sụt lở vùng đầu nguồn, ven sông suối, cung cấp nguyên liệu cho chế biến, thúc đẩy phát triển thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu Đặc biệt, trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới, việc phát triển vùng nguyên liệu tre, trúc theo Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ cần được quan tâm nghiên cứu theo hướng phát triển bền vững
Trang 9Loài Bương lông điện điên (Dendrocalamus giganteus Munro) là một trong những
loài tre có kích thước lớn và vách thân dày, cứng và bền ở Việt Nam, chiều cao 15 -20
m, đường kính gốc 20-25cm, chiều dài đốt từ 25 - 30 cm, ít cành nhánh, khả năng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm rất cao Mặt khác, hiện nay việc kinh doanh cây Bương lông điện biên vẫn theo hướng quảng canh, dựa vào kinh nghiệm của người dân địa phương và điều kiện tự nhiên sẵn có là chính nên năng suất không cao như vốn có của nó Đặc biệt việc phát triển mở rộng diện tích trồng loài cây này rất khó khăn do nhân giống bằng gốc rất hạn chế về số lượng giống, người dân chưa nắm được
kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc giâm hom cành nên số lượng giống cung cấp ra thị trường ít chưa đáp ứng được nhu cầu nhân rộng mô hình.Hơn nữa người dân địa phương chỉ cho rằng trồng bằng giống gốc mới cho năng suất, trong khi
đó nhiều loài tre mọc cụm khác việc nhân giống và trồng bằng giống cành đã đem lại hiệu quả kinh tế rất cao như: Luồng, Mai xanh, vv
Như vậy, việc gây trồng Bương lông điện biên còn thiếu hướng dẫn kỹ thuật nhân giống có khả năng đáp ứng số lượng giống lớn cho gây trồng nhân rộng; thiếu biện pháp kỹ thuật trồng rừng, kỹ thuật và công nghệ chế biến chưa được quan tâm nghiên cứu Để bảo tồn và phát triển loài cây này cần thiết phải có những nghiên cứu sâu về đặc điểm hình thái, sinh thái học và gây trồng làm cơ sở đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển loài cây trên địa bàn Với ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh học Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus Munro) tại tỉnh Điện Biên” là hết sức cần thiết
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Bổ sung những thông tin mới về đặc điểm sinh học và kinh nghiệm gây trồng làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho công tác phát triển loài cây Bương lông điện biên làm nguyên liệu công nghiệp chế biến và thực phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
Trang 103 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật gây trồng, đề tài bổ sung một số dẫn liệu làm cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển loài cây Bương lông điện biên
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Những kết quả của đề tài là những tư liệu quý, tài liệu tham khảo có giá trị và là cơ
sở khoa học đề xuất các biện pháp khai thác và phát triển loài cây Bương lông điện biên
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những nghiên cứu về tre trúc trên thế giới
1.1.1 Đặc điểm phân bố và sinh thái tre trúc
Các loài tre trúc thuộc lớp một lá mầm (Moonotyledoneae), bộ Cỏ (Poales), họ Hòa thảo (Poaceae), họ phụ tre (Bambusoideae)
1.1.1.1 Nghiên cứu về phân bố
Công trình đầu tiên nghiên cứu tre trúc trên thế giới là của tác giả Munro xuất
bản vào năm 1868 với tựa đề "Nghiên cứu về Bambusaceae", tác giả đã khái quát một
cách tổng quát về họ phụ tre, trúc (Dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình và cs, 2007) [4] Sau
đó là ấn phẩm của tác giả Gamble (1896) [72] viết về "Các loài tre trúc ở Ấn Độ", đã
mô tả khá chi tiết về đặc điểm phân bố, một số đặc điểm hình thái và sinh thái của 151 loài tre trúc có ở Ấn Độ, Pakistan, Myanma, Malaysia và Indonesia
Theo Koichiro Ueda (1976) [27] trên thế giới, người ta gặp được 1250 loài tre trúc thuộc 47 giống Các loài này đều thấy phân bố rộng và có khối lượng cây rất nhiều, song phần lớn đều mọc tự nhiên ở các nước trong vùng Đông Nam châu Á, bao gồm Trung Quốc (miền Nam Trung Quốc, đảo Đài Loan), Philippin, Thái Lan, Miến Điện, Ấn độ, Pakixtan, Indonexia và các nước thuộc châu Mỹ v.v Không gặp được loài nào vốn có nguồn gốc tại châu Âu và có rất ít là loài cây bản địa ở châu Úc
Theo Tewari (1992) [94] đã công bố số liệu cho biết trên thế giới hiện nay 80% rừng tre trúc phân bố ở Châu Á, tất cả các rừng nhiệt đới và á nhiệt đới đều có tre trúc xuất hiện Độ cao phân bố của loài từ sát biển tới 4000 m (so với mực nước biển) song tập trung chủ yếu ở vùng thấp cho tới đai cao trung bình, tác giả đã xác định được vùng phân bố chung cho tre trúc và bản đồ phân bố một số chi tre trúc quan trọng của thế giới.Nhìn vào bản đồ phân bố cho thấy trung tâm phân bố tre trúc tập trung chủ yếu vào giải nhiệt đới và á nhiệt đới thuộc Châu Á, trong đó chủ yếu là ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia, Bắc Australia, Trung Phi, Nam Mỹ và một phần nhỏ ở
Bắc Mỹ
Dranfield và Widjaja (1995) [67], đã giới thiệu về phân bố của các loài trong chi
Tre (Bambusa), Cơm lam (Cephalostachyum), Luồng, Le (Gigantochloa), Tầm vông (Thyrsostachys) ở khu vực Đông Nam Á Các loài tre trúc có thể mọc hoang dại hoặc
Trang 12được gây trồng và có một đặc điểm nổi bật là tre trúc có mặt ở rất nhiều dạng môi trường sống khác nhau
Theo Rao and Rao (1995) [83], nếu xét về diện tích thì châu Á là nơi có diện tích rừng tre trúc lớn nhất, sau đó đến miền Đông châu Phi, riêng châu Âu hầu như không
có rừng tre trúc Ở châu Phi, tuy có diện tích rừng tre trúc phân bố rộng, nhưng số lượng loài lại ít (40 loài) Châu Úc có diện tích rừng tre trúc nhỏ và số loài tre trúc phân bố cũng rất ít (4 loài)
Theo Tewari (2001) [95], Ấn Độ là nước có diện tích tre trúc lớn nhất thế giới, phân bố từ sát biển lên tới độ cao 3.700 m sát chân núi Hymalaya Có 50% loài tập
trung phân bố ở phía tây Ấn Độ, đa số các loài có thân mọc cụm như: Tre, Luồng, Le/Mum Còn tác giả Zhu Zhaohua (2000) [102] cho biết ở đảo Hải Nam rất gần với
Việt Nam đã phát hiện được 46 loài tre trúc, trong đó có 38 loài phân bố tự nhiên, chủ
yếu có 3 loài mọc tản thuộc chi Trúc (Phyllotachys) và Thia ma (Sasa); tại tỉnh Vân
Nam có 250 loài đã được phát hiện, diện tích tre trúc đạt tới 331.000 ha
Khi đề cập tới một số nhân tố khu vực, theo tổ chức FAO (2007) [69], đã đưa ra danh mục 192 loài, cũng như đặc điểm phân bố đai cao của một số loài tre trúc ở khu vực Châu Á và Thái Bình Dương Ở Trung Quốc, Nhật bản là quốc gia có diện tích tre trúc mọc tương đối lớn, với 237 loài tre trúc khác nhau, chủ yếu là các loài tre mọc tản, dạng roi
Nhận xét: Trên thế giới, tre trúc đã được các tác giả nghiên cứu từ thế kỉ XIX Các nghiên cứu về tre trúc đều tập trung xác định các khu vực phân bố, thống kê về diện tích, số lượng loài và chi theo các yếu tố khí hậu, địa hình, và đất Đây là cơ sở
dữ liệu phân tích tính đa dạng phân bố của tre trúc ở mỗi vùng khác nhau để so sánh
và đánh giá giữa các vùng và các quốc gia
1.1.1.2 Nghiên cứu về sinh thái tre trúc
Khi nghiên cứu những đặc trưng sinh thái của loài Trúc núi đá (Depanostachyum
luodianense), Liu Jiming (2009) cho rằng: loài cây này phân bố ở 5 kiểu tiểu sinh cảnh
khác nhau như: mặt đất - mặt đá - rãnh đá - kẽ đá - hốc đá, ở mỗi kiểu này đều có những đặc trưng sinh thái khác nhau Qua đó thể hiện sự thích ứng của loài với các nhân tố môi trường xung quanh trong phạm vi hẹp (tiểu sinh cảnh) hay phạm vi rộng hơn ở mức độ quần thể, quần xã Trong môi trường "cô lập” kết cấu cành, lá, lóng, đốt của loài có sự thay đổi khi ở các vị trí khác nhau tương ứng với các tiểu sinh cảnh khác nhau; ngoài ra kết cấu này còn thay đổi theo tuổi, thực tế là góc phân cành và số cành
Trang 13thứ cấp Đồng thời nghiên cứu của tác giả đưa đến nhận định: quần xã Trúc núi đá có chức năng giữ nước tốt hơn quần xã cây bụi và cỏ; có tác dụng cải thiện rõ rệt tới lý hóa tính của đất Sự chặt phá tùy tiện của con người là nguyên nhân gây nguy cơ thoái hóa rừng Trúc núi đá (Dẫn theo Trần Ngọc Hải, 2012) [19]
Dựa vào một số nhân tố như nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm Zhou Fangchun
(2000) [101] đã xác định được vùng phân bố sinh thái của loài Trúc (Phyllosstachys
pubescan) ở Trung Quốc, cũng như qua điều tra thực địa, đã xác định được loại đất và
đặc tính của đất nơi có loài phân bố Căn cứ vào độ sâu phân bố của thân ngầm ở các lớp đất khác nhau, đã lập được bảng phân bố của thân ngầm loài cây này ở 3 vị trí chân, sườn, đỉnh Kết quả cho thấy ở chân đồi độ sâu phân bố của thân ngầm sâu hơn (80cm), còn ở đỉnh đồi chỉ phát hiện thấy thân ngâm ở độ sâu 40cm trở lên
Tác giả Dransfield and Widjaja (1995) [67] khi giới thiệu về tài liệu tre trúc của Đông Nam Á đã đề cập tới các thông tin về khoa học, tên địa phương, phân bố địa lí của loài, giá trị sử dụng, đặc điểm nhận biết qua hình thái và thông tin vắn tắt về sinh
thái một số loài, như đối với loài Bương (D giganteus) có mọc tự nhiên ở cao nguyên
nhiệt đới ẩm trên 1.200m Tuy nhiên, có thể mọc ở rừng thấp nhiệt đới ẩm, có tầng đất dày nhiều mùn Tại Thái Lan đã phát hiện thấy loài này mọc ở rừng Tếch Các thông tin này rất vắn tắt và chưa cụ thể
Như vậy, các công trình nghiên cứu được đề cập ở trên đã phần nào xác định được đặc điểm sinh thái đối với một số loài tre trúc Đó là cơ sở để xác định vùng phân bố đối với loài tre trúc
1.1.2 Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng tre trúc
1.1.2.1 Nghiên cứu về điều kiện đất đai
Fu Maoyi, Xiao Jianghua (1996) [70] với tác phẩm “Cultivation & Utilization on
Bamboos”đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh
trưởng và phát triển của thân khí sinh là: độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh (FAO, 2005) [68]
Năm 1998 trong công trình "Bamboo Research and Development in Thailand”
Rungnapar Pattanavibool (1998) [87] đã đề cập kỹ thuật gây trồng một số loài tre trúc
lấy măng ở Thái Lan như: Mạnh Tông, Luồng thái lan, D strictus Trong đó Mạnh
tông là loài cây đã được nhập và trồng ở Việt Nam từ thời kỳ chế độ cũ Khi lựa chọn
Trang 14các loài tre trồng công nghiệp, Yang Yuming và cs (2000) [99] đã sử dụng những tiêu chí về sinh thái và năng xuất để lựa chọn như: đất tốt sẽ cho sản lượng cao, cây to đẻ nhiều măng, giá trị sử dụng lớn Đất nghèo, xấu, đồi trọc bạc màu tre vẫn sống được, nhưng sản lượng thấp
Rao và Ramanatha Rao (1999) [84] đã đưa ra một số kết quả về nghiên cứu liên quan tới một số nhân tố sinh thái: Loại đất, hàm lượng mùn trong đất, lượng mưa, số ngày mưa trong năm của 19 loài tre trúc của Trung Quốc Đất thích hợp cho gây trồng tre thường là đất thoát nước tốt, đất cát mùn, đất sét pha cát và có nhiều dinh dưỡng, đất bằng phẳng hoặc đất đồi có độ dốc thấp Đất thường có màu vàng, nâu vàng hoặc màu đỏ vàng, đất tầng sâu Tại Bangledesh, một số loài tre được trồng trên đất có độ
pH từ 6 - 8, hoặc đất đồi có độ pH từ 4,5 - 5,5
1.1.2.2 Nghiên cứu về mật độ trồng tre trúc
Theo Dai Qihui (1998) [66] mật độ trồng với các loài Dendrocalamus có đường
kính thân cây nhỏ hơn 6cm là 1.660 cụm/ha, đối với những loài có đường kính thân cây to hơn thì mật độ trồng khoảng 830 cụm/ha (3m x 4m) hoặc 625 cụm/ha (4m x
4m) Với một số loài cây to như Bương (D giganteus) cự li giữa các cụm là 10m x
10m (tương đương 100 cụm/ha) hoặc loài Hốc thì cự li giữa các cụm là 7m x 7m (tương đương 205 cụm/ha)
Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001) [64] trong công trình
“Cultivation and Integrated Utilization on Bamboo in China”bằng các thí nghiệm đối
với loài Bát độ (D latiflorus) và Lục trúc (D oldhamii) cho thấy mật độ trồng tốt nhất
là khoảng 600 - 700 bụi/ha với kích thước hố cho trồng bằng giống hom cành là 60x50x40cm
1.1.2.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến tre trúc
Suwannapinunt và Thaiutsa (1988) [92] khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và năng suất của các loài tre ở Thái Lan cho rằng: sử dụng hỗn hợp
phân NPK 15-15-15 có hiệu quả rõ rệt đến năng suất của các loài Tầm vông, Mạnh tông, D strictus và Bambusa sp Bón 100kg NPK/ha sẽ đủ để tăng năng suất và bón
200 kg NPK/ha là thích hợp Prosea (1995) [82] cho rằng bón 20 - 25kg phân hữu cơ cho mỗi khóm trước mùa sinh trưởng, phân hóa học bón 4 lần mỗi năm, mỗi lần bón cho 1ha là 80kg NPK theo tỷ lệ 40:10:30 và 0,65 Si
Trang 15Công trình“Bamboo rediscovered”của Victor Cusack (1997) [96] đề cập đến
biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to, nhưng phải bón một cách hợp lý tuỳ thuộc vào loài nhất định Về thâm canh một số loài tre cho thấy đối với loài Mạnh tông hàng năm bón 300kg phân NPK (15:15:15)/ha kết hợp khoảng
40 - 60kg bụi rơm hoặc cỏ khô để phủ và 0,65kg silic dioxyt/ha Đối với loài Mai xanh bón 40kg NPK (40:30:10)/ha và bón 4 lần trong năm kết hợp 0,65kg silic dioxyt/ha/năm và 20 - 25kg phân compost trước mùa sinh trưởng Tác giả cho rằng do tre là một loài rễ nông cho nên bón phân một lượng nhỏ hơn nhưng bón nhiều lần trong năm sẽ tốt hơn Ở Indonesia sau khai thác măng, nông dân thường pha trộn một lượng lớn phân bón cùng với phân hữu cơ phủ gốc, bón theo rãnh đào xung quanh bụi khoảng 2 m Cách bón này cắt đứt một phần rễ và sẽ kích thích rễ phát triển trực tiếp vào rãnh có phân bón
Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001) [64] bằng các thí nghiệm với loài tre Mai xanh và Lục trúc cho thấy phân bón làm tăng nhiệt độ trong đất giúp không khí và nước lưu thông tốt hơn, kích thích măng ra sớm hơn, sản lượng măng và
thân khí sinh tăng cao hơn Điều này cho thấy việc bón phân cho rừng Dendrocalamus
là rất cần thiết nhằm kinh doanh rừng bền vững và có năng suất cao
Nghiên cứu của Jha và Lalnunmawia (2004) [76] về trồng xen giữa các loài cây
Hốc, Diễn đá và gừng trong các công thức thí nghiệm về bón phân đã cho thấy sản
lượng của các loài trong các thí nghiệm bón phân cao hơn rõ rệt so với công thức không bón phân
Alipon và cs (2009) [58] khi nghiên cứu xử lý lâm sinh cho rừng Tre gai và Mạnh tông 9 và 11 tuổi cho rằng tiến hành làm sạch gốc phủ chất hữu cơ, bón phân và duy trì
4 cây 1 tuổi + 4 cây 2 tuổi + 4 cây 3 tuổi + 4 cây 4 tuổi/búi (4-4-4-4, tổng số 16 cây/búi) ở rừng Tre gai sẽ cho sản lượng thân khí sinh ổn định và chất lượng cao nhất Còn đối với rừng Mạnh tông sẽ đạt điều này khi được bón phân nhưng không phủ gốc
và duy trì 6 cây 1 tuổi + 6 cây 2 tuổi/búi
Tóm lại: Các công trình nghiên cứu về tre trúc trên thế giới cho thấy, các loài tre
trúc được kinh doanh chỉ cho năng suất, chất lượng cao khi có tác động bởi một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp Các biện pháp thâm canh tăng năng suất chất lượng được nghiên cứu và thực nghiệm chủ yếu là: Bón phân, điều chỉnh mật độ khóm trên hecta, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại cho mỗi bụi, mỗi thế hệ, khai thác măng, khai thác thân khí sinh, phòng trừ sâu bệnh cho từng loài cụ thể Ngoài ra, điều kiện khí
Trang 16hậu như lượng mưa, nhiệt độ, điều kiện thổ nhưỡng cũng là những nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng tre trúc và được chọn làm những tiêu chí khi lựa chọn biện pháp thâm canh Kết quả nghiên cứu tre trúc của nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, đặc biệt đối với những loài tre trúc có quan hệ thân thuộc với những loài tre trúc có ở Việt Nam
1.1.3 Nghiên cứu về chi Luồng (Dendrocalamus) và cây Bương lông điện biên (Dendrocalamus giganteus Munro) trên thế giới
1.1.3.1 Nghiên cứu về chi Luồng (Dendrocalamus) trên thế giới
Chi Luồng (Dendrocalamus) có khoảng 60 loài trên thế giới (Ohrnberger, (1999)
[81], Yi et al, (2008) [100], Guo et al, (2010) [73] Chi Luồng phân bố rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, từ Ấn Độ và Nepal, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaysia và Papua New Guinea (Stapleton, (1994) [90], Dransfied & Widjaja, (1995) [67], Ohrnberger (1999) [81], Seethalakshmi & Kumar (1998) [88], Li & Stapleton (2006) [77] Riêng miền nam Trung Quốc có 37 loài (Guo, 2010) [73] Phân bố ở độ cao vài chục mét đến 1700m, trong điều kiện núi ẩm, chủ yếu sống ở trong rừng, dọc theo suối và trong rừng thứ sinh nghèo (Ohnberger, 1999) [81]
- Về điều kiện lập địa trồng rừng
Theo tác giả Dai Qihui (1998) [66] đã khuyến nghị nên chọn nơi có độ dày tầng đất
cao, đất còn tốt, ẩm và thoát nước tốt để trồng các cây thuộc chi Dendrocalamus Trồng ở
các thung lũng, dọc bờ sông, suối và cũng có thể trồng ở chân và sườn đồi thường sinh trưởng tốt Nếu trồng nơi đất khô xấu thì có thể sống nhưng măng và thân cây sẽ nhỏ, không mang lại hiệu quả kinh tế cao Đây có thể coi là kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc chọn lập địa phù hợp để kinh doanh rừng Bương lông theo hướng bền vững
+ Về kỹ thuật trồng, Dai Qihui (1998) [66] cho biết dù cây con Dendrocalamus
được tạo hạt hay từ nhân giống sinh dưỡng, trước khi trồng nên cắt ngọn chỉ để lại 2-3 đốt Đối với cây con được tạo từ hạt thì đặt cây con ở tư thế thẳng đứng, lấp đất và phủ lên gốc cây 3 - 4cm Với cây đem trồng bằng gốc, đặt cây ở tư thế thẳng đứng, lấp đất
và phủ đất cách cổ rễ 10cm
+ Về kỹ thuật bón phân, Dai Qihui (1998) [66] cho biết: đối với cây
Dendrocalamus trồng lấy măng, để sản xuất 100kg măng tươi, cây cần 500 - 700g
Nitơ, 100 - 150g Phốt pho và 200 - 250g Kali từ đất Như vậy, nếu muốn thu hoạch
Trang 1715.000kg măng tươi trên ha mỗi năm cần bổ sung từ 75 - 100kg Nitơ, 15 - 22,5kg Phốt pho và 37,5kg Kali Nếu không dùng các loại phân hóa học nêu trên, bón 37.500kg phân chuồng cho 1ha hàng năm cũng có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết trên Việc bón phân chia làm nhiều lần trong năm Theo Fu Maoyi, XiaoJianghua (1996) [70] đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng
và phát triển của thân khí sinh là: độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất măng và thân khí sinh Nghiên cứu về chu trình dinh dưỡng trong rừng Là Ngà Nam Bộ các tác giả Shanmughavel và Fracis (1997) [89] cho biết lượng dinh dưỡng trong cây đứng gia tăng theo tuổi của cây, vì vậy lượng dinh dưỡng trả lại cho đất không đủ so với lượng dinh dưỡng mà cây đã lấy
đi Điều này cho thấy việc bón phân cho rừng Dendrocalamus là rất cần thiết nhằm
kinh doanh rừng bền vững và có năng suất cao
Như vậy, trên thế giới đã có những kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố, kỹ thuật nhân giống và gây trồng một số loài cây thuộc chi Luồng Các kết quả nghiên cứu ở trên thế giới với so với Việt Nam họ đã đạt được nhiều tiến bộ hơn như: đã nhân giống bằng phương pháp chiết cành để sản xuất cây con với số lượng lớn; trồng tre trúc ở những nơi đất thích hợp nhằm tận dụng tốt không gian dinh dưỡng, nâng cao sức sản xuất của rừng, tăng tính bền vững; ứng dụng các biện pháp bón phân thích hợp để cân bằng dinh dưỡng trong đất nhằm nâng cao sức sản xuất và ổn định trong suốt chu kỳ kinh doanh Các kết quả này là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Bương lông điện biên tại một số tỉnh miền núi phía Bắc
1.1.3.2 Nghiên cứu về cây Bương lông điện biên Dendrocalamus giganteus Munro trên thế giới
Hiện nay trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu nào về đặc điểm sinh học sinh thái và kỹ thuật gây trồng loài Bương lông điện biên
1.2 Những nghiên cứu về tre trúc ở việt nam
1.2.1 Nghiên cứu về đặc điểm phân bố và sinh thái của tre trúc
Ở Việt Nam, tre trúc là nguồn vật liệu quan trọng thứ 2 sau gỗ, được gây trồng rộng rãi trên toàn lãnh thổ và có vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội của người dân Tre trúc là nguyên liệu tạo ra hàng trăm loại mặt hàng tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu có giá trị Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu của thế kỉ XX, nguồn tài nguyên từ tre trúc ở nước ta đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
Trang 181.2.1.1 Về phân bố tre trúc
Theo Thái Văn Trừng (1978) [50]; Nguyễn Tử Ưởng (2001) [57]; Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2007) [4] tre nứa phân bố rộng từ vùng nhiệt đới, á nhiệt đới đến ôn đới, từ 510vĩ Bắc đến 470vĩ độ Nam Việt Nam là một trong những vùng trung tâm phân bố tre nứa trên thế giới do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, như chế độ nhiệt,
ẩm và thổ nhưỡng, tuy nhiên diện tích, trữ lượng và thành phần loài có khác nhau giữa các vùng trong nước; những vùng có diện tích và trữ lượng nhiều là: Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Bắc
Theo Nguyễn Tử Ưởng (2001) [57]; Nguyễn Ngọc Bình và cs (2007) [4], Việt Nam có 1.489.068 ha bằng 4,53% diện tích toàn quốc với tổng trữ lượng là 8.400.767.000 cây
Camus & Camus (1923) [63] đã thống kê có 73 loài tre trúc thuộc 14 chi ở Việt Nam Vũ Văn Dũng (1978) [12] đã đưa ra kết quả điều tra thành phần và phân bố các loại tre trúc ở miền Bắc Việt Nam (1973 - 1975) là 10 chi, 48 loài, 4 dạng, 2 thứ, trong
đó vùng Đông Bắc có tới 36 loài thuộc 9 chi Phạm Hoàng Hộ (1999) [21] đã giới thiệu 23 chi, 121 loài tre trúc nhưng có một số loài chưa có mô tả, các loài khác có mô
tả song chưa đủ các thông tin cần thiết để có thể nhận biết chúng ngoài thực địa
Các nghiên cứu gần đây của một số nhóm nghiên cứu như: Nguyễn Tử Ưởng và Nguyễn Đình Hưng (1995) [56]; Nhóm định loại tre nứa của đề tài Tre (2003) [41]; Nguyễn Hoàng Nghĩa và cs (2004) [38] cho thấy Việt Nam có trên 133 loài thuộc 24 chi tre trúc trong đó có rất nhiều loài cho giá trị sử dụng và có giá trị kinh tế cao cần được nghiên cứu để phát triển Nhóm tác giả Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) [29] tiến hành điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái của các loài tre trúc chủ yếu ở Việt Nam, đã công bố 113 loài tre trúc và biên soạn cuốn sách cho 40 loài tre thông dụng, với các thông tin về phân loại, gây trồng, giá trị kinh tế và triển vọng, qua đó đã làm nổi bật những loài tre trúc cần ưu tiên phát triển, tuy nhiên giá trị của tài liệu vẫn chủ yếu là về phân loại
Theo tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa (2005) [37] ở Việt Nam có 216 loài tre nứa thuộc 25 chi và có thể đến 250 loài
Năm 2007, Dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm sản ngoài gỗ tại Việt Nam - Pha II do
chính phủ Hà Lan tài trợ đã xuất bản ấn phẩm “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam” (2007)
[13] với trên 1.000 trang giới thiệu về các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị, trong đó đã giới thiệu 58 loài tre trúc với những thông tin về hình thái, sinh thái, công dụng và kỹ
Trang 19thuật gây trồng, đây là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu từ trước đến nay
và có giá trị tham khảo để nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật gây trồng, khai thác, bảo quản thân tre trúc và măng phục vụ nhu cầu sử dụng của xã hội
Năm 2007, nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến (2007) [39] đưa ra danh sách về các loài tre trúc có ở Việt Nam, trong 194 loài tre trúc thuộc 26 chi, có 80 loài đã tạm thời được định danh, còn lại là các loài chưa có tên hoặc có các loài/phân loài mới Việc xác định rõ đâu là loài hoặc phân loài là một công việc rất khó khăn Quá trình khảo sát đã phát hiện một số chi được coi là mới đối với nước ta là chi
Giang (Maclurochloa) với 17 loài, chi tre quả thịt mới được phát hiện,Tre lông Bidoup
(Kinabaluchloa) có ngoại hình giống loài cùng chi ở Malaixia (Wong, 1995) [98] Một
số chi có nhiều loài là chi Tre có 55 loài, chi Luồng có 21 loài, chi Le có 16 loài, chi
Nứa có 14 loài và chi Vầu đắng có 11 loài Công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng
Nghĩa có thể được coi là tài liệu duy nhất từ trước đến nay đã liệt kê đầy đủ nhất về số lượng chi, loài tre trúc với nhiều thông tin có ý nghĩa về phân bố, đặc tính hình thái, sinh thái, công dụng và có giá trị như một cẩm nang để tra cứu, đặc biệt là nhận dạng loài tre
Nguyễn Ngọc Bình và Phạm Đức Tuấn (2007) [4] cho rằng, từ độ cao ngang mặt biển đến vùng núi cao của Việt Nam như Hoàng Liên, Tây Côn Lĩnh, Ngọc Lĩnh… đều
có tre mọc Nhưng về mặt phân bố của tre trúc có thể chia làm 2 đai độ cao rõ rệt: Ở đai
độ cao trên 700 - 800 m hầu hết là các loài tre có thân ngầm mọc tản, tiêu biểu cho khí
hậu á nhiệt đới như các chi: Sặt (Arundinaria), Vầu, Trúc, Trúc vuông
(Chimonobambusa)… Còn đai độ cao dưới 700 - 800 m hầu hết là các loài tre mọc cụm
tiêu biểu cho khí hậu nhiệt đới thuộc các chi như: Tre, Luồng… Cá biệt có những loài
tre mọc cụm phân bố ở độ cao 1.000m như Bương lớn (D aff giganteus), hoặc loài tre mọc tản phân bố xuống độ cao 400 - 500 m như Vầu đắng (Indosasa angustata)
Theo nghiên cứu của Lê Viết Lâm và cs (2005) [29] tre phân bố ở hầu hết các vùng và độ cao khác nhau của Việt Nam, các loài tre trúc phân bố theo vùng sinh thái thể hiện rất rõ Nhiều loài tre trúc là các loài đặc hữu hoặc đặc trưng của từng vùng như:
vùng Tây Bắc có Mạy sang, Mạy bông, Mạy bói (B burmanica), Mạy púa cai na (D
pachystachys)… Vùng Đông Bắc có Vầu đắng, Trúc sào (Ph edulis), Trúc cần câu (Ph sulphurea)… Vùng Trung tâm có Giang, Diễn trứng (D parvigemniferus), Diễn đá
(D.longgivaginus), Lộc ngộc (B.bicorniculata), Tre Là ngà (B sinospinosa)… Vùng Bắc Trung Bộ có: Lùng (B longissima), Mạy cần (Thyrostachys oliveri), Luồng
(D.barbatus) Vùng Nam Trung Bộ có Lồ ô Trung Bộ (B balcooa), Tre quả thịt
Trang 20(Melocalamus sp.nov)… Vùng Tây Nguyên có Le, Lồ ô (B procea), Le cỏ (Vietnammosasa pusilla) Vùng Đông Nam Bộ có: Lồ ô, Mum (Multiffosculla) Vùng
Tây Nam Bộ có Tre mỡ, Tre gai
1.2.1.2 Nghiên cứu về sinh thái tre trúc
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến rừng Phùng Ngọc Lan (1986) [28] và Thái Văn Trừng (1978) [50] đều thống nhất cho rằng: mỗi vùng địa lí khác nhau có một tổ hợp các nhân tố sinh thái khác nhau sẽ có một kiểu rừng đặc trưng và tạo nên một cảnh quan địa lý riêng biệt, đó chính là đặc trưng sinh thái
Kết quả nghiên cứu đề tài của Lê Viết Lâm và cs (2005) [29], cho thấy các loài cây tre là cây ưa sáng và ẩm nên trồng tre tốt nhất là chọn nơi đất sâu, dày, ven sông suối Nhưng tre cũng chịu được khô hạn như các loài tre ở vùng Tây Bắc Việt Nam, chịu khô hạn rất tốt như Mạy sang, Mạy bông Những loài tre không chịu được khô hạn thì khi gặp điều kiện khô hạn, kích thước của chúng giảm đi rất nhiều Một số loài
tre ưa các điều kiện đặc biệt của môi trường như loài Trúc dây (Ampelocalamus sp.)
chỉ mọc trên vùng núi đá vôi Một số loài tre có thể chịu ngập khá lâu như: Tre gai,
Tre Là ngà và Lộc ngộc thái lan (B bicomiculata) Tre gai được trồng rộng rãi trên
phạm vi cả nước
Trần Văn Mão và Trần Ngọc Hải (2006) [34] đã giới thiệu hình thái các loài thân ngầm của tre trúc như kiểu mọc cụm, mọc tản và kiểu mọc hỗn hợp; cấu tạo thân khí sinh, số lượng cành và cách phân cành; các bộ phận và hình thái lá quang hợp, mo nang và hoa
Trong cuốn “Kỹ thuật trồng một số loài tre trúc song mây”, Nguyễn Huy Sơn và
cs (2013) [44] đã khái quát đặc điểm sinh thái của loài cây Bương mốc thích hợp với khí hậu mưa mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 - 24oC, lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.500 mm trở lên Phân bố ở độ cao từ 80 - 800 m so với mực nước biển, nhưng thích hợp nhất là từ 80 - 300 m Độ dốc từ 10 - 20o Có thể trồng Bương mốc trên nhiều loại đất khác nhau, độ dày tầng đất
từ 50cm trở lên, nhưng tốt nhất là đất có tầng từ trung bình đến dày (≥ 70cm), phát triển trên các loại đá mẹ phiến thạch sét, diệp thạch, sa thạch, đá vôi, hay đất dốc tụ và bồi tụ giàu mùn ở ven khe cạn hay ven suối, đất tơi xốp, ẩm thường xuyên và thoát nước tốt
Trang 211.2.2 Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng
Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, khai thác tre đã được quan tâm nghiên cứu khá sớm ở Việt Nam, từ những năm 60 của thế kỷ 20
Năm 1963, Phạm Quang Độ (1963) [16] có ấn phẩm “Trồng và khai thác tre nứa
trúc”với nội dung giới thiệu sơ lược về đời sống của tre trúc và phương pháp gây
trồng Cùng năm đó, Hồng Minh (1963) [35] trong ấn phẩm “Kỹ thuật trồng tre
trúc”đã giới thiệu sơ lược về đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật chọn giống, gây
trồng, chăm sóc và bảo vệ cho 12 loài tre trúc ở Miền Bắc Việt Nam Trần Xuân Thiệp (1999) [47] đã đưa ra kết quả nghiên cứu thực nghiệm kinh doanh rừng Vầu đắng
(Arundinarial) tại Bắc Quang - Hà Tuyên
Một số công trình của Lê Quang Liên và cs (1990) [30]; trong cuốn “Gây trồng
tre trúc” Ngô Quang Đê (1994) [14] đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng 3 loài: Luồng,
Mạy sang và Vầu đắng bao gồm các khâu ươm giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng Các tác giả Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương
(2002) [25] viết cuốn “Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng”giới thiệu kỹ
thuật trồng 2 loài là Trúc sào và Vầu đắng gồm điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến Năm 2004 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 69 - 2004 Quy phạm kỹ thuật
trồng, chăm sóc và khai thác măng tre Điềm trúc (D latiflorus) theo Quyết định số 51/2004/QĐ-BNN ngày 19/10/2004 [7]
Phạm Văn Điển và cs (2009) [17] giới thiệu kỹ thuật gây trồng cây Bương
(Sinocalamus flagellifero) và cây Vầu đắng Trần Ngọc Hải (2012) [19] Nguyễn Huy
Sơn và cs (2013) [44] đã giới thiệu chung về tre trúc, kỹ thuật trồng một số loài tre trúc như: Mai, Luồng, Mạnh tông, Điềm trúc, Lục trúc, Trúc sào, Vầu đắng, Bương mốc, Mai xanh, Mạnh tông, Mạy bói
Nhìn chung, các tài liệu trên đã cung cấp khá nhiều thông tin liên quan đến nhân giống tre trúc, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc cho những loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở nước ta, trong đó đề cập đến nhiều biện pháp thâm canh tăng năng suất rừng trồng tre trúc bằng bón phân, hệ thống kỹ thuật chăm sóc và khai thác
1.2.2.1 Nghiên cứu về điều kiện đất đai
Lê Nguyên Kế (1963) [26] trong một số kết quả nghiên cứu về những yêu cầu của đất trồng, giống, mật độ trồng tre, đã đưa ra kết luận: đất trồng phải có tầng đất
Trang 22dầy, không úng ngập, dễ thoát nước, giống trồng phải tốt, chọn cây không dưới 8
tháng đến 1,5 năm tuổi Hoàng Xuân Tý (1972) [55] trong ấn phẩm“Tìm hiểu đất rừng
tre trúc thuần loài”cho biết, trồng tre Diễn và Tre gai thuần loài làm cho tính chất vật
lý của đất bị thoái hóa nhanh chóng, giảm hàm lượng mùn, đạm, lân và kali Do vậy khuyến cáo không nên trồng rừng tre trúc thuần loài, mà phải trồng xen với cây gỗ để đảm bảo độ phì của đất
Tác giả Phạm Văn Điển và cs (2009) [17] giới thiệu về kỹ thuật gây trồng cây
Bương (Sinocalamus flagelliter) cho biết cây Bương ưa đất bằng phẳng, ven chân núi,
dọc theo sông suối, quanh làng bản, cây Bương thường mọc trên đất feralit mùn trên núi đất giàu mùn, hơi ẩm, tơi xốp hoặc hơi chặt, có kết cấu hạt hoặc viên, thành phần
cơ giới thịt nhẹ, đá lẫn trung bình Cây Bương đặc biệt phát triển tốt ở các loại đất có nguồn gốc đá vôi
Nguyễn Huy Sơn và cs (2013) [44] cho rằng, có thể trồng Bương mốc trên nhiều loại đất khác nhau, độ dày tầng đất từ 50cm trở lên, nhưng tốt nhất là đất phát triển trên các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch, sa thạch, đá vôi hay đất dốc tụ và bồi tụ, giàu mùn ở ven sông suối, đất tơi xốp, ẩm và thoát nước tốt
Nhận xét: Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng đã xác định được loại đất thích hợp đối với một số loài tre trúc như Luồng, Diễn, Tre gai, Bương mốc, Bương Đối với lĩnh vực trồng thâm canh tre trúc đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh 1.2.2.2 Nghiên cứu về mật độ trồng
Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng tre trúc trong một số tài liệu chưa có sự thống nhất như: Đối với Điềm trúc, sách của Prosea (1995) [82] cho rằng mật độ là
400 và 625 khóm/ha; Anh Tùng (1999) [53] chọn mật độ 400 - 500 khóm/ha đối với Điềm trúc, còn Lục trúc chọn mật độ 500 - 625 khóm/ha; Ngô Quang Đê, (1994) [14] chọn mật độ với loài mọc cụm như Luồng, Diễn nếu đất bằng, trồng thuần loài có thể với mật độ trồng 500 - 670 cây/ha; nếu trồng hỗn loài thì chỉ nên 200 - 400 cây/ha (cự
ly 5 x 10m hoặc 4 x 6m); Đỗ Văn Bản (2005) [1] đưa ra mật độ trồng Điềm trúc, Lục trúc, Tạp giao là 400 - 625 khóm/ha; CNBRC (2001, 2008) chọn mật độ 650 -700 khóm/ha (Dẫn theo Lê Văn Thành (2013) [46]
Đối với loài Bương mốc theo nhóm tác giả Nguyễn Huy Sơn và cs (2013) [44] tùy thuộc vào đặc điểm địa hình cụ thể nơi trồng rừng, có thể áp dụng một trong những phương thức sau: trồng tập trung thuần loài; trồng phân tán, theo tác giả nếu trồng tập
Trang 23trung thuần loài có thể trồng theo từng lô không quá 3,0ha/lô, mật độ trồng có thể từ
100 - 625 khóm/ha, tuy nhiên, phổ biến là 210 - 330 khóm/ha, tức là cự ly hàng cách hàng từ 6 - 8m, khóm cách khóm trên hàng từ 5 - 6m, còn nếu trồng phân tán có thể trồng quanh nhà, trong vườn hộ xen với cây ăn quả, cây gỗ, bên bờ ao, ven suối khóm cách khóm 5m
Như vậy, tập hợp từ những nghiên cứu nêu trên cho thấy mật độ trung bình cho một số loài tre bản địa và nhập nội trồng lấy măng ở Việt Nam chủ yếu là khoảng từ 400- 600 khóm/ha Kế thừa các tài liệu trên, đề tài dự kiến áp dụng với loài cây Bương lông điện biên mọc thành cụm lớn, thân to, chiều cao từ 20 - 25 m, mật độ trồng trung bình sẽ từ 200 - 400 khóm/ha (quy đông đặc)
1.2.2.3 Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến tre trúc
Lê Quang Liên và cs (2000) [31] đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng
tre trúc để lấy măng”đôi với loài Luồng và Tre gầy (D opsis),đã khảo nghiệm 3 công
thức bón phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có năng suất cao thì cần phải trồng thâm canh, bằng cách phải bón kết hợp giữa phân
chuồng với phân hóa học tổng hợp NPK sẽ có tác dụng nâng cao năng suất đến 2,5 lần
Đỗ Văn Bản và cs (2005) [2] thử nghiệm bón lót cho Điềm trúc, Lục trúc và Tạp giao với liều lượng bón là 15kg phân chuồng hoai/khóm và 0,5kg NPK (5-10-3) Nguyễn Huy Sơn và cs (2013) [44] kết luận khi rừng trồng hoặc bụi Bương mốc đã già cỗi, năng suất thấp, cây mẹ nhỏ dần có thể bón thúc mỗi năm 1 lần vào đầu mùa mưa, mỗi gốc bón từ 15 - 30kg phân hữu cơ kết hợp với 0,5 - 0,7 kg (NPK), đào rãnh rộng khoảng 20 cm, sâu khoảng 25 cm xung quanh gốc và cách gốc từ 30 - 40cm, rải phân đều trong rãnh, lấp và vun đất vào gốc cây cao hơn mặt đất xung quanh khoảng 5cm, đồng thời cắt tỉa cây già chỉ để lại mỗi bụi 7 cây theo tỷ lệ 3:3:1, tức là 3 cây 1 năm tuổi, 3 cây 2 năm tuổi và 1 cây 3 năm tuổi
Nhận xét: Cơ bản các tài liệu nghiên cứu về cách thức bón phân, liều lượng bón phân cho rừng sản xuất tre trúc đều đề cập đến việc bón kết hợp giữa phân hữu cơ và phân vô cơ (NPK) nhưng tỷ lệ và liều lượng bón lại khác nhau Như vậy, đề tài cần khảo nghiệm được trồng và sử dụng công thức phân bón áp dụng cho loài Bương lông điện biên tại tỉnh Phú Thọ, để có cơ sở đưa ra một số kết luận về ảnh hưởng tích cực của phân bón, liều lượng phân cần bón, loại phân bón, tỷ lệ phân bón phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, phong tục tập quán canh tác của người dân sau khi kết thúc đề tài
Trang 241.2.3 Nghiên cứu về chi Luồng và cây Bương lông điện biên ở Việt Nam
1.2.3.1 Về chi Luồng
Năm 1923, Camus & A Camus (1923) [63], đã thống kê được chi Luồng có 8 loài ở Việt Nam Sau quá trình điều tra và tổng hợp lại đến năm 2007 nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến (2007) [39] đã xác định ở Việt Nam có 21 loài thuộc chi Luồng
Chi Luồng bao gồm nhiều loài mọc cụm, thân tròn thẳng Mo thân mau rụng và thường khá to, tai mo biến động, phiến mo hình tam giác Hoa tự chùy lón, ít hoa (không quá 6 hoa), lưỡng tính Không có mày cực nhỏ (loduicule) Nhị 6, chỉ nhị tự
do Vòi nhụy dài, thường có lông: đầu nhụy 1 (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005) [37]
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống và gây trồng Luồng như của Phạm Văn Tích (1963) [49], Lê Nguyên và cs (1971) [40]; Lê Quang Liên (1990, 2001) [30], [32]; Nguyễn Trường Thành (2002) [45]; Lê Cao Danh Thịnh (2004) [48] nghiên cứu một số quy luật sinh trưởng và cấu trúc của rừng Luồng trồng thuần loài tại tỉnh Thanh Hóa Nhóm tác giả Phạm Văn Điển và cộng sự (2009) [17] đã giới thiệu loài
cây Bương (Sinocalamus flagelliter Munro) cho biết Bương là cây trồng tập trung nhiều
nhất ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Trung Tâm, Tây Bắc và Bắc Khu Bốn Độ cao phân bố của cây Bương từ 50 - 100m nhưng tập trung ở độ cao 300 - 700m Tác giả Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2013) [44] cho biết Bương mốc ở nước ta thường chỉ gặp ở dạng rừng trồng hoặc phân tán ở các tỉnh phía Bắc như: Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình và các huyện phía Tây của Hà Nội
Năm 2000, Lê Quang Liên và cộng sự [31] đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu
kỹ thuật trồng tre trúc để lấy măng” cho 2 loài Luồng và Tre gầy, trong đó có khảo nghiệm 3 công thức bón phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có năng suất cao thì cần phải trồng thâm canh
Nghiên cứu về gây trồng, khai thác Luồng được tiến hành khá hoàn chỉnh Năm
2000, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Tiêu chuẩn ngành 04-TCN 21-2000 Quy phạm kỹ thuật trồng và khai thác Luồng theo Quyết định số 05/2000/QĐ-BNN/KHCN ngày 25/1/2000 [6]
Lê Quang Liên (2001) [32] trong nghiên cứu “Nhân giống Luồng bằng chiết cành” đã nghiên cứu về phương pháp chiết cành, trong đó cành chiết được bọc bằng
Trang 25hỗn hợp bùn rơm phía ngoài có bao nilon giữ ẩm đạt tỷ lệ ra rễ rất cao (97,5%) là phương pháp dễ áp dụng, mang lại hiệu quả rất cao
Khi nghiên cứu đặc điểm đất trồng rừng Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng Luồng, Nguyễn Ngọc Bình (2001) [3] chỉ ra rằng Luồng sinh trưởng tốt ở nơi có đất chua pH(H2O): 4,8 - 5,9; pH(KCL): 4,2 - 5,0 ở tầng đất mặt hàm lượng mùn
và N tổng số tương quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt còn hàm lượng P2O5 dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính cây Luồng, tác giả cho rằng nên trồng Luồng theo phương thức hỗn giao với cây họ đậu như Keo là thích hợp nhất để tránh làm suy thoái đất rừng
Theo Đỗ Văn Bản (2005) [1] hàng năm 50% số tre được thu hoạch từ một số loài
tre với đặc điểm bề dày thân khí dày như Luồng, Tre tàu (Dendrocalamus latiflorus
Munro), Mạy sang, Tre gai, và Là Ngà Nam Bộ sẽ đưa vào sử dụng làm nguyên vật liệu trong thời gian dài
1.2.3.2 Nghiên cứu về cây Bương lông điện biên ở Việt Nam
Loài Bương lông điện biên, còn có các tên gọi khác như Mạy púa mơi, Bương lớn, Bương lớn điện biên, nghiên cứu lần đầu tiên ghi nhận bởi nhóm nghiên cứu tre trúc (Lê Viết Lâm và cộng sự, 2005) [29], nhóm tác giả đã xác định tên khoa học của
Bương lông điện biên là Dendrocalamus sinicus L.C Chia & J.L Sun.Nguyễn Hoàng
Nghĩa (2005) [37] cũng ghi nhận loài cây này là Dendrocalamus sinicus L.C Chia &
J.L Sun trong cuốn Tre trúc Việt Nam, trang 151 Nhưng Nguyễn Văn Thọ (2012)
[80], cho biết loài cây Bương lông điện biên mới này giống với loài D.sinicus Chia et
Sun nhưng khác bởi mo thân sớm rụng, lưỡi mo dài 7-10mm, lưỡi lá phẳng, mép nguyên, phủ lông thưa, không có răng cưa
Theo đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp nhà nước năm 2012 [11] do Viện khoa học lâm nghiệp chủ trì đề tài lấy tên khoa học của cây Bương lông điện biên là
Dendrocalamus giganteus Munro
Vì thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên đề tài chưa đủ thời gian xác định tên khoa học chính xác cho loài cây Bương lông điện biên, nên đề tài lấy tên khoa học cho
cây theo tên đề tài cấp nhà nước là Dendrocalamus giganteus Munro
Nhận xét: cho đến nay nghiên cứu về cây Bương lông điện biên ở trong nước rất
ít, đặc biệt là nghiên cứu về đặc điểm lâm học, sinh thái học, biện pháp kỹ thuật lâm sinh, nhân giống và chế biến sản phẩm từ Bương lông điện biên một cách cụ tiết và hệ
Trang 26thống là chưa có Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu đặt ra mục tiêu nghiên cứu về những nội dung nêu trên là rất cần thiết, có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn
1.3 Thảo luận chung
Qua phân tích các nghiên cứu thấy rằng, tre trúc đã và đang được nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở Việt Nam quan tâm, các nghiên cứu đã từng bước khẳng định tính đa dạng về thành phần loài tre trúc, nghiên cứu về phân bố của tre trúc ở các Châu lục Các nghiên cứu liên tục phát hiện ra những loài mới để bổ sung vào danh mục các loài tre trúc tại Việt Nam và trên thế giới
Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã cung cấp thông tin về các khâu lựa chọn đất trồng, nhân giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc đối với những loài tre thông dụng, thường gặp và có giá trị ở nước ta, các nghiên cứu đã đề cập đến nhiều biện pháp thâm canh tăng năng suất như bón phân, kỹ thuật khai thác để lại cây mẹ mật độ trồng tre trúc lấy măng trung bình 500 - 600 khóm/ha (quy đông đặc); bón phân để giúp cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt hơn, cho nhiều măng và măng to hơn; trong mỗi khóm tre trúc nên để từ 2 - 3 thế hệ và mỗi thế hệ nên để trung bình 3 cây to khỏe phân bố đều xung quanh khóm tre trúc
Những kết quả nghiên cứu được tổng hợp đã đạt được ở trên sẽ là định hướng cho nghiên cứu gây trồng loài cây Bương lông điện biên tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Mặc dù, loài cây Bương lông điện biên phân bố ở một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Đông Bắc Việt Nam và đây là loài cây đa tác dụng gắn với đời sống của người dân vùng cao; nhưng hiện nay chưa có những nghiên cứu sâu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học, đặc điểm phân bố, cấu trúc, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của loài
Vì vây, rất cần có nghiên cứu sâu về cây Bương lông điện biên để có cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp, biện pháp kỹ thuật lâm sinh ứng dụng vào sản xuất kinh doanh Bương lông điện biên nhằm mục tiêu nâng cao giá trị bảo vệ môi trường, bảo tồn nguồn gen và nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người nông dân miền núi, góp phần tích cực trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng
Trang 27CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Bương lông điện biên (Dendrocalamus
giganteus Munro) được trồng tại tỉnh Điện Biên và tỉnh Phú Thọ
2.1.2 Giới hạn nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, đặc tính sinh thái, giá trị
sử dụng, và thực trạng gây trồng cây Bương lông điện biên tại khu vực nghiên cứu
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của cây Bương lông điện biên được thực hiện tại 03 xã Nà Tấu, Mường Phăng, Nà Nhạn của huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên và xã Chân Mộng huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ, vì đây là khu vực hiện
có trồng loài cây Bương này
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học cây Bương lông điện biên
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái cây Bương lông điện biên
- Đặc điểm tái sinh thân ngầm cây Bương lông điện biên
- Thực trạng và kỹ thuật gây trồng, khai thác và sử dụng cây Bương lông điện biên ở Điện Biên
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phát triển cây Bương lông điện biên
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Do đối tượng nghiên cứu là một loài cây tre đa tác dụng, vừa làm thực phẩm, vừa làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nên việc gây trồng và phát triển loài cây này cần tiếp cận nghiên cứu trên các khía cạnh sau: (i) Đặc điểm hình thái và điều kiện sinh thái của cây Bương lông điện biên và (ii) kỹ thuật gây trồng Để đạt được mục tiêu và các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận có kế thừa các kết quả nghiên cứu về loài cây Bương lông điện biên, để tiến hành lựa chọn địa điểm nghiên cứu, tiến hành các nghiên cứu ngoài hiện trường và phân tích trong
Trang 28phòng thí nghiệm Để giải quyết các nội dung nghiên cứu đã đặt ra, các bước nghiên cứu được thực hiện cụ thể như sau:
Hình 2.1 Cách tiếp cận và giải quyết các nội dung của đề tài
2.3.2 Phương pháp kế thừa
- Kế thừa số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở khu vực nghiên cứu
- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan về tre trúc của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu tại tỉnh Điện Biên và Phú Thọ để bổ sung các thông tin cho đề tài
- Thu thập các tư liệu về các loài tre trúc ở tỉnh Điện Biên và Phú Thọ của các
nghiên cứu trước
Kinh nghiệm gây trồng và sử dụng cây Bương lông điện biên
Đề xuất biện pháp gây trồng và chăm sóc cây Bương lông điện biên
Kết quả
Xử lý số liệu
Khảo sát thực địa, xác định địa điểm nghiên cứu
Thu thập số liệu
Đặc điểm sinh trưởng cây Bương
lông
Kiến thức bản địa của người dân về cây Bương lông
Trang 292.3.3 Phương pháp điều tra thực địa
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trước đây ở Điện Biên và Phú Thọ,với sự cộng tác của các cán bộ địa phương, đề tài thiết lập 03 - 05 tuyến điển hình/xã nơi có cây Bương lông điện biện được trồng, với tổng số tuyến là 13 tuyến đi qua các dạng địa hình có cây Bương lông điện biên xuất hiện
2.3.3.1 Phương pháp thu thập mẫu vật nghiên cứu về hình thái của cây Bương lông điện biên
Trên cơ sở các tuyến đã được xác định tiến hành điều tra theo bụi (khóm) Trong các bụi đo đếm các đặc điểm hình thái, để làm cơ sở cho việc nhận biết và phân loại Hình thái là chỉ tiêu rất quan trọng để phân biệt và nhận biết loài cây Bương lông điện biên Các mẫu tiêu bản của cây Bương lông điện biên được thu thập theo mẫu thống nhất chung của Mc Clure (1936) [78] đối với tre trúc bao gồm các bộ phận của cây như sau:
- Thân khí sinh: Ở mỗi xã tiến hành đo 30 cây tuổi 3 trong các bụi về chỉ tiêu về đường kính và độ dài lóng ở 3 vị trí của thân cây: lóng thứ 5, lóng thứ 10 và lóng thứ 15
- Bề dày vách thân khí sinh: Mỗi xã chọn 10 cây từ tuổi 3 tuổi xác định kích thước bề dày vách thân khí sinh bằng cách cưa giữa lóng ở 3 vị trí 1,3 m, 5 m và 10 m của cây
- Cành chét: Đo kích thước đường kính, chiều dài 40 cành chét của tuổi 3 mô tả hình thái cành chét
- Lá: Xác định số lá/ cành, đo kích thước chiều rộng, chiều dài 50 lá của cây từ 11 -12 tháng tuổi ở tầng cành đầu tiên, tầng giữa, đỉnh và mô tả hình thái lá
- Mo nang: Mô tả bẹ mo, lá mo, màu sắc mo, tai mo và đo chiều rộng đáy và chiều mo ở cây từ 11 đến 12 tháng tuổi, vị trí lóng thứ 4 đến lóng thứ 6
- Hoa: cành mang hoa, hình dạng, màu hoa, chỉ nhị
+ Dụng cụ và thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp (palme), GPS, kẹp tiêu bản, máy đo cao laze, cưa và thang…
+ Những mẫu tiêu bản của các bộ phận như thân khí sinh, thân ngầm, lá, cành chét và mo nang phải thu thập đầy đủ, mô tả chi tiết ngay hiện trường và ghi chép vào
bộ mẫu phiếu điều tra (phụ lục mẫu biểu 01)
Trang 302.3.3.2 Phương pháp điều tra nghiên cứu đặc điểm sinh thái của cây Bương lông điện biên Trên các tuyến điều tra đề tài đã điều tra theo bụi (cách 1 bụi điều tra 1 bụi),kết hợp khảo sát các hộ gia đình có diện tích trồng Bương lông điện biên, tiến hành lập các OTC diện tích 500m2 với bán kính r = 9m có cây Bương lông được trồng Trong các bụi điều tra đo đếm các chỉ tiêu:
- Xác định đặc điểm sinh thái nơi trồng:
+ Vị trí gây trồng: chân, sườn, đỉnh, khe
+ Độ cao so với mặt nước biển xác định bằng máy GPS cầm tay
+ Độ dốc và hướng dốc xác định bằng địa bàn cầm tay
- Xác định sinh trưởng cây Bương lông điện biên trong bụi
+ Đánh số hiệu từng khóm Bương lông từ 1 đến hết
+ Đánh số hiệu từng cây Bương lông theo khóm
+ Đo 2/3 số cây trong khóm lớn, đo chu vi ở vị trí 1,3m của tất cả các cây bằng thước dây, sau đó dùng phần mềm Excel và công thức chuyển đổi chu vi ra đường kính (D1.3)
D1.3 =
C
Trong đó: D1.3 là đường kính thân (cm); C là chu vi thân (cm) ;= 3,14
- Đo chiều cao cây (HVN) được đo bằng thước đo cao Lazes, HVN được xác định
từ gốc cây đến điểm sinh trưởng cao nhất của cây
- Xác định tuổi cây thực hiện theo tài liệu của Ngô Quang Đê (2011)[15], và
bằng phương pháp quan sát trực tiếp như sau: Tuổi 1: Trên thân cây có phấn trắng, ở đốt có lông màu phớt nâu, cành mang lá bắt đầu hình thành (dùng dao gõ có tiếng kêu trầm).Tuổi 2: Thân khí sinh được phủ toàn bộ lông màu rỉ sắt (dùng dao gõ có tiếng kêu đanh) Tuổi 3: Thân khí sinh, lông rụng dần lộ ra thân khí sinh màu xanh và đã có địa y (dùng dao gõ có tiếng kêu đanh) Tuổi ≥ 4: Thân chuyển sang màu xanh thẫm, có nhiều địa y và nấm mốc trên thân, trên các vòng mo dưới đều có nhiều rễ khí sinh (dùng dao gỗ có tiếng kêu rất đanh
- Phân cấp chất lượng cây : Cây tốt là cây có thân thẳng, thân to, chiều cao cây vượt trội, không cụt ngọn, sinh trưởng phát triển tốt, không sâu bệnh Cây xấu là những cây cong queo, cụt ngọn, sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh, còn lại là những cây có chất
Trang 31lượng trung bình Các thông tin về các chỉ tiêu điều tra được ghi theo mẫu biểu (phụ lục
mẫu biểu 02)
- Điều tra lập địa trong OTC: Ở mỗi xã tiến hành đào 3 phẫu diện kích thước rộng 80cm x dài 120cm x sâu 80cm để xác định độ dày tầng đất Lấy mẫu đất tại các phẫu diện với 3 tầng, mỗi tầng lấy 300g đất ở độ sâu 0 - 20cm; 30 - 50cm ; 60 -80 cm cho vào túi nilon, tổng số 47 mẫu mang về để phân tích mẫu làm cơ sở cho việc xác định một số chỉ tiêu cần thiết (thành phần cơ giới, độ chua của đất, hàm lượng mùn, đạm, lân, ka li,…)
- Ở các OTC tiến hành thống kê và đánh giá thành phần loài cây gỗ có mặt trong
ô Lập 5 ODB, diện tích 25m2 (5m x 5m)/ODB điều tra cây bụi, điều tra thảm tươi.Để xác định độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi luận án sử dụng phương pháp dùng thước dây đo theo 2 đường chéo của ODB, đo từng đường chéo một và tính trên thước dây những đoạn bị tán của cây bụi hoặc thảm tươi che kín, chia đoạn này cho tổng độ dài đường chéo thì sẽ ra độ che phủ, sau đó cộng kết quả của hai lần tính trên hai đường chéo và chia trung bình ta sẽ có độ che phủ trung bình của một ODB Số liệu
được ghi chép vào mẫu biểu (phụ lục mẫu biểu 03)
2.3.3.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh thân ngâm cây Bương lông điện biên
- Đặc điểm mắt ngủ thân ngầm cây Bương lông điện biên: Ở mỗi xã tiến hành chọn ngẫu nhiên 1 khóm Bương lông tiến hành đào 5 gốc thân ngầm các cây 3 năm tuổi bằng xà beng, xẻng và thuổng, dao Sau đó quan sát đếm tổng số mắt ngủ của các gốc đào mỗi khu vực, dùng thước dây đo đường kính mắt ngủ và đếm số mắt bụi thui
trên mỗi gốc thân ngầm, số liệu ghi vào mẫu biểu (phụ lục mẫu biểu 04)
- Đặc điểm mắt ngủ của cây mẹ Bương lông điện biên: Tiến hành quan sát đếm tổng số mắt ngủ và dùng thước dây có độ chính xác tới mm đo đường kính mắt ngủ của 5 cây cỡ đường kính ở vị trí 1.3 m từ 8 - 12cm, 5 cây cỡ đường kính >12 - 16 cm
và 5 cây >16 cm; các số liệu điều tra được ghi vào biểu mẫu 3.5
- Đặc điểm tái sinh thân ngầm cây Bương lông điện biên: Điều tra ở cây tuổi 1 đến cây tuổi 4, mỗi tuổi 30 cây mẹ ra măng, đếm số măng ở mỗi gốc cây mẹ và đo chu
vi gốc măng; các số liệu điều tra được ghi vào biểu mẫu (phụ lục mẫu biểu 05)
2.3.3.4 Điều tra thực trạng và kỹ thuật gây trồng, khai thác và sử dụng của người dân
về cây Bương lông điện biên tại khu vực nghiên cứu
Sử dụng phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) để
Trang 32thu thập, phân tích thông tin liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm gây trồng, khai thác
và sử dụng của người dân về cây Bương lông điện biên tại khu vực Đề tài sử dụng
bảng hỏi để phỏng vấn tổng hợp và phân tích số liệu Đối tượng phỏng vấn là những
người dân sống gần rừng nơi có cây Bương lông được gây trồng và thường xuyên đi
rừng, tổng số phỏng vấn là 45 người dân, và đối với cán bộ phỏng vấn 15 người tại 3
xã Nà Tấu, Nà Nhạn, Mường Phăng huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên (phụ lục mẫu
biểu 06) Thông tin cần thu thập: kỹ thuật gây trồng, diện tích, mục đich sử dụng, khai
thác, tình hình thị trường (giá măng, cây và khả năng tiêu thụ)
2.3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu bằng
phần mềm Excel 7.0 của Nguyễn Hải Tuất và cs (2005)[51] và chương trình SPSS
20.0 Nguyễn Hải Tuất và cs (2006) [52]
(1) Tổng hợp các biểu điều tra mô tả chi tiết về các đặc điểm các bộ phận của
loài cây Bương lông điện biên
- Tính trị số trung bình của các cây Bương lông điện biên theo phương pháp bình
quân cộng Các chỉ tiêu cần tính: D1.3 (cm), HVN (m); DL(cm); LL(cm), Rmo (cm); Hmo
(cm); Rl(cm); DM (cm); theo công thức sau:
- Xác định số trung bình mẫu: x = n
i x
Trong đó: xi là trị số điều tra như đường kính (Di) và chiều cao (Hvn)
- Hệ số biến động: S % =
x
S
(2) Nghiên cứu xác định một số chỉ tiêu về sinh thái
Trang 33+ Số cây/ha sử dụng công thức: Nc=
S
n c 10000
Trong đó: Nk là số khóm/ ha; Nc là số cây/ha
nk là số khóm trung bình trong ô tiêu chuẩn
nc là số cây trung bình trong ô tiêu chuẩn
S là diện tích ô tiêu chuẩn
- Phân tích mẫu đất: Với tổng số 39 mẫu đất đã lấy ở các phẫu diện được phân
tích trong Phòng thí nghiệm Đất và Môi trường thuộc Viện Nghiên cứu Sinh thái và
Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam gồm các chỉ tiêu: Thành
phần cơ giới, pHKCl, Hữu cơ tổng số, Đạm tổng số, P2O5 dễ tiêu, K2O dễ tiêu, Ca2+,
+ Đạm tổng số (N%): Phương pháp Kjeldahl, theo tiêu chuẩn TCVN 6498: 1999
+ pHKCl của đất: Phương pháp đo bằng pH meter, theo tiêu chuẩn TCVN 5979: 2007
+ Ca2+, Mg2+ trao đổi: Phương pháp chuẩn độ bằng Trilon B, theo tiêu chuẩn
TCVN 8569:2010
+ Lân dễ P2O5 dễ tiêu: Phương pháp Bray II, theo tiêu chuẩn TCVN 8942: 2011
+ Kali dễ tiêu K2O: Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa, theo
tiêu chuẩn TCVN 8662: 2011
- Xác định tên khoa học và dạng sống của các loài cây
Việc giám định và phân loại thực vật được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các chuyên gia
về phân loại thực vật của Viện Khoa học lâm nghiệp, Viện sinh thái và tài nguyên sinh
vật, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Sau khi đã thống kê loài thực vật, căn cứ thang phân chia của Raunkiaer (1934)
[86] đã áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam Đề tài đã xác định thực vật sống
có chồi trên thân gỗ ở khu vực nghiên cứu thành các nhóm theo biểu sau:
Trang 34Bảng 2.3 Biểu mẫu xác định dạng sống có chồi trên thân cây gỗ
(3) Nghiên cứu xác định đặc điểm mắt ngủ
- Số mắt ngủ TB/ cây =
Tổng số mắt ngủ điều tra theo cấp kính cây mẹ
(3.6)Tổng số cây mẹ theo cấp kính
- Đường kính TB mắt ngủ =
Tổng số đường kính mắt ngủ theo cấp kính
(3.7)Tổng số mắt ngủ theo cấp kính cây mẹ
- Đường kính măng TB =
Tổng số đường kính măng theo tuổi
(3.8)Tổng số măng theo tuổi
Phân tích phương sai một nhân tố và kiểm tra sai dị lớn nhất theo tiêu chuẩn
Duncan bằng phần mềm SPSS 20.0 theo trình lệnh: Analyz/Compare Means/Oneway
Anova, theo tài liệu của Nguyễn Hải Tuất và cs (2005) [51]
Trang 35CHƯƠNG 3 ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1 Vị trí địa lý
Điện Biên là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam, có toạ độ địa lý:
từ 102010' đến 103036' kinh độ Đông và từ 20054' đến 22033' vĩ độ Bắc Phía Bắc giáp với tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp với tỉnh Sơn La, phía Tây và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc (tại khu vực xã Sín Thầu - huyện Mường Nhé)
Phú Thọ là tỉnh miền núi phía Bắc, có tọa độ địa lý 20055' - 21043' vĩ Bắc, 104048
- 105027 kinh độ Đông Phía Đông giáp Hà Nội, phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái, phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang Với vị trí “ngã ba sông", cửa ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội, cầu nối các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Đông Bắc
3.2 Tổng hợp các nét đặc trưng của tỉnh Điện Biên và Tỉnh Phú Thọ
Theo báo cáo về phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam (tháng 10 năm 2011)[42], trong luận án này xin tổng hợp một số nét đặc trưng của 2 khu vực tỉnh Điện Biên và tỉnh Phú Thọ ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1 Đặc điểm chủ yếu của khu vực nghiên cứu
1 Khí hậu Nhiệt độ năm: 23,3 - 23,70C;
Lượng mưa năm: 1344 - 2385mm; Số giờ nắng năm:1430 -
2022 giờ Độ ẩm không khí TB:
79 - 85%
Nhiệt độ năm: 23,3 - 23,70C; Lượng mưa năm: 1321 - 1888mm
Số giờ nắng năm: 1106 - 1373 giờ
Độ ẩm không khí: 81 - 86%
2 Địa mạo Kiểu địa hình núi dạng tuyến theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam Độ cao biến đổi từ 200m đến trên 1800m Xen lẫn các dãy núi cao
là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp, độ dốc cao phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh Núi bị bào mòn tạo nên những cao nguyên khá
Kiểu địa hình gò đồi xen kẽ có độ cao tương đối từ 100 ÷ 200m, có đỉnh vòm thoải hay liên kết các vòm với các trũng giữa đồi tương đối rộng và bằng phẳng
Trang 36TT Đặc điểm Tỉnh Điện Biên Tỉnh Phú Thọ
và mùn nghèo ở những nơi rừng bị phá vỡ
thực vật
rừng
Kiểu rừng chủ yếu là rừng kín hỗn loài, lá rộng thường xanh mưa ẩm vùng đồi núi và trung bình 700 - 1500m Rừng tre trúc
và hỗn loài cây gỗ - tre trúc và rừng trồng các loại
Kiểu rừng đặc trưng là kiểu rừng kín, hỗn loài, lá rộng, thường xanh mưa ẩm vùng thấp < 700m, hỗn loài lá kim và lá rộng
nguyên
đất
Tổng diện tích tự nhiên là 956.290,37ha Đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp là 143.420,17ha, chiếm 15% diện tích tự nhiên; đất
sử dụng vào sản xuất lâm nghiệp là 637.817,24 ha, chiếm 66,70%, chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng sản
xuất, rừng đặc dụng Đất chưa sử
tới 148.562,11ha, chiếm 15,58%
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 353.330,47 ha Trong đó sản xuất nông nghiệp là 98.370,37 ha chiếm 27,84% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp là 178.723,50 ha chiếm 50,58% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất đặc dụng Diện tích đất chưa sử dụng là 15.563,04 ha chiếm 4,4% tổng diện tích
dân tộc
Dân số: 538.069 người, mật độ dân số bình quân 56,3 người/
km2, gồm 21 dân tộc sinh sống
Dân số :1.360.228 người, mật độ dân số 385 người/ km2 Gồm 12 dân tộc
7 Kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn bình
quân đầu người năm 2014 đạt 19.732,20 nghìn đồng/năm, tương đương 912 USD Lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 458,8 kg/người/năm
Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (GRDP) năm 2014 đạt 27.003,0 nghìn đồng/năm, tương đương 1.275 USD Lương thực có hạt bình quân đầu người đạt 399,5 kg/người/năm
(Nguồn số liệu theo Niên gián thống kê năm 2014 tỉnh Phú Thọ và tỉnh Điện Biên)[9],[10]
Trang 373.3 Nhận xét và đánh giá chung điều kiện khu vực nghiên cứu
3.3.1.Những thuận lợi và cơ hội cho phát triển rừng Bương lông điện biên
- Điều kiện tự nhiên (địa lý, địa hình, khí hậu) cho thấy ở tỉnh Điện Biên và Phú
Thọ có độ ẩm không khí cao, lượng mưa lớn, phù hợp với sinh trưởng và phát triển
của rừng nói chung và cây Bương lông điện biên riêng
- Hệ thống giao thông đường bộ ở Phú Thọ cơ bản thuận tiện cho việc lưu thông
vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm từ cây Bương lông điện biên
- Bương lông điên biên được xác định là một trong những loài cây cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy trên địa bàn tỉnh Điện Biên và tỉnh Phú Thọ
3.3.2 Khó khăn, hạn chế cho phát triển rừng Bương lông điện biên
- Điều kiện kinh tế nghèo, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu nên công tác chăm sóc đối với cây Bương lông điện biên chưa được người dân quan tâm nhiều Công tác bảo vệ rừng chỉ được tập trung thực hiện vào mùa Bương lông điện biên ra măng để hạn chế việc phá hoại măng của người và gia súc, người dân chưa có
ý thức phòng trừ sâu, bệnh hại măng
- Tỷ lệ tăng dân số vẫn còn cao, lực lượng lao động đông, nhưng trình độ dân trí, trình độ văn hoá, chuyên môn hạn chế, thiếu vốn, thiếu các nhà quản lý và kinh doanh giỏi Cuộc sống chủ yếu dựa vào rừng, vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác khai thác và phát triển cây Bương lông điện biên
Như vậy, những đặc điểm về dân số, lao động và tập quán của các dân tộc trong khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói chung và công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Bương lông điện biên nói riêng
Trang 38CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm sinh học cây Bương lông điện biên
Cây Bương lông điện biên có tên khoa học là Dendrocalamus giganteus Munro.Thuộc lớp một lá mầm (Monotyledoneae),bộ Cỏ (Poales), họ Cỏ (Poaceae), họ phụ tre trúc (Bambusoideae)
Tên Việt Nam: Bương lông điện biên, Bương lớn; Mạy Púa mơi
Khi nghiên cứu về đặc điểm hình thái của cây Bương lông điện biên, đề tài đã tiến hành lựa chọn một số cây Bương lông điện biên ở các độ tuổi khác nhau tại 2 vùng sinh thái là: (i) 3 xã Mường Phăng, Nà Tấu, Nà Nhạn thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
và (ii) xã Chân Mộng huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ (Trung tâm khoa học lâm nghiệp
vùng trung tâm Bắc Bộ), tiến hành theo dõi nghiên cứu kết quả như sau:
4.1.1 Đặc điểm hình thái cây Bương lông điện biên
4.1.1.1 Hình thái rễ
Rễ được mọc ra từ gốc thân khí sinh
và những đốt trên thân ngầm, những rễ này
được gọi là rễ chính (rễ cái), rễ khí sinh
trên các vòng mo và gốc cành thường nhỏ
hơn và ngắn hơn Tại gốc của thân khí sinh
rễ mọc ra rất nhiều dưới dạng chùm, phân
bố thành mạng lưới dày đặc quanh gốc khí
Thân ngầm có xu hướng bò sâu xuống lòng đất (Hình 4.2)
Trang 39Mỗi gốc thân ngầm có 2 hàng mắt ngủ,
mỗi hàng có 2 - 3 mắt ngủ từ mắt này đâm
mầm sinh ra thân ngầm mới và sinh ra
măng rồi phát triển thành thân khí sinh,
tuy nhiên thông thường một thân ngầm
chỉ sinh ra từ 1 - 2 thân ngầm khác (một
cây mẹ chỉ có 1 hoặc 2 măng), rất ít
trường hợp thấy xuất hiện sinh ra 3 măng,
còn từ 4 măng trở lên thì trong quá trình
lông điện biên
4.1.1.3 Hình thái thân khí sinh
Thân khí sinh của Bương lông điện
biên chia làm nhiều đốt; lóng thân
rỗng, hình trụ, thẳng, đoạn gốc thân
có hình bầu dục không tròn và mọc
thành bụi Trên lóng có vòng mo
nổi rõ, vòng thân rõ và có 2 vòng
phấn nổi rõ Đốt lóng hơi phình ra
Cây thường phân cành ở những đốt
từ khoảng 2/3 chiều cao thân cây
lên phía ngọn Ở đoạn thân có chiều
cao dưới cành 5 - 8 m, cành chính ít
phát triển Ở thân cây non: Lúc đầu
có phủ 1 lớp phấn trắng, sau đó có
nhiều lông màu hung đỏ tập trung
nhiều 2 đầu lóng, phía sát vòng mo
ở giữa lóng có số lượng lông ít hơn
Ở thân cây già: Khi già các lóng có
nhiều rêu xanh và có địa y màu
trắng hình đốm tròn loang lổ bám
xung quanh (Hình 4.3)
Hình 4.3 Thân khí sinh và bụi cây Bương
lông điện biên
Hình 4.4 Cây Bương lông điện biên cắt thành các đoạn ở các vị trí chiều cao khác nhau
Thân khí sinh chia nhiều lóng giới hạn bởi các đốt, trên các đốt có mắt mầm Các lóng ở giữa thân thường dài hơn các lóng ở phía gốc và ngọn; lúc non phủ dày phấn
Trang 40trắng; ở đốt có một dải lông tơ màu nâu rộng 3 - 4 cm Những lóng ở phía sát gốc có chiều dài ngắn hơn so với các lóng phía trên.Từ lóng 5 - 25 thường có sự chênh lệch ít
về chiều dài lóng và đường kính lóng Từ lóng thứ 26 trở đi, đường kính lóng có xu
hướng giảm dần về phía ngọn cây (Hình 4.4) Đối với cây trưởng thành số lóng trên
Đường kính trung bình cây ở các lóng 5, 10, 15 ở khu vực Mường Phăng là cao nhất (D L= 14,8 - 17,7 cm) và thấp nhất là ở khu vực Chân Mộng (D L= 10,4 - 12,10 cm) Hệ số biến động đường kính lóng (SD% = 10,47 - 28, 37%) cũng có sự phân hóa
khác nhau ở các vị trí lóng khác nhau
Về chiều dài lóng cũng có sự thay đổi ở các vị trí lóng khác nhau, tuy nhiên ngược lại với biến đổi đường kính về cơ bản chiều dài ở các lóng ở vị trí lóng thứ 5 thường ngắn nhất, sau đó đến chiều dài lóng thứ 10 và dài nhất là lóng thứ 15 Cây ở