Mức độ cần đạt Giúp học sinh: - Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử Văn – đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó củng cố lòng yê
Trang 1Tiết 67, 68
Ngày soạn: 29/01/2018
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN
(Tản Viên từ phán sự lục – trích Truyền kì mạn lục)
Nguyễn Dữ
-I Mức độ cần đạt
Giúp học sinh:
- Thấy được phẩm chất dũng cảm, kiên cường của nhân vật chính Ngô Tử
Văn – đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà; qua đó củng
cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt
- Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch
tính của tác giả Truyền kì mạn lục.
II Trọng tâm kiến thức kĩ năng
1 Kiến thức
- Một số đặc trưng cơ bản của thể loại truyền kì
- Vẻ đẹp nhân vật Ngô Tử Văn – đại diện cho người tri thức nước Việt dũng
cảm, kiên cường, yêu chính nghĩa, trọng công lí và có tinh thần dân tộc mạnh mẽ
- Kể chuyện có lớp lang, kết cấu truyện giàu kịch tính, hấp dẫn; tạo dựng thế
giới thực - ảo xen lẫn, hòa quyện
2 Kĩ năng
- Đọc, tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại
- Phân tích nhân vật trong truyện truyền kì.
3 Thái độ Ủng hộ chính nghĩa, đấu tranh chống gian tà và niềm tự hào về trí
thức Việt
III Phương pháp, phương tiện
1 Phương pháp
- Nêu vấn đề.
- Thuyết trình, diễn giảng.
- Thảo luận nhóm.
- Đàm thoại.
2 Phương tiện
Trang 2- Giáo viên: Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 (tập 2), sách giáo viên, sách
hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập
- Học sinh: Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 (tập 2), vở soạn, vở ghi bài.
IV Các bước lên lớp
1 Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số, nề nếp.
2 Kiểm tra bài cũ
+ Câu hỏi: Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ trong tác
phẩm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung?
3 Bài mới: Ở chương trình Ngữ Văn lớp 9, các em đã được học tác phẩm
Chuyện người con gái Nam Xương - một trong hai mươi truyện thuộc tác
phẩm Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ Hôm nay, chúng ta lại cùng nhau
tìm hiểu thêm một câu chuyện nữa trong tập truyện đó của ông, đó là
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Câu chuyện phản ánh hiện thực xã hội
phong kiến đương thời với đầy rẫy tệ trạng thông qua các yếu tố hoang đường, kì ảo
Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm
hiểu phần Tiểu dẫn.
Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả.
GV: Mời HS đọc phần Tiểu dẫn
HS: Đọc
GV: Phần Tiểu dẫn nêu lên những nội
dung nào?
HS: Trả lời
GV: Nêu một vài nét chính về tác giả
Nguyễn Dữ? (quê quán, xuất thân, tác
phẩm nổi tiếng)
HS: Trả lời
Thao tác 2: Tìm hiểu tác phẩm
GV: Nêu những hiểu biết của em về
thể loại truyền kì và đặc trưng của nó?
HS: Trả lời
GV bổ sung: Qua truyện truyền kì
chúng ta sẽ thấy được đằng sau những
chi tiết hoang đường kì ảo (phi hiện
I Tìm hiểu chung
1 Tác giả: Nguyễn Dữ
- Sống vào khoảng thế kỉ XVI
- Quê quán: xã Đỗ Tùng – huyện Trường Tân (nay thuộc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương)
- Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và làm quan nhưng không lâu sau thì lui về ở ẩn
- Tác phẩm nổi tiếng: Truyền kì
mạn lục.
2 Tác phẩm: Truyền kì mạn lục
- Thể loại: Truyền kì - là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực lịch sử thông qua các yếu tố kì ảo, hoang đường
- Truyền kì mạn lục – một “thiên cổ
kì bút” viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI
Trang 3thực) lại là những vấn đề cốt lõi của
hiện thực, thể hiện rõ quan niệm và
thái độ của tác giả
GV: Giải thích nhan đề tác phẩm
“Truyền kì mạn lục”.
(Truyền kì: những chuyện kì lạ được
lưu truyền trong dân gian
Mạn lục: ghi chép một cách rộng rãi
→ Ghi chép một cách rộng rãi những
chuyện kì lạ được lưu truyền trong
dân gian)
Thao tác 3: Tìm hiểu văn bản
GV: Dựa vào phần đọc và soạn bài ở
nhà, hãy chia bố cục văn bản và nêu
nội dung chính của từng phần?
HS: Trả lời câu hỏi
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc –
hiểu văn bản
Thao tác 1: Tìm hiều nhân vật Ngô
Tử Văn
GV: Từ đầu câu chuyện tác giả đã giới
thiệu NTV là một người như thế nào?
Từ đó nhận xét về cách giới thiệu
nhân vật của tác giả?
- Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực
và giá trị nhân đạo cao, vừa là tuyệt tác của thể loại truyền kì
3 Văn bản: Chuyện chức phán sự
đền Tản Viên
a Xuất xứ: một trong hai mươi truyện được rút ra từ tập “Truyền kì mạn lục”
b Bố cục: 4 phần
Đoạn 1: từ đầu đến “không cần gì cả”: Giới thiệu nhân vật Tử Văn và hành động đốt đền
Đoạn 2: “Đốt đền xong…khó lòng thoát nạn”: Tử Văn gặp tên Bách hộ
họ Thôi và Thổ thần
Đoạn 3: “Tử Văn vâng lời…không bệnh mà mất”: Tử Văn gặp Diêm Vương, được minh oan và tiến cử làm chức phán sự đền Tản Viên Đoạn 4: phần còn lại: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự với người quen cũ và lời bình của tác giả
II Đọc – hiểu văn bản
1 Nhân vật của Ngô Tử Văn
a Hoàn cảnh xuất thân
- Tên chữ (tự): Ngô Tử Văn, tên (tục): Soạn
- Quê: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
- Tính tình: khảng khái, nóng nảy
- Phẩm chất: cương trực, dũng cảm, trọng công lí
→ Giới thiệu nhân vật một cách trực tiếp, ngắn gọn, cụ thể; đặc biệt
là tính tình, phẩm chất bằng những
Trang 4HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, trả lời
các câu hỏi thảo luận sau:
Nhóm 1: Nguyên nhân nào dẫn đến
hành động đốt đền của NTV? Trước
khi đốt đền chàng đã làm gì?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV nhận xét, bổ sung
Nhóm 2: Ý nghĩa hành động đốt đền
của NTV?
HS: Đại diện nhóm trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
Nhóm 3: Sau khi đốt đền, NTV đã
gặp phải hậu quả gì?
HS: Đại diện nhóm trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
Nhóm 4: Phân tích diện mạo, lời nói,
bản chất của tên tướng giặc? Thái độ
của NTV khi gặp tên tướng giặc?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
lời khen ngợi, khẳng định Cách giới thiệu nhân vật (mở truyện) theo kiểu truyền thống
→ Tác dụng: định hướng rõ cho sự tiếp nhận câu chuyện của người đọc
b Ngô Tử Văn – hành động đốt đền
- Lí do đốt đền: Vì tức giận trước việc “hưng yêu tác quái” của tên hung thần → Đốt đền trừ hại cho dân
- Cách thực hiện: Tắm gội sạch sẽ, khấn trời đất, châm lửa đốt đền
→ Cẩn trọng, công khai, quyết liệt, đàng hoàng, tôn trọng thần linh
- Ý nghĩa hành động đốt đền:
+ Thể hiện sự khảng khái, chính trực, dũng cảm, muốn vì dân trừ bạo của kẻ sĩ
+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh
mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc xâm lược hung bạo
- Hậu quả:
+ Tử Văn bị “sốt nóng sốt rét” + Bị hồn ma tên tướng giặc mắng mỏ
+ Bị hắn đe dọa, quyết kiện Tử Văn
ở âm phủ
c Ngô Tử Văn gặp Bách
hộ họ Thôi
- Hình ảnh hồn ma tên tướng giặc: + Diện mạo: khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ
+ Lời nói: tỏ vẻ hiểu biết
+ Bản chất thực: xảo trá, tham lam, hung ác
- Thái độ của Tử Văn: coi thường, mặc kệ, “vẫn cứ ngồi ngất ngưỡng
Trang 5Tiết 2:
GV tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu
nhân vật Tử Văn theo bố cục văn bản
GV: Cuộc gặp gỡ với Thổ thần có tác
dụng gì đến sự phát triển của cốt
truyện và nhân vật chính Tử Văn?
HS: Trà lời
GV: Tại sao lại có vụ kiện ở âm phủ?
Hồn ma tên tướng giặc đã làm những
việc gì?
HS: Trả lời (Vì hồn ma tên tướng giặc
kiện NTV đốt đền/Giả mạo Thổ thần,
làm hại dân, qua mặt Diêm Vương)
GV: Vì sao hồn tên tướng giặc gây tội
ác như vậy mà vẫn tồn tại?
HS: Suy nghĩ trả lời (Vì các thần ở
các đền miếu lân cận ăn của đút lót
nên bao che cho kẻ ác, vì các phán
quan của Diêm Vương chưa làm hết
trách nhiệm, không theo sát thực tế)
GV: Tinh thần, thái độ, lời nói của Tử
Văn trên đường bị quỷ sứ bắt đi, trong
điện và trước Diêm Vương như thế
nào?
HS: Hoàn thành bảng phụ
Lần Hồn ma Diêm
Vương
Tử Văn Thứ 1 Khúm
núm kêu oan, tỏ
vẻ đáng thương,
Quát mắng
TV, bênh vực
Điềm nhiên, không run sợ, cứng
tự nhiên”, tin vào việc làm chính nghĩa của mình
d Ngô Tử Văn gặp Thổ thần
Cuộc gặp gỡ với Thổ thần:
+ Giúp Tử Văn thấy rõ bản chất giả mạo, xảo trá cùng những hành động tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc
+ Thổ thần mong Tử Văn quyết tâm
và bày cách giúp chàng đối phó với tên tướng giặc
→ Tạo ra sự phát triển lô gích cho câu chuyện
→ Thể hiện mong muốn diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt của
Tử Văn
e Ngô Tử Văn trong vụ xử kiện của Diêm Vương
- Tinh thần, thái độ của Tử Văn: điềm nhiên, không hề khiếp sợ trước cảnh địa ngục rùng rợn, quỷ
sứ đe dọa Một mực đòi kêu oan, đòi phán xét công khai, minh bạch
- Thái độ, lời lẽ tên tướng giặc: giả hiệu, xảo trá, ra vẻ đáng thương, nhún nhường
→ Nghệ thuật tương phản đặc sắc
* Ý nghĩa của việc Diêm Vương
xử kiện:
- Thể hiện niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn
có một thế giới khác là âm phủ, nơi con người sau khi chết sẽ đến để nhận sự phán xét và thưởng phạt về những việc làm của mình khi còn sống
- Thể hiện khát vọng công lí chưa
Trang 6nhún nhường
hồn ma cỏi
minh oan
Thứ 2 Đổi
giọng nhân nghĩa, rộng lượng
Cử người đến đền Tản Viên lấy chứng cớ
Đề nghị Diêm Vương đến đền Tản Viên
để xác minh Thứ 3 Bị nhốt
vào ngục Cửu U
Trừng phạt hồn
ma, ban thưởng cho TV
Được minh oan và ban thưởng
GV: Nêu ý nghĩa của việc Diêm
Vương xử kiện?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Chức phán sự là chức quan như
thế nào? Tại sao Tử Văn nhận chức
này? Việc nhậm chức của Tử Văn có ý
nghĩa như thế nào?
HS: Suy nghĩ trả lời
Thao tác 2: Tìm hiểu ý nghĩa phê
phán của tác phẩm
GV: Tác giả muốn phê phán điều gì?
HS: Trả lời
GV: Có phải tác giả chỉ đơn thuần phê
phán hung thần và quan lại cõi âm
không?
HS: Suy nghĩa trả lời
thực hiện được trong cuộc sống trần thế của người xưa
- Có ý nghĩa khuyên răn con người sống đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác
* Quan phán sự: chức quan trông
coi việc xử án ngày xưa (xem xét các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án), là chức quan thực thi công lí
- Tử Văn nhận chức phán sự là bởi chàng là người chính trực, dũng cảm, trọng lẽ phải Chàng muốn thực hiện công lí, diệt trừ gian tà, ác bá
- Ý nghĩa việc nhậm chức:
+ Là một phần thưởng xứng đáng + Khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí
2 Ngụ ý phê phán
+ Hồn ma tên tướng giặc xâm lược với bản chất gian xảo, tham lam hung ác, đáng bị vạch mặt và trừng trị
+ Thánh thần, quan lại ở cõi âm vì tham tiền đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu, gây nên bao nỗi khổ cho người dân lương thiện
→ Đây cũng là hình chiếu cho những bất công trong xã hội đương thời: quan lại tham nhũng, vua xa dân, người tốt chịu bất công, oan trái
3 Nghệ thuật kể chuyện
- Kết cấu truyện giàu kịch tính với những tình tiết lôi cuốn
- Cách dẫn dắt truyện hợp lô gích,
Trang 7Thao tác 3: Tìm hiểu nghệ thuật kể
chuyện của tác phẩm
GV: Nêu những đặc sắc nghệ thuật
của tác phẩm?
HS: Trả lời
(Cuốn hút với nhiều kịch tính:
- Chi tiết mở đầu truyện: Tử Văn đốt
đền: đã gây sự chú ý và dự báo những
diễn biến tiếp theo sẽ rất khác thường,
thu hút người đọc đi sâu vào tình tiết
câu chuyện
- Câu chuyện được thắt nút dần với
những xung đột ngày càng căng
thẳng
+ Tử Văn thấy trong mình khó chịu
đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi
lên một cơn sốt nóng, sốt rét Sau đó,
tên hung thần đến trách mắng, đe dọa
+ Thổ thần đến báo cho Tử Văn biết
tên hung thần đã kiện chàng xuống
Minh ti và bày cách đối phó
+ Bệnh Tử Văn nặng thêm rồi bị quỷ
sứ bắt xuống Âm ti
+ Tử Văn bị giải đến trước Diêm
Vương, bị Diêm Vương quát mắng,
nhưng vẫn bình tĩnh kể đầu đuôi sự
việc, lời nói, hành động rất cứng cỏi,
không chịu nhún nhường
- Câu chuyện được mở nút: lời Tử
Văn được minh chứng, sự thực phơi
bày Công lý được thực hiện: kẻ ác bị
đền tội, người lương thiện được đền
khéo léo; cách kể tả sinh động, hấp dẫn
III Tổng kết
- Đề cao tinh thần khảng khái,
cương trực dám đấu tranh chống lại cái ác, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định chiến thắng gian tà
- Nghệ thuật kể chuyện lôi
cuốn, nhân vật chính được xây dựng sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch
Trang 8Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng
kết
GV: Khái quát lại những nội dung
chính của bài học?
HS: Khái quát, tổng kết
GV: Bổ sung
GV: Gọi HS đọc Ghi nhớ/SGK/51
tính; truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc
4 Củng cố:
- Tính cách, phẩm chất của Ngô Tử Văn qua diễn biến truyện?
- Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm theo bố cục.
5 Dặn dò:
- Nắm vững kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài “Phương pháp thuyết minh”.
V Rút kinh nghiệm
………
………
………
………
………
VI Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ………
………
………
………
………
………