Vai trò phương pháp luận của triết học đối với nghệ thuật thông qua mỹ học (xét trong mỹ học cổ đại Hy Lạp và mỹ học Mác Lênin)

Một phần của tài liệu Một số phương diện cơ bản của mối quan hệ giữa nghệ thuật và triết học (Trang 55 - 65)

qua mỹ học (xét trong mỹ học cổ đại Hy Lạp và mỹ học Mác - Lênin)

Đây là một vấn đề có tính đặc sắc của mối quan hệ giữa triết học - mỹ học - nghệ thuật. Tuy nhiên, nếu khảo sát vấn đề này theo tuyến lịch đại sẽ rất

dài. Trong khuôn khổ của luận vãn này, tác giả giới hạn khảo sát vấn đề ở hai thời điểm điển hình: thời điểm mở đầu - mỹ học cổ đại Hy Lạp và ở đỉnh cao - là mỹ học Mác -Lênin.

- Ở thòi điểm mở đâu của triết học và mỹ học nhàn loại (mỹ học cổ đại Hy lạp)

C.Mác nói : “Triết học hiện đại chỉ tiêp tuc công viêc do Hêraclít và Arixtốt đã mở đầu mà thôi”[36,153].

trong một ánh sáng tinh khôi vì đã rũ sạch cái thể xác nó đã giam hãm chúng ta như những vỏ sò. Còn cái Đẹp thì rực lên giữa những thực thể”[29,158].

Phái Stôích, khi dựa vào triết học coi vật chất chỉ là “một bản nguyên

thụ động”, và “thượng đ ế là một bản nguyên năng động, và tất cả chúng ta đều bị “số mệnh” chi phối ; đã đi tới kết luận về mỹ học cho rằng, cái đẹp do thượng đế điều khiển, sự sáng tạo nghệ thuật đều do “thượng đế mách bảo”.

3. Lý luận mỹ học của cổ đại Hy Lạp còn dừng lại ở tính “bé mặt” của sự nhận biết đối tượng và tính “cơ th ể’ của sự biểu hiện

Vì thế, tính “hài hòa”, tính “mực thước” (độ) là sự biểu hiện của một cơ thể hài hòa, vừa với tầm vóc của con người bình thường. Cơ sở này đã được xây dựng thành nguyên tắc cơ bản cho sự sáng tạo nghẹ thuật. Platon nói rất rõ khi ông phát biểu về cấu trúc của thơ : “Mọi ngôn ngữ đểu phải xếp đặt như sự xếp đặt một cơ thể sống, cơ thể đó có thân thể, tất phải có đầu mình và chân tay”[29,79].

Từ đặc tính “bề mặt”, “cơ thể”, “hài hòa”, “ngang tầm con người” v.v... dẫn tới chỗ người Hy Lạp rất chuộng điêu khắc. Trừ vài trường hợp đặc biệt nói chung, các bức tượng Hy Lạp đều phù hợp với tầm vóc con người. Phái Pitago cho rằng, “sự cân đối của cơ thể con người là mẫu mực của nghệ thuật”.

Như vậy, ngay trong ý thức thẩm mỹ của người Hy Lạp cổ đại đã chứa đựng “tính bề mặt”, “tính ngoại hiện”, “tính cảm quan” dẫn tới nghệ thuật Hy lạp mới chỉ kịp làm ta ngạc nhiên và khâm phục trước vẻ đẹp tinh tế, trau chuốt, hài hòa của vóc dáng qua các tác phẩm điêu khắc và các công trình kiến trúc trên đổi Acrôpôn, chứ chưa khắc họa được nội tâm nhân vật. Đó cũnq là kết quả của lối trực giác lý trí và tâm hồn ẹắn liên với vật thể của người Hy Lạp.

4. Hai đường hướng thê giới quan trong triết học Hy Lạp đã chi phối hai đường hướng mỹ học duy vật và mỹ học duy tàm

Chỉ có điều nếu trong triết học, Đêmôcrít là đại biểu cho đường hướng thê giới quan duy vật, còn Platon là đại biếu của đường hướng thế giới quan

duy tâm ; thì trong mỹ học, Arixtốt (học trò của Platon) đã thay vị thế của Đêmôcrít, còn Platon vẫn giữ nguyên vai trò của mình ngay cả trong mỹ học.

5. Tư duy thẩm mỹ Hy Lạp chịu ảnh hưởng rõ rệt của phép biện chứng chất phác trong triết học

ở đây, người Hy Lạp rất chú ý đến việc tìm hiểu để giải quyết những mâu thuẫn trong tư duy. Họ thường đem các mặt đối lập của sự vật ra tranh luận, cọ sát các ý kiến khác nhau để kiếm tìm chân lý.

Xôcrát là người rất quan tâm đến mối quan hệ thẩm mỹ và quan hệ đạo đức. Ông cho rằng: mục đích của mỹ học cũng là dạng đức hạnh. Những người uyên bác phải tự biết rằng mình là nguồn gốc của đức hạnh, mà muốn tự biết mình thì tất thẩy phải bắt đầu bằng sự hoài nghi. Xôcrát cho rằng mọi người hãy khởi đầu tư duy của mình bằng phương châm : “Tôi biết rằnị tôi không biết gì cả”. Tư tưởng này đã chi phối quan niệm của Platon. ông hay viết các tác phẩm mỹ học của mình như Hippiát Anh, Phêđơrơ dưới hình thức tranh luận, vì thế những tư tưởng khoa học trở nên sinh động và có sức thuyết phục cao hơn.

Ngoài ra, theo quan niệm triết học bản thể và triết học nhận thức của Platon, việc viết các tác phẩm mỹ học của ông bằng hình thức tranh luận cũng có một cơ sở lý luận rõ ràng. Theo Platon, con người là một bản thể gồm hai phần : Thân xác và linh hồn. Platon cho rằng, khi một đứa bé chào đời, thượng đế lại phái một linh hồn xuống nhập vào cơ thể đó. Thân xác là tạm thời, linh hổn là bất tử. Khi linh hồn nhập vào thân xác, nó quên hết những hiểu biết mọi mặt rất thần thánh, khi xưa nó sống giữa các vị thần. Việc học tập chắng qua là một hình thức kích thích linh hổn nhớ lại các hiểu biết thần linh của nó. Trong cuộc sống, việc tranh luận, đối thoại chẳng qua cũng chỉ là một hình thức rất hữu hiệu nhăm kích thích linh hổn nhớ lại một thời hoàng kim đã qua của trí tuệ nhân loại.

- Triết học Mác - Lênin đỉnh cao vai trò triết học với tư cách phương pháp luận của mỹ học và nghệ thuật

Có thể nghiên cứu được trực tiếp hơn vai trò phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đối với nghệ thuật thông qua vai trò phương pháp luận của mỹ học Mác - Lênin đối với nghệ thuật trên nhiều phương diện như : Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù; Nghệ thuật phản ánh và cải tạo đời sống; Thế giới quan và phương pháp sáng tác nghệ thuật; Xây dựng nền văn hóa, văn nghệ mới v.v... Nhưng do khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ chọn

bốn phương diện có thể làm bộc lộ rõ vai trò bộ ba phương pháp luận của triết học Mác - Lênin đối với mỹ học và nghệ thuật đó là: Việc xác định nghệ

thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù; Xem xét nghệ thuật là một hiện tượng lịch sử; về Nhận thức luận và Nguồn gốc tâm lý của nghệ thuật.

a. Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù

Luận điểm của Mác - Ãngghen trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức chỉ rõ : “Ý thức [das Bewuptsein] không bao giờ có thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức [das Bevvupt sein] và tồn tại của con người là quá trình đời sống hiện thực của họ”[37,18].

Coi nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, triết học chỉ cho chúng ta phương pháp nghiên cứu trực tiếp những điều kiện, quá trình hình thành nên nghệ thuật từ hoạt động lao động sản xuất (Chỉ ra bản chất của quá trình sáng tạo nghệ thuật có nguồn gốc từ trong hành vi lao động sản xuất của con người).

Là một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật không thể thoát ly tồn tại xã hội. Cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, nghệ thuật phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, mặc dù quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình luôn gắn liền với sức sáng tạo và trí tưởng tượng của chủ thể nghệ sĩ. Nghiên cứu nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội cũng là cơ sớ giúp cho nghệ sĩ giải quyết tốt mối quan hệ giữa tác phẩm nghệ thuật và đời sống.

Mặc dù bị quy định bởi hoạt động phản ánh đời sống sinh hoạt hiện thực, song không phải bất cứ tư tưởng, tác phẩm nghệ thuật nào cũng nhất thiết trực

tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của một thời đại mà chỉ xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào trong những tư tưởng nghệ thuật.

Trong sự phát triển với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, nghệ thuật có tính độc lập tương đối và có sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội khác. Đó cũng chính là ý nghĩa phương pháp luận của triết học đối với mỹ học và nghệ thuật : khi xem xét các vấn đề nghệ thuật cần có thái độ biện chứng để phát hiện những nhân tố phụ thuộc vào tồn tại xã hội của nó, vừa cần làm rõ vai trò tích cực của bản thân ý thức nghệ thuật, vừa cần thấy được sự chứa đựng trong nó các yếu tố tôn giáo, đạo đức triết học, chính trị, khoa học ... do tác động qua lại giữa ý thức nghệ thuật với các hình thái ý thức xã hội.

Tồn tại xã hội và con người rất đa dạng và phức tạp vì cuộc sống có nhiểu mặt, nên cần có nhiều kiểu ý thức về tồn tại, trong đó mối quan hệ giữa triết học và nghệ thuật đã có sự gắn bó lịch sử lâu dài.

Sở dĩ có các kiểu “ý thức về tồn tại” là để đáp ứng toàn bộ “tổn tại được ý thức”, ngoài phạm vi phản ánh nhất định của mình trước tồn tại xã hội, chúng còn tác động qua lại lẫn nhau theo quy luật tính độc lập tương đối của ý thức xã hội nhằm đem lại cho con người nhiều khả năng nhận thức thế giới trong toàn bộ sự đa dạng và phong phú của nó. Sự tác động qua lại giữa triết học và nghệ thuật không nằm ngoài tính quy luật chung của sự phát triển của ý thức xã hội đó.

Trong mối quan hệ này, Mác đã chỉ ra rằng triết học với đặc trưng là khoa học về những quy luật phổ biến nhất của sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, được vận hành trong ý thức thông qua các khái niệm,

cỏ sứ mạng quan trọng luôn là phương pháp luận của mọi kiểu “ý thức vé tồn tại”, trong đó có nghệ thuật.

Triết học với sức mạnh khái quát sâu nhất, chung nhất về bản chất của mọi sự vật hiện tượng, được kết lại ở hệ thống khái niệm, phạm trù có nhiệm vụ tạo cơ sở cho sự khái quát riêng của các hình thái ý thức xã hội khác. Chính trên cơ sở của sự khái quát chung nhất của tư duy triết học, mà nghệ thuật

triển khai hoạt động phản ánh sáng tạo thẩm mĩ của mình trong những bước phát triển cao hơn.

b. v ể nhận thức luận

Triết học Mác-Lênin khi chỉ ra rằng, nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, thì vể mặt nhận thức luận đã làm nổi rõ chức nănẹ nhận thức

của nghệ thuật có nguồn gốc từ thực tiễn lao động sản xuất. Một mặt, thông

qua nghệ thuật, con người có thể nhận thức được thế giới bằng con đường nhận thức thẩm mỹ. Theo phản ánh luận của Lênin thì : Ý thức thẩm mỹ chỉ là sự phản ánh tồn tại thẩm mỹ, là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” ;

mặt khác, nhận thức thẩm mỹ trong nghệ thuật trong tính đặc thù của nó, luồn

gắn với chủ thể cảm thụ, với bản tính tài năng và thiên hướng sáng tạo cá nhân của chủ thể nghệ sĩ.

Tuy nhiên, ở đây cũng cần phân biệt rõ trong chức năng thanh lọc hóa

bằng con đường cảm xúc thẩm mỹ của chủ thể nghệ sĩ trước đối tượng thẩm mỹ nói chung và trong nghệ thuật nói riêng, ở đó cảm xúc thẩm mỹ của chủ thể thẩm mỹ tiến hành sự lựa chọn đối tượng thẩm mỹ tương ứng. Đây cũng là một khả năng có thể dẫn đến chủ nghĩa duy tâm chủ quan ở sự tuyệt đối hóa chức năng này của chủ thể thẩm mỹ được thể hiện trong hệ thống mỹ học của I.Kant từ một năng lực phán đoán thẩm mỹ về thị hiếu được đưa ra từ chủ thể thẩm mỹ trước đối tượng : vẻ đẹp không ở đôi má hồng của cô thiếu nữ mà ở trong con mắt của kẻ si tình.

Phương pháp luận của triết học Mác - Lênin chính là ở chỗ, khẳng định vể mặt nhận thức luận, ý thức thẩm mỹ là sự phản ánh tồn tại khách quan nhưng đó là tồn tại thẩm mỹ được chế định bởi cái đẹp; đồng thời xem xét cơ sở tổn tại thẩm mỹ từ nguồn gốc thực tiến lao động sản xuất của con người theo quy luật của cái đẹp.

Trên tiền dề này, cũng nhờ vào cảm giác về tính ngoại hiện - tồn tại

khách quan của đối tượng mà con người nâng mình lên trong hoat động mô tả

đối tượng. Đó là toàn bộ cơ sở hiện thực làm luận cứ cho việc xem xét ỷ thức nghệ thuật như là sự phản ánh của tổn tại xã hội, đã chỉ ra rần ẹ chủ thế thấm

mỹ khi đứng trước một đối tượng thẩm mỹ ngoài khả năng lựa chọn thẩm mỹ còn có cơ sở một cảm giác thẩm mỹ xác thực về tính ngoại hiện tồn tại khách quan của đối tượng thẩm mỹ đó. Đây chính là ý nghĩa phương pháp luận hết

sức quan trọng của triết học về mặt nhận thức luận đã làm sáng tỏ về phía nhận thức thẩm mỹ nói chung và nghệ thuật nói riêng.

Vê đặc điểm quá trình nhận thức, từng loại nhận thức có tính chất đặc

trưng riêng của nó, song bất cứ loại nhận thức nào cũng tuân theo con đường biện chứng của sự nhận thức: “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan”(Lênin)[64,187].

Mặc dù triết học khái quát vê lý luận nhận thức với giai đoạn trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn, song ỷ nghĩa phương pháp luận của triết học về vấn đề cấp độ nhận thức hình tượng nghệ thuật và mối quan hệ của IĨÓ với giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lý tính dã được giải quyết sâu sắc và triệt để trong lĩnh vực khoa học mỹ học. Trong mỹ

học, con đường nhận thức của nghệ thuật trong tính đặc thù riêng của nó được thể hiện cụ thể như sau :

Từ trực quan sinh động cảm nhận trực

tiếp đối tượng thẩm

m ĩ khách quan

K h á i quát hóa theo nguyên tắc điển hình

hóa của nghệ thuật

Thực tiễn sáng tạo tác phẩm nghệ thuật cụ thể phản ánh cuộc sống thông qua hệ thống hình tượng nghệ thuật (sự hình thành hình tượng thẩm mỹ mới) c. Vê mặt lịch sử

Xem xét nghệ thuật là một hiện tượng lịch sử cho thấy quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của nghệ thuật là một quá trình có bổi đắp, có biến đổi, có tính độc lập tương đối và có tính kế thừa, chịu ánh hướng của các hình thái ý thức xã hội khác trong sự phát triển.

Do đó, từ phương pháp lịch sử- cụ thể chỉ ra các giai đoạn biến đổi trong

lịch sử, sự thống kê các loại hình nghệ thuật chỉ là tương đối. Do chỗ các loại

hình nghệ thuật không ra đời cùng lúc mà tùy từng điều kiện lịch sử cụ thể do nhu cầu nhận thức của xã hội bằng con đường nhận thức cảm thụ thẩm mỹ

trước hiện thực cuộc sống mà một loại hình nghệ thuật nào đó ra đời hay phát triển nổi bật hay nhiều loại hình nghệ thuật cùng phát triển rất rực rỡ trong cùng một giai đoạn lịch sử.

Phương pháp lôgic - lịch sử có thể phản ánh mối quan hệ triết học và nghệ thuật không chỉ trong điều kiện lịch sử cụ thể mà còn trong tính quá trình, quy luật tác động ảnh hưởng lẫn nhau của mối quan hệ này trong suốt chiểu dài lịch sử nhân loại, tức là giá trị phổ quát của mối quan hệ.

Ý nghĩa phương pháp luận của triết học đối với nghệ thuật về vấn đề này còn biểu hiện thông qua nhận thức bản chất hai trường phái nghệ thuật trong lịch sử : Trường phái hiện thực và trường phái lãng mạn.

Trường phái hiện thức và lãng mạn, một mặt phản ánh thế giới quan duy

vật và duy tâm của triết học trong nghệ thuật ; mặt khác nó phản ánh nhận thức vể mối quan hệ giữa tư duy hình tượng thẩm mỹ và thực tại thấm mỹ, mối

Một phần của tài liệu Một số phương diện cơ bản của mối quan hệ giữa nghệ thuật và triết học (Trang 55 - 65)