Mười đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đạ

Một phần của tài liệu Một số phương diện cơ bản của mối quan hệ giữa nghệ thuật và triết học (Trang 43 - 55)

Vào thế kỷ VI tr.CN - diễn ra sự phân công lao động sâu sắc, được các nhà nghiên cứu xem xét như một điều kiện làm nảy sinh các tư tưởng triết học. Với sự xuất hiện tầng lớp những người chuyên sống bằng lao động trí óc: “Triết học cổ Hy - La ra đời trên nền tảng thần thoại và tôn giáo nguyên thủy, nhưng khác với chúng, triết học là một dạng thế giới quan hoàn toàn mới dựa

trên cơ sở trí tuệ sâu sắc. Những kết luận và tri thức triết học mang tính lý luận khái quát cao được nảy sinh, đã đẩy các dạng thế giới quan trước chúng vào lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, hay sáng tác dân gian”[66,149].

Triết học Hy Lạp cổ đại là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp chủ nỏ thống trị trong xã hội Hy Lạp lúc bấy giờ. về mặt bản chất nó phản ánh tính đặc thù của đấu tranh giai cấp giai đoạn này, đó là phản ánh lợi ích của các tập đoàn khác nhau trong nội bộ giai cấp thống trị (xung đột chủ nô dân chủ và chủ nô quí tộc). Tính giai cấp của một học thuyết triết học không chỉ thế hiện ở chỗ nó biểu hiện thành đường lối, quan điểm chính trị xã hội trực tiếp, mà còn bộc lộ trong xung đột của các trào lưu tư tưởng. Những mâu thuẫn trong xã hội cổ đại được thể hiện trong sự xung đột tiêu biểu giữa “đường lối Đêmôcrít” và “đường lối Platôn”.

Xét tổng thể, ta thấy triết học Hy Lạp cổ đại đã tập trung vào những vấn để thế giới quan cơ bản của con người như vấn đề về tổn tại, nguồn gốc và bản chất của thế giới. Trong tính khái quát, việc lý giải các vấn đề trên được xem là những nhiộm vụ cơ bản của nhà triết học.

Triết học cổ đại Hy Lạp còn rất coi trọng vấn đề con người, xem “con người là thước đo của muôn loài” (Protagorát). Xôcrát coi triết học là sự tư ý thức của con người vể chính bản thân mình.

Triết học Hy Lạp cổ đại mang tính biện chứng sơ khai tự phát. Những quan niộm biện chứng sơ khai đó là kết quả dựa vào phỏng đoán và trực giác thiên tài của người Hy Lạp cổ đại về sự vận động và phát triển cua tự nhiên, nhưng còn thiếu những căn cứ vững chắc ở những cứ liệu khoa học cụ thể, ở khoa học tự nhiên và khoa học lịch sử: “Những nhà triết học đầu tiên của Hy Lạp cổ đại là những nhà biện chứng tự phát, bẩm sinh, và Arixtốt, bộ óc bách khoa nhất trong các nhà triết học ấy, cũng đã nghiên cứu những hình thức căn bản nhất của tư duy biện chứng, như Ảngghen nhận xét trong tác phẩm “Chống Đuy-Rinh”[57,183].

Bên cạnh những nét khái quát nhất về bản chất của triết học cổ đại Hy Lạp kể trên, luận văn muốn lưu ý tới sự gắn bó về nguồn gốc của tư duy lý luận triết học với tư duy hình tương thông qua mười đặc điếm sau (trong mười đặc điểm này thì có tới chín đặc điểm được tiếp thu từ Mười hai luận đề vê văn hóa cổ đại của nhà nghiên cứu triết học lỗi lạc của Nga và của thế giới -

A.Ph. Lôxép). Việc chuyển dịch từ nội dung văn hóa sang triết học là sự cố gắng của luận văn (các chỗ trong ngoặc kép là trích ở Mười hai luận để vé văn hóa cổ đại của A. Ph. Lôxép) [35,số 10 và 11]:

- Đặc điểm 1 : Triết học cổ đại Hy Lạp là triết học dựa trên “nguyên tắc của chủ nạhĩa khách quan”. Dựa trên nguyên tắc này, mọi xu hướng triết học cổ đại lúc đầu đều sử dụng phương pháp trực quan.

- Đặc điểm 2 : Tư duy triết học cổ đại Hy Lạp quan niệm có “cái tuyệt đổi", “Nhưng đó là cái gì ? Bầu trời sao chẳng hạn. Tức là, cái tuyệt đối mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt mình, nghe thấy và cảm thấy”. Từ đó có thể nói, tư duy triết học cố đại Hy Lạp mang tính chất “Vũ trụ cảm tính, vũ trụ luận vật chất - cảm giác". “Điểu thú vị là các nhà duy tâm cũng xúc động nhìn lên

bẩu trời sao, nhìn vào vũ trụ cảm tính. Platon khắng định : điều quan trọng nhất với tâm hổn con người là bất chước sự chuyên động của các thiên thể. Chúng chu chuyển tuyệt vời : Bao giờ cũng như nhau, đối xứng, hài hòa không có bất kỳ sai sót nào. Tâm hổn con người cũng phải như vậy”. Tính chất vũ trụ luận vật chất - cảm giác phổ biến trong tư duy triết học cổ đại Hy Lạp rõ rệt

đến mức, khi nói về nguồn gốc của vũ trụ, Platon đã cho rằng: “Thượng đế tạo ra vũ trụ từ một loại vật liệu có tâm hồn, có lý trí và sống động (như) thực thể

con người”. “Bởi vậy, cái vũ trụ được nhìn thấy, được nghe thấy, được cảm thấy trong quan niệm của người Hy Lạp cổ không gì khác hơn là cơ thể to lớn

của một thực thể người sống động, cả ở chỉnh thể lẫn bộ phận”.

Như vậy, tư duy triết học cổ đại Hy Lạp được “xây dựng trên hệ thốnẹ vũ trụ luận có hồn và có trí tuệ (chứ không đơn giản là ... khách quan - vật chất và cảm tính).

- Đặc điểm 3 : Tư duy triết học cổ đại Hy Lạp còn là một tư duy mang

tính phiếm thần luận, vì thế giới thần thánh đó chỉ là “kết quả thần thánh hóa các lực lượng tự nhiên và đặc tính của con người”. Tư duy triết học Hy Lạp mang tính phiếm thần luận cũng vì nó bị chi phối bởi quan niệm coi “ỷ niệm vé sự vật cao hơn sự vật”. Ở đây sự vật không chỉ là sự vật về mặt hình thức,

mà còn về nội dung mà tư duy phản ánh nó. Trong tư duy triết học cổ đại Hy Lạp, cái bán chât, cái cao siêu, cái thẩn thánh, cái chung được quan niệm là “ý niệm”. Chẳng thế mà Platon coi ý niệm vê cái bàn đã chi phối cái bàn cụ thế.. Người thợ đóng cái bàn là do anh ta được “ý niệm” về cái bàn mà thượng đế đã gợi ý cho anh ta. Còn người họa sĩ vẽ cái bàn đẹp của người thợ là họa sĩ đã sao lại bản sao cái bàn của “thượng để” - “thượng đế, là cái chung, cái tuyệt đối”.

- Đặc điểm 4 : Triết học cổ đại Hy Lạp cho rằng : Tất yếu là tuyệt đối,

mà tuyệt đối là số phận, là định mệnh (Fatum). Tuy phát hiện ra tất yếu và định mệnh, nhưng con người vẫn bỏ qua số phận của mình vì họ không thể

cam chịu, họ muồn trơ thanh anh hùng.

ớ đây, vấn đê tự do và tất yếu trong triết học cổ đại có sự chuyển dịch thành hai phương diện : “Chủ nghĩa định mệnh và chủ nghĩa anh hùng”. Tác giả A.Ph. Lôxép dẫn chứng : “Chúng ta nhớ lại câu chuyện Asin trong thiên sử thi của Hômerơ. Chàng được báo trước rằng chàng sẽ chết ở chán tường thành Troa. Khi Asin đi trận, ngựa của chàng nói với chàng là : “Chàng đi đâu vậy ?

Chàng sẽ chết.”, nhưng Asin không thèm để ý lời cảnh báo. Vì sao ? vì chàng là anh hùng. Chàng đến đó với mục đích của mình. Chàng sống hay chết đó là viộc của số phận, còn mục đích của chàng là trở thành anh hùng. Thứ biện chứng giữa chủ nghĩa định mệnh và chủ nghĩa anh hùng này thật hiếm. Vê sau nó không còn nữa, nhưng thời cổ đại có nó”.

A.Ph.Lôxép đặc biệt đã nhận thấy cơ sở của các quan điểm triết học cổ đại không hoàn toàn tách rời văn bản nghệ thuật. Nhiều trường hợp để hiểu triết học cổ đại lại phải quay về nghệ thuật mới hiểu được. Vì nghệ thuật đã khái quát giúp triết học bằng hình tượng nghệ thuật. Đó cũng ia một ván dé thuộc nguồn gốc của triết học. Điều này cho thấy, bên cạnh đặc trưng vượt qua ý thức thần thoại, thời kỳ Hy Lạp cổ đại vẫn tiếp tục diễn ra quá trình ảnh hưởng lẫn nhau giữa một bên là các văn bản nghệ thuật và một bên là con đường nhận thức bằng khoa học qua việc xây dựng hộ thống khái niệm, phạm trù một cách có ý thức làm cơ sở lý luận cho việc nhận thức của con người.

- Đặc điểm 5 : “Vũ trụ là một tác phẩm hoàn thiện nhất”. Phạm trù cơ bản mà các nhà triết học cổ đại Hy Lạp quan sát vũ trụ dưới ẹóc độ cái đẹp là phạm trù “cái hài hòa”. Phạm trù này thống nhất ở Platon, Arixtốt, Đêmổcrít, thậm chí ở cả nhà toán học - triết học Pitago.

Lập luận của A.Ph. Lôxép cho rằng : “Nếu tất cả chỉ hiện hữu trong vũ trụ không có gì ở ngoài vũ trụ, nếu vũ trụ tự thể hiện và cách thức tự nó thể hiện là điểu tuyệt đối, thì khi ấy không đơn giản là vũ trụ , mà là ... một tác phẩm nghệ thuật . Từ giác độ của toàn bộ mỹ học cổ đại, vũ trụ là tác phẩm nạhệ thuật hoàn thiện nhất...” A. Ph. Lôxép chỉ ra một điều mang tính chất

rất cơ bản - một chỗ dựa lý luận quan trọng cho luận văn là : “Bản thản thuật nqữ“vũ trụ” dã ẹợ?! đến cái đẹp” (Kolos cũng có nghĩa là đẹp). Như vậy đa số thuật nạữ triết học và mỹ học cổ dại đêu ẹắn két ít nhiều và xa ạần với cảm quan sinh độnạ, cụ thể . Lônghin Nútsơ gắn với cám quan về “những bước nhẩy trong vũ trụ” những bước nhẩy của các con ngựa thần qua các đỉnh núi và các vực thăm.

- Đặc điểm 6 : “Văn hóa cổ đại có tính điêu khắc”. Đây là một hệ quả nữa của triết học vũ trụ luận - vật chất - cảm quan sinh động. Hệ quả này được A.Ph. Lôxép dẫn giải như sau : “Vũ trụ là một cơ thể tuyệt đối và được tuyệt đối hóa. Nó tự xác định như những quy luật của mình và để cho mình. Còn cơ thể của con người phải chăng chỉ phụ thuộc vào con người, chỉ đẹp cho con người và chỉ thể hiện con người ? Đó là điêu khắc. Chỉ trong điêu khắc cơ thê

con người mới như vậy, nghĩa là không phụ thuộc vào cái gì cả, sự hài hòa của cơ thể người khẳng định như thế”. Ông nhấn mạnh : “Luận điểm cho rằng vũ trụ cổ đại là tác phẩm nghệ thuật, đã mở ra rất nhiều điều. Nghĩa là văn hóa cổ đại không chỉ liên quan đến điêu khắc, mà nó yêu thích sự đối xứng, hài hòa, nhịp điệu, tức là tất cả những gì liên quan đến cơ th ể ; trạng thái và tư thê cúa cơ thể. Và hiện thân toàn vẹn của nó là điêu khắc. Vãn hóa cổ đại có tính điêu khắc”.

- Đặc điểm 7 : Thuyết “bắt chước” chính là thuyết “phản ánh" của các nhà triết học cổ đại Hy Lạp.

Arixtốt quan niệm : Vũ trụ là tác phẩm đẹp và con người luôn muốn “bắt

chước” tác phẩm đó, vì thế, Arixtốt đã coi bản chất của nghệ thuật là “bắt chước” tự nhiên. Có hai phương diện làm nên sự “bắt chước” : Bản thân vũ trụ đẹp một cách mẫu mực (tuyệt đối), và bản tính con người là hay “bắt chước”.

A. Ph. Lôxép đã phát hiện một thuật ngữ gắn với sự tác động cảm quan, tạo cho con người dễ “bắt chước” sự vật, đó là thuật ngữ “Proxopon” ở thời kỳ cổ đại Hy Lạp. Ông viết : “Prox” là tiếp đầu ngữ chỉ sự hướng đến một cái gì đó. “Op” là thân từ chỉ một cái gì đó được nhìn thấy. Vậy “Proxopon” là cái

đập vào mắt người ta, là cái được nhìn thấy bằng mắt, là cái diện mạo, cố hình thức bên ngoài ... Pindar - nhà triết học ở thế kỷ thứ năm trước công

nguyên, sử dụng từ “Proxopon” khi miêu tả cái vẻ bề ngoài. Chỉ ở Demoxpher- nhà triết học sống vào khoảng thế kỷ IV tr.CN, tôi (A.Ph. Lôxép) tìm thấy từ “Proxopon” mang ý nghĩa là chiếc mặt nạ (diện mạo]. Arixtốt sau này đã không nói đến “bắt chước” diện mạo mà đã chỉ ra một cách thuyết phục rằng, nghệ thuật “bắt chước” con người; hoặc bắt chước người tốt

nhất hay xấu n h ấ t; cũng có khi bắt chước những con người bình thường. Tất

nhiên, Arixtốt cũng đã nói đến “nhân vật chính”. Nhưng theo A.Ph. Lôxép : “Sau này khoảng thế kỷ I tr.CN, tôi tìm thấy cách hiểu thuật ngữ “Proxopon” như là một nhân vật văn học nối chung”.

- Đặc điểm 8 : “ý tưởng là cái nhìn thấy trong ý nghĩ'. Đó là cách hiểu

của triết học cổ đại. Giờ đây ta cho rằng “ý tưởng” là cái ở trong đầu chúng ta, là cái nhận thức về nội dung thế giới, là ý thức về mục đích của hành vi, là sự giác ngộ về phương pháp đạt hiệu quả nhằm cải tạo thế giới, cải tạo bản thân. Nhưng khoảng thế kỷ V trước công lịch, Platon viết : “Cậu bé tốt nhờ bộ mặt tuyệt vời, nhưng nếu lột trần cậu ta ra, thì ý tưởng của cậu ta sẽ tốt hơn”. A.Ph. Lôxép nhấn mạnh : “ý tưởng được bắt đầu từ cái nhìn thấy được, cảm thấy được". Ở chủ nghĩa duy tâm Đức “ý tưởng là một phạm trù logic tưởng tượnẹ..

Còn trong cổ đại thì phạm trù này lại một lần nữa dẫn đến vũ trụ. Như vậy, với Platon ỷ tưởng là cái “được tiếp nhận bằng nhãn quan trực giác hoặc bằng

nhãn quan trí tuệ”.

- Đặc điểm 9 : Con người là một mảnh của vũ trụ. Cá nhân là cơ thể sống động và được tổ chức tốt. “Con người đến từ bầu trời, bởi con người là sự

tán xạ của vũ trụ, của khoảng không vũ trụ, và họ đi về nơi họ sẽ tan biến, như giọt nước trong biển cả. Còn trái đất - đó là nơi họ thực thi vai trò của mình”. Kết quả nghiên cứu của nhà ngữ văn học Xô Viết A.Taxogođi đã làm rõ thêm vấn để này, khi ông cho rằng, khái niệm của chúng ta về cá nhân là tương

đương với thuật ngữ “Soma”, thuật ngữ này có nghĩa là “cơ thể”. Như vậy, xuất phát từ chính ngôn ngữ của người Hy Lạp cổ, ta thấy họ coi “cá nhân” là một cơ thể sinh động.

Triết học của Platon cũng vậy, ông cho rằng con người có hai phần: Phần

linh hồn và phần thân xác. Thân xác của bé sinh ra ở dưới đất, do cha mẹ yêu

thương nhau mà có. Còn linh hổn từ chỗ các vị thần được phái xuống, nhập vào thân xác làm nên một “cá nhân" - có xác và có hồn. Linh hồn của bé trước đây sống cùng các vị thần ngoài trái đất, do đó cái gì linh hổn đó cũng biết.

Nhưng khi nhập vào thân xác trẻ thơ, linh hồn bỗng quên hết, y như sự ngây thơ của trẻ. Để làm cho con người hiểu biết ngày một nhiều thêm, Platon cũng như các nhà Hy Lạp cổ đại thường dùng phương pháp đối thoại (Dialogue) .

Phương pháp này cả Xôcrát lẫn Platon đều coi là phương pháp kích thích làm cho “linh hổn hồi tưởng” lại những hiểu biết “thần thánh” trước đây của con người.

Phát hiện quan niệm triết học cổ đại về cá nhân, coi con người là một mảnh của vũ trụ, và đồng nhất cá nhản với cái nhìn trực cảm về một cơ thể sống, A.Ph.Lôxép kết luận : “Chính trong quan niệm này xuất hiện đặc điểm phi nhân cách của vũ trụ luận, một vũ trụ luận cao cả trang trọng và hùng

hồn”.

A.Ph. Lôxép còn phát hiện : “Chính sự chiếm hữu nô lệ cũng phi cá nhân, vũ trụ tính, vật chất cảm tính”. Nhận xét này thật sâu sắc không chỉ trong tư duy cổ đại mà còn trong thực tiễn, bản thân hình thái chiếm hữu nô lệ đã dẫn tới hệ quả “phi cá nhân”. Arixtốt thông qua mối quan hệ giữa cái chung và cái đơn nhất đã cho rằng : “Toàn bộ cái chung là kẻ chủ nô đối với

các thành phần của nó. Nếu cái đơn nhất phụ thuộc vào cái chung, tức là cái đơn nhất là nô lệ, còn cái chung là chủ nô”. A. Ph. Lôxép kết luận : “Điều đó tạo ra khả năng giải thích tại sao về sau, trên đống đổ nát của văn hóa cổ đại,

Một phần của tài liệu Một số phương diện cơ bản của mối quan hệ giữa nghệ thuật và triết học (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)