Những nghiên cứu ở trong n−ớc

Một phần của tài liệu thành phần bệnh hại trên cây dứa cayene và một số nghiên cứu nấm phytophthora spp gây bệnh thối nõn trong giai đoạn vườn ươm ở một số vùng phía bắc việt nam (Trang 28 - 38)

2. Tổng quan tài liệu

2.3.2. Những nghiên cứu ở trong n−ớc

2.3.2.1. Nghiên cứu về thành phần bệnh

Dứa là cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới. Vì vậy, ở n−ớc ta dứa đ−ợc trồng phổ biến hầu khắp các vùng từ bắc đến nam. Giống nh− ở các vùng trồng dứa trên thế giới, tuỳ từng vùng sinh thái trồng dứa khác nhau, có thành phần bệnh khác nhau, mức độ gây hại của chúng thể hiện giữa các vùng cũng không hoàn toàn giống nhau.

Theo kết quả điều tra bệnh cây ở miền bắc Việt Nam của Viện Bảo vệ thực vật (1967 - 1968) [39], trên lá dứa có 5 loại bệnh hại bao gồm bệnh đốm xám (Pestalozzia ananas Sawada), bệnh đốm sao (Phyllosticta ananas), bệnh đốm khô (Phoma sp), bệnh đốm nâu (Ascochyta sp) và bệnh đốm xám nâu (Dimemaporium hispidulum Sacc). Hà Tây và Bắc Thái là hai tỉnh bị bệnh nhiều. Hàng năm bệnh phát sinh phát triển và gây hại mạnh từ tháng 5 đến tháng 11.

Năm 1977, khi nghiên cứu về thành phần bệnh hại dứa ở nông tr−ờng Hữu Lũng - Lạng Sơn và ở vùng Đông Hiếu - Nghệ An, tác giả Nguyễn Thiềng [33] đã xác định có 3 nhóm bệnh hại trên dứa là bệnh do nấm, bệnh do vi khuẩn và bệnh sinh lý. Tác giả đã cho biết có 10 loại bệnh hại do nấm, 1 bệnh hại do vi khuẩn, 3 bệnh hại sinh lý và 3 loại tuyến trùng hại rễ. Trong đó trên thân có 1 số bệnh do nấm, trên lá có 7 bệnh do nấm, trên quả có 3 bệnh thì 2 bệnh do nấm và 1 bệnh do vi khuẩn gây ra. Các bệnh trên đều gây hại ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Bệnh sinh lý có 3 bệnh trên lá và đều ở mức độ nhẹ. Nhóm tuyến trùng gây hại nhiều trên rễ. Có 3 loại tuyến trùng là

Meloidogyne sp, CsionemoidesPratylenchus coffea. Tác giả cũng đã kết luận ở 2 địa điểm trên, loại bệnh hại nguy hiểm và có tính chất huỷ diệt cao bao gồm bệnh đen thân, bệnh thối nõn, bệnh khô đỏ lá.

Cũng theo kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây của Viện Bảo vệ thực vật năm 1977 – 1978 [40] ở các tỉnh phía nam, đã xác định đ−ợc 4 loại bệnh

hại dứa, bao gồm bệnh thối thân (Phytophthora sp), bệnh thối gốc

(Thielaviopsis paradoxa), bệnh thối nhũn (Erwinia sp) và bệnh tuyến trùng (Pratylenchus sp). Bệnh hại trên thân và gốc là chính, các bệnh này đ−ợc phát hiện chủ yếu ở Lâm Đồng.

Tác giả Đinh Văn Đức (1996) [15] khi nghiên cứu ở những vùng trồng dứa chuyên canh thuộc vùng đồng bằng và trung du miền Bắc nh− Phú Hộ - Vĩnh Phú, Sơn D−ơng - Tuyên Quang, Đồng Giao - Ninh Bình đã xác định có tới 12 loại bệnh hại dứa đó là 5 loại bệnh do nấm, 2 loại bệnh do vi khuẩn, 2 loại do virus, 1 loại do tuyến trùng và 2 loại bệnh hại do sinh lý. Trong đó 2 loại bệnh nguy hiểm nhất là bệnh thối nõn do vi khuẩn (Pseudomonas ananas

Bergey) và bệnh héo đỏ lá virus (Closterovirus Like).

Theo Hoàng Chúng Lằm (2002) [22], trong khuôn khổ đề tài thuộc ch−ơng trình giống cây trồng giống vật nuôi Bộ Nông nghiệp và PTNT, khi điều tra thành phần sâu bệnh hại dứa tại 28 tỉnh thành trong phạm vi cả n−ớc đã cho biết: thành phần sâu bệnh hại dứa tại các địa ph−ơng trên toàn quốc

luôn có sự biến động qua các năm và các vùng sinh thái, tuy nhiên, các đối t−ợng gây hại bệnh thối nõn do nấm Phytophthora sp, héo đỏ do virus và rệp sáp luôn ở mức nghiêm trọng, cần nghiên cứu phòng trừ có hiệu quả.

Cũng theo Hoàng Chúng Lằm và CS (2003) [23] khi nghiên cứu trên dứa Cayen ở Nghệ An đã phát hiện có tới 9 đối t−ợng bệnh hại, trong đó7 loại bệnh hại và 2 loài tuyến trùng, đồng thời xác định mối t−ơng quan giữa bệnh héo đỏ với rệp sáp và hiệu quả phòng trừ rệp sáp, bệnh héo đỏ thông qua ngăn chặn sự xâm nhập của kiến đầu đỏ từ ngoài vào v−ờn.

Lê Thu Hiền (2003) [19] đã tiến hành điều tra thành phần bệnh hại trên dứa ở Đồng Giao - Ninh Bình và b−ớc đầu xác định có 9 loại bệnh hại. Trong đó có 6 bệnh do nấm, 1 bệnh do vi khuẩn, 1 bệnh do tuyến trùng và 1 bệnh ch−a xác định đ−ợc tác nhân gây bệnh.

Trần Thị Liên (2004) [24] điều tra thành phần bệnh hại trên dứa ở Kỳ Anh – Hà Tĩnh phát hiện 7 loại bệnh gây hại. Bao gồm loại 4 bệnh do nấm, 1 loại bệnh do virus, 1 loại bệnh do tuyến trùng, 1 loại bệnh do sinh lý. Trong đó bệnh thối nõn là bệnh gây hại phổ biến và nguy hiểm nhất.

2.3.2.2. Nghiên cứu về một số bệnh hại dứa

a. Bệnh thối nõn

Hiện nay ở các vùng trồng dứa n−ớc ta bệnh thối nõn là một trong những bệnh hại chủ yếu và nghiêm trọng nhất. Cây bị bệnh th−ờng bị chết, gây hiện t−ợng mất khoảng trong ruộng dứa, tác hại của bệnh làm chết hàng loạt cây trên đồi dứa, do vậy đã làm giảm năng suất và thiệt hại một cách đáng kể. Hàng năm tỉ lệ cây bị chết do bệnh trung bình 10 - 30%, có diện tích cục bộ tỉ lệ cây bị chết do bệnh lên tới hơn 80%, ruộng dứa coi nh− bị mất trắng phải trồng lại.

* Nguyên nhân gây bệnh

Các tác giả Lê L−ơng Tề (1986) [31] và Vũ Khắc Nh−ợng (1987) [29] khi nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở Hữu Lũng - Lạng Sơn đều có chung kết luận là bệnh thối nõn dứa ở Việt Nam do vi khuẩn Pseudomonas sp gây ra.

nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa ở một số vùng trồng dứa chuyên canh

miền bắc là do vi khuẩn Pseudomonas ananas. Vi khuẩn gây bệnh

Pseudomonas ananas là loại vi khuẩn hình gậy có kích th−ớc 0,4-0,9 x 1,5-2

(micron), chuyển động theo h−ớng nhất định, nhuộm gram âm. Trên môi

tr−ờng đặc, khuẩn lạc hình tròn, màu trắng kem, rìa nhẵn bóng. Có khả năng phân giải gelatin ở nhiệt độ 28oC. Vi khuẩn có khả năng thuỷ phân tinh bột, phân giải đ−ờng glucose, saccharose, maltose, sinh ra khí, không có khả năng khử nitrat, không tạo NH3, H2S.

Các tác giả Ngô Vĩnh Viễn, Bùi Văn Tuấn và Lê Thu Hiền - Viện Bảo

vệ thực vật, Đặng L−u Hoa - Nông nghiệp I Hà Nội, Fiona Benyon -

University of Sydney, Andre Denth - University of Queensland (2001) [43], khi nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở miền bắc Việt Nam, đã phát hiện một trong những nguyên nhân gây bệnh thối nõn dứa là do 2 loài nấm

Phytophthora gây ra là nấm Phytophthora nicotianae Phytophthora cinnamomi. Trong đó Phytophthora nicotianae là loài gây hại phổ biến hơn

loài nấm Phytophthora cinnamomi. Số mẫu xuất hiện nấm Phytophthora

trong tổng số các mẫu phân lập là 39,5% thì nấm Phytophthora nicotianae

chiếm 32,5% còn nấm Phytophthora cinnamomi chiếm 6,9%. Các loài trên chủ yếu đ−ợc giám định từ giống Smooth Cayen chồi thân 50%, giống Queen 40%, giống Smooth Cayen 2 tháng tuổi 33% và giống Queen 2 năm tuổi. Qua kết quả kiểm tra b−ớc đầu ghi nhận loài Phytophthora nicotianae là loài nấm chủ yếu gây ra bệnh thối nõn dứa ở các tỉnh phía bắc Việt Nam. Nghiên cứu về tác nhân gây ra bệnh thối nõn dứa ở vùng trồng dứa Đồng Giao - Ninh Bình, Lê Thu Hiền (2003) [19] cũng có những kết luận t−ơng tự.

* Triệu chứng bệnh

Các tác giả đều cho rằng bệnh thể hiện đầu tiên ở tim hoa thị trong nõn cây. Bệnh phá hại ở phần gốc lá non, đỉnh sinh tr−ởng của cây bị thối. Lúc đầu đoạn gốc lá nõn thối màu trắng đục khi vết thối lan sâu vào trong thân làm cho toàn bộ thân và gốc lá từ màu trắng đục chuyển dần sang màu nâu nhạt rồi

cuối cùng là màu thâm đen. Ranh giới giữa phần mô bị thối và phần mô phía trên ch−a bị thối là đ−ờng viền màu vàng nâu rõ rệt. Sau nhiễm bệnh 4 - 6 ngày, phần gốc lá nõn và đỉnh sinh tr−ởng của cây bị thối hoàn toàn, nhầy nhớt có mùi hôi thối rất khó chịu. Cầm vào đầu chót lá rút nhẹ lên, toàn bộ lá cây bị rời khỏi thân một cách dễ dàng. Lá cây bị bệnh chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi màu đỏ. Khi đó, chót lá khô xám tóp lại, cây thấp và chết. Nếu bệnh phát sinh vào thời kỳ cây mang quả thì cuống quả bị thối, lan sâu vào thịt quả. Quả bị gãy gục xuống và không cho thu hoạch.

* Một số yếu tố ảnh h−ởng đến sự phát sinh phát triển bệnh

Nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở một số vùng trồng dứa tập trung miền bắc, Vũ Khắc Nh−ợng (1987) [29] cho rằng bệnh phát triển nhiều ở nơi đất dốc, hợp thuỷ và lan truyền theo chồi giống lấy từ nơi dứa bị bệnh.

Cũng ở Hữu Lũng - Lạng Sơn, khi nghiên cứu mối quan hệ giữa giống dứa với tình hình phát sinh phát triển và gây hại của bệnh thối nõn, tác giả Lê L−ơng Tề (1986) [31] đã kết luận là giống Nahoa (Queen classis) bị bệnh gây hại nặng hơn khi so sánh với giống dứa Mẹt (Queen Natal).

Nghiên cứu ở vùng đồng bằng và trung du miền bắc, Đinh Văn Đức (1996) [15] đã nhận xét bệnh thối nõn dứa phát triển thuận lợi trong điều kiện

nhiệt độ 15-24oC, ẩm độ không khí trên 80%. Giống dứa Nahoa (Queen

classis) mẫn cảm với bệnh hơn giống dứa Phú Thọ (Queen Natal). Giống dứa Smooth Cayen thuộc nhóm Cayen ít mẫn cảm với bệnh... Tác giả cũng cho rằng bệnh xuất hiện và gây hại nặng hơn ở khu vực hợp thuỷ, chân đồi. ở khu bằng và l−ng đồi bệnh gây hại ít hơn và nhẹ nhất ở đỉnh đồi.

Kết quả điều tra thực trạng sản xuất dứa Cayen tại 28 tỉnh thành trong cả n−ớc của Hoàng Chúng Lằm và CS. (2002) [22] cho thấy bệnh hại chủ yếu trên v−ờn kinh doanh là bệnh thối nõn, bệnh héo đỏ và rệp sáp. ở trong v−ờn −ơm tỷ lệ cây con chết trung bình khoảng 25-30%, một số nơi lên tới 50%, cá biệt trên 90%. Lê Thu Hiền ( 2003) [19], khi nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối nõn dứa ở Đồng Giao - Ninh Bình đã phát hiện môi tr−ờng nhân tạo thích hợp cho

sự phát triển của sợi nấm Phytophthora nicotianae là CMA. Nh−ng nấm sản

sinh bào tử nhiều nhất là ở trong môi tr−ờng PCA. Nấm Phytophthora

nicotianae sinh tr−ởng và phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 28-30oC.

ở nhiệt độ 10oC và 40 oC nấm hoàn toàn không phát triển. Loại nấm này sinh tr−ởng, phát triển tốt nhất trong phạm vi pH môi tr−ờng từ 5 - 6. Trong điều kiện chiếu sáng liên tục, sợi nấm phát triển mạnh nhất. Nh−ng điều kiện tối hoàn toàn lại kích thích nấm sản sinh bảo tử mạnh nhất. Trong hai giống dứa trồng tại Đồng Giao - Ninh Bình thì giống Cayen bị nhiễm bệnh thối nõn cao hơn giống dứa Queen. Sử dụng chồi ngọn để trồng thì cây dễ mắc bệnh thối nõn hơn so với trồng bằng chồi thân và chồi cuống.

Theo Trần Thị Liên (2004) [24] nghiên cứu bệnh thối nõn dứa ở Kỳ Anh - Hà Tĩnh cũng đã nhận xét dứa Cayen trồng ở đỉnh đồi, l−ng đồi và khu bằng ít bị mắc bệnh thối nõn hơn ở chân đồi và khu hợp thủy. Sử dụng chồi ngọn làm thực liệu trồng thì tỷ lệ cây dứa Cayen bị nhiễm bệnh cao hơn so với các loại thực liệu trồng là chồi thân, chồi cuống và chồi giâm hom.

* Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh

Theo những kết quả nghiên cứu của Vũ Khắc Nh−ợng (1987) [29] để phòng trừ bệnh thối nõn dứa ở một số vùng trồng dứa tập trung miền bắc n−ớc ta một cách có hiệu quả, công tác điều tra phát hiện bệnh sớm giữ vai trò quan trọng đặc biệt.

Lê L−ơng Tề (1986) [31], trong quá trình nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh thối nõn ở Hữu Lũng - Lạng Sơn cho rằng cùng với việc áp dụng những biện pháp kỹ thuật chăm sóc khác và bón phân đầy đủ, cân đối thì sử dụng thuốc Bayleton 25% với nồng độ phun 0,2% có tác dụng phòng trừ bệnh rất tốt. Cũng theo tác giả, khi phát hiện trong v−ờn dứa có cây bị nhiễm bệnh nhổ bỏ ngay cây bị bệnh ra khỏi v−ờn và phun thuốc Falizan 0,1% hoặc TMTD 0,5% liên tiếp 2 - 3 lần, cách nhau 20 - 25 ngày. Không đ−ợc lấy chồi giống đem trồng từ v−ờn dứa bị bệnh nhiều. Chồi trồng phải đ−ợc chọn kỹ. Tr−ớc khi trồng xử lý chồi bằng dung dịch Falizan 0,1% trong

thời gian 10 phút. Tác giả còn nhấn mạnh rằng với những v−ờn dứa bị nhiễm bệnh nặng cần thiết phải vùi sâu xác cây dứa vào trong đất. Sau đó ít nhất 2 - 3 năm mới đ−ợc trồng lại.

Theo những nghiên cứu của Đinh Văn Đức (1996) [15], để phòng trừ bệnh thối nõn cây dứa một cách có hiệu quả phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kỹ thuật nh− làm đất kỹ, tiêu huỷ hết tàn d− cây dứa chu kỳ tr−ớc, san phẳng bề mặt đất, tránh các khu đọng n−ớc. Việc xử lý chồi giống bằng cách ngâm trong dung dịch n−ớc thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,25% trong 5 phút có hiệu quả phòng trừ bệnh thối nõn cây dứa rất cao. Chỉ nên trồng chồi dứa khoẻ, không nên lấy chồi ở nơi bị bệnh đem trồng. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc v−ờn cây nh− làm sạch cỏ dại, bón phân N:P:K:Mg đầy đủ, cân đối theo tỉ lệ 2:1:3:1 và phun bổ sung các loại phân vi l−ợng nh−

Bo và Kẽm đã làm nâng cao sức chống chịu bệnh của cây.

Nghiên cứu xác định biện pháp phòng trừ bệnh thối nõn dứa ở Đồng Giao - Ninh Bình, Lê Thu Hiền (2003) [19] đã đi đến kết luận là việc áp dụng công thức luân canh với một số cây trồng khác nh− sắn, lạc... 1 năm trở lên có tác dụng hạn chế đáng kể bệnh thối nõn dứa. Dứa trồng ở khu đồng cao, đỉnh đồi ít bị mắc bệnh thối nõn hơn khu đồng trũng và chân đồi. Sử dụng thuốc Phosacide 200 nồng độ 4% và thuốc Aliette 80 WP nồng độ 0,2% xử lý chồi tr−ớc khi trồng có hiệu quả trừ bệnh thối nõn cao.

Trần Thị Liên (2004) [24] cho biết, bệnh thối nõn dứa Cayen trên v−ờn sản xuất kinh doanh tại khu vực Kỳ Anh - Hà Tĩnh mức độ thiệt hại có thể lên tới 20 - 30% năng suất. Sử dụng Aliette, Belate C, Ridomil để phòng trừ bệnh có hiệu quả. Khuyến cáo không sử dụng chồi ngọn để trồng vì đây là loại thực liệu rất dễ bị nhiễm bệnh thối nõn.

b. Bệnh thối rễ

Nghiên cứu về bệnh thối rễ dứa, Đinh Văn Đức (1996) [15] đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nấm Phytophthora cinnamomi Bands. Nấm xâm nhập và gây hại qua vết th−ơng của rễ cây gây nên bởi tuyến trùng hoặc côn

trùng trong đất hoặc do làm cỏ xới xáo. Nấm gây thối phần thịt, vỏ rễ để trơ ra phần lõi rễ, làm giảm số l−ợng rễ trên cây. Hậu quả là làm cho cây sinh tr−ởng còi cọc, quả nhỏ. Bệnh phát sinh ở tất cả các giai đoạn sinh tr−ởng của cây, ở các v−ờn dứa trũng, đọng n−ớc, độ ẩm cao. Để phòng trừ bệnh có hiệu quả cần thiết phải thiết kế hệ thống thoát n−ớc ở các khu vực đất trũng, tiêu diệt các ký sinh, động vật gây hại rễ trong đất. Khi phát hiện bệnh dùng các loại thuốc nh− Ridomil MZ l−ợng 2,5 - 3,0 kg/ha hoặc Captafol 80% l−ợng 9- 10 kg/ha để xử lý vào đất.

c. Bệnh héo đỏ lá

Cũng theo những kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Đức (1996) [15], nguyên nhân gây bệnh héo đỏ lá virus là do virus Closterovirus Like. Virus có dạng hình que dài, uốn cong. Rệp sáp đ−ợc xác định là môi giới lây truyền loại bệnh này. Với ng−ỡng trên 10 con rệp mang bệnh mỗi cây thì cây dứa bị bệnh. Bệnh có mặt, gây hại ở tất cả các nông tr−ờng trồng dứa của n−ớc ta. Tỉ lệ cây bị nhiễm bệnh tỉ lệ thuận với mật độ trồng. Mật độ trồng cao ( 6 vạn cây/ha), tỉ lệ nhiễm bệnh là 16,13%. Trong khi đó, mật độ trồng thấp hơn (4,5 vạn cây/ha), tỉ lệ nhiễm bệnh chỉ là 7,70%. Kết quả điều tra năm 1994 của tác giả tại Phú Hộ - Phú Thọ và Đồng Giao - Ninh Bình còn xác định rằng ở những nơi đất trũng, tỉ lệ bệnh từ 14,80 - 16,10%, cao hơn khi so sánh với ở những nơi đất bằng, tỷ lệ bệnh chỉ từ 8,00 - 8,80%.

Một phần của tài liệu thành phần bệnh hại trên cây dứa cayene và một số nghiên cứu nấm phytophthora spp gây bệnh thối nõn trong giai đoạn vườn ươm ở một số vùng phía bắc việt nam (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)